Thủ công là môn học tạo ra cái đẹp, nhằm phục vụ nhu cầu vật chất của con người. Thủ công là loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng. Do vậy giáo dục thủ công cấp tiểu học là một môn học mà mục tiêu là đào tạo những con người phát triển hài hòa về nhiều mặt. Đức, Mĩ, Trí và lao động sáng tạo. Để thực hiện vụ thủ công ( tính khéo léo ) phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học trong đó có thủ công có vị trí quan trọng, là môn cơ sở giáo dục thủ công, mục đích chủ yếu là làm cho đông đảo học sinh được tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật để các em hiểu biết về các yếu tố làm ra cái đẹp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cái tỉ mĩ, khéo léo, nhận thức cái đẹp do mình làm ra. Rèn luyện tri giác, thị giác và khả năng để tạo cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời xây dựng cho học sinh tình cảm yêu quí người lao động và sản phẩm do người làm ra. Từ đó học sinh biết tự làm ra sản phẩm để trang trí cho bản thân, lớp, nhà trường và xã hội.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4695 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt nội dung dạy học phối hợp gấp, cắt, dán hình khối lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN : THỦ CÔNG
Chủ đề :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT NỘI DUNG DẠY HỌC PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH KHỐI LỚP 3
Thủ công là môn học tạo ra cái đẹp, nhằm phục vụ nhu cầu vật chất của con người. Thủ công là loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng. Do vậy giáo dục thủ công cấp tiểu học là một môn học mà mục tiêu là đào tạo những con người phát triển hài hòa về nhiều mặt. Đức, Mĩ, Trí và lao động sáng tạo. Để thực hiện vụ thủ công ( tính khéo léo ) phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học trong đó có thủ công có vị trí quan trọng, là môn cơ sở giáo dục thủ công, mục đích chủ yếu là làm cho đông đảo học sinh được tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật để các em hiểu biết về các yếu tố làm ra cái đẹp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cái tỉ mĩ, khéo léo, nhận thức cái đẹp do mình làm ra. Rèn luyện tri giác, thị giác và khả năng để tạo cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời xây dựng cho học sinh tình cảm yêu quí người lao động và sản phẩm do người làm ra. Từ đó học sinh biết tự làm ra sản phẩm để trang trí cho bản thân, lớp, nhà trường và xã hội.
Trong công tác giảng dạy môn thủ công thì nội dung phối hợp gấp, cắt, dán hình là tương đối khó, thực hiện làm bài rất dể gây nhàm chán đối với các em, vì đối với học sinh lớp 2-3 thì nội dung này có yêu cầu thể hiện cao hơn là phải biết phối hợp giữa gấp, cắt, dán phải có độ chính xác, hơn nữa việc gấp, cắt, dán đối với học sinh vùng sâu, vùng xa của địa phương ít được tiếp xúc với nội dung này trong cuộc sống thực tế.
Vậy để học sinh yêu thích và học tốt nội dung phối hợp gấp, cắt, dán hình. Với vai trò là giáo viên đứng lớp tôi luôn băn khoăn suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất. Trong quá trình giảng dạy thủ công nhiều năm qua, không ít những lần thất bại và cũng có nhiều thành công khi áp dụng các biện pháp dạy học, bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp hợp lí như sau:
Một số lỗi sai học sinh thường gặp khi học nội dung “ phối hợp gấp, cắt, dán hình”
Học sinh thể hiện gấp, cắt, dán chưa đúng.
Học sinh chưa biết thực hiện được từng bước gấp, cắt, dán.
Học sinh chưa nắm được qui trình mĩ thuật của từng bước.
Học sinh còn lúng túng khi thực hành.
Học sinh chưa học tốt nội dung phối hợp gấp, cắt, dán hình có ảnh hưởng gì?
Trước hết việc gấp, cắt, dán hình không tốt ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em không thể hoàn thành các chứng cứ ở bảng đánh giá nhận xét môn học, dẫn đến các em sẽ không đạt đánh giá kết quả học lực A+.
Học sinh thực hành không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn đến thời gian học thực hành ít.
Học sinh gắp, cắt, dán không tốt sẽ không còn hứng thú với giờ học, từ đó làm mất trật tự, ảnh hưởng đến giờ học.
Giáo viên sẽ không hoàn thành được mục tiêu chỉ tiêu giáo dục đề ra.
Thực trạng
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới việc học sinh lớp 2-3 học không tốt nội dung gấp, cắt, dán hình.
Nguyên nhân khách quan:
Về phía gia đình:
Gia đình thường có tư tưởng xem nhẹ môn thủ công và chỉ xem là một môn phụ, nên không chú tâm dặn dò nhắc nhở con em mình.
Do địa phương là vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn và bản thân của phụ huynh trước dây chưa được làm quen với môn học này, nên khoán hẳn việc học cho con em mình cho giáo viên.
Về phía học sinh:
Học sinh hầu như còn thiếu dụng cụ cho giờ học.
Do địa phương là vùng sâu, vùng xa học sinh không được tiếp xúc, vui chơi, giải trí hay tiếp cận với văn hóa, trong đó có thủ công, nên việc giảng dạy, giáo dục về thủ công rất khó khăn.
Về phía nhà trường:
Nhà trường chưa đầu tư sâu về cơ sở vật chất làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
Giáo viên chưa qua trường lớp đào tạo chuyên ngành cho việc dạy môn thủ công rất khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan;
Do học sinh còn chưa cảm nhận, yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
Học sinh còn lúng túng khi thực hiện các bước gấp, cắt, dán. Từ đó dẫn tới học sinh mất hứng thú cho việc học vẽ.
Học sinh về nhà không thực hành bài của mình.
Những biện pháp giải quyết vấn đề.
Biện phaùp thứ nhất:
Thông qua trực quan giáo viên dùng phương pháp bằng tranh quy trình phối hợp với sự hướng dẫn để giúp học sinh nhận ra các bước gấp, cắt, dán. Từ đó học sinh thực hiện để làm ra sản phẩm của mình.
Biện pháp thứ hai:
Nhận xét, lựa chọn sản phẩm đúng, đẹp của học sinh từ đó có khen thưởng đối với từng sản phẩm của học sinh.
Biện pháp thứ ba:
Phương pháp thực hành: Giới thiệu và hướng dẫn mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát và đưa ra nhận xét và thực hành thi đua xem tổ, nhóm nào hoàn thành trước và sản phẩm đúng, đẹp.
Biện pháp thứ tư:
Dạy các bước gấp, cắt, dán theo trình tự nhằm quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, kém.
Giúp học sinh quan sát mẫu thông qua các câu hỏi gợi ý ( giáo viên nên lưu ý đến học sinh yếu, kém.).
Cho học sinh lên truớc lớp làm mẫu từ đó giáo viên giúp đỡ các em.
Biện pháp thứ năm:
Giao bài tập về nhà, thông qua sản phẩm đã trưng bày giáo viên có kế hoạch giao bài tập về nhà. Có thể là hoàn thành sản phẩm của mình ở lớp hay còn xấu, chưa chính xác có thể làm thêm một sản phẩm mới. Đến giờ học thủ công sau giáo viên nên kiểm tra và có nhận xét đánh giá sản phẩm do học sinh làm.
Kết quả
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy tự tin và chủ động khi dạy chöông trình gấp, cắt, dán hình. Tiết dạy trở nên sinh động, học sinh tích cực tham gia nhiệt tình vào giờ học hơn.
Đối với học sinh khá, giỏi ngày càng hoàn thành tốt sản phẩm hơn. Với học sinh yếu, kém các em không còn ngán ngẩm khi học môn này nữa.
Học sinh ở lớp 3 của tôi đang giảng dạy hầu hết thực hiện được và hoàn thành sản phẩm của mình ngày càng tốt hơn.
Với kết quả đạt được, qua áp dụng kinh nghiệm ở cơ sở. Tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy học tập môn thủ công.
Để sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả tôi xin chân thành đón nhận sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, các quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Tôi chân thành cảm ơn !
Khánh An, ngày 15 tháng 01 năm 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Văn Trải
File đính kèm:
- SKKN Thu cong.doc