Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9

1. Kiến thức:

 *Về phần lịch sử thế giới, nắm những nét chính về quá trình phát triển của lịch sử thế gíơi từ 1945-2000 .

 Phần này học sinh cần nắm được :

+Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế thới thứ hai.

+Các nước á -Phi-Mĩ la tinhtừ 1945-2000.

+ Mĩ Nhật Bản Tây Âu 1945-2000.

+Quan hệ quốc tế 1945-2000.

+ Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ 1945-2000.

*Phần lịch sử Việt nam học sinh cần nắm những điểm sau:

+ Việt Nam từ 1919-1930:

+Giai đoạn 1930-1939:

+Giai đoạn1945-1946:

+Giai đoạn1946-1954:

+Giai đoạn1954-1975:

+Giai đoạn1975-2000

 Những sự kiện chính của lịch sử địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc.

2. Kĩ năng:

 Tiếp tục rèn luyện thêm cho các em các kỹ năng tư duy lô gic, trình bày,phân tích, so sánh đối chiếu các sự kiện cơ bản để đánh giá các sự kiện , nhân vật lịch sử. Tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội tri thức lịch sử .

 Thông qua các biện pháp khai thác các kênh hình để hiểu sâu hơn kênh chữ trong sách giáo khoa đã đề cập đến.

 Có ý thức và kĩ năng tự 1 số đồ dùng trực quan cần thiết cho việc học tập,kĩ năng sưu tầm, thu thập tài liệu.

3. Tư tưởng và tình cảm:

 Khi nắm những kiến thức cơ bản, học sinh được củng cố nhận thức bước đầu về tính quy luật của sự phát triển lịch sử, về đấu tranh giai cấp- động lực phát triển xã hội trong các xã hội có giai cấp đối kháng.

 Giáo dục truyền thống dân tộc, nổi bật là lòng yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính, thể hiện ở quyết tâm bảo vệ tổ quốc, sự đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, căm ghét chế độ bóc lột, chống chiến tranh phi nghĩa, yêu chuộng hoà bình.

 Xây dựng niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, cũng như diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản.

 -Sự hòa nhập vào cộng đồng quốc tế .

- Phát huytruyền thống chiếnđấu đầy tự hào của dân tộc Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh trường kì chống Pháp và chống Mĩ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. PHẦN MỞ ĐẦU. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG. Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu III. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH SGK LỊCH SỬ 9. Kiến thức. Kỹ năng. Tư tưởng, tình cảm. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÚ Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 9. Những yêu cầu đối với giáo viên. Những yêu cầu đối với học sinh. V. CÁC LOẠI KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 9. Khai thác lược đồ trong sách giáo khoa lịch sử 9 Khai thác tranh ảnh trong sách giáo khoa lịch sử 9 Hướng dẫn học sinh liên kết kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa lịch sử 9. VI. TÁC DỤNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 9. VII. KẾT QUẢ. VIII. KẾT LUẬN. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO. I. PHẦN MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử là một yêu cầu có tính chất bắt buộc trong công tác giảng dạy nói chung và đối với Lịch sử nói riêng. Đây là một phương tiện rất có hiệu quả và là một nguồn nhận thức rất quan trọng tạo điều kiện để giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy mới, còn người học (học sinh) dễ dàng nhận thức tri thức mới một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa Lịch sử Trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới dạng tổ chức giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Từ đó các em hình thành cho mình những hiểu biết về Lịch sử. Theo chương trình cải cách giáo trình học sinh phổ thông hiện nay, các kênh hình rất phong phú và da dạng, bao gồm nhiều chủng loại như: Lược đồ (lược đồ trống và lược đồ diễn biến các trận đánh) sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh (chụp, photo vẽ lại ).. Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng trong quá trình dạy và học nó chứa đựng các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung của bài học. Vì vậy, trước hết nó có vai trò rất lớn đến việc nhận thức Lịch sử của học sinh, đây là những tư liệu trực quan sinh động nhất, dễ hiểu nhất khi các em làm công tác chuẩn bị bài mới ở nhà. Thông qua kênh hình đã minh hoạ mà các em tự rút ta những nhận xét, những kiến thức liên quan đến các câu hỏi trong bài tập hoặc nó giúp các em hình thành các biểu tượng Lịch sử cụ thể nhất. Sự phong phú, đa dạng của kênh hình trong sách giáo khoa như vậy đòi hỏi giáo viên khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo nó vừa là nguồn tư liệu tối thiểu nhất, là tài liệu minh hoạ cụ thể kiến thức của bài học đó, giúp giáo viên giảm bớt thời gian để mô tả, trình bày mà hiệu quả nhận thức của các em đều đạt kết quả cao. Tạo được hiệu quả cao đối với mục tiêu của bài học đã đặt ra. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, giáo viên với tư cách là người tổ chức ,hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra những định hướng cơ bản khi sử dụng kênh hình ở sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9 . Do thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm chưa nhiều, việc thiếu sót là điều không thể tránh khỏi trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu tôi rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp. Tôi chân thành biết ơn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9 là hướng cho học sinh những cách học có hiệu quả. Trong một thời gian ngắn các em có khả năng nắm được kiến thức từ kênh hình kết hợp với kênh chữ để hiểu bài học, không những thế mà còn mở rộng, hệ thống hoá được các kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế. Phương pháp dạy học này đã được áp dụng từ lâu Xôcrát đã từng dạy theo kiểu Môndô Thầy chỉ là người điều khiển, hướng dẫn. Hình thành và tìm tòi kiến thức là nhiệm vụ của người học. Người học phải chủ động, tìm hiểu khai thác tư liệu có trong sách giáo khoa như: lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh... với các tư liệu sưu tầm khác để rút ra kiến thức lịch sử. Sự sáng tạo trong học tập là con đường dẫn đến sự thành công trên con đường tiếp nhận tri thức. 1. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chính của đề tài là giới thiệu một số biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Bao gồm các thiết bị có liên quan, gần gũi với nội dung bài giảng đề cập đến, những thiết bị đó ở các bài cụ thể cần phương pháp để sử dụng như thế nào cho phù hợp để học sinh biết cách khai thác và nó sẽ làm rõ những nội dung gì trong bài học. Tác dụng của phương pháp khai thác đó là gì ? Hiệu quả mang lại ra sao ? 2. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tham khảo các tư liệu hướng dẫn, được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và sự tìm tòi, học hỏi, các biện pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 và thực hiện bài giảng trên lớp. Khi nghiên cứu đề tài này nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác giảng dạy hiện nay. Nhằm cung cấp thêm một số vấn đề cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, làm tăng thêm chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay. III.MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 9 1. Kiến thức: *Về phần lịch sử thế giới, nắm những nét chính về quá trình phát triển của lịch sử thế gíơi từ 1945-2000 . Phần này học sinh cần nắm được : +Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế thới thứ hai. +Các nước á -Phi-Mĩ la tinhtừ 1945-2000. + Mĩ Nhật Bản Tây Âu 1945-2000. +Quan hệ quốc tế 1945-2000. + Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ 1945-2000. *Phần lịch sử Việt nam học sinh cần nắm những điểm sau: + Việt Nam từ 1919-1930: +Giai đoạn 1930-1939: +Giai đoạn1945-1946: +Giai đoạn1946-1954: +Giai đoạn1954-1975: +Giai đoạn1975-2000 Những sự kiện chính của lịch sử địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện thêm cho các em các kỹ năng tư duy lô gic, trình bày,phân tích, so sánh đối chiếu các sự kiện cơ bản để đánh giá các sự kiện , nhân vật lịch sử. Tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội tri thức lịch sử . Thông qua các biện pháp khai thác các kênh hình để hiểu sâu hơn kênh chữ trong sách giáo khoa đã đề cập đến. Có ý thức và kĩ năng tự 1 số đồ dùng trực quan cần thiết cho việc học tập,kĩ năng sưu tầm, thu thập tài liệu. 3. Tư tưởng và tình cảm: Khi nắm những kiến thức cơ bản, học sinh được củng cố nhận thức bước đầu về tính quy luật của sự phát triển lịch sử, về đấu tranh giai cấp- động lực phát triển xã hội trong các xã hội có giai cấp đối kháng. Giáo dục truyền thống dân tộc, nổi bật là lòng yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính, thể hiện ở quyết tâm bảo vệ tổ quốc, sự đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, căm ghét chế độ bóc lột, chống chiến tranh phi nghĩa, yêu chuộng hoà bình. Xây dựng niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, cũng như diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản. -Sự hòa nhập vào cộng đồng quốc tế . - Phát huytruyền thống chiếnđấu đầy tự hào của dân tộc Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh trường kì chống Pháp và chống Mĩ. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 9: 1. Những yêu cầu đối với giáo viên: Nội dung chương trình Lịch sử 9 là năm thứ 3 các em được học bộ môn này ở trường THCS. Chương trình này nó tiếp tục cho quá trình nhận thức Lịch sử với tư cách nó là một môn khoa học xã hội đòi hỏi có tư duy khá sâu rộng ở trường THCS. Nội dung của chương trình gồm Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000). Lịch sử Việt Nam (1919-2000) từ khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ 2 cho đến nước ta thời kì đổi mới nay 2000) . Các em đã có tiếp xúc với phương pháp khai thác kênh hình qua sách giáo khoa ở lớp 6, cho nên việc khai thác kênh hình đã trở thành kỹ năng của học sinh. Nhưng các kênh hình trong sách giáo khoa 9 còn rất trừu tượng đòi hỏi học sinh phải tư duy khai thác nhiều hơn . Vì muốn hình thành được kỹ năng đòi hỏi người học phải rèn luyện trong một thời gian dài và đúng trình tự. Yêu cầu đổi mới phương pháp đòi hỏi người học phải nâng cao tính chủ động trong quá trình học tập điều này càng làm phức tạp khó khăn thêm cho các em. Do vậy chắc chắn các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong nhận thức lịch sử qua các kênh hình là điều tất yếu. Hơn nữa trong cấu trúc chương trình sách giáo khoa Lịch sử 9 phần l: Lịch sử thế giới hiện đại phần này kiến thức khá rộng, phức tạp nên học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên dạy Lịch sử phải cố gắng nổ lực nhiều hơn, tận dụng tối đa các phương pháp dạy học tối ưu và đồ dùng dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bộ môn Lịch sử . Hiện nay, cùng với viêc đổi mới phương pháp dạy học, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học và kênh hình trong sách giáo khoa là một yêu cầu bắt buộc mang tính chất pháp lý và định hình cho phương pháp dạy học tiên tiến. Nó đảm bảo con đường biện chứng của nhận thức chân lý .Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay về với thực tiễn. Đó là con đường của nhận thức chân lý. (V.L Lê Nin) Vì vậy, để tiết dạy có hiệu quả người dạy cần chuẩn bị chu đáo và đầy đủ các tư liệu dạy học kênh hình kênh chữ, tranh ảnh liên quan đến bài học Lịch sử . Đối với các kênh hình quan trọng như Lược đồ, biểu đồ, sơ đồ... một yêu cầu đặt ra đó là phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối về Địa lí về phương pháp vẽ biểu đồ ,sơ đồ có tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao. Đối với các tranh ảnh và tư liệu lịch sử phải phân biệt tư liệu nguyên bản và tư liệu sao, chụp, phục chế lại, nắm vững hệ thống những nội dung, kí hiệu... Điều quan trọng là người giáo viên cần phải biết khai thác như thế nào với kênh hình đó là hợp lí nhất, phù hợp nhất mà lại mang lại hiệu quả giáo dục tối ưu. Bên cạnh đó người giáo viên nhất là giáo viên trẻ - mới ra trường cần phải trao đổi thêm với các đồng nghiệp có kinh nghiệm để từ đó rút ra những phương pháp, xác lập các ngôn ngữ giàu hình tượng và tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và nhận thức của các em. Tạo cho học sinh những biểu tượng lịch sử cụ thể thông qua việc tự khai thác và hướng dẫn khai thác kênh hình kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa trên lớp cũng như ở nhà. Trong quá trình học tập trên lớp, khi khai thác các tư liệu lịch sử người giáo viên cần phải giúp học sinh rút ra được mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ đối với nội dung kiến thức như: Kênh hình đó là loại gì ? bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh... Nội dung kênh hình đó nói về nội dung gì ? Diễn biến một trận đánh nào đó, hình ảnh thành tựu văn hoá, khoa học kĩ thuật ...Nằm ở phần nào, minh hoạ cụ thể cho phần nào trong sách giáo khoa ?... Người giáo viên còn phải biết lắng nghe việc tự khai thác của các em, ghi tóm tắt những gì các em đã tìm ra, rút ra được. Trên cơ sở đó để bổ sung hướng dẫn các em hoàn thiện các kĩ năng sử dụng kênh hình vào trong học tập một cách tối ưu nhất. Một đối tượng học sinh cần chú ý đến là các học sinh yếu kém, ngay cả việc tiếp nhận tri thức Lịch sử qua kênh chữ các em cũng đã gặp những khó khăn rồi huống gì là khai thác thêm kênh hình. Cho nên cần chú ý giúp đỡ đối tượng này để các em có hướng đi dần dần và hình thành những tri thức Lịch sử cơ bản và dần có kỹ năng học lịch sử như các bạn khác. Ngoài ra để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy hiện nay, mỗi giáo viên phải sử dụng thêm nhiều hình ảnh trực quan đơn giản khác để kết hợp, minh hoạ thêm bài giảng. Ngoài các tài liệu kênh hình trong sách giáo khoa sẵn có giáo viên dạy Lịch sử không chỉ nên lấy đó làm thoả mãn vừa đủ mà phải sưu tầm thêm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để làm cho nội dung của bài học thêm phong phú. Từ đó người giáo viên phải bám sát nội dung của sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh, biểu đồ... 2. Những yêu cầu đối với học sinh: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9 là một công việc đòi hỏi không chỉ giáo viên mà học sinh cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo để tiếp cận bài học. Học sinh phải có sự chủ động lĩch hội tri thức Lịch sử ngay ở nhà nghĩa là mỗi cá nhân học sinh cần phải chuẩn bị các bài soạn, nội dung kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. Trước đây, trong cấu tạo của chương trình của sách giáo khoa cũ số lượng kênh hình so với kênh chữ rất hạn chế nên học sinh rất khó rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình có hiệu qủa mà chủ yếu các em nghe giáo viên mô tả sau đó ghi nhớ một cách thụ động máy móc mà không có tư duy lôgic, đôi khi các em không hiểu đó là kênh hình (tranh ảnh, biểu đồ) để làm gì, nằm trong phần nào của bài học. Hiện nay việc biên soạn chương trình giáo trình mới đã phần nào khắc phục được những khó khăn trên cho cả người dạy và người học. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9 rất phong phú, nhiều chủng loại, đẹp và khá rõ nét như; lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh về nhân vật lịch sử, về thành tựu khoa học kĩ thuật, phong cảnh...Cho nên học sinh có đều kiện để chủ động trong việc tiếp cận các tri thức Lịch sử ngay từ trước lúc đến lớp. Để thực hiện tốt phương pháp học tốt này đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị chu đáo, đọc trước nội dung sách giáo khoa, tập suy nghĩ và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của bài học và nội dung của kênh hình trong sách giáo khoa. Nếu có bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh...học sinh phải đọc kĩ phần chú giải, các kí hiệu của kênh hình, tập mô tả, trình bày diễn biến .... tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi mà giáo trình đặt ra. Nếu các em chưa hình dung được cách khai thác kênh hình thì có thể làm theo các bước sau: Kênh hình đó là kênh gì ? kênh hình đó nói về cái gì ? Tác dụng của nó đối với phần nào của bài học ? Tại sao sách giáo khoa lại dẫn kênh hình đó vào ? Bên cạnh đó học sinh còn có thể tham khảo các tài liệu khác để phục vụ cho bài học của mình. Có thực hiện được như vậy thì mới đem lại kết quả trong việc lĩnh hội kiến thức. V. SỬ DỤNG CÁC LOẠI KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 9: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9 trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Tuy vậy, tuỳ theo tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương mà đặt ra yêu cầu cụ thể. Với điều kiện học sinh của Trường THCS Lao Bảo, giáo viên và học sinh cần phải có sự chuẩn bị tốt các yêu cầu đặt ra của bài học Lịch sử. Điều này là cơ sở là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 1. Khai thác lược đồ : *Một số lược đồ tiêu biểu cần khai thác : -Bài1:Liên xô và các nước Đông Âu chiến tranh thế giới thứ hai (H1,H2). -Bài2: (H3 H4). -Bài 4:Các nước Châu á (H5,H7,8). -Bài 5:Các nước Đông Nam á (H10,11,13). -Bài 7:Các nướcMĩ La -Tinh (H15). -Bài 8:Nước Mĩ (H16). -Bài 9:Nhật Bản(H 18,19,20). -Bài 11:Trật tự thế giới mới... (H 22,23) -Bài 12:Thành tựu CMKH-KT (H 24,25,26).... -Bài16:Hoạt động của Nguyễn ái Quốc...(H28) - Bài 17:(H.30)bài18( H.31) bài20 (H.33....... Qua các lược đồ trên, học sinh quan sát thật kĩ các phần chú thích, kí hiệu. Sau đó xác định đối chiếu trên lược đồ các địa danh, các lực lượng tham gia, các mốc thời gian để kết hợp kênh hình và kênh chữ và xác lập về mặt nội dung. Tìm hiểu tại các địa danh trên lược đồ ấy xảy ra sự kiện gì, trong thời gian nào. Đối với các lược đồ kháng chiến để nắm bắt, trước khi học bài mới học sinh phải tập trình bày diễn biến một trận đánh cụ thể trên lược đồ ở sách giáo khoa. Nếu không làm như vậy thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu diễn biến lịch sử mà nguyên nhân chủ quan là phía học sinh không chuẩn bị trước ở nhà. Vì vậy nhất thiết khi dạy bài nào đó có lược đồ kháng chiến, giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc trước bài mới và tập trình bày diễn biến trên lược đồ. Khi lên lớp các em sẽ tập trung trình bày trên lược đồ lớn, giáo viên là người hướng dẫn, bổ sung thêm đầy đủ phần diễn biến lịch sử. *Ví dụ: Hình 3 bài 2. Phương pháp sử dụng: Qua kênh hình phải giải thích cho học sinh rõ tại sao tấm bản đồ lsại bị kéo cắt ra và có người phụ nữ đứng ở bên cạnh mặt tươi cười tay cầm bó hoa tay kia chỉ vào tấm bản đồ có cụm từ vết tắt (CCCP) . Qua phần giải thích của giáo viên thì học sinh có thể hiểu được sự tác ra khỏi Liên Bang Xô viết đầu tiên của nước Lít-va. 2. Khai thác tranh ảnh : Tranh ảnh là một tư liệu khá phong phú về nội dung và hình thức. -Bài32: H39,40 Tổng khởi nghĩa tháng tám .... -Bài24:H41-42-43-44Cuộc đấu tranh và bảo vệ .... -Bài 27: H52-53-54-55-56Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp... -Bài 28:H 57-58-59-61-62-63-64 Xây dựng CNXHở miền Bắc........ Đối với các loại tranh ảnh giáo viên cần cho học sinh tập mô tả, nhận xét về bức tranh đó. Em có suy nghĩ gì về bức tranh đó ? Sau đó giáo viên bổ sung những kiến thức - dụng ý mà tác giả muốn thông qua bức tranh để chứng minh là rõ thêm một vấn đề cụ thể. Ví dụ 1: Hình 64( trang 140 SGK )được sử dụng khi dạy trứơc hết giáo viên phải đặt câu hỏi bức tranh này phản ánh nội dung gì? ý nghĩa của nó ra sao? Sau khi học sinh trình bày, giáo viên phải giới thiệu cụ thể về bức tranh này: nhân dân khiêng nhà về làng cũ thể hiện tinh thần chiến đấu kiên quyết của ta phá áp chiến lược ... -Ví dụ 2:Bài 30 Hình 76( trang 162) . -Phương pháp sử dụng: Bức tranh này được sử dụng ở mục III, giáo viên hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ:Bức tranh nói lên điều gì? Sau khi học sinh trao đổi giáo viên chốt lại. 3. Hướng dẫn học sinh liên kết kênh hình và kênh chữ để làm rõ nội dung của bài học: Đây là công việc quan trọng không thể thiếu được trong bất kì một hình thức sử dụng kênh hình vào trông việc giảng dạy, công việc này nó giúp cho học sinh rèn luyện tự tổng hợp kiến thức Lịch sử. Thông qua, những hình ảnh cụ thể đã mang lại hai tác dụng lớn, đó là : Giúp giáo viên giảm bớt thời gian mô tả tranh ảnh, sự vật...mà hiệu quả mang lại không đảm bảo cho phương pháp dạy học mới, tiết kiệm thời gian mô tả ấy để dành thời gian đó vào củng cố và nâng cao kiến thức của các em. Tránh sự nhàm chán trong giờ học, giảm tình trạng nói quá nhiều của giáo viên mà mục tiêu của dạy học không đạt được. Làm cho các em hiểu được Lịch sử một cách cụ thể nội dung bài học, hình thành được khái niệm và biểu tượng lịch sử, từ đó hình thành tư tưởng tình cảm và thái độ tích cực của các em đối với những sự kiện, nhân vật lịch sử, về diến biến của một trận đánh, một thời kì hào hùng của dân tộc ta một cách đầy đủ chính xác. VI. TÁC DỤNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 9: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9, là góp phần quan trọng cho việc dạy học hiện nay, Đây cũng là yêu cầu và cũng là đòi hỏi mọi giáo viên dạy học Lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói chung cần quan tâm và tìm cách để khai thác sao cho có hiệu quả vấn đề. Đề tài này giúp cho người học có sự nhận thức tri thức Lịch sử một cách toàn diện, khoa học về những thành tựu về: Phương pháp này góp phần nâng cao hiệu quả học tập Lịch sử ở nhà trường phổ thông. Tạo hứng thú và tiếp tục quá trình rèn luyện những kĩ năng cơ bản và cần thiết của bộ môn Lịch sử. Học sinh có thêm điều kiện để hiểu được bài học sâu hơn, khắc sâu hơn kiến thức. Tránh tình trạng học sinh bỏ quên đi Lịch sử của dân tộc- một bộ môn xã hội cần thiết để giáo dục thế hệ trẻ về đất nước và con người Việt Nam ta và thế giới đã có một thời kì đã từng như thế. Các sự kiên Lịch sử và kênh hình có mối quan hệ mật thiết với nhau, để nhận biết mối quan hệ đó học sinh cần phải rèn luyện hàng loạt các tư duy lôgic: phân tích, so sánh, tổng hợp...từ dó các em có thêm nhiều kiến thức mới và sự thích thú khi học bộ môn này. VII. KẾT QUẢ THỰC TẾ CỦA QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 9: Sau khi tôi áp dụng các phương pháp này vào trong quá trình dạy học Lịch sử các lớp mà Tôi đang giảng dạy và đối chiếu để kiểm nghiệm vấn đề từ đó rút ra những bài học cho công tác giáo dục các lớp tiếp theo. Kết quả cụ thể như sau: Năm học 2008 -2009 KẾT QUẢ HỌC SINH KHÁ GIỎI Lớp đối chứng Tổng số HS Kết quả học kỳ I (%) Kết quả học kỳ II (%) Kết quả cả năm (%) 9C 40 Giỏi: 3- 7,5% Khá: 8- 20,0% Tb: 18- 45,0% Yếu: 11- 17,5% Kém: 0% Giỏi: 3- 7,5% Khá:15- 37,5 Tb: 19- 47,5 Yếu: 3- 7,5 Kém: 0 Giỏi: 3 - 7,5% Khá: 11- 27,5 Tb: 24- 60,0 Yếu: 2 - 5,0 Kém: 0 9E 41 Giỏi: 1-2,4 Khá: 11-26,8 Tb: 25-61,0 Yếu: 4-9,8 Kém: 0 Giỏi: 4 - 9,7% Khá: 27- 65,9 Tb: 10- 24,4 Yếu: 0 Kém: 0 Giỏi: 1- 0,4% Khá: 26-63,4 Tb: 14- 34,2 Yếu: 0 Kém: 0 9D 32 Giỏi: 13- 40,6 Khá: 13- 40,6 Tb: 6- 18,8 Yếu: 0 Kém: 0 Giỏi: 27-84,4% Khá:5-15,6 Tb: 0 Yếu: 0 Kém: 0 Giỏi: 21 - 65,6% Khá: 11- 34,4 Tb: 0 Yếu: 0 Kém: 0 Với kết quả trên cho thấy tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên và học sinh trung bình ,yếu kém lại giảm rõ rệt , so sánh HKI với HKII. VIII. KẾT LUẬN: Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 9” Là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần rất lớn vào việc trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay: Giúp người dạy có điều kiện thêm để đổi mới phương pháp dạy học- lấy người học là trung tâm. Người học tiếp thu lịch sử một cách đầy đủ, chính xác, khoa học, thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. Không những thế mà từ đó thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo cho các em có thể tìm hiểu, suy nghĩ và thấy được mối quan hệ giữa hình ảnh và sự kiện, có một cách nhìn đúng đắn về một vấn đề nào đó. Đều này cũng đã trang bị cho các em học sinh yêu thích lịch sử biết cách để sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh lịch sử liên quan đến bài học của mình, phân tích và tìm hiểu chúng. Có như vậy thì giờ học Lịch sử ở trường phổ thông càng trở nên sinh động hơn. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo viên lịch sử 9, giáo khoa Lịch sử 9- N XBGD năm 2004. Tài liệu tập huấn thay sách giáo khoa Lịch sử năm 2004. Triết học Mác- Lê Nin tập 1-. Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị: Phương pháp dạy học Lịch sử - N XBGD năm 2001. 5. Cuốn "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III" ( 2004-2007 ) 6. Cuốn " Khai thác kênh hình trong SGK Lịch sử" Trịnh Đình Tùng - NXB Giáo dục 2007 7. Cuốn "Tư liệu Lịch sử 9". Nguyễn Quốc Hùng - Bùi Tuyết Hương - Nguyễn Hoàn Thái. Nhà xuất bản Giáo dục 2007 --------- ----------

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_kenh_hinh.doc