Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung môn ngữ văn nói riêng . Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hứng giảm sút . Học sinh không say mê yêu thích môn học . Mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng anh, điện tử , tin học . có vẻ như không còn hứng thú với những vần thơ lục bát truyền thống , những vâu tục ngữ ca dao dễ thuộc dễ hiểu đi sâu vào lòng người.Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút học sinh,làm cho học sinh mong chờ đến giờ học, điều này không phải dễ nhất là trong thời kỳ hiện nay nền kinh tế thị trường đã chi phối khá nhiều đến đời sống của người giáo viên . Đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Tìm ra được những thuận lợi –khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn và sửa sai cho học sinh .Bằng khả năng của mình để đẩy cao chất lượng bài làm văn cho học sinh. Cũng chính vì những thực trạng hiện nay của học sinh lớp 8 trường THCS Cẩm Liên nên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp của bản thân nhằm nâng cao chất lượng cho bài văn.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng bài làm văn và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài văn cho học sinh lớp 8 trường THCS Cẩm Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề :
I .Lí do chọn đề tài :
Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung môn ngữ văn nói riêng . Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hứng giảm sút . Học sinh không say mê yêu thích môn học . Mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng anh, điện tử , tin học ... có vẻ như không còn hứng thú với những vần thơ lục bát truyền thống , những vâu tục ngữ ca dao dễ thuộc dễ hiểu đi sâu vào lòng người.Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút học sinh,làm cho học sinh mong chờ đến giờ học, điều này không phải dễ nhất là trong thời kỳ hiện nay nền kinh tế thị trường đã chi phối khá nhiều đến đời sống của người giáo viên . Đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Tìm ra được những thuận lợi –khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn và sửa sai cho học sinh .Bằng khả năng của mình để đẩy cao chất lượng bài làm văn cho học sinh. Cũng chính vì những thực trạng hiện nay của học sinh lớp 8 trường THCS Cẩm Liên nên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp của bản thân nhằm nâng cao chất lượng cho bài văn.
II. Thực trạng:
Thuận lợi:
Trong năm học này tôi đang trực tiếp giảng dạy ngữ văn của 3 lớp 8 : 8a-8b-8c. Thì tôi thấy học sinh của ba lớp có khả năng tiếp thu bài không đồng đều. Hai lớp 8a- 8b có khả năng lĩnh hội tri thức tương đương nhau, số học sinh chiếm tỉ lệ khá ở các môn chiém tỉ lệ cao, hcọ lực trung bình khá trở lên nhiều. Các em có tinh thần học tập ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khi lên lớp.
Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp. khi nghỉ các đồng chí đã dạy thay cho tôi không để học sinh nghỉ tiết.
Hiện nay tài liệu tham khảo nhiều giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy của giáo viên. các lớp học nâng cao trình độ tạo điều kiện để giáo tham gia hcọmtập để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay.
Khó khăn:
Học sinh lớp 8b có khả năng lĩnh hội tri thức kém so với hai lớp 8a-8b.Khi tổ chức lớp học thì học sinh nam thường không chú ý hay làm ồn gay ức chế cho giáo viên. lớp 8b tỉ lệ học sinh chuẩn bị bài cũ, hcọ bài khi đến lớp không đày đủ ảnh hưởng rất lớn đến giờ học.
Môn ngữ văn các trang thiết bị như tranh ảnh, một số tác phẩm có đoạn trích được học thư viện không có, do đó giáo viên học sinh muốn tham khảo không có nên rất khó khăn học sinh khó hình dung được đoạn trích tác phẩm.
Học sinh hiện nay có xu thế xem nhẹ các môn xã hội trong đó có môn ngữ văn dẫn đến chất lượng học tập không cao.
Kết quả thực trạng:
-Trong kỳ thi khảo sát chất lượng đầu năm tỉ lệ học sinh yếu kém môn ngữ văn khá cao.
- Học sinh đạt kết quả: khá: 3 em -> 3.1%
trung bình: 42 em -> 44.6%
Yếu- kém : 49 em -> 52.3%
B. Giải quyết vấn đề:
Phần I : Thực tiễn giảng dạy
Qua thực tế giảng dạy và học tập, nghiên cứu, tôi nhận thức dạy học văn đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu, tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn. có khi cảm thụ được nhưng lại trình bày sự hiểu biết của mình không đạt yêu cầu. một bài tập làm văn đòi hỏi kết quả của sự tổng hợp các kiến thức về lí thuyết làm văn, kiến thức văn hoá, kiến thức xã hội, kĩ năng diễn đạt. Để biến những kiến thức đó của mình thì học sinh đó phải có một thời gian miệt mài rèn luyện, đặc biệt phải ham thích học văn. Thế nhưng kết quả hiện nay cho thấy chất lượng bài làm văn của học sinh chưa cao. Qua theo dõi các bài viết của học sinh kết quả chưa như mong muốn. Thực tế như sau:
Bài viết số 1:
Đề bài: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Yêu cầu: - xác định ngôi kể thứ 1 – thứ3.
xác địng trình tự kể:
+ Theo thời gian - không gian.
+ Theo diễn biến sự việc.
+ Theo diễn biến của tâm trạng.
xác định cấu trúc của văn bản định phân đoạn ( số lượng đoạn văn trong mỗi phần ) và cách trình bày các đoạn.
xác định 4 bước tạo lập văn bản, chú trọng bước lập đề cương.
Lớp
Sĩ số
Loại giỏi
Loại Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
34
1
2.9
8
23.5
14
41.2
11
32.4
8B
29
0
0
3
10.3
10
34.5
16
55.2
8C
31
0
0
10
32.3
11
35.5
10
32.2
Sau khi thu bài tôi đã chấm bài sữa lỗi cho học sinh và tìm ra nguyên nhân tại sao bài làm của học sinh lại chưa cao như vậy:
đó là do thời gian trên lớp có hạn, kiến thức học sinh lĩnh hội chưa đầy đủ chưa sát từng đối tượng học sinh. chư\a phân loại được đối tượng học sinh để có hình thức phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn học, về nhà học bài ôn bài chưa đầy đủ. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chưa đọc kĩ đề dẫn đến không hiểu đề, vốn từ nghèo nàn do đọc ít, tài liệu tham khảo thiếu thốn, trình độ nhận thức hạn hẹp.
Trong quá trình giảng dạy số hcọ sinh bị diểm kém là do thiếu tập trung, khônng chịu học bài, đọc bài.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà tôi nhận thấy ở bài viết số 1. dẫn đến tỉ lệ yếu kém nhiều. Điểm khá giỏi không có hoặc nếu có thì tỉ lệ tương đối thấp.
Đến bài viết số 3:
Đề bài : Hãy kể về một con vật đáng nhớ mà em yêu thích.
Yêu cầu: Học sinh phải: Xác định sự việc chính và các chi tiết.
Xác định nhân vật chính ( người kể và con vật nuôi ) và một số con vật khác.
Các yếu tố miêu tả biểu cảm xen kẽ.
Thời gian làm bài là 90 phút.
sau khi chấm bài tỉ lệ như sau:
Lớp
sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
34
1
2.9
8
23.5
14
41.2
11
32.4
8B
29
3
10.3
10
34.5
16
55.2
8C
31
10
32.3
11
35.5
10
32.2
Phần II: Nguyên nhân bài làm văn chất lượng chưa cao.
Sau khi chấm ba bài làm văn của học sinh tôi thấy kế quả bài viết chưa cao đó là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Khả năng của người thầy có hạn, thời gian trên lớp có hạn. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chát lượng học tập của học sinh.
Các tranh ảnh phục vụ dạy học môn ngữ văn còn thiếu, một số tác phẩm có đoạn trích được học còn thiếu học sinh không được đọc nên rất khó hình dung khi tiếp cận tác phẩm. Học sinh chưa có điều kiện để mua sách tham khảo để đọc nâng cao kiến thức, làm giàu vốn từ khi viết bài dẫn đến vốn từ nghèo nàn, bài viết quá sơ sài, không phong phú vốn từ nội dung.
Các em học sinh không tiến hành tuân thủ các bước:
Tìm hiểu đề.
Tìm ý, lập ý.
Lập dàn bài.
Viết bài hoàn chỉnh.
Đọc chỉnh sữa.
Do đó bài viết dẫn đến lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn. thậm chí bố cục không đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận.
4.Lỗi về chính tả:
- Học sinh cấp T.H. C. S không còn những tiết luyện viết, chữ viết xấu sai lỗi chính tả như: viết hoa tuỳ tiện, lẫn lộn các từ gần âm, câu sai ngữ pháp, sử dụng dấu câu không hợp lí.
- Thiếu cấu trúc văn bản và tính liên kết câu.
Phần III: những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài làm văn.
Đối với người thầy:
Các phẩm chất giáo viên cần có:
Do đặc điểm của nghề dạy học, người giáo viên nhất là giáo viên ngữ văn luôn tác động đến sự phát triển nhân cách học sinh. Sự tác động này thông qua trình độ và phẩm chất nhân cách của người thầy.
Người giáo viên phải có thế giới quan khoa học để làm nền tảng, định hướng thái độ, hành vi ứng sử của giáo viên trước các vấn đề thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội và thực tiễn nghề nghiệp.
Người giáo viên có lí tưởng nghề nghiệp trong sáng, luôn luôn say xưa học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao kiến thức, đặc điểm nghề nghiệp, có năng lực và trình độ tổ chức thành công các quá trình dạy học và giáo dục.
Người giáo viên ngữ văn luôn tiếp xúc hoạt đọng với thế hệ trẻ. muốn hoạt đọng sư phạm thu hút và có tác dụng cảm hoá, thuyết phục được các em, đòi hỏi bản thân nhà giáo dục phải có tâm hồn trong sáng, tươi trẻ, có tình cảm cao thượng, có thái độ khoan dung.
Nhờ vậy nhà giáo dục mới có khả năng hiểu biết và có khả năng phát huy sở trường của bản thẩntong công tác giáo dục. Đặc biệt là lòng yêu trẻ, yêu nghề, thái độ cư xử công bằng đầy tình thương, biết tự kiềm chế bản thân, gương mẫu để học sinh noi theo, tôn trọng nhân cách trẻ, biết hợp tác với trẻ trong quá trình dạy học và giáo dục, biết tạo dựng bầu không khí dân chủ trong lớp học ....
Lòng thương người, tình yêu trẻ là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua thử thách khó khăn trong cuộc sống để thực hiện tốt chức năng người “kỹ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao, với niềm vui say mê, sáng tạo, với ý chí không ngừng học hỏi vươn lênhoàn thiện mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
b. Năng lực sư phạm của người giáo viên:
Để giảng dạy và làm tốt chức năng của nhà giáo dục, người giáo viên phải học tập và tự rèn luyện để có năng lực sư phậm cần thiết:
+) Để dạy tốt, người giáo viên phải nắm vững tri thức khoa học có liên quan đến môn học mà mình phụ trách, đồng thời thường xuyên tự học, tự nghiên cứu để bắt kịp nhu cầu đổi mới không ngừng trong nội dung và phương pháp dạy học.
+) Trong hoạt động sư phạm hàn ngày, người giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng giao tiếp ứng xử trong tình huốngtrong quan hệ gia đình nhà trường xã hội.
+) Người thầy phải rèn luyện cho mình có được những kỷ năng, kỷ xảocần thiết cho hoạt động nông nghiệp: Các kỷ ngăng thiết kế, kỷ năng tổ chức, kỷ năng giao tiếp, kỷ năng nhận thức kỷ năng dạy học, kỷ năng dạy học, kỷ năng nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội ...
+) Người giáo viên cần khéo léo tế nhị, không nóng vội trong dạy học.
+) Tận dụng tối đa các tiết dạy học trả bài.
Đối với học sinh:
Do sự thay đổi cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng như thay đổi các mối quan hệ xã hội nên học sinh T. H. C. S nói chung, học sinh lớp 8 trường THCS cẩm liên nói riêng có những đặc đặc điểm nhận thức riêng so với học sinh tiểu học. Nên đòi hỏi người giáo viên phải hiểu biết đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh để làm cơ sở thiết kế bài giảng, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học có cơ sở khoa học phù hợp với sự phát triển trí tuệ của các em. thực hiện nguyên tắc sát đối tượng. Phân loại đối tượng học sinh trong quá trình dạy học
Tạo lập nhóm đối tượng:
+) Nhóm học sinh khá - giỏi: Giáo viên nên mở rộng, đào sâu, nâng cao những tri thức đã học trong chương trình. nội dung và phương pháp dạy học chủ yếu là giới thiệu một số vấn đề mới chưa được học hoặc chưa có diều kiện học kỹ học sâu.
+) Nhóm học sinh trung bình – trung bình khá:Giáo viên phải giúp các em nắm vững được những kiến thức và kỹ năng đã được học. phương pháp dạy học chủ yếu là tổng kết, hệ thống lại những vấn đề cần thiết. Giáo viên đưa ra những bài tập nhằm bổ xung, củng cố và rèn luyện.
+) ở THCS không còn tiết luyện viết nhưng giáo viên cũng không thể bỏ qua mà vẫn phải tổ chức luyện viết cho học sinh; Giao bài luyện viết về nhà nhất là các em viét chữ xấu, giao thời giân cụ thể, kiểm tra, sữa chữa hoàn thiện dần cho các em.
+ ở tiết trả bài học sinh có thể tự sữa lỗi cho nhau đó cũng là cách học bài tốt nhất.
Học sinh nên đọc nhiều để làm giàu thêm vốn tri thức hiện có.
Học sinh học bài, chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp. Đến lớp nên tận dụng tối đa quĩ thời gian hiện có của một tiết học.
Không ngừng học hỏi bạn bè, thầy cô gia đình xã hội và tiếp thu làm giàu vốn tri thức.
C. Kết luận:
1. Kết quả nghiên cứu:
Sau một thời gian nhận thấy thực trạng bài làm văn của học sinh lớp 8 trường THCS Cẩm Liên. tôi dã kịp thời tìm ra nguyên nhân bài làm văn của các em đạt kết quả chưa cao. tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp của bản thân cá nhân tôi mong rằng chất lượng bài làm của các em từng bước nâng caodần lên. so với chất lượng thi khảo sát đầu năm thì chất lượng thi học kỳ 1 đã có bước chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa hoc sinh yếu kém
Lớp
sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Trung bình
Yếu – kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
34
3
8,8
17
50
14
41,2
8B
29
1
3,4
17
58,7
11
37,9
8C
31
1
3,2
7
22,6
17
54,9
6
19,3
Tuy nhiên kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay
đổi chất lượng bài làm của các em.
2.Bài học kinh nghiệm:
Trên đây là một só giải pháp mà bản thân tôi thấy tự nên làm để nâng cao chất lượng bài làm cho học sinhlớp 8 trường THCS Cẩm Liên năm học 2007-2008 và tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu trong những năm tiếp theo.
Mặc dù kết quả chưa khả quan nhưng có khả năng thực thi. Nó đánh dấu trong quá trình học hỏi đúc rút kinh nghiệm của mình. Để đạt được kết quả cao hơn nữa tôi nghĩ rằng mình còn phải cố gắng nhiều, học hỏi nhiều ở các đồng nghiệp.
3. Đề xuất và kiến nghị:
Thư viện nhà trường nên có thêm tranh ảnh phục vụ tốt cho quả trình dạy học bài giảng ngữ văn 8. Bổ xung các tác phẩm có đoạn trích được học. Đặc biệt là các tác phẩm nước ngoài, chân dung của một số nhà thơ lớn. các tài liệu nâng cao cho giáo viên học sinh.
Thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên tôi rất mong có sự nhận xét, đóng góp của đồng nghiệp để đề tài của tôi có chất lượng hơn. tôi xin chân thành cảm ơn.
Cẩm Liên, ngày 14 tháng 2 năm 2008
Người viết
Trịnh thị Hiền
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình tâm lí giáo dục.
Tài liệu giáo dục học.
Sách giáo khoa lớp 8.
Sách giáo viên lớp 8.
Thiết kế bài giảng lớp 8.
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Ngu Van .doc