Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để dạy bài “Tây Nguyên” (Địa lý 12 - Bài 23)

I. Cơ sở lí luận.

 Việc dạy học Địa lý nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam để dạy bài Tây Nguyên ( Bài 23 - Địa lí 12) là căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục ( Môn Địa lý) sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.

- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.

- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.

 Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam để dạy bài Tây Nguyên đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để dạy bài “Tây Nguyên” (Địa lý 12 - Bài 23), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục -đào tạo hoà bình Trường THPT Yên thuỷ A ---------------------------------------------------------- Sử dụng atlát Địa lý Việt Nam để dạy bài “ Tây Nguyên” ( Địa lý 12 – Bài 23) Người daỵ : Hồ minh Hiểu Giáo viên : daỵ môn Địa lý. Sáng kiến môn Địa lý Yên thuỷ, tháng 5 năm 2006 MụC LụC Tên đề mục Trang Phần Mở Đầu Lí do chọn sáng kiến. Cấu trúc của sáng kiến. Nội Dung. Cơ sở lí luận. Nội dung và các giải pháp. Hiệu quả của sáng kiến. Kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo. 3 3 4 4 7 8 9 PHầN Mở ĐầU Lí do chọn sáng kiến. Hiện nay để đáp ứng yêu cầu của xã hội , quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến vai trò của người học: Người học tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự học tập, nghiên cứu. để phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Để tạo điều kiện cho học sinh, vai trò của người thầy cũng có sự thay đổi. Vai trò của người thầy hiện nay là: “ Tăng cường hưỡng dẫn cho học sinh biết tự mình tìm ra kiến thức, giải đáp những câu hỏi, xử lý tình huống..và tổ chức tốt để người học sử dụng có hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Yên Thuỷ A, tôi thấy rằng, để đạt được hiệu quả cao trong mỗi bài học, tiết học cần có các cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương tiện dạy học và hoàn cảnh học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh nắm được kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp để giải thích các thông tin mà học sinh tiếp xúc hằng ngày. Đông thời học sinh cũng có các kiến thức kỹ năng nhất định để vận dụng vào học ở các phần kiến thức khác trong chương trình học. Xuất phát từ các lí do trên tôi đã chọn đề tài: Sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam để dạy bài “ Tây Nguyên” ( Địa lý 12 – Bài 23) Cấu trúc của sáng kiến. Phần mở đầu. Nội dung. Cơ sở lí luận. Nội dung cơ bản của bài Tây Nguyên và các giải pháp thực hiện. Hiệu quả của kinh nghiệm. Kết luận. Tài liệu tham khảo. B. NộI DUNG Cơ sở lí luận. Việc dạy học Địa lý nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng átlát Địa lí Việt Nam để dạy bài Tây Nguyên ( Bài 23 - Địa lí 12) là căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục ( Môn Địa lý) sau: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục. Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh. Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng átlát Địa lí Việt Nam để dạy bài Tây Nguyên đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh. Nội dung và giải pháp dạy bài Tây Nguyên ( Bài 23- Địa lý lớp 12) Nôị dung kiến thức cơ bản của bài Tây Nguyên ( Bài 23 - Địa lí 12) Khái quát chung. Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dung kinh tế. Đất đai màu mỡ + sự đa dạng của tài nguyên khí hậu + tài nguyên rừng à tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp. Là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người với truyền thống văn hoá độc đáo. Điều kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, mức sống của nhân dân nhìn chung còn thấp. Vấn đề phát triển cây CN lâu năm ở Tây Nguyên. Các tiềm năng để phát triển cây công nghiệp (tiềm năng đất, khí hậu) Hiện trạng sản xuất và phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Những vấn đề cần giải quyết để giải quyết, để phát triển cây CN ở Tây Nguyên. Khai thác và chế biến lâm sản. Tiềm năng và hiện trạng khai thác lâm sản ở Tây Nguyên. Phương hướng khai thác rừng ở Tây Nguyên. Khai thác thuỷ năng. Tiềm năng và hiện trạng khai thác thuỷ năng ở Tây Nguyên. Các giải pháp thực hiện. Thiết kế và thực hiện theo phương pháp cũ. Với nội dung kiến thức như trên, giáo viên thường tiến hành bài giảng như sau: * Phần khái quát chung: Giáo viên liệt kê những nét khái quát về Tây Nguyên cho học sinh ghi. * Đối với phần vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: - Giáo viên thường chỉ đặt câu hỏi ( ? Việc phát triển cây CN ở Tây Nguyên có thuận lợi khó khăn gì), học sinh có thể trả lời hoặc không, sau đó giáo viên liệt kê những khó khăn và thuận lợi và học sinh ghi. - Với phần hiện trạng phát triển và phân bố cây CN cũng như hướng phát triển giáo viên thường liệt kê kiến thức và sau đó học sinh ghi theo lời thầy (cô). * Phần khai thác và chế biến lâm sản. Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy nêu tiềm năng và hiện trạng TN lâm nghiệp ở Tây Nguyên, à học sinh trả lời à Giáo viên đính chính và cho học sinh chép. * Phần khai thác thuỷ năng. Giáo viên cũng liệt kê kiến thức và sau đó học sinh ghi. Thiết kế phần giảng dạy minh hoạ. Nội dung Hoạt động của thầy và trò Khái quát chung - Bao gồm các tỉnh. - Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. - Đất đai màu mỡ 2. Vấn đề phát triển cây CN lâu năm ở Tây Nguyên. * Thuận lợi: .. * Khó khăn: . * Hiện trạng sản xuất và phân bố. - Cây cà phê. - Cây chè. - Cây cao su. - Cây dâu tằm. - Bên cạnh các nông trường quốc doanh.. * Phương hướng: . 3. Khai thác và chế biến lâm sản. * Tiềm năng. * Hiện trạng. * Hướng khai thác và phát triển. 4. Khai thác thuỷ năng. - Tiềm năng thuỷ điện khá lớn: xê xan, xrêpốc thượng nguồn sông Đồng nai - Các nhà máy:. - Giáo viên liệt kê kiến thức và học sinh ghi chép. - Gv đặt câu hỏi việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên có những khó khăn và thuận lợi gì? - Học sinh trả lời. - Giáo viên cho học sinh ghi. - Gv đặt câu hỏi: Tây Nguyên có tiềm năng và hiện trạng khai thác lâm sản như thế nào? - Học sinh trả lời. - Giáo viên cho học sinh ghi. - Giáo viên trình bày và học sinh ghi. * Thiết kế và thực hiện theo giải pháp trên, người thầy sẽ đóng vai trò trung tâm, chủ động trong việc truyền đạt kiến thức . Vai trò của học sinh là khá thụ động, chủ yếu nhận biết kiến thức qua sự phân tích của người thầy. Như vậy chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức của học sinh, chưa phát huy được khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh. Điều này có thể gây nên sự nhàm chán trong học tập ở học sinh. b. Giải pháp trong việc dùng átlát Địa lí Việt Nam để dạy bài Tây Nguyên. Trên nguyên tắc đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, khắc sâu nội dung kiến thức và phát huy tính tích cực học tập sáng tạo và phát huy tư duy, trí tuệ của học sinh, cách làm việc với sách giáo khoa và đồ dùng học tập.Tôi đã tiến hành giải pháp sau: * Sử dụng átlát Địa lí Việt Nam: Bao gồm cả giáo viên và học sinh đều phải có: (átlát học sinh tự trang bị trong học tập) và chia lớp làm 3 nhóm: - Nhóm 1: Dựa vào Bản đồ nông nghiệp chung, bản đồ khoáng sản, đất, động thực vật, dân cư và dân tộc để tìm hiểu phần khái quát chung về tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư của Tây Nguyên) - Nhóm 2: Sử dụng bản đồ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, vùng kinh tế Nam Trung Bộ, kết hợp với kênh chữ trong SGK nêu điều kiện phát triển, hiện trạng sản xuất và phân bố, những phương hướng trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên. - Nhóm 3: Học sinh sử dụng bản đồ vùng kinh tế Nam Trung Bộ, kết hợp với kênh chữ trong SGK nêu tiềm năng, hiện trạng và phương hướng khai thác về tài nguyên lâm nghiệp và tiềm năng, hiện trạng khai thác thuỷ năng ở Tây Nguyên. + Yêu cầu: Mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu và hoàn thành yêu cầu trong khoảng thời gian 12’à 15’. Mỗi nhóm cử thư kí để ghi ý kiến ( của các thành viên trong nhóm) và nhóm trưởng để trình bày. * Thiết kế phần giảng minh hoạ: Thời gian Nội dung Hoạt động của thầy và trò Bài 23 TÂY NGUYÊN 1) Khái quát chung. 1. Khái quát chung. 2. Vấn đề phát triển cây CN lâu năm ở Tây Nguyên. ... 3. Khai thác và chế biến lâm sản. 4. Khai thác thuỷ năng. .. - Gv mở bài và ghi tên bài lên bảng. - Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm dựa vào átlát Địa lý và kênh chữ trong SGK để hoàn thành 1 phần học. * Nhóm 1: Nghiên cứu phần khái quát chung. ? Dựa vào bản đồ nông nghiệp chung chỉ ra vị trí địa lí và ý nghĩa của nó. ? Dựa vào bản đồ khoáng sản, đất, động thực vật, dân cư và dân tộcà đặc điểm tự nhiên và dân cư. * Nhóm 2: Nghiên cứu về vấn đề phát triển cây CN lâu năm ở Tây Nguyên ( theo hướng) - Điều kiện phát triển. - Hiện trạng sản xuất và phân bố. - Phương hướng phát triển cây CN. + Hs sử dụng átlát: Bản đồ nông nghiệp, GTVT, vùng KT Nam trung bộ và kết hợp kênh chữ SGK. * Nhóm 3: Nghiên cứu về khai thác chế biến lâm sản và khai thác thuỷ năng. + Khai thác và chế biến lâm sản. Tiềm năng. Hiện trạng. Hướng khai thác hợp lí. + Khai thác thuỷ năng. Tiềm năng thuỷ điện. Các nhà máy. + Học sinh sử dụng bản đồ kinh tế NTB (trong átlát) kết hợp với kênh chữ SGK. * Sau khi hoàn thành các nhóm báo cáo kết quả. * Củng cố: Gv sử dụng câu hỏi trắc nghiệm (đã được viết trên bảng phụ). Như vậy với cách thiết kế phần giảng như trên người thầy không chỉ giúp học sinh tự hình thành được kiến thức về những nét chung của Tây Nguyên, tự thấy được các điều kiện, hiện trạng sản xuất, phân bố và hướng phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên.. mà còn giúp học sinh biết cách khai thác tri thức từ các đồ dùng học tập của mình (átlát Địa lý). Qua đó có thể góp một phần nhỏ vào việc hình thành ở học sinh năng lực tự làm việc để tìm ra kiến thức, góp phần vào việc hình thành nhân cách con người mới.. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Với việc sử dụng và hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ átlát kết hợp với việc chia nhóm học tập như trên, tôi đã áp dụng vào giảng dạy ở lớp 12A2 và so sánh với lớp 12A3 ( không áp dụng), qua kiểm tra đã thu được kết quả sau: * Đề kiểm tra ( Thời gian 15’) Hãy phân tích điều kiện và hiện trạnh phát triển, phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên? * Kết quả kiểm tra như sau: Lớp Số Hs tham gia Kết quả kiểm tra Ghi chú < 5 5 --> 6,5 6,5 à< 8 8 à 10 SL % SL % SL % SL % 12A2 47 0 10 21 17 36 27 43 12A3 46 7 12 20 36 20 36 8 14 Với kết quả kiểm tra thực nghiệm ở 2 lớp trên, tôi thấy rằng: - Số học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm 12A2 chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn so với lớp không thực nghiệm 12A3. - Số học sinh đạt điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là không có, trong khi ở lớp không thực nghiệm số này là khá cao. * Như vậy rõ ràng việc hướng dẫn học sinh sử dụng átlát và chia nhóm học tập để dạy bài Tây Nguyên đã giúp học sinh có khác biệt rất lớn về kết quả học tập . Ngoài ra học sinh còn hình thành được kỹ năng sử dụng átlát để hình thành kiến thức và như vậy vai trò tự học tập, nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức ở học sinh được khẳng định. C. Kết Luận - Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên nói chung và của giáo viên địa lí nói riêng, việc đúc rút các kinh nghiệm và sử dụng các phương tiện dạy học vào từng bài cụ thể là rất quan trọng. Điều này phải đảm bảo giúp cho học sinh học tập tích cực,lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và có những nhận thức đúng đắn, khách quan về các hiện tượng. - Sử dụng átlát để dạy bài Tây Nguyên đã giúp học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi, huy động được các tư duy sáng tạo, tạo thói quen tốt trong học tập của học sinh. Từ đó góp phần nhỏ vào việc hình thành nhân cách học sinh. - Phạm vi ứng dụng: Cách làm này có thể sử dụng ở các bài khác như: Đồng bằng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc. D. Danh mục các tài liệu tham khảo 1. Lí luận dạy học Nguyễn Dược – Chủ biên ( NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội - Năm 1998) 2. Kỹ thuật dạy học Nguyễn Trong Phúc- Chủ biên ( NXB Giáo Dục) 3. Phương pháp sử dụng bản đồ trong giảng dạy địa lí ( Đinh trung Quỳnh - Đại học Thái Nguyên)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_atlat_dia_ly_viet_nam_de_day_b.doc