Công nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ sản xuất các vật liệu, máy, thiết bị .cho các ngành sản xuất, dịch vụ và cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng các ngành truyền thống như cơ khí, điện, hoá chất được hiện đại hoá và nhiều ngành công nghiệp mới như điện tử, thông tin xuất hiện và phát triển mạnh.
Môn Công nghệ lớp 8 đã trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản, một số quy trình công nghệ và kỹ năng lao động đơn giãn về cơ khí và điện.
Môn Công nghệ mang nhiều tính kỹ thuật, tính thực tiễn và gần gũi với đời sống, để hệ thống lại kiến thức đã học trong từng phần, từng chương học có hiệu quả, làm cho học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức, kĩ năng của từng phần, từng chương học một cách đơn giãn và dễ nhớ trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Sử dụng bản đồ tư duy vào tiết dạy ôn tập phần vẽ kĩ thuật môn công nghệ 8” rất quan trọng vì nó có thể giúp học sinh tự hệ thống lại các kiến thức đã học một cách chủ động nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy vào tiết dạy ôn tập phần vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO TIẾT DẠY ÔN TẬP PHẦN VẼ KĨ THUẬT MÔN CÔNG NGHỆ 8
A. Đặt vấn đề.
Đất nước trong quá trình đổi mới, nhất là trong thời điểm này khi mà cả đất nước đã và đang bước vào cuộc hội nhập toàn cầu WTO thì chủ trương của Đảng và nhà nước là phải phát triển và đẩy mạnh nền Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các ngành nghề thủ công truyền thống thì việc phát triển các ngành nghề mới củng là một vấn đề cấp bách. Việc phát triển đó sẽ đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp. Để hoàn thành được điều đó thì không những phát triển các ngành nghề và tăng số lượng các trường dạy nghề ở các Tỉnh, thành phố mà các nghành nghề cần phải được đưa vào giảng dạy và hướng nghiệp ở các trường phổ thông nhằm góp phần đạt mục tiêu Giáo Dục. Với sự mở mang của các nghành công nghiệp, nhất là nghành cơ khí chế tạo thì đòi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác, rõ ràng các vật thể được biểu diễn. Phần ôn tập thường để cũng cố kiến thức một cách cơ bản cho kiến thức học sinh.
I. Lời mở đầu.
Công nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ sản xuất các vật liệu, máy, thiết bị..cho các ngành sản xuất, dịch vụ và cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng các ngành truyền thống như cơ khí, điện, hoá chất được hiện đại hoá và nhiều ngành công nghiệp mới như điện tử, thông tin xuất hiện và phát triển mạnh.
Môn Công nghệ lớp 8 đã trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản, một số quy trình công nghệ và kỹ năng lao động đơn giãn về cơ khí và điện.
Môn Công nghệ mang nhiều tính kỹ thuật, tính thực tiễn và gần gũi với đời sống, để hệ thống lại kiến thức đã học trong từng phần, từng chương học có hiệu quả, làm cho học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức, kĩ năng của từng phần, từng chương học một cách đơn giãn và dễ nhớ trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Sử dụng bản đồ tư duy vào tiết dạy ôn tập phần vẽ kĩ thuật môn công nghệ 8” rất quan trọng vì nó có thể giúp học sinh tự hệ thống lại các kiến thức đã học một cách chủ động nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1. Thực trạng.
Trong quá trình dạy học ở THCS bản thân tôi thấy đối với các tiết dạy ôn tập môn Công nghệ nói chung rất cần thiết. Đặc biệt ôn tập phần vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8 chưa làm rõ chuổi kiến thức, kĩ năng trong quá trình ôn tập nên kết quả học tập đạt được chưa cao. Vì thế tôi đưa ra một số cách sử dụng bản đồ tư duy vào dạy tiết ôn tập môn công nghệ nói chung và tiết dạy ôn tập phần vẽ kĩ thuật môn công nghệ 8 nói riêng.
2. Kết quả của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên, để đạt kết quả tốt hơn.
Khi tôi đưa ra sáng kiến “Sử dụng bản đồ tư duy vào tiết dạy ôn tập phần vẽ kĩ thuật ”. Trong quá trình thử nghiệm tôi thấy đã có kết quả tương đối tốt, để qua đó đồng nghiệp tham khảo, góp ý và giúp tôi nâng cao chuyên môn hơn, ngày một vững vàng hơn trong chặng đường tiếp theo.
Giới hạn của đề tài.
Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh.
Xuất phát từ tài liệu kĩ thuật dành choTHCS, cách sử dụng và áp dụng bản đồ tư duy vào trong quá trình dạy học.
Xuất phát từ các kiến thức tôi được tiếp thu từ chuyên đề mà tôi đưa ra.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Các cách sử dụng bản đồ tư duy vào dạy tiết ôn tập phần vẽ kĩ thuật môn công nghệ 8.
* Cách 1: Giáo viên sử dụng kết hợp máy tính và máy chiếu trình chiếu từng phần nội dung bản đồ tư duy cần ôn tập cho học sinh quan sát kết hợp với đặt câu các hỏi kiểm tra kiến thức nhớ của học sinh (chiếu hết từng phần nội dung giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập vận dụng).
* Cách 2: Giáo viên dùng phấn bảng để dạy ôn tập thông qua bản đồ tư duy. Giáo viên vẽ bản đồ tư duy đưa lần lượt từng nội dung cần ôn tập kết hợp với việc đặt câu hỏi, cho học sinh lên vẽ các nhánh tiếp theo hoàn thiện hơn nội dung ôn tập (kết thúc từng phần nội dung giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập vận dụng).
* Cách 3: Giáo viên chuẩn bị tờ giấy Ao được chia ra thành từng phần theo chủ định sẵn của giáo viên (phần chủ đề trung tâm giáo viên dán lên bảng).
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận những nội dung ôn tập để hoàn thành các nhóm tiếp theo của chủ đề trung tâm. Cuối cùng giáo viên yêu cầu các nhóm lên trình bày bản đồ tư duy mà nhóm thảo luận vẽ ra để giáo viên và các nhóm khác nhận xét (sau khi các nhóm trình bày hết nội dung được giao, giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập vận dụng).
* Cách 4: Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy được vẽ dưới dạng tranh trên khổ giấy Ao hướng dẫn học sinh ôn tập.
Mỗi cách sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, với cách 2 giáo viên và học sinh làm việc với phấn, bảng vừa tiết kiệm được chi phí vừa thực hiện được ở mọi lớp học trong trường hợp đột xuất mà không cần nhiều thời gian chuẩn bị. Với cách 1 chỉ sử dụng được ở phòng học có máy chiếu.
Với cách 3, giáo viên hoàn toàn tiến hành ở lớp học thường, phát huy được khả năng hợp tác nhóm, khả năng tự lực, khả năng thuyết trình, phản biện, khả năng hội hoạ, sáng tạo của học sinh, phần lớn học sinh rất hứng thú học tập. Tuy nhiên khi dạy giáo viên cần phải định hướng rõ ràng cho học sinh vẽ nhánh toả ra từ trung tâm để khi các nhóm hoàn thiện sản phẩm ta sẽ thu được lược đồ tư duy đáp ứng đúng quy tắc và thẩm mĩ làm căn cử cho học sinh ôn tập. Với từng nội dung ôn tập ứng với mỗi bản đồ tư duy giáo viên có thể chia nhỏ nội dung vẽ bản đồ tư duy khác nhau cho phù hợp với số lượng học sinh cũng như liều lượng kiến thức. Với bản đồ tư duy phần vẽ kỹ thuật giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh.
Với cách 4; sử dụng tranh bản đồ tư duy đã vẽ sẵn giáo viên khó khăn trong việc dẫn dắt từng phần nội dung kiến thức, khó kiểm tra được kiến thức của học sinh. Nếu yêu cầu học sinh nhìn vào bản đồ nêu lại kiến thức cũ thì cũng chưa hiệu quả lắm trong việc kiểm tra kiến thức của học sinh đã được học. Tuỳ theo hoàn cảnh và đối tượng cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp.
II. Những lợi ích của bản đồ tư duy.
- Bản đồ tư duy chỉ sử dụng các từ khoá do vậy giúp người học tiết kiệm thời gian học.
- Bản đồ tư duy sử dụng hình ảnh sẽ giúp học sinh hình dung, liên tưởng dễ dàng về kiến thức cần nhớ. Kết hợp màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng cho phép học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm, giảm sự tẻ nhạt, đơn điệu của từ ngữ.
- Bản đồ tư duy được viết theo ý hiểu cũng như trí tưởng của từng học sinh do vậy học sinh dễ hiểu bài, ôn tập lại rất nhanh.
III. Các bước vẽ và đọc bản đồ tư duy.
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm.
Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển các ý khác, không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề (vì chủ đề cần được làm nổi bật và dễ nhớ).
- Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ.
Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm và vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể vẽ toả ra một cách dễ dàng.
-Bước 3: Vẽ thêm các ý chính và các chi chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ.
Chỉ nên tận dụng các từ khoá và hình ảnh, mỗi từ khoá hoặc hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc có càng ít từ khoá càng tốt việc này giúp cho nhiều từ khoá mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khoá sẵn có một cách dễ dàng.
Lưu ý: Vẽ lần lượt từng nhánh một; vẽ các nhánh từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ do vậy đọc bản đồ tư duy cũng theo quy tắc từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ.
IV. Bản đồ tư duy ôn tập phần vẽ kỹ thuật công nghệ 8.
+ Đối tượng học sinh khối 8.
+ Năm học 2011-2012.
C. Kết luận.
1. Hiệu quả nghiên cứu :
Với phương pháp trên tôi đã áp dụng vào dạy khối 8 – THCS . Tiết dạy đã cuốn hút học sinh rất hăng say khi ôn tập. Các em đã hệ thống kiến thức một cách khái quát, mở rộng khả năng tự tư duy của học sinh, ôn tập lí thuyết đến đâu thì vận dụng vào các bài tập cụ thể tương ứng, quá trình học tập có hiệu quả cao.
Giáo viên là người theo dõi, định hướng phương pháp cho học sinh thực hiện, các nhóm phải tự tìm hiểu và đúc rút lại những kiến thức đã học.
Trên đây là một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong các tiết ôn tập nói chung và tiết ôn tập phần vẽ kỹ thuật nói riêng, nhưng đã mang lại kết quả: Trên 90% học sinh hứng thú trong quá trình học tập và đạt yêu cầu .
2. Ý kiến đề xuất.
Như trên đã trình bày, muốn học tốt môn học này đặc biệt các tiết ôn tập thì học sinh cần phải rèn luyện khả năng tự tư duy bằng bản đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức một cánh đơn giãn mà hiệu quả lại cao. Với tư cách là người giáo viên đã từng tham gia đứng lớp tôi xin có một số ý kiến đề xuất đó là:
- Cần phải cấp máy chiếu cho nhà trường tiện cho việc giảng dạy, tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu dạy và học.
- Nhà trường cần phải áp dụng dạy học sử dụng bản đồ tư duy nhiều hơn trong các tiết học, đặc biệt là những tiết ôn tập, luyện tập, phải thông tin cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy trước các buổi sinh hoạt đầu tuần.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_vao_tiet_day_on.doc