Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 (Bản đẹp)

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh.

2- Kỹ năng:

- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng những tài liệu để rút ra kết luận, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.

- Phân biệt các khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”.

3- Thái độ :

Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa vã hội; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1. Chuẩn bị của thầy

- Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất .

- Bảng thống kê hậu quả của chiến tranh

- Tranh ảnh về chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan.

1. Chuẩn bị của trò: Vẽ và đọc lược đồ chiến tranh thế giới thứ I, lập niên biểu về các sự kiện chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) ****************** SOẠN DẠY Ngày 27 tháng 9 năm 2010 Ngày 28 tháng 9 năm 2010 Bài 6 Tiết PPCT: 7&8 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- Kiến thức: - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh. 2- Kỹ năng: - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng những tài liệu để rút ra kết luận, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử. - Phân biệt các khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”. 3- Thái độ : Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa vã hội; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Chuẩn bị của thầy - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất . - Bảng thống kê hậu quả của chiến tranh - Tranh ảnh về chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan. 1. Chuẩn bị của trò: Vẽ và đọc lược đồ chiến tranh thế giới thứ I, lập niên biểu về các sự kiện chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu những nét chính vế tình hình châu Phi vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? (nêu được các mốc ls 1952, 1960, 1975, sau 1975 đến 1994) Câu 2: Hãy nêu nhận xét của em về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ latinh ở cuối thế kỷ XIX? (nhiều hình thức, chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, tiêu biểu là CM Cu-Ba) 3- Giảng bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Từ năm 1914 – 1918, nhân loại trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các châu lục, tàn phá nhiếu nước gây nên những thiệt hại về người và của. Để hiểu được nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh, diễn biến, kết cục của chiến tranh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3.2. Tiến trình bài dạy: TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ *Hoạt động 1 - GV gợi nhớ tình hình chung của các nước đế quốc cuối TK XIX - đầu TK XX - Sự phát triển không đều của CNTB và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến chiến tranh. - Nêu 4 cuộc chiến tranh đế quốc diễn ra cuối trong những năm cuối TK XIX đầu TK XX: *Cả lớp và cá nhân - HS theo dõi SGK và trả lời + Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa + Đức vạch kế hoạch chuẩn bị chiến tranh; Mĩ, Nhật cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng. 1- Nguyên nhân của chiến tranh - Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị giữa các nước đế quốc => Gây chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. - Cuối TK XIX đầu TK XX, các cuộc chiến tranh nổ ra ở nhiều nơi. Thời gian Chiến tranh Kết quả 1894 - 1895  Chiến tranh Trung - Nhật Nhật chiếm Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ.  1898 Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Pu-ec-tô Ri-cô 1899 - 1902 Chiến tranh Anh - Bô ơ Anh chiếm Nam Phi 1904 - 1905  Chiến tranh Nga - Nhật Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin Vì vậy các liên minh quân sự đã được hình thành, các nước đều ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến khi thời cơ đến. GV: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc CTTG là gì? Đây là cuộc CTTG đầu tiên trong lịch sử nhân loại, kéo dài suốt 4 năm, được chia thành 2 giai đoạn chính. HS đọc SGK và trả lời 28/6/1914, thái tử Áo- Hung bị 1 ngườí Séc-bi ám sát. Áo – Hung tuyên chiến với Séc-bi, Nga . Francois Ferdinand bị ám sát. - Đầu TK XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo-Hung >< Anh-Pháp-Nga. - 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a, Đức,Áo chớp cơ hội gây chiến tranh. Hai khối: màu đỏ khối Liên Mimh, màu xanh khối Hiệp ước *Hoạt động 2 - GV chia cả lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ *Nhóm + Nhóm 1: Hoàn thành bảng thống kê giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh + Nhóm 2: Hoàn thành bảng thống kê giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh 2- Diễn biến của chiến tranh: - Đầu tháng 8-1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 2.1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) 20’ Thời gian Chiến sự Kết quả 1914 - Ở phía Tây: ngay đêm 3/8, Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. - Cùng lúc ớ phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ - Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp, uy hiếp thủ đô Pari - Cứu nguy cho Pari 1915 -Đức- Áo- Hung dồn toàn lực tấn công Nga - Hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200 km 1916 - Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Vec-đoong - Đức không hạ được Vec-đoong, hai bên thiệt hai nặng GV tường thuật cuộc chiến ở phòng tuyến Vec-đoong: Véc-đoong là một thành phố xung yếu ở phía Đông Pari, Pháp bố trí công sự phòng thủ ở đây rất kiên cố với 11 sư đoàn với 600 cỗ pháo. Về phía Đức chọn Véc-đoong làm điểm quyết chiến chiến lược, thu hút phần lớn quân đội Pháp vào đây để tiêu diệt, buộc Pháp phải cầu hòa. Vì vậy Đức huy động vào đây một lực lượng lớn: 50 sư đoàn, 1200 cỗ pháo, 170 máy bay" Số thương vong cả 2 phía lên đến 70 vạn người. Trong lịch sử trận Véc-đoong được gọi là “mồ chôn người” của CTTG . Quân Đức vào Pháp Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất - Tại sao lại gọi là chiến tranh thế giới? GV: Em nhận xét gì về giai đoạn 1 của chiến tranh - HS đọc SGK và trả lời: Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến: Anh, Pháp, Nga, Đức, Áo - Hung. Dần dần 33 nước trên thế giới và nhiều thuộc địa của các đế quốc bị lôi kéo. => Nhận xét: - Hai bên bị thiệt hại nặng nề, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - ND lao động khốn cùng. - Bọn trùm CN giàu lên nhanh chóng. => Mâu thuẫn xã hội gay gắt, ptrào công nhân, phong trào phản chiến lên cao, tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu. *Hoạt động 1 *Cả lớp và cá nhân 2.2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918) Thời gian Chiến sự Kết quả 2/1917 Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. 2/4/1917  Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.  Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. Hai bên ở vào thế cầm cự. 11/1917  Cách mạng tháng 10 Nga thành công Chính phủ Xô viết thành lập 3/3/1918 Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Brét Li-tốp  Nga rút khỏi chiến tranh Đầu 1918 Đức tiếp tục tấn công Pháp Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp 7/1918 Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.  Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ Nền quân chủ bị lật đổ 11/11/1918  Chính phủ Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc Mỹ tham chiến cùng  phe Hiệp ước Cách mạng tháng 10 Nga thành công Nga rút khỏi chiến tranh Cách mạng Đức bùng nổ 9/11/1918         - Cách mạng tháng Hai ở Nga có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân Nga và cuộc chiến tranh thế giới ? - Vì sao đến tháng 2/1917, Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước? *Hoạt động 2 -GV lập bảng thống kê về kết cục chiến tranh thế giới thứ nhất *Cá nhân 3- Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất: Nước Thiệt hại vế người(Triệu người) Thiệt hại về vật chất(Triệu đô la) Nga 2,3 7,658 Pháp 1,4 11,208 Anh 0,7 24,143 Mĩ 0,08 17,337 Đức 2,0 19,884 Áo-Hung 1,4 5,438 - GV nêu câu hỏi: Chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì? - GV nêu câu hỏi: Qua nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh, em hãy rút ra tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? HS phát biểu cảm nghĩ của mình về kết cục chiến tranh (Căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh, thương xót người dân vô tội bị sát hại bởi đạn của chiến tranh, những người lính bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh) a-Hậu quả: - 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, thiệt hại 85 tỉ đô la. - Nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. - Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi. b- Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. 4- Dặn dò: 5’ -Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Bài tập: - Phân tích đế làm rõ tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_6_chien_tranh_the_gioi_thu_nhat_1.doc
Giáo án liên quan