Thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và khảo sát thực tế (Dự giờ thao giảng tuyến cụm và giáo viên giỏi huyện) tôi thấy có rất nhiều những trường, những giáo viên dạy môn công nghệ chỉ mang tính chất là có môn, có con điểm, có tên gọi tên giấy tờ, đối phó. Nó có nhiều nguyên nhân cũng có thể là trường chưa đầy đủ giáo viên đúng ban, có kiến thức; cũng có thể là giáo viên không yêu nghề và có thể là xem thường môn công nghệ. Nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta tự xem thường chúng ta. Nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, chịu khó nghiên cứu, tìm ra phương pháp để dạy một tiết lý thuyết hay thực hành môn công nghệ thì kết quả sẽ đem lại sự hương phấn cho cả người dạy và người học, đạt kết quả cao. Chúng ta tổ chức một tiết dạy một cách đầy đủ về mọi mặt giáo án cũng như giáo cụ, đúng kiến thức, đúng trọng tâm, chính xác khoa học, đúng "công nghệ" thì qủa thật là chúng ta hình thành cho học sinh trâu dồi thêm rất nhiều những hiểu biết để phục vụ trong cuộc sống, có thể và chắc chắn các em ra trường sẽ có được tay nghề vững chắc, đây là một biện pháp "Thêm thợ bớt thầy" như điều kiện ở nước ta hiện nay, nó là bước đột phá quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Tôi lấy ví dụ trong chương trình môn học công nghệ "Kỹ thuật điện" lớp 8 và "Lắp đặt mạch điện trong nhà" lớp 9 đây chính là những kiến thức được viết ra trong những phần của cuốn sách nghề: "Điện dân dụng" gồm 90 tiết đối với THCS. Dĩ nhiên còn có nhiều phần học khác nữa trong bộ môn công nghệ. Nhưng ở đây tôi chỉ đơn cử thảo luận về môđul kỹ thuật điện. Vì chúng ta đã biết nguồn năng lượng điện (Điện năng) dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác và nó hầu như đã trãi rộng hết trên mọi vùng miền đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới. Có nghĩa là mọi người dân đã được dùng điện và đã dùng thì phải am hiểu, phải biết cách sử dụng một cách an toàn. Có hư hỏng nên phải sửa chữa điện. Điều này có nghĩa các em học sinh THCS phải hiểu nó, biết nó để sử dụng điện an toàn cho người, thiết bị trong gia đình hiện tại và cả trong cuộc sống xã hội. Học sinh vừa rèn luyện về trình độ văn hoá, vừa rèn luyện về tay nghề. Để đạt được điều này đòi hỏi người thầy không chỉ biết về kiến thức chuyên môn mà còn phải biết cách thực hiện tiết dạy, bài dạy mà học sinh nắm chắc được kiến thức (nhất là những tiết thực hành) nếu thầy không làm được thực hành thì làm sao trò có thể biết được, vì học sinh làm thực hành có thể là bắt chước quan sát sao chép, có thể là tự làm được, có thể là biến hoá thuần thục. Nhưng theo tôi nghĩ để đạt được thành quả của vấn đề chúng ta không xem nhẹ lý thuyết đi sâu vào thực hành, học bài nào tất cả học sinh nắm được thực hành cũng như cách làm phần ấy. Thì chúng ta đem lại kết quả cao, nếu không học sinh, học đến đâu quên đến đấy và làm cho các em chán môn học theo kiểu mất gốc. Có rất nhiều những trường giáo viên lên lớp một bài thực hành mà không hề có một dụng cụ hay một thiết bị, những thiết bị được cấp mặc dù chúng không được tốt, thậm chí còn không sử dụng được những cũng nên cho học sinh biết đấy là cáicông tắc 3 cực, hay đấy là tắc te, là cái chấn lưu Như vậy điều quan trọng của bộ môn thực nghiệm là học sinh phải nắm chắc lý thuyết, hiểu biết kỹ năng thực hành một cách chính xác, thuần thục, chứ không phải thực hiện qua loa đại khái, cái gì cũng tưởng tượng.
19 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp để dạy học tốt môn công nghệ kĩ thuật điện 8 và 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- đặt vấn đề
I/. lời nói đầu:
Lứa tuổi học sinh trường trung học là những học sinh đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi, học hỏi, thích tìm hiểu những cái mới lạ, đang có những ước mơ về hiện tại và tương lai, ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai sau này.
Vậy ở trường (trung học cơ sở) THCS giáo viên ta phải làm gì để các em học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng khi ra trường xác định cho mình một lối đi (nên đi học làm thầy, hay đi học làm thợ). Định hướng nghề nghiệp cho các em (theo điều 23 luật giáo dục), chủ trương thêm thợ bớt thầy, có thể các em tốt nghiệp THCS xong không thi vào các trường THPT để học tiếp mà đi học nghề, học chuyên nghiệp, hoặc đi vào cuộc sống để làm những người thợ lành nghề thực sự vững mạnh và để phát triển theo mục tiêu về giáo dục và đào tạo của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nghị quyết TW II khoá VIII về giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ. "Đẩy mạnh công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" Để góp phần đưa chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đạt kết quả cao trước yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Để làm được điều đó vấn đề giáo dục phải được đặt lên hàng đầu, trên cơ sở phát huy sức mạnh của nền giáo dục hiện tại.
Đòi hỏi năng lực cần có của một giáo viên dạy môn Công nghệ và dạy thực hành nghề đó là tri thức, kỹ năng thực hành nghề, nghiệp vụ sư phạm và khả năng tiếp cận với những vấn đề mới của xã hội.
Trong giai đoạn hội nhập mở cửa hiện nay, chuẩn bị hành trang cho con người trong thế kỷ 21 là kiến thức và sức mạnh, chúng ta phải học tập, rèn luyện và truyền đạt, hình thành cho học sinh có những kiến thức vững chắc, một sức mạnh tự tin để bước vào cuộc sống. Muốn xây dựng trường học thực sự vững mạnh và phát triển, thì chất lượng đào tạo phải đặt lên hàng đầu, vì học sinh ra trường nó là sản phẩm của những kỹ sư tâm hồn, điều quan trọng bên cạnh những vấn đề dạy học, chúng ta phải trau dồi, tìm tòi thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để xác định cho học sinh THCS tìm hiểu làm quen, các em được học ở trường THCS rất nhiều môn như Tiếng Việt, lịch sử, địa lý, toán, lý, hoá, công nghệ, tin học, hát nhạc, mỹ thuật ngoại ngữ
Thực tiễn công tác giáo dục dạy và học nhất là dạy thực hành môn công nghệ đạt kết quả cao thiết nghĩ chúng ta phải xem nó là một lĩnh vực khoa học thực sự, đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu một cách nghiêm túc để tránh sự nguỵ biện, hình thức tuỳ tiện của một số người thường nghĩ và thực hiện đối với bộ môn. Người giáo viên phải có chữ tâm đó là ý thức là trách nhiệm trước một thế hệ.
Môn công nghệ là môn khoa học thực nghiệm, chương trình được gắn liền giữa lý thuyết và thực hành.
Để góp phần vào sự nghiệp giáo dục xây dựng đất nước "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" chúng ta phải giáo dục cho học sinh hiểu rõ và nắm chắc các môn học. Bộ môn kỹ thuật trước kia, nay cải cách gọi là môn Công Nghệ, đối với học sinh và một số đồng nghiệp cho rằng nó là môn học phụ. Nhưng nếu chúng ta là những người trực tiếp giảng dạy sẽ thấy được sự sinh động, hấp dẫn và cần thiết đối với học sinh ở độ tuổi trung học. Nó tác động tích cực của ngoại
lực chính là yêu cầu điều kiện toàn xã hội với nền giáo dục và để bổ trợ tốt khi học các môn học khác trong đó có đào tạo nghề áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động dạy và học là hoạt động mang tính nghệ thuật hai hoạt động này độc lập nhau nhưng lại có chung một đích, có mối quan hệ khăng khít không thể trách rời nhau và luôn là đối tượng của nhau, mặt khác tính thể hiện nghệ thuật cũng khác nhau.
Đối với hoạt động "dạy": Người dạy phải tiếp xúc nhiều với đối tượng trong cùng một không gian và thời gian; ví dụ trong một tiết dạy 45 phút của một lớp học thì học sinh giỏi có, khá có, trung bình có, yếu kém cũng có vì thế không thể áp dụng một phương pháp nhất định mà người dạy có tính nghệ thuật trong lớp dạy để tất cả học sinh hiểu được nội dung bài dạy.
Đối với người "học": Người học cũng vậy trong một buổi phải học nhiều môn và yêu cầu của tầng môn lại khác nhau. Bên cạnh đó sự tác động của cuộc sông xã hội, gia đình, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường rao mua kiến thức trên các phương tiên thông tin và ở các lò luyện thi. Hậu quả là học sinh suy giảm kiến thức, hạn chế tiếp thu có thể so bì môn học, thể lực kém.
Từ những vấn đề trên, là một giáo viên Công nghệ tôi đã luôn luôn suy nghĩ chọn cách dạy để đạt hiệu quả tốt nhất vì vậy tôi xin nêu lên vấn đề mà tôi thấy cần chú ý trong việc dạy môn Công nghệ và coi là SKKN với đề tài phương pháp để dạy và học tốt môn công nghệ -Phần kỹ thuật điện công nghệ lớp 8 và môđul lắp đặt mạch điện trong nhà phần công nghệ lớp 9.
II/. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1/. Thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và khảo sát thực tế (Dự giờ thao giảng tuyến cụm và giáo viên giỏi huyện) tôi thấy có rất nhiều những trường, những giáo viên dạy môn công nghệ chỉ mang tính chất là có môn, có con điểm, có tên gọi tên giấy tờ, đối phó... Nó có nhiều nguyên nhân cũng có thể là trường chưa đầy đủ giáo viên đúng ban, có kiến thức; cũng có thể là giáo viên không yêu nghề và có thể là xem thường môn công nghệ. Nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta tự xem thường chúng ta. Nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, chịu khó nghiên cứu, tìm ra phương pháp để dạy một tiết lý thuyết hay thực hành môn công nghệ thì kết quả sẽ đem lại sự hương phấn cho cả người dạy và người học, đạt kết quả cao. Chúng ta tổ chức một tiết dạy một cách đầy đủ về mọi mặt giáo án cũng như giáo cụ, đúng kiến thức, đúng trọng tâm, chính xác khoa học, đúng "công nghệ" thì qủa thật là chúng ta hình thành cho học sinh trâu dồi thêm rất nhiều những hiểu biết để phục vụ trong cuộc sống, có thể và chắc chắn các em ra trường sẽ có được tay nghề vững chắc, đây là một biện pháp "Thêm thợ bớt thầy" như điều kiện ở nước ta hiện nay, nó là bước đột phá quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Tôi lấy ví dụ trong chương trình môn học công nghệ "Kỹ thuật điện" lớp 8 và "Lắp đặt mạch điện trong nhà" lớp 9 đây chính là những kiến thức được viết ra trong những phần của cuốn sách nghề: "Điện dân dụng" gồm 90 tiết đối với THCS. Dĩ nhiên còn có nhiều phần học khác nữa trong bộ môn công nghệ. Nhưng ở đây tôi chỉ đơn cử thảo luận về môđul kỹ thuật điện. Vì chúng ta đã biết nguồn năng lượng điện (Điện năng) dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác và nó hầu như đã trãi rộng hết trên mọi vùng miền đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới. Có nghĩa là mọi người dân đã được dùng điện và đã dùng thì phải am hiểu, phải biết cách sử dụng một cách an toàn. Có hư hỏng nên phải sửa chữa điện. Điều này có nghĩa các em học sinh THCS phải hiểu nó, biết nó để sử dụng điện an toàn cho người, thiết bị trong gia đình hiện tại và cả trong cuộc sống xã hội. Học sinh vừa rèn luyện về trình độ văn hoá, vừa rèn luyện về tay nghề. Để đạt được điều này đòi hỏi người thầy không chỉ biết về kiến thức chuyên môn mà còn phải biết cách thực hiện tiết dạy, bài dạy mà học sinh nắm chắc được kiến thức (nhất là những tiết thực hành) nếu thầy không làm được thực hành thì làm sao trò có thể biết được, vì học sinh làm thực hành có thể là bắt chước quan sát sao chép, có thể là tự làm được, có thể là biến hoá thuần thục. Nhưng theo tôi nghĩ để đạt được thành quả của vấn đề chúng ta không xem nhẹ lý thuyết đi sâu vào thực hành, học bài nào tất cả học sinh nắm được thực hành cũng như cách làm phần ấy. Thì chúng ta đem lại kết quả cao, nếu không học sinh, học đến đâu quên đến đấy và làm cho các em chán môn học theo kiểu mất gốc. Có rất nhiều những trường giáo viên lên lớp một bài thực hành mà không hề có một dụng cụ hay một thiết bị, những thiết bị được cấp mặc dù chúng không được tốt, thậm chí còn không sử dụng được những cũng nên cho học sinh biết đấy là cáicông tắc 3 cực, hay đấy là tắc te, là cái chấn lưuNhư vậy điều quan trọng của bộ môn thực nghiệm là học sinh phải nắm chắc lý thuyết, hiểu biết kỹ năng thực hành một cách chính xác, thuần thục, chứ không phải thực hiện qua loa đại khái, cái gì cũng tưởng tượng.
Thực trạng đào tạo và giáo dục dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành môn công nghệ hiện nay còn khá nhiều những khuynh hướng rút kinh nghiệm qua sao chép, phân tích lý luận kiểu khoa học hàn lâm chứ chưa thực sự mổ xẻ, tìm hiểu một cách nghiêm túc những cái được và cái chưa được, trong việc tổ chức dạy, học. Với quỹ thời gian eo hẹp cho các chương trình học bắt buộc như hiện nay, người giáo viên không có bản lĩnh vững vàng, không có kiến thức sâu rộng, không có tay nghề thực hành trong thực tế, không có kỹ năng thực hành thuần thục. Thì học sinh, học xong bài sẽ không thu nhận được vấn đề gì, bởi một nhẽ thầy không thông thì trò không giỏi. Học sinh thực hiện một bài thực hành đúng quy trình công nghệ, thành thạo kỹ năng đó là điều mà xã hội đòi hỏi đối với người dạy học. Với đặc thù của nghề điện dân dụng (Kỹ thuật lắp đặt mạch điện trong nhà) việc giáo viên dạy lý thuyết cần phải tỷ mỉ truyền đạt rõ ràng sâu rộng tới học sinh và từ lý thuyết giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành một cách thành thục theo quy trình, thì trong thực tế học sinh mới có thể tự tay mình làm ra sản phẩm.
2/. Kết quả - hiệu quả của thực trạng:
Bên cạnh những khó khăn bất cập như trình độ tiếp thu của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, hạn hẹp về thiết bị, phòng xưởng thực hành không có Nếu chúng ta phó mặc cho thời gian trôi theo kiểu "sống chết mặc bay", không thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật, không thường xuyên tìm tòi, học hỏi đưa nhiều những phương pháp dạy học mới để thay đổi sự tiếp thu, tư duy sáng tạo của học sinh thì kết quả của thực trạng thật đáng buồn. Học sinh học xong phần kỹ thuật điện mà không dám cắm phích điện; không lắp được cho bóng đèn sợi đốt vào đui đèn, đèn huỳnh quang vào máng, không dám tháo chiếc quạt bàn ra lau chùi; không biết điện áp 1 pha có bao nhiêu dây; bao nhiêu vol, không vẽ được các quy ước ký hiệu thiết bị, đồ dùng điện trên bản vẽ; không thiết kế được mạch điệnv.vthì quả là uổng phí. Từ những điều đáng buồn trên ta hãy suy nghĩ cùng đưa ra các biện pháp khả thi để đưa môn công nghệ như công nghiệp, như máy móc và các sản phẩm của những kỹ sư tâm hồn dạy môn công nghệ, có những học trò không những giỏi về lý thuyết mà còn thành thạo kỹ năng trong thực hành.
Đòi hỏi chất lượng dạy và học thực hành nghề điện cũng như các nghề khác là một đòi hỏi chính đáng kể từ học sinh cũng như giáo viên, nhà trường cũng như xã hội. Nhưng cũng thật khó khi bản thân tôi là giáo viên cũng đã rất nhiều năm dạy nghề, dạy thực hành thời gian thì co hẹp, thiết bị vật tư thiếu thốn, chất lượng kém. Nên chăng song song với việc cảI cách chương trình học, thay đổiương pháp dạy, cần chú ý đến chất lượng trang thiết bị và dụng cụ dạy học.
Từ những thực trạng dẫn đến việc dạy, học đang còn mang tính đối phó, không có chất lượng giáo dục, không có hiệu quả cải cách
B- Giải quyết vấn đề
I/. các giải pháp:
Từ năm 2002 - 2003 cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học được đổi mới và các môn học mới được đưa vào giảng dạy trong cả 3 cấp học, học sinh càng ngày, càng được làm quen với những môn khoa học mới lạ, rất bổ ích lý thú và được hoạt động nhiều trong hiểu biết thực tế.
Bộ môn công nghệ cũng là bộ môn mới (dựa trên cơ sở môn kỹ thuật công nghiệp), chúng ta phải thực hiện như thế nào? để bộ môn công nghệ thực sự bổ ích, lý thú, học sinh học, học tập có chất lượng. Giáo viên phải lên kế hoạch, có tổ chức, có mục đích, có kiến thức chuyên môn, không ngừng tìm hiểu, học hỏi trâu dồi trình độ chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng về trí dục cũng như đức dục và nhân cách phẩm chất, tay nghề cho học sinh.
Những bài thực hành rất cần để giúp các em hiểu biết sâu hơn về bài học, nắm chắc hơn về kiến thức lý thuyết cũng như tay nghề. Phương pháp của tôi là truyền đạt chắc kiến thức cho học sinh và cho học sinh phát huy tính sáng tạo thực hành thành thạo.
Có thể chia nhỏ lớp học thành nhiều nhóm nhưng phải đảm bảo được học sinh nào cũng nắm được kiến thức, cũng được thực hành.
Giáo viên chỉ hướng dẫn những phần nguy hiểm và công tác chuẩn bị những yêu cầu của tiết thực hành để tránh gây ra tai nạn, khi học sinh sáng tạo thực hành giáo viên đi tầng nhóm kiểm tra uốn nắn sửa chữa.
Giáo viên nên phát huy khả năng tự học, sáng tạo của học sinh, theo kiểu học sinh chuẩn bị bài đầy đủ ở nhà.
Bài học thực hành của các em đạt kết quả cao giáo viên phải giao nhiệm vụ và công việc của buổi (tiết) thực hành cho từng học sinh thật cụ thể, giáo viên hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên và kết thúc.
II/. các biện pháp thực hiện:
Giáo viên càn cải tién cách dạy, cách thực hiện bài dạy, phương pháp truyền đạt theo hướng tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức. Giáo viên cần giúp học sinh thấy được vị trí, ý nghĩa của môn học, bài học trong thực tiễn, ứng dụng trong cuộc sống. Cần tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên tính tự học của học sinh, Giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh cách tự học, tự thực hành đảm bảo an toàn lao động theo các bài qua phần củng cố bài.
Khi giảng bài giáo viên cần tạo ra khoảng trống để học sinh bổ sung, hoàn thiện. Tạo ra các tình huống, những bài tập có thể thường xảy ra trong thực tế để học sinh có thể nắm bắt vấn đề và nội dung kiến thức nhanh hơn.
Luôn tạo không khí thoải mái, điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học, cung cấp đầy đủ kiến thức liên quan giữa các môn học và trong thực tế, tăng cường hoạt đông ngoại khoá trong chương trình học để giúp học sinh liên hệ khoa học và đời sống, mở rộng kiến thức.
Giáo viên cần khuyến khích tuyên dương những thành quả việc tự học của học sinh, hướng dẫn các tiều liệu để học sinh đọc tham khảo.
Đẩy mạnh tích cực học theo nhóm, đánh giá theo nhóm, thi đua theo nhóm
Yêu cầu học sinh tự học lý thuyết, chuẩn bị tốt cho tiết thực hành; ứng dụng lý thuyết với thực hành sẽ giúp cho học sinh nắm rất chắc kiến thức của bài học và giúp cho các em thành thạo hơn, lành nghề hơn. Có những bài liên quan tôi lại tiếp tục vận dụng và liên hệ để các em tư duy sáng tạo. Trong thiết kế lắp ráp mạch điện ở một số bài ta có thể thực hiện như sau:
Ví dụ 1: Thực hiện soạn giảng bài 53, học sinh được học và phải tự học liên hệ thực tế nắm chắc lý thuyết. Rồi triển khai bài 54 Thực hành Cầu Chì:
Nội dung bài soạn:
A/. Mục tiêu:
+ Về kiến thức: Mô tả được nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của cầu chì trong mạch điện.
+ Về kỹ năng: Thao tác đúng kỹ thuật, lắp mạch nhanh, chính xác.
+ Về thái độ: Làm việc nghiêm túc, tác phong cẩn thận, đúng quy trình, ý thức góp nhặt kiến thức phục vụ cuộc sống thực tế.
B/. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: - Tài liệu tham khảo: Sách khí cụ điện, sách thiết kế mạch điện trong nhà, sách nghề điện dân dụng của NXBGD SGV, SGK
- Thiết bị, vật liệu và dụng cụ:
a/. Thiết bị, vật liệu:
+ Máy biến áp 220/6V.
+ Dây chì dài 5cm loại dòng điện định mức 1A (6 đoạn).
+ Dây đồng dài 5cm loại dòng điện định mức 1A (6 đoạn).
+ 6 mét dây dẫn điện.
+ 6 bộ đui đèn bóng đèn 6v - 3W.
+ 6 cây nến.
+ 6 cầu chì hộp.
+ 6 công tắc điện.
+ Nguồn điện 220V xoay chiêu.
b/. Dụng cụ:
+ Kìm nhọn, kìm tuốt dây, kìm vạn năng (kìm điện).
+ Tuavít 2 cháu và 4 cháu
2. Của trò: Nội dung kiến thức bài cầu chì, đọc trước bài thực hành, chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III SGK.
3. Chuẩn bị địa điểm thực hành: Tại lớp học (do chưa có phòng xưởng thực hành)
C/. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy thí nghiệm thực hành
- Phương pháp trực quan - phát vấn tìm tòi.
- Phương pháp học tập theo nhóm.
D/. Tiến trình lên lớp:
1/. Tổ chức ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số chia nhóm thực hành.
2/. Kiểm tra bài cũ: 5'
a. Em hãy kể tên những thiết bị có trong mạng điện ở nhà em.
b. Em hãy nêu nguyên lý làm việc của cầu chì và áptomat.
3/. Đặt vấn đề: Các em đã được tìm hiểu trên lý thuyết về cầu chì. Vậy cầu chì như các em đã nêu nguyên lý làm việc của nó, nó bảo vệ mạch điện như thế nào? thầy sẽ làm rõ trong tiết thực hành cho các em hiểu.
4/. Tiến trình bài thực hành:
Tên các HĐ và thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
5'
? Em hãy nêu để chuẩn bị cho tiết thực hành cần những gì?
Gv: soạn và giới thiệu thiết bị theo nhóm và chia cho các nhóm thực hành
I/. Chuẩn bị:
+ Máy biến áp 220/6V.
+ Dây chì dài 5cm loại dòng điện định mức 1A (6 đoạn).
+ Dây đồng dài 5cm loại dòng điện định mức 1A (6 đoạn).
+ 6 mét dây dẫn điện.
+ 6 bộ đui đèn bóng đèn 6v-3W.
+ 6 cây nến.
+ 6 cầu chì hộp.
+ 6 công tắc điện.
+ Nguồn điện 220V xoay chiêu.
HĐ 2
25'
Giáo viên cho học sinh làm thực hành thử độ cứng của hai sợi dây.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của dây đồng và dây chì.
Giáo viên treo sơ đồ mạch điện hình 54.1 SGK lên bảng và cho học sinh lắp mạch.
Giáo viên treo sơ đồ mạch điện hình 54.2 SGK lên bảng và cho học sinh lắp mạch.
Giáo viên treo sơ đồ mạch điện hình 54.3 SGK lên bảng và cho học sinh lắp mạch.
II/. Nội dung thực hành:
1/. So sánh dây chì và dây đồng:
Hs: Dây đồng cứng hơn.
Hs: Làm thực hành và rút ra kết luận.
Dây chì chảy trước dây đồng
toNC Pb < toNC Cu
Hs: Ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
2/. Thực hành trường hợp mạch điện làm việc bình thường.
Hs: Theo sơ đồ lắp đấu mạch.
- Khi công tắc K đóng đèn sáng.
- Khi tắt công tắc K, làm đứt dây chì rồi đóng công tắc K lại đèn tắt.
Hs: ghi kết quả của nhóm vào báo cáo thực hành. Mạch điện làm việc bình thường
3/. Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì.
a/. làm thí nghiệm khi mở công tắc.
Đèn vẫn sáng
Ngắn mạch, đèn không sáng.
b/. Quan sát mạch điện khi công tắc K đóng.
Ngắn mạch.
c/. Thay dây chì và làm lại thí nghiệm một lần nữa.
Bảo vệ mạch điện và thiết bị khi ngắn mạch.
HĐ3
10''
Tổng kết:
GV? Nếu cầu chì lỡ mắc vào dây trung tính, nó có bảo vệ được thiết bị và đồ dùng đIện trong mạch không?
- Gv: cho các nhóm thu dọn thiết bị, vật liệu, dụng cụ thực hành nạp lại.
- Gv: Cho học sinh hoàn thành báo cáo thực hành.
- Gv: Dặn học sinh về chuẩn bị trước bài 55 "sơ đồ điện"
- Gv: Cho học sinh vệ sinh phòng thực hành.
III/. Báo cáo thực hành.
Có, nhưng về nguyên tắc không được mắc ở dây trung tính, vì nó không an toàn khi sửa chữa.
- Các nhóm thu dọn thiết bị, vật liệu, dụng cụ thực hành nạp lại.
- Các nhóm hoàn thành báo cáo thực hành.
Ví dụ 2: Dạy bài 6: Thực hành lắp mạch điện bảng điện: SGK lớp 9
Mô đun " Lắp đặt mạng điện trong nhà".
Như bài này theo phân phối chương trình là 4 tiết 12,13,14,15.
Vậy hai tiết dầu 12,13 giáo viên dạy hết phần lý thuyết kết hợp hướng dẫn mẫu thực hành và hai tiết 14,15 giáo viên chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ cho học sinh thực hành.
Khi dạy phần lý thuyết giáo viên dạy hết nội dung trong sách giáo khoa, mở rộng kiến thức của bàI trong thực tế, làm thực hành mẫu để học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết và học sinh chuẩn bị tiết sau thực hành. Trong hai tiết sau thực hành giáo viên đi hướng dẫn thường xuyên từng nhóm, kiểm tra uốn nắn từng học sinh thực hành theo đúng quy trình công nghệ, thực hiên đúng kỹ năng. Kết thúc thực hành giáo viên đánh giá kết quả và đưa ra các câu hỏi phản chứng củng cố kiến thức.
Nội dung bài soạn: tiết 14, 15
A. Mục tiêu:
+ Kiến thức :
- Hiểu được quy trình lắp đặt mạch đIện.
- Lắp thành thạo mạch đIện bảng đIện đơn giản.
- Rèn luyện tháI độ học tập và rèn luyện, an toàn lao động.
+ Về kỹ năng:
- Thao tác đúng kỹ thuật, lắp mạch nhanh, chính xác.
+ Về thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, tác phong cẩn thận, đúng quy trình, ý thức góp nhặt kiến thức phục vụ cuộc sống thực tế.
B/. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: - Tài liệu tham khảo: Sách khí cụ điện, sách thiết kế mạch điện trong nhà, sách nghề điện dân dụng của NXBGD SGV, SGK
- Thiết bị, vật liệu và dụng cụ:
a/. Thiết bị, vật liệu:
+ 12 mét dây dẫn điện.
+ 6 bộ đui đèn bóng đèn sợi đốt.
+ 12 cầu chì hộp.
+ 6 công tắc điện.
+ 6 công tắc 2 cực.
+ 6 bảng điện.
+ Nguồn điện 220V xoay chiêu.
b/. Dụng cụ:
+ Khoan ta, hoặc khoan điện.
+ Kìm nhọn, kìm tuốt dây, kìm vạn năng (kìm điện).
+ Tuavít 2 cháu và 4 cháu, dao con
2. Của trò: Nội dung kiến thức bài cầu chì, đọc trước bài thực hành, chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III SGK.
3. Chuẩn bị địa điểm thực hành: Tại lớp học (do chưa có phòng xưởng thực hành)
C/. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy thí nghiệm thực hành
- Phương pháp trực quan - phát vấn tìm tòi.
- Phương pháp học tập theo nhóm.
D/. Tiến trình lên lớp:
1/. Tổ chức ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số chia nhóm thực hành.
2/. Kiểm tra bài cũ: 5'
a. Em hãy quy trình lắp mạch đIện bảng điện.
HS lên bảng trả lời GV gọi học sinh khác nhận xét.
3/. Đặt vấn đề: Các em đã được tìm hiểu trên lý thuyết về cầu chì. Vậy cầu chì như các em đã nêu nguyên lý làm việc của nó, nó bảo vệ mạch điện như thế nào? thầy sẽ làm rõ trong tiết thực hành cho các em hiểu.
4/. Tiến trình bài thực hành:
Các hoạt động dạy-học
Nội dung kiến thức cơ bản
1, ổn định lớp (1’)
2, Kiểm tra bài cũ (4’)
CH: Vẽ sơ dồ lắp bđặt mạch điện phải trải qua những bước nào?
HS: Lên bảng( hoặc đứng tại chỗ) trả lời...
3, Bài mới :
Hoạt động 1
Xây dựng sơ đồ lắp đặt
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 8-1 SGK
CH: Em hãy cho biết 2 bóng đèn được mắc với nhau như thế nào?
HS: trả lời
CH: Cầu chì, bóng đèn, công tắc được mắc với nhau như thế nào?
HS: Trả lời
CH: Cầu chì và công tắc được mắc vào dây pha hay dây trung hoà
HS: Trả lời
CH: Em hãy nêu các phương án lắp đặt các thiết bị bảo vệ , đóng cắt và phương án đi dây
HS: Thảo luận theo nhóm
Trả lời: Đại diện 1 nhóm
Đại diện nhóm khác nhận xét bổ xung
GV: Kết luận:
GV: Cho học sinh làm việc theo nhóm
Xây dựng sơ đồ lắp đặt cho các bước: (đã được làm quen ở 2 bài trước)
Bước 1 : Vẽ đường dây nguồn
Bước 2 : xác định vị trí đẻ bảng điện, bóng đèn
Phương án 1:
Hoặc phương án 2:
Bước 3: xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện
Phương án 1:
Phương án 2:
KL: 4 bước
Vẽ đường dây nguồn
Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn
xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện
Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguồn
Vẽ sơ đồ lắp đặt
Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý MĐ
Hai bóng đèn được mắc song song với nhau
Cầu chì nối tiếp công tắc nối tiếp bóng đèn
- Cầu chì và công tắc luôn luôn đựơc mắc vào dây pha
3. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
KL: các thiết bị đóng cắt và bảo vệ được lắp trên bảng điện sao cho đảm bảo các yêu cầu về lỹ thuật, an toàn điện, dễ dàng kiểm tra sửa chữa các thiết bị đó . các dây dẫn được nối với các thiết bị ra bảng điện. sau đó được nối với nhau theo sơ đồ nguyên lý. ở đây có thể lắp đặt theo 2 phương án :
Phương án 1: Để các thiết bị bảo vệ và đóng cắt trên 1 bảng điện
Phương án 2: Để các thiết bị bảo vệ và đóng cắt trên 2 bảng điện
Hai đèn được đấu vào nguồn sau cùng. các mối nối phải được bọc cách điện
O ắắắắắắắắắắắắ
A ắắắắắắắắắắắắ
O ắắắắắắắắắắắắ
A ắắắắắắắắắắắắ
Ä Ä
O ắắắắắắắắắắắắ
A ắắắắắắắắắắắắ
Ä Ä
O ắắắắắắắắắắắắ
A ắắắắắắắắắắắắ
Ä Ä
O ắắắắắắắắắắắắ
A ắắắắắắắắắắắắ
Ä Ä
Bước 4: Vẽ đường dây theo sơ đồ nguyên lý
Phương án 1:
Phương án 2:
Hoạt động 2: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị điện
II) Lập bảng dự trù
TT
Tên dụng cự, vật liệu, thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kỹ thuật
Dao thợ điện
1
Còn tốt
Kìm tuốt dây
1
Còn tốt
Kìm điện
1
Còn tốt
Bút thử điện
1
Còn tốt
Búa
1
Còn tốt
Khoan tay
1
Còn tốt
Mũi khoan F6
1
Sắc Còn tốt
Mũi khoan F2
1
Sắc Còn tốt
Tua vít 2 cạnh
1
Còn tốt
tua vít 4 cạnh
1
Còn tốt
Thước
1
Cưa
1
Công tắc 2 cực
2
Còn tốt
Cầu chì
2
Còn tốt
Bóng đèn sợi đốt
2
Còn tốt sáng
Đui đèn
2
Còn tốt
Bảng điện
1-2c
Còn tốt
Vít gỗ
16c
Còn tốt
Dây điện
3m
Còn tốt
Giấy giáp
1 tờ
Còn tốt
Băng cách điện
1 cuộn
Còn tốt
Bảng gỗ 50c mx 80c m
1
Còn tốt
Hoạt động 3: Lập quy trình lắp đặt mạch điện
GV: Cho học sinh nghiên cứu quy trình lắp đặt mạch điện trong SGK
Quy trình lắp đặt mạch điện được tiến hành như sau:
Nối dây mạch điện
Vạch dấu
khoan lỗ BĐ
Lập TBD vào BD
Kiểm tra
Cho học sinh lập bảng trình bầy các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện với nội dung nhưngx công việc cần làm
Các công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Vạch dấu
vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện
Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt đèn
- Thước
Bút chì
Mũi vạch
Bố trí thiết bị hợp lý
vạch dấu chính xác
Khoan lỗ bảng điện
Khoan lỗ bắt vít (MKF2)
Khoan lỗ bắt vít (MKF6)
Mũi khoan
máy khoan
Khoan chính xác lỗ khoan
Lỗ khoan thẳng
lắp TBĐ vào BĐ
xác định các cực của công tắc
Nối dây các thiết bị trên bảng điện
Vít cầu chì, công tắc và các vị trí được đánh dấu trên BĐ
Kìm tuốt dây
Kìm tròn
Kìm điện
Tua vít
Lắp thiết bị đúng vị trí
Các thiết bị được lắp chắc chắn, đẹp
Nối dây
Lắp đặt dấy dẫn từ bảng điện ra đèn
Nối dây vào đui đèn
Băng dính
Nối dây đúng sơ đồ
Mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật
Kiểm tra
Lắp đặt các thiết bị và đi dây đúng sơ đồ MĐ
Nối nguồn
Vận hành thử mạch điện
- Bút thử điện
Mạch điện đúng sơ đồ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_de_day_hoc_tot_mon_cong_ng.doc