1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
- Phong trào thi học sinh giỏi các cấp là một phong trào hết sức quan trọng, đây là phong trào mũi nhọn hàng đầu đối với ngành giáo dục, thông qua kết quả của học sinh đã đánh giá được chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh một cách chính xác, sát thực nhất vì sản phẩm của giáo dục chính là kết quả học tập của các em học sinh.
- Đối với mỗi giáo viên phụ trách bộ môn, trong quá trình giảng dạy ở trên lớp thì việc phát hiện và lựa chọn đối tượng học sinh giỏi vào đội tuyển học sinh giỏi là việc hết sức quan trọng, xong việc lựa chọn kiến thức và phương pháp để bồi dưỡng, ôn tập cho các em lại còn quan trọng hơn, nó góp phần quyết định đến kết quả dự thi của học sinh.
- Vấn đề nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đề cập từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học cho học sinh giỏi chưa được quan tâm nhiều.
- Trong những năm qua phong trào thi học sinh giỏi môn hóa học các cấp ở trường THCS xã Hàng Vịnh và huyện Năm Căn đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên kết quả ấy vẫn còn khiêm tốn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.
- Bản thân tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường nhiều năm giao cho phụ trách ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học vòng huyện và vòng tỉnh nên cũng tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định, nay tôi xin được chia sẻ với các đồng chí đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí giáo viên giảng dạy môn hóa học với mục đích nhằm đưa phong trào thi học sinh giỏi bộ môn này ở huyện nhà chúng ta đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong những năm sắp tới.
- Phạm vi của đề tài tập trung vào 2 vấn đề chính đó là: Phương pháp ôn bồi dưỡng và nội dung kiến thức cơ bản ôn bồi dưỡng
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đối với học sinh khối 9 trường THCS Hàng Vịnh và
7 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp và nội dung ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học cấp trung học cơ sở (phần hóa vô cơ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ÔN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (PHẦN HÓA VÔ CƠ)
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
- Phong trào thi học sinh giỏi các cấp là một phong trào hết sức quan trọng, đây là phong trào mũi nhọn hàng đầu đối với ngành giáo dục, thông qua kết quả của học sinh đã đánh giá được chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh một cách chính xác, sát thực nhất vì sản phẩm của giáo dục chính là kết quả học tập của các em học sinh.
- Đối với mỗi giáo viên phụ trách bộ môn, trong quá trình giảng dạy ở trên lớp thì việc phát hiện và lựa chọn đối tượng học sinh giỏi vào đội tuyển học sinh giỏi là việc hết sức quan trọng, xong việc lựa chọn kiến thức và phương pháp để bồi dưỡng, ôn tập cho các em lại còn quan trọng hơn, nó góp phần quyết định đến kết quả dự thi của học sinh.
- Vấn đề nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đề cập từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học cho học sinh giỏi chưa được quan tâm nhiều.
- Trong những năm qua phong trào thi học sinh giỏi môn hóa học các cấp ở trường THCS xã Hàng Vịnh và huyện Năm Căn đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên kết quả ấy vẫn còn khiêm tốn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.
- Bản thân tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường nhiều năm giao cho phụ trách ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học vòng huyện và vòng tỉnh nên cũng tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định, nay tôi xin được chia sẻ với các đồng chí đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí giáo viên giảng dạy môn hóa học với mục đích nhằm đưa phong trào thi học sinh giỏi bộ môn này ở huyện nhà chúng ta đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong những năm sắp tới.
- Phạm vi của đề tài tập trung vào 2 vấn đề chính đó là: Phương pháp ôn bồi dưỡng và nội dung kiến thức cơ bản ôn bồi dưỡng
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đối với học sinh khối 9 trường THCS Hàng Vịnh và có thể áp dụng cho các em khối 9 ở các trường khác trong huyện.
3. Mô tả sáng kiến:
a. Cơ sở lí luận thực tiễn:
- Trong thực tế có những giáo viên đã lựa chọn học sinh vào đội tuyển rất đông nhưng có khi việc lựa chọn ấy lại không đúng đối tượng, không phát huy được sở trường của các em. Hoặc có khi trong quá trình hướng dẫn, bồi dưỡng thì phương pháp giáo viên đưa ra chưa phù hợp đã tạo áp lực cho học sinh.
- Trong điều kiện hiện nay, việc tìm hiểu, tham khảo kiến thức của bộ môn hóa học được học sinh và giáo viên thực hiện rất dễ dàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: Các loại sách nâng cao, bộ đề được bán phổ biến tại các nhà sách, đặc biệt thông qua truy cập Internet giúp cho giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích. Tuy nhiên do có quá nhiều thông tin mà quá trình dạy bồi dưỡng cho học sinh, giáo viên thường lúng túng trong việc chọn lựa kiến thức gì cho phù hợp để ôn luyện cho các em. Có khi có đồng chí lại bồi dưỡng cho các em dưới hình thức “ôn tủ”, đoán đề dẫn tới các em bị đi lạc hướng, không nắm được kiến thức một cách cơ bản và logic. Tất cả các lí do trên đều dẫn đến kết quả không cao, thậm chí còn có những em còn bị điểm 1, điểm 2 trong các lần thi tuyển.
b. Quá trình thực nghiệm của bản thân:
*Về phương pháp ôn bồi dưỡng:
- Phát hiện ra học sinh giỏi: Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên phải chú ý đến những đối tượng có những biểu hiện như sau để tuyển chọn vào đội tuyển: Có lòng say mê, yêu thích bộ môn, luôn hoàn thành các yêu cầu chỉ dẫn của giáo viên, rất hứng thú trong giờ thực hành, thích đọc sách, có ước mơ hoài bão, có năng lực quan sát, biết liên tưởng,có khả năng sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác. Từ đó giáo viên kết hợp với BGH thăm dò và làm công tác tư tưởng để kêu gọi các em tham gia vào đội tuyển.
- Tạo mối quan hệ thật gần gũi, cởi mở, tạo hứng thú cho các em trong học tập và làm việc để giữa cô và trò luôn có được nguồn thông tin hai chiều. Khi dạy trên lớp hoặc ôn một bài nào đó ta dẫn dắt học sinh làm được bài tập, làm được thí nghiệm, biết được kiến thức này vận dụng vào công việc gì, phục vụ con người như thực tế nào trong đời sống từ đó các em mới đam mê môn hóa, khi đã có đam mê thì mới có học sinh giỏi hóa được.
- Trong quá trình ôn bồi dưỡng, giáo viên phải lựa chọn những mảng kiến thức phù hợp, đảm bảo tính hệ thống, logic, tránh tuyệt đối việc ôn tủ, ôn đoán đề hoặc ôn tràn lan. Do đó giáo viên cũng phải soạn giáo án trước khi bồi dưỡng cho học sinh.
- Mỗi mảng kiến thức được thực hiện theo các bước:
+ Ôn chắc kiến thức cơ bản.
+ Nâng cao dần qua từng mảng kiến thức.
+ Hướng dẫn cách giải theo chuyên đề.
+ Giới thiệu nhiều tài liệu và hướng dẫn tự học, tự đọc theo từng chuyên đề ở nhiều sách khác nhau và có ví dụ cụ thể kèm theo.
- Ngoài thời gian ôn tập ở trường giáo viên cũng cần phải hướng dẫn các em tự học ở nhà bằng cách: Ra bài tập về nhà, hướng dẫn các em chọn lựa sách tham khảo phù hợp, truy cập 1 số trang web để tìm hiểu thêm tư liệu hoặc giải đề thi học sinh giỏi của các huyện, tỉnh khác
* Nội dung cơ bản cần ôn bồi dưỡng:
Đối với hóa vô cơ các em đã được học cơ bản ở lớp 8 và khá sâu ở học kì I lớp 9 nên thường trong đề thi sẽ chiếm một tỉ lệ cao hơn so với hóa hữu cơ, vì vậy tôi thường ôn với thời lượng nhiều hơn, với nhiều dạng bài tập khác nhau.
Sau đây là một số mảng kiến thức trọng tâm bản thân tôi thường ôn bồi dưỡng cho các em:
* Phần lí thuyết gồm: Điều chế chất, nhận biết chất, tách chất, giải thích hiện tượng
- Điều chế chất: Viết phương trình theo sơ đồ chuyển hóa, từ những chất ban đầu nêu cách làm và viết phương tình điều chế ra các chất khác
Ví dụ 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau đây:
+ CO
t0
+ CO
t0
+ CO
t0
+ S
t0
+ O2
t0
+ O2
t0,xt
+ H2O
+ E
H
G
G
F
E
F.
D
B
Fe2O3
A
Giáo viên hướng dẫn để các em thảo luận làm bài:
Các chất A,B bị khử bởi CO nên phải là các oxit (mức hoá trị Fe < III) và D phải là Fe.
F và G là các sản phẩm của sự oxi hoá nên phải là các oxit.
Chọn các chất lần lượt là : Fe3O4, FeO, Fe, FeS, SO2, SO3, H2SO4.
Ví dụ 2: Từ hỗn hợp MgCO3, K2CO3, BaCO3 hãy điều chế các kim loại Mg, K và Ba tinh khiết.
Giáo viên hướng dẫn :
- Hoà tan hỗn hợp vào trong nước thì K2CO3 tan còn BaCO3 và CaCO3 không tan.
- Điều chế K từ dung dịch K2CO3:
K2CO3 + 2HCl ® 2KCl + H2O + CO2
2KCl 2K + Cl2
- Điều chế Mg và Ca từ phần không tan MgCO3 và CaCO3
- Nung hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 :
- Nhận biết chất: Gồm các dạng nhận biết các chất bằng cách dùng nhiều thuốc thử, dùng thêm duy nhất 1 loại thuốc thử hoặc không dùng thêm một loại thuốc thử nào khác.
Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất khí sau đây đựng trong các lọ không nhãn: CO2, SO2, Cl2, H2, O2, HCl.
Ví dụ 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn : NH4Cl, MgCl2, FeCl2, ZnCl2, CuCl2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Ví dụ 3: Không dùng thuốc thử nào khác hãy phân biệt các dd đựng trong các lọ riêng biệt: NaHCO3, Na2CO3, BaCl2, Na3PO4, H2SO4.
- Tách chất, tinh chế chất: Giáo viên lưu ý cho học sinh một số ý sau:
+ Đối với hỗn hợp rắn : X thường là dung dịch để hoà tan chất A.
+ Đối với hỗn hợp lỏng (hoặc dung dịch): X thường là dung dịch để tạo kết tủa hoặc khí.
+ Đối với hỗn hợp khí : X thường là chất để hấp thụ A (giữ lại trong dung dịch).
+ Ta chỉ thu được chất tinh khiết nếu chất đó không lẫn chất khác cùng trạng thái
Ví dụ 1: Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất CaCl2, MgCl2, Na2SO4, MgSO4, CaSO4. Hãy trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết.
Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng chất khỏi hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, SiO2.
- Nêu và giải thích hiện tượng:
Ví dụ: Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình xảy ra khi cho KHSO4 lần lượt vào các cốc đựng sẵn: dd Na2CO3, dd(NH4)2CO3, dd BaCl2, dd Ba(HCO3)2, Al, Fe2O3.
* Phần bài tập: Các dạng bài tập tính toán tôi thường bồi dưỡng cho học sinh là:
+ Dung dịch: Nồng độ dung dịch và pha chế dung dịch
+ Tính hiệu suất phản ứng
+ Xác định công thức hóa học
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
+ Toán về tăng, giảm khối lượng
+ Bài tập tổng hợp
Trước hết để làm được các bài tập tính toán, chúng ta phải hệ thống lại tất cả các công thức tính toán hóa học các em đã học từ lớp 8 đến lớp 9, giúp các em phải nhớ và biến đổi thuần thục từng công thức. Trong quá trình bồi dưỡng tôi đã ra đề, tóm tắt đề và hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo các mức độ từ cơ bản đến nâng cao.
Ví dụ:
Từ dạng cơ bản
Hòa tan hoàn toàn 6, 5 g kim loại A có hóa trị II cần dùng vừa đủ dd HCl 0,2 M. Sau phản ứng thu được 2,24 lit khí hiđro đktc.
Tìm A
Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng
Dạng cao hơn
Hòa tan hoàn toàn 27,2 g hỗn hợp X gồm kim loại M (có hóa trị II và III) và MxOy trong 0,8 lít dd HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc được 4,48 lit khí (đktc) và dd A. Để trung hòa axit dư trong A cần dùng vừa đủ 0,6 lit dd NaOH1M. Tìm M, MxOy. Biết rằng trong hai chất này có một chất số mol bằng hai lần chất kia.
Dạng cao hơn nữa:
Hòa tan 49,6 g hỗn hợp gồm một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loại hóa trị I vào nước được dd A. chia dd A làm hai phần bằng nhau
- phần 1: cho tác dụng với lượng dư H2SO4 được 2,24 lít khí (đktc)
- phần 2: cho tác dụng với lượng dư BaCl2 được 4,3 g kết tủa.
a) Tìm công thức của hai muối ban đầu.
b) tính thành phần % khối lượng các muối trong hỗn hợp đầu
4. Kết quả đạt được:
Từ những kinh nghiệm như đã nêu trên, trong nhiều năm qua tôi áp dụng vào việc ôn học sinh giỏi ở đơn vị, thực tế cho thấy học sinh rất say mê và yêu thích bộ môn hóa học. Số lượng học sinh tham gia vào đội tuyển nhiều hơn so với các bộ môn khác trong trường. Các em có hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao theo một hệ thống logic để luôn sẵn sàng bước vào các kì thi với một tâm lí thoải mái, tự tin. Kết quả cụ thể đạt được những năm gần đây trong các kì thi học sinh giỏi do các cấp tổ chức như sau:
Năm học
Cấp huyện
Cấp tỉnh
2006 - 2007
2 HS
2 HS
2010 - 2011
3 HS
2 HS
2011 - 2012
1 HS
1 HS
2012 - 2013
3 HS
Đang bồi dưỡng 3 HS
Cũng từ nền tảng kiến thức các em có được qua quá trình tôi bồi dưỡng mà đã có những em trong đội tuyển khi học hết cấp 2 đã thi đỗ vào các lớp chuyên hóa, khi thi đại học nhiều em đã về báo kết quả với tôi là các em đã đỗ vào trường đại học y, ngành công nghệ hóa, công nghệ sinh, công nghệ hóa dầu Đó là những niềm vui và tự hào lớn nhất của bản thân tôi đối với các thế hệ học trò của mình trong sự nghiệp “trồng người”.
5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được chia sẻ, phổ biến trong đơn vị, đặc biệt là trong tổ chuyên môn và đã được các giáo viên trong tổ áp dụng.
6. Đề xuất, kiến nghị:
Để chất lượng thi học sinh giỏi môn hóa học các cấp của huyện nhà chúng ta ngày càng đạt thành tích cao hơn, tôi xin mạnh dạn có một số kiến nghị như sau:
- Các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Phòng giáo dục cần có những biện pháp chỉ đạo và quan tâm nhiều hơn đến phong trào ôn bồi dưỡng học sinh giỏi như: Việc chọn giáo viên ôn, giáo viên ra đề thi (tránh để tình trạng giáo viên vừa là người ôn thi nhưng cũng là người ra đề và chấm thi), chọn địa điểm cho các em bồi dưỡng để dự thi vòng tỉnh một cách phù hợp hơn để tất cả các em học sinh được gọi vào đội tuyển đều được ôn tập, vì địa bàn trong huyện nhà chúng ta còn nhiều khó khăn cho việc đi lại của các em.
- Tạo điều kiện để giáo viên có cùng chuyên môn trong huyện được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhiều hơn góp phần nâng cao tay nghề, đặc biệt là kinh nghiệm ôn bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trên đây là một số sáng kiến mà tôi đã tích lũy được qua quá trình ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa Học cấp THCS (phần hóa vô cơ), xin được chia sẻ với các đồng chi, đồng nghiệp đặc biệt là những đồng chí đang giảng dạy bộ môn hóa học trong huyện nhà. Rất mong đuợc sự đóng góp ý kiến chân thành từ những đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Chân trọng kính chào!
Hàng Vịnh, ngày 18 tháng 3 năm 2013
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết:
Cù Thị Tuyết
PHẦN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Tên đề tài: Một số sáng kiến ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS (phần hóa vô cơ)
Người viết: Cù Thị Tuyết
Tổ chuyên môn
Trường
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 2013
Tổ trưởng
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 2013
Hiệu trưởng