I. SƠ YÊU LÝ LỊCH:
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để phát triển TDTT, nhằm nâng cao sức khoẻ phát triển thể lực góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam phục vụ xây dựng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở phát triển TDTT rộng rãi nhiều tài năng thể thao trẻ đượcbộc lộ và phát triển, việc bồi dưỡng vun trồng và phát triển các tài năng thể thaovươn lên các vận động viên xuất sắc, đạt thành tích cao, phục vụ chọư nghiệp chính trị, kinh tế, văn hoá đất nước là nhiệm vụ chiến lược thứ hai của ngành TDTT. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ vận đông viên trẻ tuổi ở các môn thể thao là cần thiết, có như vậy mới đóng góp hơn nữa trong huấn luyện thể thao cómục đích và nhiệm vụ cụ thể.
* Mục đích của việc huấn luyện thể thao bao giờ cũng có quan hệ trực tiếp đến việc xác lập các thành tích thể thao, thành tích thể thao không thể tự có. Bởi vậy mục đích huấn luyện thể thao là phát triển các năng lực thể chất và tinh thần của các vận động viên để đạt thành tích thể thao cao nhất và sử dụng hoạt động thể thao như là một nhân tố hình thành hài hoà nhân cách và giáo dục đối với xã hội.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài
Phương pháp huấn luyện nhảy xa "ưỡn thân" trong trường thpt
I. sơ yêu lý lịch:
II. lý do chọn đề tài:
Để phát triển TDTT, nhằm nâng cao sức khoẻ phát triển thể lực góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam phục vụ xây dựng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở phát triển TDTT rộng rãi nhiều tài năng thể thao trẻ đượcbộc lộ và phát triển, việc bồi dưỡng vun trồng và phát triển các tài năng thể thaovươn lên các vận động viên xuất sắc, đạt thành tích cao, phục vụ chọư nghiệp chính trị, kinh tế, văn hoá đất nước là nhiệm vụ chiến lược thứ hai của ngành TDTT. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ vận đông viên trẻ tuổi ở các môn thể thao là cần thiết, có như vậy mới đóng góp hơn nữa trong huấn luyện thể thao cómục đích và nhiệm vụ cụ thể.
* Mục đích của việc huấn luyện thể thao bao giờ cũng có quan hệ trực tiếp đến việc xác lập các thành tích thể thao, thành tích thể thao không thể tự có. Bởi vậy mục đích huấn luyện thể thao là phát triển các năng lực thể chất và tinh thần của các vận động viên để đạt thành tích thể thao cao nhất và sử dụng hoạt động thể thao như là một nhân tố hình thành hài hoà nhân cách và giáo dục đối với xã hội.
* Nhiệm vụ của huấn luyện thể thao là giải quyết các nhiệm vụ chung là: Đào tạo hoàn thiện tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật và thể lực cho vận động viên. Xuất phát từ những nhiệm vụ chung trong quá trình huấn luyện thể thao phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ trí thức và các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo tâm lý vận động viên. Giáo dục lòng yêu nước. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài này nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển Học sinh giỏi môn GDTC.
III. thời gian thực hiện đề tài.
Thực hiện trong chương trình huấn luyện học sinh giỏi trong trường THPT thời gian một năm học tại trường THPT Nam Lương Sơn -Lương Sơn- Hoà Bình ở tất cả các khối 10, 11,12.
IV. quá trình thực hiện đề tài
1. Khó khăn.
Thực tế do điều kiện cơ sở vật chất còn ngèo nàn , thiếu thốn, thiếu tài liệu tham khảo cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập. Đồng thời bộ môn GDTC chưa được coi trọng nên việc giảng dạy và huấn luyện đội tuyển "Học sinh giỏi" đi thi đấu các cấp chưa được tập luyện nhiều như các môn khác.
Vậy việc dạy và học bộ môn GDTC nói chung và huấn luyện năng khiếu thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng tỷong các nhà trường hiện nay như thế nào? Với kinh nghiệm và điều kiện tiếp xúc còn nhiều hạn chế. Song qua thời gian giảng dạy tại trường tôi nhận thấy có một diểm sau:
- Tình trạng chung là các em tập luyện theo cảm tính, thích thì tập không thì chán nản không muốn tập. Phải chăng các em chưa hiểu được tác dụng và ý nghiãi của môn học thể dục đối với việc rèn luyện thân thể học sinh. Hơn nữa thực tế vài năm tôi huấn luyện và giảng dạy đội tuyển điền kinh đặc biệt là môn nhảy xa. Theo chương trình các em được học nhảy xa kiểu ngồi, nhảy xa ưỡn thân nhưng trong thực tế theo phân phối chương trình thì chưa đủ để cho các em hình thành kỹ thuật ưỡn thân vì thế thành tíchcủa các em chưa cao. Tôi thiết nghĩ với điều kiện sân bãi và dụng cụ chưa đủ tiêu chuẩn, vậy phải huấn luyện như thế nào để có thành tích.
Từ thực tế trên đã thúc dục tôi - người huấn luyện viên phải ngiên cứu tìm tòi và đưa ra một phương pháp tối ưu để đạt thành tích cao.
2. Những biện pháp chính.
Phương pháp giảng dạy môn thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêngvề nội dung và phương pháp của nó cũng không ngừng biến đổi ngày một hoàn thiện hơn theo sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Trong quá trình huấn luyện, muốn đạt thành tích cao không chỉ một phương pháp mà phải sử dụng nhiều phương pháp theo yêu cầu cụ thể và đặc điểm của từng môn, từng kỹ thuật động tác mà huấn luyện viên cần đưa ra những phương pháp thích hợp.
Hoạt động TDTT là hoạt động cả về trí tuệ và thể lực nhằm phát triển liên quan đến các yếu tố thể lực, thể hình và cơ cấu giải phẫu sinh lý trong cơ thể.
Để có đội ngũ vận động viên có khả năng phát triển, trước hết phải trọn vận động viên (VĐV) đạt tiêu chuẩn về thể hình và thể lực.
VD: VĐV điền kinh trong môn nhảy xa lứa tuổi 16, 17,18.
- Thể hình: Chân dài, lưng thẳng, bàn chân lẳn, bắp chân thon.
- Chiều cao: Nữ 1,53m trở lên
Nam 1,63m trở lên
- Thể trọng: Nữ 40kg trở lên
Nam 50kg trở lên
Sau khi chọn được những học sinh có năng khiếu và đạt tiêu chuẩn. Huấn luyện viên (HLV) cần giúp các em hiểu được tăng cường sức khoẻ và nâng cao thể lực chung. Đặc biệt là: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo là nhiệm vụ mục đích hàng đầu. Bên cạnh đó cần nâng cao thành tích, giáo dục đạo đức, ý chí, gây lòng ham thích và thói quen tập luyện TDTT, thường xuyên xây dựng nòng cốt hoạt động TDTT cho nhà trường.
* Phương pháp huấn luyện
Trong năm học này, tôi áp dụng huấn luyện đội tuyển điền kinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Muốn có được thành tích thì phải qua quá trình huấn luyện lâu dài phải lên lịch cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng năm. Sau đó căn cứ vào thời gian huấn luyện mà soạn thảo chương trình giáo án cho phù hợp với" Huấn luyện nhảy xa ưỡn thân" với thời gian một năm. Theo nguyên lý phân chia các thời kỳ huấn luyện thể thao thì trong một chu kỳ huấn luyện một năm thường người ta phân ra làm ba thời kỳ. Thời kỳ chuẩn bị cơ bản( Huấn luyện thể lực chung); Thời kỳ chuyển tiếp ( Huấn luyện một số động tác bổ trợ và kỹ thuật nhảy xa ữơn thân). Thời kỳ thi đấu( Chủ yếu nâng cao thành tích và một số kỹ chiến thuật).
a. Bước I
- Thời kỳ chuẩn bị cơ bản: Giai đoạn chuẩn bị chung phương hướng tập luyện trong giai đoạn này là tạo ra mở rộnh và hoàn thiện những tiền đề, trên cơ sở đó hình thành trạng thái xung sức thể thao. Tiền đề đó là nâng cao mức chung nhữnh kỹ năng chức phận của cơ thể phát triển toàn diện nănng lực, thể chất đồng thời bổ xung vốn kỹ năng, kỹ sảo vận động.
- Cụ thể: Tập luyện 3 buổi có HLV hướng dẫn những buổi còn lại VĐV phải tự luyện tập. ở giai đoạn đầu huấn luyện thể lực chung, phương pháp phải đồng đều liên tục lập lại và biến đổi, chủ yếu là nâng cao khả năng ưu khí của cơ thể. Vậy các lượng vận động trong tuần ta cần sắp xếp từng buổi cho phù hợp, đảm bảo được sự vận đônngj và phát triển của học sinh.
+ Tập 3 buổi với HLV.
Buổi 1: Tập tốc độ và sức mạnh
Buổi 2: Tập sức nhanh và sức mạnh
Buổi 3: tập sức mạnh, sức bền.
Song đặt có bài tập hay lượng vận động trong một buổi lại càng phức tạphơn, đặt bài tập sao cho vừa đảm bảo được LVĐ vừa gây được hứng thú tập luyện cho VĐV. Với mục đích nânng cao thành tích.
b. bước 2:
Thời kỳ chuyển tiếp (Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn ) tập luyện ở giai đoạn này hay được xây dựng nhằm đảm bảo sự hình thành trực tiếp trạng thái xung sức thể thao. Nếu ở giai đoạn chuẩn bị chung đã tạo nên và hoàn thiện được những tiền đề cơ bản của trạng thái xung sức thể thao, thì bây giờ những tiền đề đó còn được phát triển và hợp nhất lại những yếu tố hài hoà của trạng thái sẵn sàng tối ưu của VĐV để đạt tốt những thành tích nhất định.
Cụ thể là huấn luyện một số động tác bổ trợ cho nhảy xa ưỡn thân và huấn luyện kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân:
- Một số động tác bổ trợ nhảy xa ưỡn thân:
*các bước tiến hành giảng dạy
- Xây dựng khái niệm:
Biện pháp: Giảng giải kỹ thuật, chú ý nhấn mạnh các dai đoạn chủ yếu.
+ Xem làm mẫu hàon thành chi tiết.
+ Dùng tranh, ảnh kỹ thuật - sơ đồ để giới thiệu kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân
- Giảng dạy kỹ thuật chạy đà kết hợp với giậm nhảy.
+ Chọn chân giậm nhảy, cho học sinhtự do từ đó nhớ chân giậm.
+ Tại chỗ mô phỏng động tác đưa đặt chân giậm và phối hợp giậm nhảy tay và chân lăng.
+ Đi bộ phối hợp 1, 2, 3 bước đà giậm nhảy phối hợp chân lăng và tay.
+ Chạy đà 7, 8, 9 bước giậm nhảy, yêu cầu tư thế 4 bước cuối cùng (có thể kẻ vạch sẵn 4 bước ). Nhảy tích cực thành tư thế bước bộ.
+ Chạy đà 7, 9, 11 bước giậm nhảy bước bộ qua xà ngang.
+Tập chạy đi và đo đà trung bình.
+ Học cách đo đà:
Đo bằng bước đi: 2bước đi tthường bằng 1 bước chạy đà.
- Đo đà bằng cách đi ngược từ ván giậm nhảy đến vạch xuất phát.
- Đo đà bằng bàn chân.
- Đo đà bằng thước dây.
+ luyện tập chạy đà bằng tốc độ cao.
Chú ý bốn bước cuối cùng. Trong tập luyện phải chú ý đến tư thế xuất phát. Phương pháp tăng tốc độ cự ly và sốbước. Sự ổn định trong các lần chạy đà.
+ Hoàn chỉnh kỹ thuật chạy đà với và kết hợp với giậm nhảy.
- Giảng dạy kỹ thuật trên không kiểu nhảy xa ữơn thân.
Mô phỏng động tác ưỡn thân.
Tại chỗ mô phỏng động tác miết đùi hông gập thân.
1-- 3 bước giậm nhảy làm động tác ưỡn thân.
Xây dựng khái niệm ưỡn thân trên không.
Đứng trên cao giậm nhảy rơi xuống làm động tác ưỡn thân (miết đùi đẩy hông gập thân).
Đà ngắn, trung bình giậm nhảy với bục thể dục làm động tác ưỡn than và gập thân với chân ra xa.
+Hoàn chỉnh với đà trung bình và dài.
Đà trung bình thực hiện toànbộ kỹ thuật.
Với đà cần giải quyết tốc độ.
Với bục giải quyết động tác miết chân.
Với ở xà giải quyết động tác gập thân với chân ra xa.
Đà dài hoàn chỉnh kỹ thuật trên không.
- Giảng dạy kỹ thuật tiếp đất và hoàn thiện kỹ thuật.
Tại chỗ bật xa chú ý nâng cao đùi với hai chân ra phía trước chạm cát hai tay đánh ra sau.
* Các động tác bổ trợ chạm cát.
Quỳ trên đệm nhảy lên thành ngồi duỗi dài hai chân lộn xuôi fậy thẳng chân gập thân nhiều.
Treo xà đơn hoặc thang dóng, gập bụng đưa chân leo cao đạp quả bóng treo cao trước mặt.
Hoàn chỉnh động tác rơi chạm cát cùng với các giai đoạn.
Tuy nhiên trong quá trình tập luyện khônng thể tránh khỏi những sai lầm và cách khắc phục.
+ Giai đoạn chạy đà.
- Chạy đà không chính xác.
Nguyên nhân: nhịp đà không ổn định.
Tư thế xuất phát không ổn định.
Biện pháp khắc phục: Chạy đà nhiều lần nhịp diệu tăng tốc độ và hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy; Tư thế xuất phát cố định.
- Chạy đà không tư thế chuẩn bị giậm nhảy.
NN: bốn bướccuối cùng không hạ thấp trọng tâm.
Biện pháp khắc phục: Chạy chú ý bốn bước cuối cùng hạ thấp trọng tâmđể chuẩn bị giậm nhảy ưỡn lên.
+ Giai đoạn giạm nhảy:
- Giạm nhảy không hết.
NN: Do nhận thức khái niệm sai nên giậm nhảy không duỗi hết các khớp dẫn đến không sử dụng được hết sức mạnh của cơ chân.
Giạm nhảy chậm, thời kỳ hoãn xung góc độ nhỏ.
Biện pháp khắc phục
Xây dựng khái niệm tập chạy đà giạm nhảy làm động tác bước bộ yêu cầu thẳng chân giậm.
Tập các động tác tăng sức mạnh tốc độ co cơ.
- Giạm nhảy bị lao.
NN: Nhữnh bước cuối cùng không hạ thấp trọng tâm.
- Lúc giậm nhảy thân gập nhiều về trước.
- Tốc đọ giậm chậm.
Biện pháp khắc phục:
- Tập bốn bước cuối cùng hạ thấp trọng tâm.
- Lúc giậm nhảy yêu cầu chân thẳng.
- Tập phản xạ giậm nhảy.
* Giai đoạn trên không.
+ Không đẩy được hông ưỡn được thân.
NN: Không dùng đùi chân lăng để miết xuốn dưới ra sau, chỉ sử dụng bụng hoặc đẩy ngực.
Biện pháp khắc phục:
Mô phỏng tại chỗ và di động động tác miết đùi đẩy hông.
+ không đẩy được thân sau giai đoạn ưỡn thân.
NN: Không tích cực gập.
Do tích cực gập thân xuống, không nâng được chân đùi, cẳng chân lên cao.
Biện pháp khắc phục:
Tich cực dùng cơ bụng cơ chân gập thân theo tín hiệu của giáo viên.
Chú ý gập để nâng chân đùi cẳng chân lên cao đến vật chuẩn, tích cự nâng đùi với xa chân.
+ Giậm nhảy xong làm động tác ưỡn thân ngay.
NN: Do nhận thức sai về kỹ thuật.
Biện pháp khắc phục:
Tập giậm nhảy bước bộ nhiều lần sau đó thực hiện ưỡn thân.
- Giai đoạn tiếp đất:
+ Không chủ động nâng cao với chân.
Biện pháp khắc phục:
Tập bật nhảy tại chỗ thu và với chân xa.
+ Rơi xuống đất bị ngã về phía sau.
NN: Gấp gối thấp, hai tay đánh ra sau quá mạnh mà không đánh về phía trước.
Lúc sắp chạm cát thấn trên ngả về sau quá nhiều.
Biện pháp khắc phục: Khi chạm cát chu ý gấp khớp để hoãn xung. Tập bật xa tại chỗ đưa hai chân về trước tíchcực đưa hai chân về trước.
c. Bước : Nâng cao thành tích và kỹ chiến thuật trong thi đấu.
Khi VĐV có thể lực và kỹ chiến thuật thì ta đi vào huấn luyện kỹ chiến thuật phối hợp VĐV hợp lý đảm bảo cho việc phát huy một cách tinh tế và tối ưu các tố chất thể lực để nâng cao thành tích.
- Huấn luyện kỹ thuật: Bao gồm huấn luyện kỹ thuật chung và huấn luyện chuyên môn.
+ Huấn luyện kỹ thuật chung là một qua trình giáo dưỡng làm tăng vốn kỹ năng và kỹ sảo hữu ích cho cuộc sống hàng ngày, cho thẻ thao.
Trong quá trình huấn luyện kỹ thuật HLV phải sử dụng các phương tiện và phương pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật một cách tốt nhất và phù hợp với từng cá nhân của VĐV.
+ Các phương pháp chiến thuật là nghệ thuật tranh tài thi đấu bao gồm:
- Lời nái trực quan, các dụng cụ phục vụ cho quá trình huấn luyện kỹ thuật, các bài tập.
+ Các phương pháp huấn luyện kỹ thuật bao gồm:
- Các phương pháp hướng dân và học tập kỹ thuật thể thao.
- Các phương pháp đặt kế hoạch.
- Các phương pháp kiểm tra.
- Các phương pháp đánh giá, thi đấu thể thao.
- Huấn luyện chiến thuật.
Nội dung của huấn luyện chiến thuật thể thao cho VĐV bao gồm:
- Chuyền thụ những hiểu biết về chiến thuật thể thao như các quy luật chiến thuật thể thao các chiến thuật trong môn thể thao lựa chọn. Biết khai thác các mặt mạnh yếu của đối phương và điều kiện cuộc thi.
Sử dụng thành thạo các đáp án, các miếng, các âm mưu chiến thuật
Giáo dục năng lực tư duy chiến thuật là trọng tâm, vì đó là yếu tố để xây dựng tổ chức. Và thực hiện kế hoạch thi đấu thể thao. Nếu thiếu nó thì thành tích thi đấu xẽ không hiệu quả. Năng lực chiến thuật được thể hiện thông qua năng lực vận dụng các tri thức sẵn có, bề dày kinh nghiệm thi đấu, khả năng quan sát, kha rnăng nhận biết nhanh, đánh giá đúng tình huống thi đấu và tư duy chiến thuật còn là nền móng của sự điêu luyện kỹ thuật thể thao.
Trong huấn luyện chiến thuật baogiờ cunngx có huấn luyện chiến thuật chung và huấn luyện chiến thuật chuyên môn. Huấn luyện chiến thuật chung có định hướng nhằm hoàn thiện trình độ điêu luyện chiến thuật ở môn thể thao lựa chọn. Huấn luyện chiến thuật chuyên môn là việc chuẩn bị trực tiếp bằng những bài tập của môn thể thao lựa chọn nhằm hoàn thiện trình độ chiến thuật của môn thể thao lựa chon.
V. kết quả thực hiện so sánh và đối chiếu.
Trong quá trình huấn luyện với thời gian không dài cũng như việc nghiên cứu về đề tài với đối tưựợng học sinh có năng khiếu về môn nhảy xa, có tính tích cực tự giác, khả năng nhạy bén, các em cùng với HLV đã cùng nhău nỗ lực rèn luyện, ý chíquyết tâm đạt thành tích cao
.
Bảng khảo sát lúc chưa áp dụng đề tài.
chất lượng
số lượng
khá
trung bình
số học sinh
SL
SL
SL
K10
1
1
1
K11
1
2
K12
1
1
1
Bảng khảo sát thực hiện song đề tài
chất lượng
số lượng
khá
trung bình
số học sinh
SL
SL
SL
K10
2
1
K11
2
1
K12
1
2
- Kết quả cho thấy được nâng lên rõ rệt. Mặc dù trong thời gian qua trường tôi chưa có được những thành tích cao về thể thao tuy nhiên với việc ứng dụng đề tài này, tôi thấy tính khả thi rất cao tôi thiết nghĩ trong thời gian tới chúng tôi sẽ có những VĐV xuất sắc để đóng góp cho tỉnh nói chung và cho ngành nói riêng.
- Trên đây là một vài xuy nghĩ của tôi về cách huấn luyện học sinh giỏi ở trường THPT,tất nhiên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện vẫn còn những thiếu sót không được như trong đề tài này rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, để chúng ta huấn luyện giáo dục môn TDTC.
VI. những ý kiến và kiến nghị sau quá trình thựuc hiện đề tài:
- Qua quá trình huấn luyện giảng dạy của giáo viên và học sinh nơi tôi đang công tác. Với thời gian huấn luyện chưa nhiều, kinh nghiệm trong giảng dạy còn nhiều hạn chế nhưng tôi có một vài đề nghị sau:
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho việc tập luyện cũng như sân bãi cho nhà trường, để giáo viên có thể hoàn thành tốt giờ giạy của mình.
- Ngành GD, nhà trường nên có chế độ hợp lý cho HLV và VĐV để khuyến khích trong việc giạy và học đạt kết quả cao.
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của hội đồng khoa học cở
chủ tịch hội đồng
(Ký tên đóng dấu)
Nam Lương Sơn ngày 15 tháng 04 năm 2006
Tác giả
Trịnh văn dương
File đính kèm:
- SKKN THE DUC.doc