Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn

Phân môn tập đọc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu Học nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, hướng tới vẽ đẹp của văn chương, bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học, tạo tiền đề để các em viết đúng, viết hay .Mỗi bài tập đọc là một bài về kiến thức đời sống, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè ấn tượng về những bài văn, bài thơ trong nhà trường được lưu giữ lâu dài và sâu sắc trong cuộc đời các em học sinh. Hơn nữa các em có đọc tốt, đọc hay thì mới có khả năng học tốt các môn khoa học khác( Ví dụ như: Học Toán đọc đề ra, học Lịch Sử đọc tư liệu ). Chính vì tầm quan trọng của phân môn tập đọc nên việc dạy sao cho có hiệu quả một lúc đạt được các mục tiêu đề ra thật không phảI đơn giản tí nào.

Thực tế ở trường Tiểu Học một số em đọc chưa tooys còn sai lỗi, chưa diễn cảm. Điều đó làm tôI băn khoăn trong suốt quá trình dạy học. Qua nhiều năm giảng dạy tôI đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ để nâng cao giờ tập đọc ở Tiểu Học, giúp giờ dạy sinh động hơn, học sinh đọc tốt hơn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- đặt vấn đề. Phân môn tập đọc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu Học nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, hướng tới vẽ đẹp của văn chương, bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học, tạo tiền đề để các em viết đúng, viết hay….Mỗi bài tập đọc là một bài về kiến thức đời sống, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè… ấn tượng về những bài văn, bài thơ trong nhà trường được lưu giữ lâu dài và sâu sắc trong cuộc đời các em học sinh. Hơn nữa các em có đọc tốt, đọc hay thì mới có khả năng học tốt các môn khoa học khác( Ví dụ như: Học Toán đọc đề ra, học Lịch Sử đọc tư liệu…). Chính vì tầm quan trọng của phân môn tập đọc nên việc dạy sao cho có hiệu quả một lúc đạt được các mục tiêu đề ra thật không phảI đơn giản tí nào. Thực tế ở trường Tiểu Học một số em đọc chưa tooys còn sai lỗi, chưa diễn cảm. Điều đó làm tôI băn khoăn trong suốt quá trình dạy học. Qua nhiều năm giảng dạy tôI đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ để nâng cao giờ tập đọc ở Tiểu Học, giúp giờ dạy sinh động hơn, học sinh đọc tốt hơn. B- giảI quyết vấn đề. 1. Trong tiết dạy Tập Đọc công việc đầu tiên không thể thiếu là giáo viên kiểm tra bài cũ của học sinh. Thời gian chỉ 5 đến 7 phút nên chỉ kiểm tra trọng tâm kiến thức hoặc nội dung tiết trước yêu cầu về nhà thực hiện. Cần chú ý tới ba đối tượng khá, giỏi, trung binh và yếu , giáo vcieen cần chuẩn bị trước nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra, dự kiến bổ sung nếu học sinh không thuộc. PhảI có nghệ thuật trong phê bình nhũng em thường xuyên không thuộc bài cũ, động viên khuyến khích những em chăm học, thuộc bài, điểm tốt. 2. Phần giới thiệu bài cho ngắn gọn nhưng hấp dẫn thu hút học sinh vào bài học, có thể giới thiệu bằng các hình thức: Lởi nói, câu thơ, bài thơ hay tranh ảnh… 3. Vấn đề đọc mẫu rất quan trọng có thể giwois thiệu đọc hoặc gọi học sinh đọc tốt đọc bài, đọc mẫu phảI diễn cảm, thể hiện được nội dung bài qua giọng đọc. 4. Khi học sinh đọc nối tiếp câu hay đoạn phảI thay đổi cho linh hoạt, cho sôI nổi. Khi đọc trên xuống, khi dưới lên, khi bên tráI, bên phải. 5. Khi học sinh đọc sai giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại nhiều lần đến khi đọc đúng chứ không đọc trước để học sinh đọc vẹt sau. 6. Khi đọc nhóm nên chia nhóm cho phù hợp với bài đọc, phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Khi đọc nhóm học sinh khá giỏi giúp hock sinh yếu kém, giáo viên bao quát từng nhomsgiups thêm cho học sinh yếu , nên gọi học sinh đọc nhiều hơn. 7.Luyện đọc bằng nhiều hình thức như cá nhân, đồng thanh, đọc to, đọc thầm… 8. Về phần đọc lại, đọc diễn cảm hay đọc thuộc lòng cần được chú trọng giọng điệu đọc. Nừu đọc phân vai giáo viên nên hướng dẫn cụ thể nhất là học sinh lớp 2,3 vì đây là nội dung khó. Nên để một nhóm khá lên làm mẫu sau đó chia nhóm luyện đọc. 9. Hướng dẫn tìm hiểu bài bằng nhiều hình thức, tùy nội dung bài, nội dung câu hỏi. Các hình thức như giáo viên hỏi, học sinh đáp; thảo luận cặp đôI; hỏi đáp theo cặp hoặc cho học sinh tìm hiểu toàn bộ hệ thống câu hỏi sau đó tìm hiểu bằng cách đố giây chuyền. Cũng có thể trong bốn câu tìm hiểu bài: Câu 1: Trả lời nối tiếp; câu 2: Thảo luận cặp đôI; câu 3: Cá nhân tìm hiểu. 10. Về phần rút ra nội dung, ý nghĩa bài học là phần khó, giáo viên cần có nhiều cách gợi mở. Ví dụ : - Bài thơ này tả cảnh gì? Cảnh đó như thế nào? - Câu thơ trên ca ngợi ai? Người đó như thế nào? Như thế học sinh rất dễ tìm ra nội dung, ý nghĩa bài học. 11. Vì đây là tiết tập đọc nên thời gian dành nhiều hơn phần tìm hiểu bài, hai phần chính này không thể tách thành hai mà phảI cùng song song thực hiện thì hiệu quả giờ học sẽ cao hơn. Trong tiết dạy tập đọc tất cả các học sinh phảI được đọc, đọc càng nhiều càng tốt. Những em đọc tốt thì đọc diễn cảm, những em đọc còn sai yêu cầu đọc đúng. 12. Dặn dò về nhà cho tiết tập đọc phảI thật cụ thể, giao việc cho từng đối tượng học sinh, không dặn chung chung. Những em học sinh yếu yêu cầu về nhà đọc nhiều lần cho đúng, những em đọc tốt yêu cầu về nhà luyện đọc diễn cảm. C- kết luận, kiến nghị. 1. kết luận. Trên đây là một số kinh nghiệm qua mấy năm giảng dạy môn Tập Đọc ở Tiểu Học. Để giờ dạy đạt hiệu quả cao, các biện pháp dạy học cần được sử dụng linh hoạt và phối hợp nhuần nhuyễn. Trong dó việc rèn luyện kỹ năng và khai thác nội dung bài học cần được tiến hành song song. Có như vậy giwof tập đọc mới sinh động và hấp dẫn với học sinh. Kết quả thu được khi áp dụng kinh nghiệm vào giảng dạy: Đầu năm Cuối kì 1 Cuối năm Đọc đúng, diễn cảm 10% 20% 70% Đọc đung, trôI chảy 30% 50% 95% 2. kiến nghị. - Nên tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm với học sinh và giáo viên cấp Tiểu Học. - Tổ chức các chương trình như đọc thơ, bình thơ trong nhà trường. Sơn An, ngày 4 tháng 5 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Thị ánh Tuyết

File đính kèm:

  • docSKKN(3).doc