Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ luyện tập môn Toán lớp 8 ở trường THCS

Nhân loại đang bước vào những năm đầu của thế kỉ mới, một thời kỳ có những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Trong thời kỳ đố, đòi hỏi phải có cách nhìn mới đối đối với hoạt động giáo dục.

 - Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong những năm qua đã kịp tiếp cận với xu thế chung của thời đại. Nghị quyết Trung ương II đã chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học cho học sinh , sinh viên."

 Bởi vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn toán cấp THCS nói riêng là yêu cầu khách quan và là vấn đề cấp bách của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo. Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo ra những con người Việtm Nam xã hội chủ nghĩa có tri thức, đạo đức, có kỹ năng, năng đọng sáng tạo, thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội , những con người " vừa hồng vừa chuyên"

 - Tuy rằng trong những năm gần đây, ngành Giáo dục - Đào tạo đã triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung , nhưng chất lượng dạy học môn toán vẫn còn thấp và đang là một vấn đề cần quan tâm hiện nay và những năm tiếp theo.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ luyện tập môn Toán lớp 8 ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a . đặt vấn đề - Nhân loại đang bước vào những năm đầu của thế kỉ mới, một thời kỳ có những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Trong thời kỳ đố, đòi hỏi phải có cách nhìn mới đối đối với hoạt động giáo dục. - Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong những năm qua đã kịp tiếp cận với xu thế chung của thời đại. Nghị quyết Trung ương II đã chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học cho học sinh , sinh viên..." Bởi vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn toán cấp THCS nói riêng là yêu cầu khách quan và là vấn đề cấp bách của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo. Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo ra những con người Việtm Nam xã hội chủ nghĩa có tri thức, đạo đức, có kỹ năng, năng đọng sáng tạo, thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội , những con người " vừa hồng vừa chuyên" - Tuy rằng trong những năm gần đây, ngành Giáo dục - Đào tạo đã triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung , nhưng chất lượng dạy học môn toán vẫn còn thấp và đang là một vấn đề cần quan tâm hiện nay và những năm tiếp theo. - Để nâng cao chất lượng dạy học môn toán, nhiều giáo viên đã giành công sức tìm tòi, thử ngiệm để tìm ra phương pháp giảng dạy môn toán sao cho tốt hơn, có hiệu quả hơn. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ luyện tập môn toán ở trường THCS là một câu hỏi đặt ra đối với nhiều giáo viên bộ môn toán ở các trường THCS. Đối với tôi, đây là mộit vấn đề mà tôi đang tập trung nghiên cứu và thử nghiệm trong quá trình giảng dạy. Với tinh thần mạnh dạn trao đổi để học hỏi lẫn nhau, tôi xin nêu vài suy nghĩ của mình về vấn đề " Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ luyện tập môn toán lớp 8 ở trường THCS " B. các cơ sở của vấn đề 1. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng việc dạy học môn toán ở các trường THCS nói chung hiện nay có chất lượng chưa cao. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chính là cách dạy của thầy và cách học của trò chưa phù hợp chưa có hiệu quả cao, nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải toán còn yếu . Học sinh chưa nắm được phương pháp học tập, chưa có những hoạt động đích thực của bản thân để chủ động chiếm lĩnh kiến thức, nhiều học sinh còn lười học, lười tư duy trong quá trình học tập . Trong những năm qua, các trường THCS đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên việc thực hiện còn chậm và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do sự nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học của một bộ giáo viên chưa cao, nhiều giáo viên có tuổi nghề cao đã quá quen với giảng dạy theo phương pháp truyền thống chưa tiếp cận ngay với phương pháp mới được, bên cạnh đó giáo viên có tuổi nghề ít thì chưa mạnh dạn học hỏi, thực hiện đổi mới phương pháp, giáo viên ít chú ý rèn luyện khả năng độc lập tư duy, khả năng tìm tòi sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Do đó học sinh vẫn thụ động trong học tập, ít có cơ hội được làm việc hoặc làm việc nhưng không mấy hiệu quả. 2. Cơ sở lí luận : Nghị quyết Trung ương lần IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ. "Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học........ áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyyết vấn đề " Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên là đang có xu hướng vươn lên làm người lớn, mong muốn tự khẳng định mình, muốn tự tìm hiểu, tự khám phá trong quá trình nhận thức.... ở lứa tổi học sinh THCS các em có điều kiện thuận lợi cho khả năng tự điều chỉnh hoạt đọng học tập , tự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác, sẵn sàng với mọi hoạt động làm cho mình trở thành người lớn. Tuy nhiên các em chưa biết cách thực hiện nguyện vọng của mình, chưa nắm được phương pháp thực hiện các hình thức học tập mới. Vì vậy trong quá trình học tập học sinh cần có sự hướng dẫn, tổ chức, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật của thầy cô giáo. Dạy học toán thông qua kiến thức là phải dạy học sinh khả năng tư duy: phân tích, tổng hợp , trừu tượng hoá , cụ thể hoá, khái quát hoá , ..... Trong đó phân tích tổng hợp có vai trò trung tâm. Phải dạy học sinh khả năng tự tìm tòi, tự phát hiện và phát biểu vấn đề, dự đoán được các kết quả, tìm được hướng giải quyết một bài toán, hướng chứng minh một định lí.... 3. Cơ sở nhận thức : Dạy toán không chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh nắm được những định nghĩa, định lí, khái niệm, quy tắc..... mà điều quan trọng hơn cả là dạy cho học sinh có năng lực trí tuệ, có kỹ năng thực hành, có khả năng vận dụng kiến thức để giải toán và đưa toán học vào ứng dụng thực tế. Năng lực trí tuệ sẽ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt đọng nhận thức. Năng lực toán học sẽ được phát triển khi học sinh được tham gia vào việc suy nghĩ tìm tòi cách chứng minh định lí, giải bài tập toán, làm các bài thực hành........ Bởi vậy để có hiệu quả người thầy phải tổ chức tốt giờ dạy, tạo điều kiện để học sinh được làm việc nhiều, phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Để dạy học môn toán có hiệu quả thì người giáo viên phải thực hiện tốt các giờ dạy trên lớp : Lí thuyết , luyện tập , ôn tập , thực hành . Trong đó giờ luyện tập có vị trí rất vai quan trọng vì giờ dạy luyện tập giúp học sinh củng cố kiến thức , hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh mà kỹ năng làm toán của học sinh là một vấn đề quan trọng hàng đầu của việc học toán . Căn cứ vào những cơ sở nêu trên, kết hợp với những hiểu biết về yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã tiến hành một số giải pháp nhằm mục đích : nâng cao hiệu quả giờ luyện tập môn toán ở trường trung học cơ sở như sau. C. Giải pháp thực hiện I/ thực hiện tốt khâu soạn bài Cần quan niệm rằng: '' Một giờ dạy tốt phải là kết quả của một quá trình chuẩn bị tốt''. Muốn chuẩn bị tốt một giờ luyện tập môn toán giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nắm vững đặc trưng của giờ luyện tập là giờ học củng cố kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo, có thể nói rằng “Tiết luyện tập là tiết dạy cách giải bài tập chứ không phải là tiết chữa bài tập”. Xác định nội dung kiến thức, kỹ năng cần hoàn thiện , phương pháp giảng dạy của bài , của từng nội dung. Những dự kiến xử lý các tình huống trước học sinh. 2. Khi soạn bài giáo viên phải xác định vai trò của chủ thể nhận thức của học sinh trong giờ học. Bởi vì chiến lược của nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay là phải quạn tâm đến học sinh, coi học sinh là trung tâm là chủ thể nhận thức trong giờ học . Do vậy khi thiết kế bài dạy giáo viên phải luôn tính đến sự lao động sáng tạo của học sinh trong giờ học, tạo điều kiên để học sinh được làm việc , được tư duy, chủ động phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. 3. Khi soạn bài giáo viên phải xác định vai trò của mình là người hướng dẫn tổ chức quá trình tiếp nhận chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Không phải khi học sinh trở thành trung tâm của giờ học thì vai trò của giáo viên bị mờ đi như một số người ngộ nhận, mà thực tế giảng dạy cho thấy vai trò của người giáo viên trên lớp vẫn là người quyết định sự thành bại của giờ dạy. Không những thế giáo viên còn vất vả hơn vì đòi hỏi phải có sự làm việc nghiêm túc, phải có sự đầu tư nhiều về thời gian để học, tìm hiểu, thiết kế bài dạy cho tốt. - Nhiệm vụ của giáo viên trong giờ luyện tập là tổ chức cho học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập qua đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. - Trong khi thiết kế bài dạy giáo viên cần chú ý đến sự cân đối, nhịp nhàng, ăn khớp giữa hoạt động của thầy với hoạt động của trò một cách cơ hữu, có thể nói rằng: "Giáo viên có vai trò một nhạc trưởng điều khiển mọi nhạc công, học sinh là những nhạc công sử dụng hài hoà những nhạc cụ của mình, nhạc trưởng không biến mình thành nhạc công ". Nói chung giáo viên vận dụng phương pháp nào, biện pháp nào cũng cần phải quan tâm xem nó có tạo ra được sự hoạt động và sự phát triển trong nhận thức của học sinh hay không? Xác dịnh đúng đắn vai trò của người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh chính là khẳng định vai trò: Thầy chủ đạo trò chủ động. II. tổ chức tốt giờ học trên lớp. Với sự chuẩn bị chu đáo ở phần bài soạn, khi lên lớp nếu giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu sau thi hiệu quả giờ dạy có nhiều khả năng đạt kết quả cao. 1. Tạo một không khí tốt cho giờ học . Để tạo một không khí tốt cho giờ học, giáo viên cần chú ý đúng mức tới khâu ổn định tổ chức lớp, làm sao để ngay từ phút đầu tiên khi giáo viên bước vào lớp, học sinh đã trật tự , nghiêm túc chuẩn bị đày đủ về tinh thần cũng như đồ dùng học tập sẵn sàng bước vào giờ học. 2. Thực hiện tốt các bước của khâu lên lớp: Ôn - luyện - củng cố a) Ôn ( kiểm tra bài cũ ). - Trong bước này giáo viên cần phải tiến hành làm sao đảm bảo tốt việc kiểm tra kết quả học bài, chuẩn bị bài học của học sinh phải đảm bảo hệ thống lại các kiến thức cơ bản của giờ học trước phục vụ cho giờ luyện tập và chữa được bài tập giao về nhà ở cuối giờ học trước. Việc chữa bài tập có tác dụng rèn luyện kỹ năng giải toán của học sinh đồng thời củng cố được baì học trước. - Giáo viên cần chú ý điến yêu cầu sư phạm khi kiểm tra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh phải khéo léo nhất là dối với học sinh học bài chưa tốt, giáo viên nên nhẹ nhàng gợi ý tránh hiện tượng nổi nóng mắng các em, như vậy sẽ tạo không khí giờ học nặng nề, học sinh không hào hứng, sôi nổi trong giờ học. - Khi kiểm tra bài cũ giáo viên nên cố gắng, bố trí kiểm tra được nhiều học sinh càng tốt để tận dụng thời gian và nâng cao hiệu quả kiểm tra bằng cách: Những bài tập cần sử dụng bảng thì cho các em chữa trên bảng ( có thể chia bảng để 2 học sinh lên cùng một lúc ). Những bài tập không cần sử dụng bảng thì cho học sinh trả lời miệng và gọi học sinh dưới lớp nhận xét rồi sau đó chữa bài tập trên bảng của học sinh . * Ví dụ : Khi dạy tiế 50 Luyện tập (Đai số 8 ). Trong khi kiểm tra bài cũ tôi đã kiểm tra 3 học sinh. * Học sinh 1: (làm bài trên bảng) - Viết công thức nghiệm của phương trình bậc nhất 1 ẩn - áp dụng giải phương trình: 3x - 2,42 + 0,8x = 3,38 - 0,2x * Học sinh 2: (làm bài trên bảng) - Giải phương trình: * Học sinh 3: (trả lời miệng ) - Nêu cách giải phương trình đưa được về phương trình bậc nhất? - Bằng cách kiểm tra như trên trong khâu kiểm tra bài cũ giáo viên có thể kiểm tra được từ 3 đến 4 học sinh, như vậy giáo viên nắm vững hơn tình hình học bài, làm bài của học sinh ở nhà, nắm được sự tiếp thu bài của học sinh, những chỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ xung,sửa chữa củng cố cho học sinh đồng thời giáo dục ý thức học bài và làm bài ở nhà của học sinh. - Ngoài ra trong nhiều trường hợp giáo viên có thể sử dụng kết quả của phần kiểm tra bài cũ để làm ví dụ cho bài học mới hoặc đặt vấn đề để vào bài mới. b) Luyện: Đây là bước quan trọng nhằm hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Trong bước này giáo viên cần thực hiện các công việc cụ thể như sau : - Đưa ra câu hỏi, bài tập nhằm định hướng học tập của học sinh. Giáo viên cần đưa ra những dạng bài tập cơ bản có kèm theo một số phần nâng cao, tổng hợp theo hướng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo tính vừa sức nhằm phát huy tính tích cực tư duy của nhiều đối tượng, sao cho mọi đối tượng học sinh đều được làm việc. - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo nhóm (nếu cần thiết) để giúp đỡ nhau tìm phương pháp giải. -Đặt câu hỏi gợi mở khi học sinh gặp khó khăn (quên kiến thức, chưa xác định dược phương pháp giải.....) sao cho mỗi đối tượng học sinh đều đượ làm việc tích cực ( trả lời câu hỏi, trình bày lời giải bài tập, tự kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của mình....) - Đánh giá khẳng định kết quả hoạt động của học sinh. Trong bước này học sinh có nhiệm vụ: tự giác, chủ động tích cực học tập theo yêu cầu của giáo viên và thực hiện các công việc sau: + Trả lời câu hỏi và giải bài tập. + Đặt câu hỏi khi gặp khó khăn ( quên kiến thức không xác dịnh được phương pháp giải.....) nhằm bộc lộ quá trình tư duy của học sinh. + Báo cáo kết quả tự giải hoặc kết quả của nhóm mình. + Tự kiểm tra, điều chỉnh kết quả theo góp ý của bạn hoặc của giáo viên. * Ví dụ: Khi dạy tiết 50 Luyện tập ( Đai số 8 ) - Với mục đích yêu cầu: + Học sinh giải thành thạo phương trình bậc nhất + Học sinh vận dụng để gải các bài tập tìm tham số a hoặc b để phương trình bậc nhất vô nghiệm, có nghiệm duy nhất, có vô số. +Luyện kĩ năng giải phương trình đưa được về phương trình bậc nhất Tôi đã đưa ra các bài tập sau: * Bài tập 1: Giải các phương trình: a) 8(3x - 2 ) - 14x = 2( 4 - 7x ) + 15x b) (x - 3 )3 - 2( x - 1 ) = x( x- 2 )2 - 5x2 c) * Bài tập 2 : Cho phương trình : (2m - 1 )x + 2 = 0 a) Giải phương trình với m = 5 b) Với giá trị nào của m thì phương trình vô nghiệm? c) Với giá trị nào của m thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất? d) Với giá trị nào của m thì phương trình đã cho có vô số nghiệm? * Với bài tập 1: Sau khi học sinh suy nghĩ tự giải tại chỗ tôi đưa ra các câu hỏi sau: ?1 Hãy suy để tìm cách rút gọn hai vế của phương trình ?2 Thực hiện các phép biến đổi tương đương để đưa phương trình về dạng ax = c Tiếp theo giáo viên cho 2 học sinh lên bảng trình bày lời giải. * Với bài tập 2 : tôi đưa ra các câu hỏi sau: ?1 Nhận xét về phương trình đã cho ? ?2 Nêu cách giải câu a? ?3 Với điều kiện nào thì phương trình đã cho là phương trình bậc nhất 1 ?4 Phương vô nghiệm khi nào? Muốn tìm m ta làm như thế nào? ?5 Từ cách giải câu b hãy hãy nêu cách giải câu c và câu d? Qua hai bài tập nêu trên giúp học sinh có được các kỹ năng sau: - Qua bài tập 1 : Học sinh đượ rèn kỹ năng vận dụng thành thạo các bước giải phương trình bậc nhất một ẩn. - Qua bài tập 2: Học sinh nắm chắc điều kiện có nghiệm, vô nghiệm của phương trình bậc nhất 1 ẩn, vận dụng để giải các bài tập tìm giá trị của tham số để phương trình bậc nhất có 1 nghiệm duy nhất hoặc có vô số nghiệm. Với học sinh đai trà các em có thể nêu được hai cách giải sau: * Cách 1 : Khai triển và thực hiện xoá hai hạng tử giống nhau ở hai vế của phương trình rồi chuyển vế đưa phương trình về dạng ax = c * Cách 2 : Biến đỏi rồi chuyển vế đặt nhân tử chung và đưa về pt dạng ax = c -Trong giờ học tôi luôn chú ý khích lệ, động viênnhững em có lực học trung bình và yếu tham gia xây dựng bài, do vậy không khí lớp học thường rất sôi nổi hào hứng. - Phương pháp giảng dạy hiện nay coi trọng việc phát huy trí lực của học sinh. Bởi vậy trong giờ học tôi thường sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở khi học sinh gặp khó khăn trong việc tìm lời giải cho bài toán qua đó dẫn dắt học sinh đến được với những đơn vị kiến thức của bài học. c) Coi trọng việc củng cố, dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. - Giáo viên cần giành khoảng (5 phút ) cuối giờ học để giúp học nhìn một cách tổng quát cả bài học bao gồm: + Tổng kết các cách giải, hệ thống lại các kiến thức đã vận dụng, phân tích những sai sót của học sinh, để học sinh dễ ghi nhớ + Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( ra bài tập về nhà và gợi ý hướng giải quyết ). - Dặn dò học sinhchuẩn bị đồ dùng học tập hoặc nghiên cứu lại các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho giờ học sau. III Rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy. Sau mỗi bài dạy giáo viên cần tự tiến hành đánh giá, rút kinh đều đặn , ghi chép cẩn thận những đánh giá về: Yêu cầu đói với bài học có đạt được hay không? đến mức độ nào? Học sinh có hứng thú học tập hay không? Nếu không thì vì sao? Cần điều chỉnh gì trong kế hoạch, phương pháp giảng dạy có phù hợp không? Học sinh gặp khó khăn gì khi học bài đó? Có thể khắc phục bằng cách nào? Học sinh thường mắc những sai lầm gì? Có ý kiến gì hay, sáng tạo? Các câu hỏi, các ví dụ, các bài tập đưa ra có phù hợp hay không? Cần thay đỏi gì?....... - Nếu việc rút kinh nghiệm được tiến hành thường xuyên thì chắc chắn sau một vài năm giáo viên có thể tích luỹ được nhiều điều bổ ích cho mình. Nhờ đó giáo viên có thể dự kiến được những tình huống khi lên lớp và chủ động khi lên lớp tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên sẽ vững vàng hơn về chuyên môn và việc dạy học sẽ mang lại kết quả tốt hơn. D. Kết luận Qua thời gian thực tế giảng dạy, mạnh dạn thực hiện các giải pháp đã nêu trên đối với các gờ dạy luyện tập môn toán 8. Bước đầu những giờ dạy luyện tập môn toán 8 của tôi đã đạt được những hiệu quả tốt hơn. Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học, học sinh tự giác, tích cực suy nghĩ tìm tòi phát hiện và giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra. Học sinh nắm được kiến thức cơ bản và kỹ năng giải toán của các em đã được năng nên mức độ cao hơn, sâu sắc hơn. Học sinh chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn, tỷ lệ học sinh chưa làm bài và học bài giảm đáng kể so với đầu năm trước. Kết quả học tập của học sinh được nâng cao theo thời gian. Sau tiết 50 Luyện tập (Đaị số 8). Qua kiểm tra 15 phút, kết quả bài làm của học sinh đã đạt được điểm khá cao: 83% đạt điểm từ trung bình trở lên so với kết quả bài kiểm tra 15 phút trước đó chỉ đạt 76%. Thì kết quả học tập của học sinh đã có tiến bộ rõ rệt. Qua bài kiểm tra tôi thấy các em đã nắm chắc các kiến thức cơ bản và kỹ năng giải các phương trình bậc nhất, nhiều em đã tìm được các cách giả khác nhau đối với cùng một phương trình. Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi rút ra được từ thực tế giảng dạy môn đại số 8 ở một số năm, hy vọng rằng những suy nghĩ đó sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn toán trong giai đoạn hiện nay. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Phù Ninh, Ngày 27 tháng 02 năm 2008 Người viết Nguyễn Sỹ Hiệp

File đính kèm:

  • docSang kien KN 0708.doc