Sáng kiến kinh nghiệm môn Văn 7

Văn học là nhân học,. Học văn là học cách làm người. Nói cho cụ thể hơn : Học văn là để hiểu cuộc sống, hiểu con người; để có thái độ, tình cảm đúng , hành động đúng trước cuộc sống. Đây cũng là cái đích thiết thực cần đạt tới của công tác giáo dục, giảng dạy trong các nhà trường hiện nay; nhằm thoả đáng yêu cầu đòi hỏi cấp bách của xã hội về những con người toàn diện. Để tạo nên những con người phát triển toàn diện, có hiểu biết xã hội , có tri thức, có tình cảm thái độ rạch ròi, có khả năng giao tiếp ứng xử thì bộ môn văn trong nhà trường là môn học có thế mạnh hơn cả. Song văn học không chỉ đơn thuần là một môn học mà nó còn là một bộ môn nghệ thuật ( Ngôn từ ). Trong đó tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật, lấy ngôn từ làm chất liệu, có hình thức quy mô đa dạng và phong phú . Bởi vậy, để học tốt môn văn là một quá trình không đơn giản, phải rèn luyện công phu về kỹ năng cảm thụ văn học . Rèn luyện cảm thụ văn học là một vấn đề vừa rộng, vừa khó. Nên việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh để đạt hiệu quả cao nhất là một việc làm cần thiết.

 Xuất phát từ thực tiễn học tập của học sinh T.H.C.S tuy đã trải qua 5 năm cấp tiểu học làm quen với văn học song với các em môn văn là môn học trừu tượng, rất nhiều em lúng túng trong phương pháp học, kỹ năng cảm thụ văn học yếu, phân tích kém, từ đó nhiều em sợ không thích học văn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- phần Mở đầu I- Lý do chọn đề tài: Văn học là nhân học,. Học văn là học cách làm người. Nói cho cụ thể hơn : Học văn là để hiểu cuộc sống, hiểu con người; để có thái độ, tình cảm đúng , hành động đúng trước cuộc sống. Đây cũng là cái đích thiết thực cần đạt tới của công tác giáo dục, giảng dạy trong các nhà trường hiện nay; nhằm thoả đáng yêu cầu đòi hỏi cấp bách của xã hội về những con người toàn diện. Để tạo nên những con người phát triển toàn diện, có hiểu biết xã hội , có tri thức, có tình cảm thái độ rạch ròi, có khả năng giao tiếp ứng xử thì bộ môn văn trong nhà trường là môn học có thế mạnh hơn cả. Song văn học không chỉ đơn thuần là một môn học mà nó còn là một bộ môn nghệ thuật ( Ngôn từ ). Trong đó tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật, lấy ngôn từ làm chất liệu, có hình thức quy mô đa dạng và phong phú . Bởi vậy, để học tốt môn văn là một quá trình không đơn giản, phải rèn luyện công phu về kỹ năng cảm thụ văn học . Rèn luyện cảm thụ văn học là một vấn đề vừa rộng, vừa khó. Nên việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh để đạt hiệu quả cao nhất là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn học tập của học sinh T.H.C.S tuy đã trải qua 5 năm cấp tiểu học làm quen với văn học song với các em môn văn là môn học trừu tượng, rất nhiều em lúng túng trong phương pháp học, kỹ năng cảm thụ văn học yếu, phân tích kém, từ đó nhiều em sợ không thích học văn. Trong giảng dạy môn văn tiếng việt ở trường T.H.C.S các thầy cô giáo thường quan tâm tới nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua giờ văn học .Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em đươc đọc, được phân tích hiểu và cảm nhận những tác phẩm thơ văn tiêu biểu cho từng thời kỳ, tưng giai đoạn trong S.G.K .Từ đó,các em được mở mang tri thức, mở rộng tầm nhìn, tâm hồn phong phú, biết nhìn đời với cặp mắt thân thiện hơn. Nhưng muốn cảm thụ văn học tốt, người học sinh ngoài việc nghe giảng và học bài còn phải được trau dồi và rèn luyện năng lực cảm thụ văn học theo mức độ yêu cầu của chương trình T.H.C.S hiện hành. Có năng lực cảm thụ văn học các em mới có hứng thú viết văn các em càng thêm yêu quý tiếng việt,có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Thực tế trong các nhà trường hiện nay, các em học sinh lớp 7 còn nhiều bỡ ngỡ về môi trường sư phạm, phương pháp học và khối lượng kiến thức. Ngược lại, bài kiểm tra và thi có thời lượng kiến thức dày đặc không còn đơn giản theo kiểu ''điền từ vào ô trống '' như ở bậc tiểu học. Học sinh quen lối học sáo mòn thụ động, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu,khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ . Năng lực cảm thụ chưa cao, khả năng tư duy còn hạn chế. Bài làm của học sinh chỉ là sự bắt chước khuôn mẫu, hoặc các em không làm đươc bài thi. Vì lý do trên và thực tế giảng dạy của bản thân hiện nay, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh lớp 7 Cấp T.H.C.S. II- Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề cảm thụ văn học, phương pháp kỹ năng cảm thụ văn học , cảm thụ tác phẩm văn học là một vấn đề cốt lõi trong giảng dạy, là nền tảng để tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm . Bởi vậy vấn đề này là một vấn dề " nóng bỏng" lâu nay nhiều giáo sư nhà lý luận nghiên cứu phê bình văn học, nhà văn , nhà giáo và những người có tâm huyết với văn chương đã đề cập, đã bàn đến dưới nhiều khía cạnh. Nhiều tác giả tầm cỡ như giáo sư : Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Lê Trí Viễn, Phan Trọng Luận... đã đề cập ở phạm vi rộng, trong các chuyên luận , tiểu luận. Nhiều nhà văn , nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình thì lại đề cập đến từng khía cạnh tiếp cận , cảm thụ tác phẩm; nhiều tác giả viết sách giáo khoa đề cập vấn đề cảm thụ tác phẩm thông qua sách hướng dẫn, tư liệu tham khảo hoặc lồng ghép vào phân môn tập làm văn cho học sinh ở từng bậc học, cấp học nói chung. Nhưng ít ai chú ý đến đối tượng học sinh lớp 6,7 là lứa tuổi đầu cấp học THCS, còn nhiều bỡ ngỡ đối với việc cảm thụ và kỹ năng cảm thụ một tác phẩm. Nên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu việc rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 7 Cấp T.H.C.S. III - Nhiệm vụ nghiên cứu: Trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học, có hứng thú học văn, viết văn, tự làm bài kiểm tra và thi đỗ các kì thi. Có rất nhiều cách luyện tập, nhưng trong đề tài này tôi chỉ đề cập tới những vấn đề sau: - Một số yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh lớp 7 cấp T.H.C.S . - Một số bài tập tiêu biểu về cảm thụ văn học lớp 7 T.H.C.S. Cuối cùng đề tài này có nhiệm vụ minh chứng tính đúng đắn trong nghiên cứu bằng cách đưa ra những kết quả thực nghiệm của chính tác giả . Đề tài này rất mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào việc luyện cảm thụ văn học cho học sinh T.H.C.S giúp các em có kỹ năng, phương pháp và kết quả học tập môn văn tốt hơn. IV- Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này người viết chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: a- Phương pháp tổng hợp - Phân tích: Đọc các bài, các tài liệu lý thuyết cảm thụ văn học phương pháp giảng, phân tích thơ, văn xuôi, các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học...để được các kết quả có liên quan đến đề tài. b- Phương pháp khảo sát, diều tra và thực nghiệm: - Thực nhiệm điều tra: Điều tra cơ bản về năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 7. - Khảo sát tình hình dạy học (Dự giờ, phỏng vấn). - Thực nghiệm dạy học nhằm kiểm nghiệm hiệu quả thực tế của việc rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 7 mà đề tài nghên cứu. B- nội dung I - Một số yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học cấp T.H.C.S 1-Thế nào là cảm thụ văn học: Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc trong thực tế và cái hay, cái đẹp của văn học thể hiện trong tác phẩm (câu truyện, bài văn, bài thơ...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ...thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Để hình dung rõ những điều trên, ta hãy tìm hiểu đôi dòng tâm sự của các nhà văn, nhà thơ khi tiếp xúc với văn học. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã rất xúc động, ông nhớ và kể lại: “trái tim non nớt của tôi láng máng nhận ra cãi vị đắng của cuộc đời đi ở xưa kia khi đó, tôi chưa thể hiểu hết ý nghĩa của câu ca dao, nhưng tôi thấy nó thât gần gũi "cái cối cái chày", "cái cọc bờ ao”, những thứ ấy quá quen thuộc với tôi nhưng cứ lạ mãi tại sao nó lại trở thành tiếng nói buồn tủi bắt ta phải thương xót, cảm thông trí tưởng tượng của tôi phát ra bóng người cô độc, bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị loại ra khỏi cái thế giới người, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm sự cùng những vật vô tri vô giác . Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc, nghe một câu truyện, một bài thơ ... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng, và thật sự gần gũi "nhập thân" với những gì đã đọc ... Nhà văn Hoàng Phủ Ngoc Tường cũng từng nhớ lại thuở ấu thơ và viết: "Dế mèn phiêu lưu ký giúp tôi phát hiện tình bạn nhu một sức mạnh kỳ diệu của tâm hồn... khi đói quá sắp chết Dế Trũi đã đưa càng cho Dế Mèn đề nghị bạn lấy thịt mình để ăn mà sống tôi nhận ra rằng chính Mèn và Trũi mới là nhân vật của tâm hồn tôi, đã làm tôi chảy nước mắt ..." (sách đã dẫn). Rõ ràng, đọc có suy ngẫm tưởng tượng ( liên tưởng) và rung cảm thật sự sẽ giúp ta cảm nhận văn học, đúng như nhà văn Anh Đức tâm sự: Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ, mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêm ra lắm diều thú vị "(sách đã dẫn). Cũng cần nói thêm, cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi em không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết đinh như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ khi tiêp xúc với văn học... ngay cả trong một con người sự cảm thụ văn học về một tác phẩm nào đó trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có lần thổ lộ: "Riêng bài ca dao"Con cò mà đi ăn đêm "thì ở mỗi con người, ở mỗi độ tuổi của đời người, tôi lại cảm nhận một cái hay riêng của nó và cho đến bây giờ tôi vẫn chưa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thủa nhỏ ấy (sách đã dẫn). Những điều nói trên về cảm thụ văn học cho thấy các em học sinh P.T.C.S đều có thể rèn luyện, trau dồi từng bước để nâng cao trình độ cảm thụ văn học, giúp cho việc học tập môn Văn - Tiếng Việt ngày càng tốt hơn và trở thành học sinh khá giỏi. 2/ Yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học ở cấp T.H.C.S: Chương trình môn văn học T.H.C.S. từ lớp 6 đến lớp 9 luôn chiếm một thời lượng quan trọng trong phân phối chương trình môn ngữ văn (lớp 6 chiếm 2/4tiết/ tuần; lớp7, 8 chiếm 2/4tiết/tuần; lớp 9 chiếm 3/5tiết/tuần) cho thấy, chương trình luôn coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng năng lưc cảm thụ văn học cho học sinh. Dưới sư hướng dẫn của thầy, cô giáo cùng với việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học, các tác phẩm văn học sẽ đem đến cho học sinh tri thức và cả những điều kỳ thú hấp dẫn. Tuy nhiên, muốn trở thành học sinh có năng lưc cảm thụ văn học tất cả các em phải tự giác phấn đấu rèn luyện nhiều mặt. Kinh nghiệm cho thấy, để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế cần có : - Sự say mê hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, đọc kỹ ( ít nhất 3 lần ) học thuộc ( thơ) nắm cốt truyện, thuộc những chi tiết hay ( đắt ) . - Chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về cuộc sống và văn học. - Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt ( Từ ngữ- Ngữ pháp ) để phục vụ cho cảm thụ văn học . - Kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn về cảm thụ văn học . Dưới đây là những yêu cầu cụ thể cho mỗi học sinh : a/ Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ - văn . Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em nhỏ đều thích nghe ông, bà ,cha,mẹ...kể chuyện, đọc thơ. Nhiều em thuộc ngay từ hồi đó, nhiều em thích đọc to lên, Đó chính là biểu hiện ban đầu của hứng thú . Một học sinh chưa thích học văn, thiếu sự say mê nhất định chưa thể đọc lưu loát diễn cảm bài văn hay ( Điều thực tế này hiện còn gặp khá nhiều ở học sinh tất cả các lớp 6-7- 8-9 ) và nhất định các em chưa thể xúc động với những gì đẹp đẽ được nhà văn. nhà thơ diễn tả qua tác phẩm. Khi nhớ lại quãng đời học văn thủa nhỏ, giáo sư văn học Lê Trí Viễn đã rút ra nhận xét quí báu: Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tế thông thường của nó, còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại. Nếu không" làm thân "với văn thơ thì không nghe được tiếng lòng chân thật của nó ( Sách đã dẫn ). Muốn làm thân với văn thơ, ta phải có tấm lòng chân thật, có tình cảm với văn thơ, đến với văn học một cách tự giác. Đây chính là yếu tố quan trọng để cảm thụ văn học. b/ Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế và văn học. "Vốn sống" của mỗi con người là điều quan trọng trong cảm thụ văn học "Vốn" được tích luỹ bằmg hiểu biết của bản thân qua sinh hoạt và quan sát hàng ngày . Có những điều diễn ra quanh ta rất quen thuộc, nhưng nếu ta không chú ý quan sát nhận xết, ghi nhớ (ghi chép) thì cũng không làm giầu thêm vốn sống. Chính vì vậy, tập quan sát thường xuyên bằng tai nghe, tay sờ, mắt nhìn, mũi ngửi là thói quen rất cần thiết cuả học sinh. Quan sát như thế nào mới có kết quả tốt và phục vụ cho việc tích luỹ vốn sống. Nhà văn Tô Hoài - Người nổi tiếng về tài quan sát và miêu tả đã mách giùm kinh nghiệm như sau " Quan sát giỏt phải tìm ra nét chính và đặc tính riêng, móc được những ngóc nghách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận như một câu nói lột tả tính nết, những dáng người, hình bóng, tiễng động, ánh đèn, nét nặt...do mình khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật ra. Và khi bật ra được thì hào hứng không ghi không chịu được Quan sat nhiều, kỹ giúp các em viết văn hay và còn cảm nhận vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc. Đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng nhờ có vốn hiểu biết về cuộc sống ở làng quê Việt Nam đã viễt đoạn cảm thụ xuất sắc: “...Hạt gạo đã tích tụ biết bao nhiêu chất phù sa màu mỡ đượm đầy sức sống của dòng sông Kinh Thầy, vị phù sa như người mẹ hiền nuôi nấng, chăm sóc từng hạt gạo nhỏ bé.lẫn trong vị phù sa là cả hương vị của đài sen thơm ngát. Hạt gạo làng ta không những chứa đựng sưc sống dẻo dai của phù sa màu mỡ mà còn nhuốm cả hương thơm ngọt ngào, cả sự trắng trong tinh khiết của đoá sen. Hạt gạo quyện lẫn tiếng hát ''ngọt bùi'' ấm êm của nguời mẹ hiền, của tiếng sáo vi vu trên cánh đồng bát ngát trong nhũng chiều lộng gió. Hạt gạo thật đáng quý biết bao! Bên cạnh ''vốn sống'' thực tế, học sinh cần tích luỹ vốn văn học thông qua đọc sách. Sách giúp ta mơ rộng tầm nhìn, khơi sâu cảm xúc, khơi dậy cảm thụ văn học. Đọc sách gì?. Nên chọn sách phù hợp với lứa tuổi Thiếu niên có ích cho học tập và tu dưỡng đạo đức như : Truyện lịch sử, kho tàng cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, truyện danh nhân...không đọc truyện chưởng, kinh dị , truyện tranh mà văn không thành câu văn dẫn đến văn bị cụt , què sai ngữ pháp ...) Phương pháp đọc như thế nào? Cần tập trung tư tưởng cao, thấy cái hay, cái đẹp của tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật. Đọc sách đến mức say mê có nghĩa là sống cùng nhân vật, biết buồn - vui - sướng - khổ - yêu - ghét đồng thời cảm nhận được những câu văn hay, hình ảnh đẹp, chi tiết xúc động Đọc để rung cảm sâu sắc vơi tác phẩm là điều cần thiềt, song học sinh cần phải chọn lọc, ghi chép công phu để tích luỹ làm giàu vốn sống. Ghi những gì? Ghi những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp những câu thơ đoạn văn mình thích những cảm nhận tâm đắc lúc ''xuất thần''. Trần Đăng Khoa hồi nhỏ rất xúc động khi nghe bà đọc câu ca dao: “Hỡi cô tát nứơc bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”. Khoa đã ghi những cảm nhận vào sổ tay: ''Gặp ở đâu nhỉ, hình như trong một đêm dưới ánh trăng bên đường làng, giữa những tiếng múc nước của cái gàu dai. Đúng rồi cô múc nước ấy là mẹ tôi '' (Tập san GD số 5-1977). Đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp ta tự học được nhiều điều thú vị, từ đó lớn lên về trí tuệ, tâm hồn làm cho cảm xúc phong phú, chân thực. Đây chính là điều kiện quan trọng để cảm thụ văn học . c/ Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Để cảm thụ văn học trước hết cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản đã được học trong chương trình môn tiếng việt. Đó là phần từ ngữ (lớp 6-7) phần ngữ pháp (lớp 6-7-8-9). Lớp 6 có hiểu biết về ngữ âm và chữ tiếng Việt (âm - vần - dấu - thanh...) ta dễ dàng cảm nhận dược vẻ đẹp của câu thơ tả cảnh mùa hè . “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”. (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Bốn phụ âm đầu được lặp lại (lửa lựu lập loè), thanh điệu hài hoà, từ láy ''lập loè'' có tiếng láy mang vần ''ấp'' (Thường gợi nét nghiã: một trạng thái không ổn định lúc mờ lúc tỏ, lúc mạnh lúc yếu, lúc cao lúc thấp ...tương tự như các từ láy: lập lờ, mập mờ, thập thò lấp ló...), những hiểu biết đó giúp ta thấy rõ hình ảnh hoa lựu đỏ như sắc lửa khi ẩn khi hiện báo hiệu mùa hè đang tới gần . Đọc đoạn văn ''Phong cảnh làng mạc ngày mùa'' của Tô Hoài, nếu nắm vững kiến thức từ ngữ lớp 6 (từ ghép), các em sẽ chú ý ngay tới các sắc độ của màu vàng do nhà văn sáng tạo ra băng sự quan sát tinh tế : ''Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng ...Tất cả đượm một màu vàng trù phú đầm ấm lạ lùng ...'' (Tô Hoài - Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả - NXB G.D 1988, trích đầu - cuối đoạn văn) Một loạt các từ ghép (phân nghĩa) chỉ màu vàng khác nhau đã được nhà văn biến hoá khôn lường: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lim, vàng xẫm, vàng tươi, vàng đốm, vàng xọng, vàng giòng, vàng mượt...có cả những màu vàng không nhìn thấy bằng mắt, mà chỉ có thể cảm nhận đựơc bằng tâm hồn qua cách diễn tả của nhà văn: Vàng hơn thuờng khi, vàng như những vạt áo nắng, màu vàng đầm ấm trù phú lạ lùng . Nắm vững kiến thức ngữ pháp (câu, cách dùng từ đặt câu,kết cấu câu...)các em không chỉ nói viết trôi chảy, sáng sủa mà còn cảm nhận sâu sắc nét đẹp của nội dung qua nhũng hình thức diễn đạt sáng tạo và sinh động . Đọc đoạn văn sau của Nguyễn Phan Hách:''Thoắt cái,lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái , trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý''. (Tả cảnh Sa Pa). Nếu thiếu đi những trang ngữ ấn tượng về thời gian (thoắt cái ), không dùng cách đảo bổ ngữ (lác đác) đảo vị ngữ (trắng long lanh)...những câu văn trên sẽ không thể làm cho nguời đọc cảm nhận đựơc vẻ đẹp nên thơ và huyền ảo của thắng cảnh Sa Pa. Tương tự như trên, cách đổi trật tự cú pháp thông thường của các câu thơ: ''Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà''. (Qua đèo ngang-Bà Huyện Thanh Quan) Nhằm nhấn dáng vẻ (lom khom) của chú tiều và vẻ thưa thớt (lác đác) đìu hiu của cảnh sơn cùng thuỷ tận của xứ Đàng Ngoài thời vua Lê Chúa Trịnh (từ đây trở vào đã là xứ khác). Cái gì cũng ít ỏi thưa thớt, hoang vắng, xa lạ, rất phù hợp với tâm trạng thi nhân, nỗi buồn man mác và đơn chiếc... Nắm vững được kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng việt sẽ giúp các em nâng cao được năng lực cảm thụ văn học. d- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn về cảm thụ văn học : Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhất trong việc cảm thụ văn học và việc nâng cao chất lượng học tập của bộ môn Muốn cảm thụ văn học tốt, học sinh cần phải được rèn luyện kỹ năng viết đoạn. Để cảm thụ được văn học, bộc lộ qua bài viết, học sinh cần chú ý những điểm chính sau đây: * Khi phân tích một tác phẩm hay một đoạn, một câu phải chú ý đến ngữ âm. Ngữ âm là cấp độ thấp nhất của ngôn ngữ, tự bản thân nó không có ý nghĩa, nhưng nhà văn sử dụng nó độc đáo có hiệu quả vì thế nó có ý nghĩa . Bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu ( Văn 9 -Tập 2 ), câu thơ cuối ''Đầu súng trăng treo'' (không phải trăng treo đầu súng) sử dụng ngữ âm ''eo'' tạo âm điệu lan toả mãi, gợi cảm giác ung dung thanh thản biểu hiện tư thế, tâm hồn người chiến sỹ cách mạng . * Cảm thụ văn chương qua việc tìm hiểu cách dùng các từ ngữ , hình ảnh : Từ ngữ, hình ảnh là yếu tố cơ bản của tác phẩm văn học. Trong tác phẩm không phải chữ nào, từ nào cũng hay. Muốn cảm thụ văn học tốt và tập trung (bài làm không bị loãng), cần chọn những từ ngữ hình ảnh chính để phân tích. Trong các loại từ, từ láy là từ có giá trị biểu cảm rất lớn ( Ví dụ đã dẫn'' Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông ''). Cũng trong ''Kiều'' đoạn trích ''Kiều ở lầu Ngưng Bích'', 8 câu thơ cuối cùng có các từ láy ''ầm ầm, thấp thoáng, rầu rầu, man mác''. Từ láy ''ầm ầm'' là từ láy tượng thanh miêu tả âm thanh của tiếng sóng vỗ vào bờ liên tiếp, mạnh. ''ầm ầm" gợi khung cảnh bờ biển sóng vỗ, nhưng chủ yếu qua từ láy này, nguời đọc thêm hiểu rõ tâm trạng của Kiều: Nàng bị ám ảnh về những tai hoạ đang bủa vây sắp giáng xuống đầu nàng gây xúc động cho người đọc. Khai thác từ, phải tìm hiểu xem từ được dùng theo nghĩa như thế nào. Nghĩa đen hay nghĩa bóng? Ví dụ: từ " nghiêng" trong câu " nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng" ( Khúc hát ru - Nguyễn Khoa Điềm ). Từ "nghiêng " trong hình ảnh " nhịp chày nghiêng " miêu tả chiếc chày ngả về một phía theo nhịp người giã. Tư "nghiêng" trong hình ảnh "giấc ngủ em nghiêng" là hình ảnh đứa bé ngủ trên lưng mẹ ngả theo động tác giã gạo của người mẹ. Nghĩa bóng của từ nghiêng tạo hình ảnh cụ thể về cuộc sống vất vả của người phụ nữ, trẻ em nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung trong kháng chiến chống Mỹ, gợi tình cảm xót thương và căm giận. Khi phân tích, bình giảng văn học, học sinh thường được giáo viên hướng dẫn tìm những từ láy, từ đắt (trong câu, trong đoạn, trong bài ). Đó là những từ thường được coi là những từ "Thần " hay nhãn tự của câu, của bài. Ví dụ: chữ "Hồng" trong bài "Chiều tối" ( Nhật ký trong tù-Hồ Chí Minh) được Hoàng Trung Thông đánh giá : " Chỉ một chữ ấy thôi cũng đủ cân lại với cả 27 chữ kia dẫu nặng đến mấy đi nữa. Đây chính là nhãn tự của bài thơ, tương tự như chữ "sang" trong" Tức cảnh Pác Bó" là nhãn tự của bài Hình ảnh: là toàn bộ đường nét, màu sắc hoặc đặc điểm của người, vật, cảnh bên ngoài được ghi trong tác phẩm. Nhờ đó ta có thể tưởng tượng ra người, vật, cảnh đó (Gọi là trong văn , thơ có hoạ). Bài thơ" Đồng chí" của Chính Hữu có một hình ảnh vô cùng gợi cảm: " Đầu súng trăng treo". Nếu cảm thụ tốt sẽ hình dung ra được cảnh chiến sỹ bên nhau chờ giặc, đêm khuya vầng trăng chênh chếch như treo đầu súng vừa thực vừa thơ mộng. Câu thơ ngoài sự gợi tả còn có ý nghĩa tượng trưng: Súng-Người chiến sỹ. Vầng Trăng-Thi sỹ. Hai hình ảnh hài hoà biểu hiện tư thế và tâm hồn của người chiến sỹ vừa dũng cảm, kiên cường mà vẫn lãng mạn, yêu đời. c/ Cảm nhận văn chương phải chú ý đến nhịp điệu của câu văn câu thơ: Nhịp điệu chính là nhạc thơ được tạo bởi thanh, vần, cách ngắt nhịp. Bài "Em đi chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp sử dụng nhiều thanh bằng và vần " ương'' để tạo nên những câu thơ có nhịp điệu diễn tả tâm trạng náo nức, hứng khởi của người đi vãn cảnh Chùa Hương. Khi phân tích bài "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu (Văn 6 tập 2) nên chú ý đến nhịp điệu (cách ngắt nhịp, xuống dòng, gieo vần) ta sẽ nhận thấy mỗi câu thơ là một nhịp âm thanh rời rạc, đó chính là tiếng chổi của chị lao công đưa đi đưa lại nhịp ngắn, nhịp dài. âm thì rời nhưng vần thì gắn kết giúp ta cảm nhận được sự nhẫn nại, bền bỉ trong công việc lao động bình thường của chị lao công. Trong hai câu thơ: " áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau/biết nói gì / hôm nay " ( Việt Bắc - Tố Hữu ) Cách ngắt nhịp trái với lục bát diễn tả một thoáng ngập ngừng, bối rối không biết nói gì của người chia tay. Tâm trạng nhà thơ biểu hiện rất rõ. Khi phân tích, học sinh cần rèn luyện thói quen tự đặt câu hỏi : Tại sao thế này? mà không phải thế kia? * Cảm nhận văn chương qua việc phát hiện và tìm hiểu các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ... ( ở đây chỉ nêu vài biện pháp tiêu biểu ). + So sánh : Là phép tu từ từ vựng phổ bién làm tăng tính gợi hình, biểu cảm. Khi phân tích giá trị nghệ thuật của so sánh, học sinh phải hiểu được vì sao trong câu có A rồi tác giả lại còn phải đưa B ra. B thường là sự vật quen thuộc có khả năng gợi ra hình ảnh hoặc cảm giác nào đó .Thông qua so sánh mà hình ảnh hoặc cảm giác ấy của B sẽ chuyển sang A. Ví Dụ : Mẹ như giọt nắng cuối ngày A và B có những nét tương đồng, muốn so sánh phải tìm hiểu đặc điểm của B. Nắng cuối ngày là nắng leo lét, yếu ớt, sắp tắt. Chuyển đặc điểm B sang A :mẹ già yếu sắp lìa xa cõi đời. Câu thơ so sánh diễn tả tình cảm yêu thương cùng những âu lo của con đối với mẹ. + ẩn dụ: Là phép tu từ thường gặp trong thơ, văn. ẩn dụ là so sánh ngầm. Sự vật so sánh ẩn dụ trong thơ, văn thường là những hình ảnh đẹp có ý nghĩa gợi nhiều liên tưởng làm câu thơ có hình tượng dễ truyền cảm, dễ cảm thụ. " Những cánh buồm" là ẩn dụ của bài thơ cùng tên của Hoàng Trung Thông để nói lên những ước mơ, khát vọng của con mgười " Cánh buồm " đưa con thuyền ra khơi có khác gì " ước mơ" con người đang vươn tới". Ước mơ chỉ là khái niệm trừu tượng đã được hình tượng hoá bằng ẩn dụ " Cánh buồm" cụ thể, dễ cảm nhận lại mang chất thơ bay bổng . Hình ảnh "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy ( Văn học 7- tập 1) cũng là một ẩn dụ. Hình ảnh" mặt trời" trong câu thơ" Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng" ( Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm ) được sử dụng theo nghĩa bóng. Người học sinh khi cảm thụ, phân tích nếu nhận thấy từ không sử dụng theo nghĩa đen lập tức phải đặt câu hỏi có phép tu từ ẩn dụ không? Phân tích gần như phép so sánh . + Nhân hoá: Nhân hoá trong thơ văn là để cho sự vật, cảnh vật có hồn, giống như con người, khiến cho cảnh vật gợi cảm trở nên thân thiết gần gũi với con người .Nhân hoá làm cho câu thơ lung linh sống động đem đến cho người đọc những rung động thẩm mỹ. Sự vật nhân hoá trong thơ thường nhuần nhị tự nhiên, phù hợp với con người . "Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc che nhường cho con". Hình ảnh "cây tre "được tác giả nhân hoá như con người, dãi dầu chịu đựng mọi thử thách trong cuộc sống. Đồng thời tre cũng được nhân hoá giống như một người mẹ luôn hi sinh tất cả vì con, che chở cho con. Hình ảnh nhân hoá sinh động thể hiện lòng nhân ái bao la và tình mẫu tử thật cảm động . Ta có thể bắt gặp trong thơ văn rất nhiều hình ảnh nhân hoá : - Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi - Sông mở nước ôm tôi vào dạ - Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu ... Khi cảm thụ thơ văn, phân tích được tác dụng của nghệ thuật nhân hoá (có mặt trong đoạn, câu) là đã cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm hoặc đoạn trích đó . + Điệp ngữ: Điệp ngữ cũng là phép tu từ phổ biến có rất nhiều tác dụng trong việc làm tăng hiệu quả diễn đạt. Kết thúc bài " Nhớ con sông quê hương " Tế Hanh viết : " Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương." Cách sử dụng điệp ngữ có tác dụng diễn tả tình cảm của tác giả với quê hương vô cùng thân thiết. Điệp ngữ như lời tâm niệm, nhắc đi nhắc lại, như lời thề thiêng liêng, son sắt. Tình cảm đó đã trào dâng lên thành một quyết tâm, một niềm tin cao cả vào sự nghiệp thống nhất đất nước, vào ngày trở về quê hương... + Đảo ngữ : (Đã dẫn ở phần 3, nắm vững kiến th

File đính kèm:

  • docSKKN van 7 hay.doc