1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
- Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm, một khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. Mỗi một tiết học, một kiểu bài lên lớp đòi hỏi phải có những phương pháp khác nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đặc biệt hơn nữa là “ bài thực hành” trong chương trình sinh học nói chung và sinh học lớp 7 nói riêng là một vấn đề rất khó, để dạy thành công một bài thực hành hay một nội dung nào đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu phương pháp phù hợp và qua thử nghiệm mới có thể thành công. Tuy nhiên khả năng thành công của mỗi tiết dạy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự nhiệt tâm và cần mẫn của người thầy, sự nổ lực vượt khó của mỗi học sinh. Do vậy tôi chọn đề tài “ Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh” để nghiên cứu.
- Với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của bộ giáo dục và đào tạo vào tháng 8 năm 2011 chương trình môn sinh học cấp THCS hiện nay biệt là sinh lớp 7 thì nhiều bài theo kiểu lí thuyết chuyển sang dạy thực hành. Do đó đòi hỏi người thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận dụng phù hợp các phương pháp dạy – học với từng kiểu bài, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành và thực tiễn trong cuộc sống. Phù hợp với phương châm: Học đi đôi với hành, lí thuyết kết hợp với thực tiễn,.Kiến thức sinh học mà các em đã học được muốn khắc sâu thì phải thực hành trên mẫu vật, tạo cho các em có một kỹ năng thực hành tốt. Đó là cơ sở lý luận mà tôi chọn vấn đề này .
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 7 trong nhiều năm liền tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh vào các bài thực hành và thực tiễn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn: Kỹ năng thực hành, thao tác thực hiện của các em chưa cao, còn nhiều lúng túng. Với giáo viên, chỉ mới thực hiện hoàn thành nội dung các tiết thực hành trong chương trình, chưa tạo cơ hội để các em có điều kiện rèn luyện kỹ năng thực hành, bộc lộ khả năng tư duy của mình.
- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới, kiến thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm. Vậy mà học sinh lại gặp khó khăn trong vấn đề này thì quả đây là một điều rất đáng quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của cả một thế hệ tương lai. Là một người giáo viên nếu chúng ta nhiệt tình, nhiệt tâm vì học sinh thì nhất định mục đích chúng ta sẽ đạt được.
9 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN
Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7
trong trường THCS Hàng Vịnh
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
- Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm, một khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. Mỗi một tiết học, một kiểu bài lên lớp đòi hỏi phải có những phương pháp khác nhau, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài. Làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đặc biệt hơn nữa là “ bài thực hành” trong chương trình sinh học nói chung và sinh học lớp 7 nói riêng là một vấn đề rất khó, để dạy thành công một bài thực hành hay một nội dung nào đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu phương pháp phù hợp và qua thử nghiệm mới có thể thành công. Tuy nhiên khả năng thành công của mỗi tiết dạy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự nhiệt tâm và cần mẫn của người thầy, sự nổ lực vượt khó của mỗi học sinh. Do vậy tôi chọn đề tài “ Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh” để nghiên cứu..
- Với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của bộ giáo dục và đào tạo vào tháng 8 năm 2011 chương trình môn sinh học cấp THCS hiện nay biệt là sinh lớp 7 thì nhiều bài theo kiểu lí thuyết chuyển sang dạy thực hành. Do đó đòi hỏi người thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận dụng phù hợp các phương pháp dạy – học với từng kiểu bài, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành và thực tiễn trong cuộc sống. Phù hợp với phương châm: Học đi đôi với hành, lí thuyết kết hợp với thực tiễn,...Kiến thức sinh học mà các em đã học được muốn khắc sâu thì phải thực hành trên mẫu vật, tạo cho các em có một kỹ năng thực hành tốt. Đó là cơ sở lý luận mà tôi chọn vấn đề này .
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 7 trong nhiều năm liền tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh vào các bài thực hành và thực tiễn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn: Kỹ năng thực hành, thao tác thực hiện của các em chưa cao, còn nhiều lúng túng. Với giáo viên, chỉ mới thực hiện hoàn thành nội dung các tiết thực hành trong chương trình, chưa tạo cơ hội để các em có điều kiện rèn luyện kỹ năng thực hành, bộc lộ khả năng tư duy của mình.
- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới, kiến thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm. Vậy mà học sinh lại gặp khó khăn trong vấn đề này thì quả đây là một điều rất đáng quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của cả một thế hệ tương lai. Là một người giáo viên nếu chúng ta nhiệt tình, nhiệt tâm vì học sinh thì nhất định mục đích chúng ta sẽ đạt được.
2. Phạm vi triển khai thực hiện.
Sáng kiến “ Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh”, đã triển khai thực hiện đối với học sinh lớp 7 từ năm học 2011 ở trường THCS xã Hàng Vịnh.
3. Mô tả sáng kiến.
3.1/ Thực trạng .
- Do điều kiện CSVC của nhà trường còn thiếu phòng thực hành bộ môn còn chưa có, nên học sinh và giáo viên chưa có điều kiện để phát huy hiệu quả của tiết thực hành. Giáo viên bộ môn sinh học chưa chịu khó đầu tư nhiều cho các tiết thực hành, chưa thực sự học hỏi từ đồng nghiệp để tích luỹ cho mình một vốn kiến thức cơ bản trong việc giảng dạy thực hành cho bộ môn sinh học. Do vậy khi được nhà trường phân công giảng dạy bồi dưỡng thực hành cho học sinh sẽ gặp phải khó khăn nhất định, lúng túng trong phương pháp bồi dưỡng. Trong từng tiết học giáo viên chưa tạo cho các em sự tò mò, nghiên cứu về môn học.
- Với học sinh thì nhiều em chưa ham thích với bộ môn, ngại sờ mó động vật, chưa có phương pháp quan sát tìm tòi trên mẫu mổ nên hiệu quả chưa cao. Thời gian để các em tham gia thực hành qua các tiết thực hành theo phân phối chương trình còn ít, cơ hội để các em rèn kỹ năng và thao tác thực hành chưa nhiều.
3.2/ Một số phương pháp dạy thực hành.
a/Tạo cho học sinh hứng thú học môn sinh học:
- Giáo viên phải chú ý đặc điểm tâm trạng của học sinh để có những tác động phù hợp. Có như vậy mới gây được hứng thú với môn học của các em. Đồng thời phải luôn cải tiến thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tối ưu nhất, kích thích sự phát triển của các em. Giáo viên cần xây dựng mối quan hệ giữa Thầy và trò, tích cực trong giảng dạy. Vì hứng thú của các em phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ, thái độ của Thầy đối với học sinh. Kích thích sự sáng tạo của các em trong việc tìm tòi và phát hiện những tri thức mới như hướng dẫn các em cách đọc tài liệu, sưu tầm tư liệu trong sách, báo, hoặc có thể dùng điểm số chấm trong các buổi thảo luận, làm bài tập thực hành để kích thích các em học tập, khơi dậy ở các em niềm tin, tự hào vào những ứng dụng thành tựu nghiên cứu và thực tế cuộc sống.
- Qua từng tiết học tiếp theo trong chương trình, giáo viên khéo léo dẫn dắt các em đến với việc giải thích các hiện tượng sinh lí cũng như các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể. Từ đó sẽ kích thích sự tò mò, tìm tòi ở các em qua môn học.
- Qua từng tiết học, giáo viên giúp các em việc vẽ hình, cách ghi chú thích trên hình vẽ, từ đó các em sẽ yêu thích môn học hơn. Đây cũng là cơ hội mà giáo viên phát hiện ra những học sinh có năng khiếu vẽ hình đẹp, là một tiêu chí cần phải có trong khi viết tường trình và vẽ hình khi thực hành sau này.
b/Tổ chức tốt các tiết thực hành theo phân phối chương trình sinh học 7:
- Yêu cầu sự chuẩn bị của học sinh trước khi lên lớp phải đảm bảo: Vật mẫu, các dụng cụ cần thiết cho buổi thực hành, phân nhóm thực hành.
- Với giáo viên: Chuẩn bị các vật mẫu, tranh ảnh, hoá chất cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh. Lập kế hoạch cụ thể khi lên lớp ( Giáo án). Dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hướng dẫn thực hành. Trong quá trình thực hành, giáo viên cần theo dõi từng nhóm, từng cá nhân để rèn kỹ năng thực hành và thao tác thực hành cho các em như: Cách quan sát kính hiển vi, quan sát kính lúp, kỹ năng bất động vật mẫu, thao tác làm các tiêu bản từ dễ đến phức tạp.
c/ Một số kỹ năng thực hành cho học sinh:
- Trước hết giáo viên phải rèn cho các em kỹ năng quan sát kính hiển vi , kính lúp trên mẫu vật, trên tiêu bản. Đây là việc mà các em đã làm qua các tiết thực hành trong chương trình; nhưng làm thế nào cho nhanh, chính sác, khoa học mới là vấn đề cần quan tâm, như: Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong kính hiển vi, cách đặt kính, cách lấy ánh sáng qua gương phản chiếu, cách đặt tiêu bản khi có sử dụng tấm ván đục lỗ,...Qua thực tế nhiều năm, khi vào thi có em không lấy được ánh sáng qua gương phản chiếu ở kính hiển vi thì các bước tiếp theo sẽ không có kết quả.
- Phân tích lại cho các em hiểu vai trò và chức năng của từng loại dụng cụ trong bộ đồ mổ. Cách sử dụng của từng loại dụng cụ sao cho khoa học, không làm hỏng các tiểu bản, mẫu mổ đẹp. Ví dụ: Cách cầm kéo, cách hướng mũi kéo khi cắt da và cắt cơ, dùng kim nhọn, kim mũi mác để tách nội quan, cách sử dụng dao lam khi làm các tiêu bản ...
- Làm bất động mẫu vật (ếch đồng) trước khi giải phẫu và làm các tiêu bản theo yêu cầu của đề ra. Về lý thuyết bất động ếch bằng cách chọc tuỷ thì giáo viên nào củng đã làm và hướng dẫn cho học sinh thực hiện.Trong thực tế thì nhiều học sinh thực hiện chưa tốt, còn chậm, thậm chí không thành công: Biểu hiện sau khi máu chảy ra nhiều mà ếch vẫn còn nhảy,..
- Theo tôi, thì giáo viên cần cho học sinh nắm lại lí thuyết cách chọc tuỷ ếch: Tay trái cầm ếch, tay phải cầm kim mũi nhọn, xác định vị trí hố khớp,...(có phần phụ lục) Điều quan trọng là phải cho học sinh xác định vị trí hố khớp thực tế qua tranh vẽ bộ xương ếch, sau đó lột da đầu ếch nhất đầu ếch theo hướng lên xuống để các em xác định vị trí hố khớp. Tiếp theo cho các em nhận biết dấu hiệu khi đã choc đúng vị trí của tuỷ sống là ếch đưa hai chi trước lên che mặt lại và khi đã phá tuỷ thành công thì dấu hiệu tiếp theo là hai chi sau run duỗi thẳng rồi ếch mềm nhũn ra.
- Hướng dẫn học sinh mổ và quan sát các nội quan. Cách tiến hành làm các tiêu bản cụ thể theo yêu cầu. Dưới đây là một số nội dung cần được bồi dưỡng thêm cho học sinh.
- Trong từng tiêu bản, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách tiến hành sao cho nhanh chóng, khoa học. Tác dụng của từng loại hoá chất đối với từng loại tiêu bản để quá trình quan sát được thuận lợi hơn.
d/ Hướng dẫn cách làm tường trình với nội dung vừa thực hành xong :
- Nội dung viết tường trình cần thể hiện bằng nội dung chữ viết và bằng hình vẽ minh hoạ. Nội dung cần ngắn gọn, đảm bảo yêu cầu của đề ra.
- Qua tường trình cần thể hiện được các thao tác trong khi thực hành và kết quả những gì đã quan sát được trong quá trình thực hành. Ví dụ : Vật mẫu ếch đồng, bộ đồ mổ, hoá chất gồm..., hình vẽ cắt da, kết quả hình vẽ về đôi dây thần kinh đùi ,... Trên hình vẽ cần sử dụng bút chì, bút màu để thể hiện vị trí các nội quan. Thể hiện kích thước phải chính xác, cân đối chứng minh được kết quả mà mình đã thực hành được.
e/Một số ví dụ cụ thể:
BÀI 3: THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. Chuẩn bị:
* GV : - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
- Tranh trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình.
Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, cỏ khô ngâm nước trong 5 ngày
* HS : Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, cỏ khô ngâm nước trong 5 ngày
II. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát trùng giày
- Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng kính hiển vi.
- GV hướng dẫn các thao tác:
+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình)
+ Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi.
+ Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ.
+ Quan sát H 3.1 SGK để nhận biết trùng giày.
- GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm.
- GV yêu cầu lấy một mẫu khác, HS quan sát trùng giày di chuyển
- Di chuyển theo kiểu tiến thẳng hay xoay tiến?
- GV cho HS làm bài tập trang 15 SGK chọn câu trả lời đúng.
- GV thông báo kết quả đúng để HS tự sửa chữa, nếu cần.
I. Trùng giày
- HS làm việc theo nhóm đã phân công.
- Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV.
- Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi " nhận biết trùng giày.
- HS vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày.
- HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển .
- HS dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hình dạng: Cơ thể hình khối, không đối sứng, có hình chiếc giày.
* Di chuyển: Vừa tiến vừa xoay, Có lông bơi
Hoạt động 2: Quan sát trùng roi
- Cho HS quan sát H 3.2 và 3.3 SGK trang 15.
- Yêu cầu HS làm với cách lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày.
- GV gọi đại diện một số nhóm lên tiến hành theo các thao tác như ở hoạt động 1.
- GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm.
* Lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu.
- Nếu nhóm nào chưa tìm thấy trùng roi thì GV hỏi nguyên nhân và cả lớp góp ý.
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 16.
* Đáp án: + Đầu đi trước
+ Màu sắc của hạt diệp lục.
II. Trùng roi
- HS tự quan sát hình trang 15 SGK để nhận biết trùng roi.
- Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát.
- Các nhóm nên lấy váng xanh ở nước ao hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi.
- Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Tường trình
Yêu cầu HS vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích.
III. Tường trình
- HS vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại.
- Với những biện pháp đã nêu trên, khi áp dụng với đối tượng học sinh lớp 7 tại trường THCS xã Hàng Vịnh đã đem lại những kết quả như sau :
- Nhiều học sinh đã có sự ham thích với môn học, có phương pháp học tập tốt trong các tiết thực hành bộ môn. Với những học sinh được đã được tiếp cận kỹ năng thực hành và thao tác thực hành tốt: Kỹ năng sử dụng kính lúp, kính hiển vi, bất động vật mẫu, làm các tiêu bản (đặc biệt là các tiêu bản tìm hiểu cấu tạo bên trong), các thao tác khi tiến hành trên mẫu mổ thể hiện chính xác, khoa học và đẹp mắt.
- Khi viết tường trình thì các em đã thể hiện rõ được những nội dung đã thực hành bằng cách dùng lời, thể hiện qua hình vẽ, cách ghi chú thích. Với cách dùng màu của mình các em đã phân biệt được vị trí và cấu tạo của các nội quan trong cơ thể. Trong quá trình thực hành, các em cũng cố và khắc sâu được những kiến thức đã học về các động vật. Từ đó các em lí giải được những vấn đề thường xảy ra trong tự nhiên, trong cuộc sống con người (như : tiếng kêu của êch khi trời sắp mưa, vì sao ếch luôn sống nơi ẩm ướt, ...)
- Qua việc thực hiện phương pháp trên, từ thực tế đã làm và từ việc khảo sát, kết quả đạt được như sau:
Năm học: 2010 - 2011
Năm học: 2011 - 2012
Lớp
Số HS
TB
Lớp
Số HS
TB
SL
%
SL
%
7a1
33
31
93.3
7a1
44
42
95,45
7a2
36
31
86.1
7a2
42
41
97.62
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Sáng kiến đã triển khai thực hiện đối với học sinh lớp 7, ở trường THCS xã Hàng Vịnh và có thể áp dung đối với học sinh trong trường THCS.
6. Kiến nghị, đề xuất.
- Qua thời gian giảng dạy và áp dụng biện pháp trong việc bồi dưỡng thực hành cho đối tượng học sinh lớp 7 tại trường THCS xã Hàng Vịnh bước đầu đem lại một số kết quả đáng kể. Trong quá trình thực hành các em đã được cũng cố lại các phần lí thuyết đã học, khả năng tư duy cũng tốt hơn khi lý giải về một hiện tượng trong thực tiễn và đời sống .
- Để giúp học sinh khai thác kiến thức bài học thông qua tiết thực hành thì đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp và sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quan, đặc biệt là mẫu vật thật, để cho học sinh thấy được sự cần thiết của mẫu vật trong việc khai thác kiến thức bài học thực hành được thêm sôi nổi và sinh động hơn giúp học sinh hứng thú, say mê tìm tòi nhiên cứu thế giới động vật.
- Nhà trường cần quan tâm về cơ sở vật chất tốt hơn như phòng thực hành bộ môn, dụng cụ thực hành, mẫu vật ... để giáo viên thuận lợi trong việc dạy thực hành.
- Mặc dù vấn đề là nhỏ, nhưng nếu chúng ta vận dụng tốt thì việc học tập và cũng như việc giảng dạy được kết quả cao. Là giáo viên người đứng lớp tôi mong rằng qua sáng kiến này các bạn đồng nghiệp của tôi sẽ rút kinh nghiệm và áp dụng, vận dụng vào thực tế giảng dạy.
Năm căn, ngày 15 tháng 3 năm 2013.
Ý kiến xác nhận của Người viết
Hiệu trưởng.
Nguyễn Quốc Khánh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàng Vịnh, ngày 15 tháng 3 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7
trong trường THCS Hàng Vịnh
- Tên cá nhân: Nguyễn Quốc Khánh
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: từ ngày 20 / 8 / 2011 đến 15/ 3/ 2013
1/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
- Với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của bộ giáo dục và đào tạo vào tháng 8 năm 2011 chương trình môn sinh học cấp THCS hiện nay biệt là sinh lớp 7 thì nhiều bài theo kiểu lí thuyết chuyển sang dạy thực hành. Do đó đòi hỏi người thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận dụng phù hợp các phương pháp dạy – học với từng kiểu bài, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành và thực tiễn trong cuộc sống.
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 7 trong nhiều năm liền tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh vào các bài thực hành và thực tiễn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn: Kỹ năng thực hành, thao tác thực hiện của các em chưa cao, còn nhiều lúng túng. Với giáo viên, chỉ mới thực hiện hoàn thành nội dung các tiết thực hành trong chương trình, chưa tạo cơ hội để các em có điều kiện rèn luyện kỹ năng thực hành, bộc lộ khả năng tư duy của mình.
- Trong khuôn khổ đề tài cho phép, tôi xin trình bày một sáng kiến “ Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh ”
2/ Phạm vi triển khai thực hiện.
Sáng kiến “ Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh”, đã triển khai thực hiện đối với học sinh lớp 7 từ năm học 2011 ở trường THCS xã Hàng Vịnh.3/ Mô tả sáng kiến.
a/Tạo cho học sinh hứng thú học môn sinh học:
- Giáo viên phải chú ý đặc điểm tâm trạng của học sinh để có những tác động
phù hợp. Có như vậy mới gây được hứng thú với môn học của các em. Đồng thời
thích sự phát triển của các em.
phải luôn cải tiến thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tối ưu nhất, kích
- Qua từng tiết học tiếp theo trong chương trình, giáo viên khéo léo dẫn dắt các em đến với việc giải thích các hiện tượng sinh lí cũng như các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể.
- Qua từng tiết học, giáo viên giúp các em việc vẽ hình, cách ghi chú thích trên hình vẽ, từ đó các em sẽ yêu thích môn học hơn.
b/Tổ chức tốt các tiết thực hành theo phân phối chương trình sinh học 7:
- Yêu cầu sự chuẩn bị của học sinh trước khi lên lớp phải đảm bảo: Vật mẫu, các dụng cụ cần thiết cho buổi thực hành, phân nhóm thực hành.
- Với giáo viên: Chuẩn bị các vật mẫu, tranh ảnh, hoá chất cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh. Lập kế hoạch cụ thể khi lên lớp ( Giáo án). Dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hướng dẫn thực hành.
c/ Một số kỹ năng thực hành cho học sinh:
- Trước hết giáo viên phải rèn cho các em kỹ năng quan sát kính hiển vi , kính
lúp trên mẫu vật, trên tiêu bản.
- Phân tích lại cho các em hiểu vai trò và chức năng của từng loại dụng cụ trong bộ đồ mổ.
- Làm bất động mẫu vật (ếch đồng) trước khi giải phẫu và làm các tiêu bản theo yêu cầu của đề ra.
- Hướng dẫn học sinh mổ và quan sát các nội quan. Cách tiến hành làm các
tiêu bản cụ thể theo yêu cầu.
cho nhanh chóng, khoa học.
- Trong từng tiêu bản, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách tiến hành sao cho nhanh chóng, khoa học.
d/ Hướng dẫn cách làm tường trình với nội dung vừa thực hành xong :
- Nội dung viết tường trình cần thể hiện bằng nội dung chữ viết và bằng hình vẽ minh hoạ. Nội dung cần ngắn gọn, đảm bảo yêu cầu của đề ra.
- Qua tường trình cần thể hiện được các thao tác trong khi thực hành và kết quả những gì đã quan sát được trong quá trình thực hành.
4/ Kết quả, hiệu quả mang lại.
- Qua việc thực hiện phương pháp trên, từ thực tế đã làm và từ việc khảo sát, kết quả đạt được như sau:
Năm học: 2010 - 2011
Năm học: 2011 - 2012
Lớp
Số HS
TB
Lớp
Số HS
TB
SL
%
SL
%
7a1
33
31
93.3
7a1
44
42
95,45
7a2
36
31
86.1
7a2
42
41
97.62
5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiên.
- Sáng kiến ảnh hưởng đến giảng dạy môn sinh học 7 trong nhà trường
- Giáo viên nhận thấy rõ chất lượng hơn, để có biện pháp khắc phục ngay từ đầu năm học, giảm “bệnh thành tích”
6/ Kiến nghị, đề xuất.
- Nhà trường cần quan tâm về cơ sở vật chất tốt hơn để giáo viên thuận lợi trong việc tổ chức dạy 1 tiết thực hành có hiệu quả nhất như: phòng thực hành bộ môn, dụng cụ thực hành, mẫu vật làm thực hành
Trên đây là một số sáng kiến, đề xuất của bản thân qua quá trình công tác nhận thấy, kính mong các đồng chí xem xét góp ý, xây dựng để tôi hoàn thành đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong thời gian tới.
Trân trọng kính chào!
Hàng Vịnh, ngày 15 tháng 3 năm 2013
Ý kiến xác nhận của Người viết
Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Khánh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàng Vịnh, ngày 15 tháng 3 năm 2013
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến huyện Năm Căn
Họ và tên: Nguyễn Quốc Khánh
Đơn vị công tác: trường THCS xã Hàng Vịnh
Đề nghị hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau.
1/ Tên sáng kiến: “Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh”
2/ Sự cần thiết (lí do nghiên cứu):
- Với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của bộ giáo dục và đào tạo vào tháng 8 năm 2011 chương trình môn sinh học cấp THCS hiện nay biệt là sinh lớp 7 thì nhiều bài theo kiểu lí thuyết chuyển sang dạy thực hành.
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 7 trong nhiều năm liền tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh vào các bài thực hành và thực tiễn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn: Kỹ năng thực hành, thao tác thực hiện của các em chưa cao, còn nhiều lúng túng. Với giáo viên, chỉ mới thực hiện hoàn thành nội dung các tiết thực hành trong chương trình, chưa tạo cơ hội để các em có điều kiện rèn luyện kỹ năng thực hành, bộc lộ khả năng tư duy của mình.
- Trong khuôn khổ đề tài cho phép, tôi xin trình bày một sáng kiến “ Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh ”
3/ Nội dung cơ bản của sáng kiến:
a/Tạo cho học sinh hứng thú học môn sinh học:
- Giáo viên phải chú ý đặc điểm tâm trạng của học sinh để có những tác động
phù hợp. Có như vậy mới gây được hứng thú với môn học của các em. Đồng thời
thích sự phát triển của các em.
phải luôn cải tiến thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tối ưu nhất, kích
- Qua từng tiết học tiếp theo trong chương trình, giáo viên khéo léo dẫn dắt các em đến với việc giải thích các hiện tượng sinh lí cũng như các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể.
- Qua từng tiết học, giáo viên giúp các em việc vẽ hình, cách ghi chú thích trên hình vẽ, từ đó các em sẽ yêu thích môn học hơn.
b/Tổ chức tốt các tiết thực hành theo phân phối chương trình sinh học 7:
- Yêu cầu sự chuẩn bị của học sinh trước khi lên lớp phải đảm bảo: Vật mẫu, các dụng cụ cần thiết cho buổi thực hành, phân nhóm thực hành.
- Với giáo viên: Chuẩn bị các vật mẫu, tranh ảnh, hoá chất cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh. Lập kế hoạch cụ thể khi lên lớp ( Giáo án). Dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hướng dẫn thực hành.
c/ Một số kỹ năng thực hành cho học sinh:
- Trước hết giáo viên phải rèn cho các em kỹ năng quan sát kính hiển vi , kính
lúp trên mẫu vật, trên tiêu bản.
- Phân tích lại cho các em hiểu vai trò và chức năng của từng loại dụng cụ trong bộ đồ mổ.
- Làm bất động mẫu vật (ếch đồng) trước khi giải phẫu và làm các tiêu bản theo yêu cầu của đề ra.
- Hướng dẫn học sinh mổ và quan sát các nội quan. Cách tiến hành làm các
tiêu bản cụ thể theo yêu cầu.
cho nhanh chóng, khoa học.
- Trong từng tiêu bản, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách tiến hành sao cho nhanh chóng, khoa học.
d/ Hướng dẫn cách làm tường trình với nội dung vừa thực hành xong :
- Nội dung viết tường trình cần thể hiện bằng nội dung chữ viết và bằng hình vẽ minh hoạ. Nội dung cần ngắn gọn, đảm bảo yêu cầu của đề ra.
- Qua tường trình cần thể hiện được các thao tác trong khi thực hành và kết quả những gì đã quan sát được trong quá trình thực hành.
4/ Phạm vi áp dụng:
- Sáng kiến “ Phương pháp dạy thực hành môn sinh học lớp 7 trong trường THCS Hàng Vịnh”, đã triển khai thực hiện đối với học sinh lớp 7 từ năm học 2011 ở trường THCS xã Hàng Vịnh.
5/ Hiệu quả đạt được:
- Qua việc thực hiện phương pháp trên, từ thực tế đã làm và từ việc khảo sát, kết quả đạt được như sau:
Năm học: 2010 - 2011
Năm học: 2011 - 2012
Lớp
Số HS
TB
Lớp
Số HS
TB
SL
%
SL
%
7a1
33
31
93.3
7a1
44
42
95,45
7a2
36
31
86.1
7a2
42
41
97.62
Xác nhận của Hiệu trưởng. Người đăng kí.
Nguyễn Quốc Khánh
File đính kèm:
- Sáng kiến + tóm tắt + đề nghị khánh .DOC