Thứ nhất, nên biến quan điểm, sự kiện, vấn đề thành những câu chuyện LS, trong đó đặc biệt chú ý đến việc liên hệ tới những nét riêng của LS địa phương với những con người, địa danh có thật. Những câu chuyện LS bao giờ cũng khiến HS nhớ lâu hơn những con số, sự kiện khô khan.
Thứ hai, hầu hết các trường học của Hà Nội đều mang tên các vị anh hùng, những người có công với đất nước, nhưng không phải HS nào cũng hiểu rõ về lai lịch, ý nghĩa của những cái tên ấy. Niềm đam mê, yêu thích khám phá LS nhiều khi bắt nguồn từ sự khâm phục, tự hào về những nhân vật mà mình đã biết. Bởi thế, muốn HS yêu Sử, trước hết, mỗi đầu năm học, các nhà trường nên dành thời gian nói chuyện về các nhân vật LS mà trường mang tên, hoặc mở cuộc thi tìm hiểu về những đóng góp của nhân vật ấy để HS có cơ hội tiếp cận thêm những thông tin mới.
Thứ ba, các phòng truyền thống của trường không nên chỉ dừng lại ở việc lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, thành tích hoạt động của thầy- trò các thế hệ, mà còn là nơi ghi lại tên tuổi của các cựu GV, HS của trường đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, có nhiều đóng góp để xây dựng nhà trường. Nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ, lớp thế hệ HS sẽ không chỉ thêm tự hào về ngôi trường mình, mà còn ra sức học tập, rèn luyện, xứng đáng với những cống hiến của cha anh.
Sáng kiến của TP Hồ Chí Minh trong việc treo những tấm pa-nô có thông tin về những vị anh hùng trên các đường phố thời gian qua cũng là một cách làm hay để các nhà trường tham khảo.
158 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Phòng Trung học – GDTX Sở GD&ĐT Bình Dương, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn Trường THPT Dĩ An, Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân, Khối văn phòng, đặc biệt là bộ phận phụ trách các phòng chức năng đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến chủ đạo cho nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm nầy.
Những nội dung đã học tập và kinh nghiệm tích lũy được từ đề tài “Ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT” nầy sẽ là hành trang vô cùng quý báu cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử của bản thân chúng tôi trong thời gian sắp tới.
Dĩ An, ngày 25 tháng 5 năm 2008
Người thực hiện,
“ỨNG DỤNG CNTT&TT KẾT HỢP SÁCH BÀI TẬP
ĐỂ ĐỔI MỚI PPDH LS Ở TRƯỜNG THPT”
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài 10
Từ dư luận của báo chí về việc DHLS ở trường THPT 10
Từ việc Bộ GD – ĐT triển khai một số hoạt động về CNTT&TT 19
Từ chỉ đạo của các Sở GD – ĐT triển khai ứng dụng CNTT&TT 24
Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu 30
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 32
Mức độ nghiên cứu đề tài 35
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 35
Cơ sở lí luận thực tiễn và PP nghiên cứu 35
Cơ sở lí luận thực tiễn
PP nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 36
Kết cấu của đề tài 37
NỘI DUNG
Phần I. Nêu thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài 38
1.1. Tình hình giảng dạy môn LS ở đơn vị
1.2. Tình hình trường, lớp, HS
1.3. Ưu điểm khi thực hiện đề tài
2. Khó khăn khi thực hiện đề tài 40
Phần II. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
Đối tượng học và việc thiết kế đa phương tiện DH 41
Khai thác, sử dụng internet góp phần tích cực hoá PPDH LS ở trường THPT 42
Thiết kế và sử dụng GAĐT nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT 46
Thực trạng việc thiết kế và sử dụng GAD8T trong môi trường DH đa phương tiện
Nhận thức của GV đối với việc thiết kế và sử dụng GAĐT hiện nay
Thực trạng trong việc thiết kế và sử dụng GAĐT của GV
Công tác thiết kế và sử dụng GAĐT
Một số biện pháp ứng dụng CNTT&TT để thiết kế và sử dụng GAĐT 49
Nâng cao nhận thức và khuyến khích GV sử dụng GAĐT trong DHLS
Bồi dưỡng trình độ tin học cơ bản, phát triển kĩ năng thiết kế và sử dụng GAĐT cho GV
Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng GAĐT
Tăng cường đầu tư CSVC và TBDH hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện
Sự chuẩn bị của Bộ GD – ĐT về ứng dụng CNTT trong sử dụng TBDH để thay SGK lớp 12
Sử dụng SGK và SBT LS để đổi mới PPDH LS ở trường THPT 58
Vận dụng lí thuyết thông tin để tổ chức HS làm việc với SGK và SBT LS trong việc đổi mới PPDHLS ở THPT 63
Quan điểm lí thuyết thông tin về học tập
Định hướng vận dụng lí thuyết thông tin để tổ chức HS làm việc với SGK và SBT LS trong việc đổi mới PPDH LS ở THPT
Kinh nghiệm sử dụng SBT trong DHLS ở trường THPT
GV phải nhận thức được vai trò, chức năng của việc sử dụng SBT trong quá trình DH hiện đại
BT được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình DHLS
Một số lưu ý và kĩ thuật sử dụng SBT trong DHLS để đạt được hiệu quả cao
Kết luận về tổ chức HS làm việc với SBT trong DHLS để đạt được hiệu quả cao
Đổi mới việc chỉ đạo hoạt động tự học ở nhà của HS kết hợp với SBT LS 70
Những căn cứ cơ bản chỉ đạo việc đổi mới tự học SBT LS ở nhà của HS
Nội dung đổi mới tự học SBT LS ở nhà của HS
Một số yêu cầu của việc đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động tự học SBT LS ở nhà của HS
Đổi mới nội dung tự học kết hợp SBT LS ở nhà của HS
Đổi mới PP tự học kết hợp SBT LS ở nhà của HS
Sử dụng sơ đồ trong GAĐT nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DHLS ở THPT 76
Vị trí, ý nghĩa của sơ đồ trong DHLS
Một số biện pháp sử dụng sơ đồ trong DHLS ở THPT
Sử dụng sơ đồ trong nghiên cứu kiến thức mới
Sử dụng sơ đồ trong ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức mới
Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra, đánh giá
Sử dụng sơ đồ trong DHLS có giá trị tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả bài học và kích thích lòng say mê học tập của HS
Tạo biểu tượng các nhân vật LS để hình thành kiến thức LS cho HS THPT 82
Đối với nhân vật LS ở nhóm một
Đối với nhân vật LS ở nhóm hai
Đối với nhân vật LS ở nhóm ba
Các biệp pháp GV giúp HS vượt qua “rào cản” trong đổi mới DHLS ở THPT 87
Quan niệm về “rào cản” trong quá trình học tập theo cách tiếp cận của “sư phạm tương tác”
Các biện pháp giúp HS vượt qua “rào cản” của vùng limbic
Kích thích đa giác quan của HS
Tạo động lực học tập cho HS
Các biện pháp giúp HS vượt qua “rào cản” của trạng thái T
Luôn bắt đầu từ các ví dụ, các hình ảnh, các sự kiện cụ thể để giúp HS hình thành các khái niệm
Luôn tạo được sự kết nối giữa kiến thức cũ với kiến thức mới bằng cách củng cố ôn tập thường xuyên, kiểm tra kiến thức nền
Một số kĩ thuật kiểm tra đánh giá vận dụng trong đổi mới PPDH LS ở trường THPT 93
Kiểm tra kiến thức nền
Bài tập một phút
Tóm tắt một câu
Điểm nhấn
Xác định ma trận đặc trưng
Phần III. Kết quả và kinh nghiệm rút ra được từ SKKN
Kết quả đạt được 101
Ứng dụng CNTT&TT với đổi mới PPDH LS ở THPT 102
Lợi ích và một vài điều bất lợi của việc ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới PPDH LS ở THPT hiện nay
Lợi ích
Khó khăn
Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong công tác DHLS ở THPT hiện nay
Một số đề xuất đưa CNTT&TT giải quyết vấn đề đổi mới PPDH LS
Nguyên tắc chung
Một số giải pháp ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới PPDH LS hiện nay
Bài học kinh nghiệm rút ra được từ SKKN 107
Xây dựng CSVC, TBDH hiện đại
Đào tạo, bồi dưỡng GV về CNTT&TT
Triển khai thực hiện
Một số yêu cầu về PP luận và lí luận DH khi ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới PPDH LS ở THPT hiện nay
Phần IV. Khả năng ứng dụng và triển khai SKKN
Những nét cơ bản về CNTT&TT 112
Những lợi ích của CNTT&TT trong việc đổi mới PPDH LS 113
CNTT&TT giúp tăng cường hứng thú học tập ở HS
CNTT&TT giúp HS đáp ứng được nhu cầu của cá nhân
CNTT&TT giúp HS phát triển đa trí tuệ
CNTT&TT giúp khuyến khích tinh thần học tập kiến tạo
CNTT&TT là công cụ DH cho GV
CNTT&TT những thách thức với việc sử dụng trong lớp học 115
CNTT&TT ở Việt Nam và Bình Dương 116
Các trang về CNTT có thể tham khảo 118
Kho học liệu mở Việt Nam chính thức “mở cửa” 120
Hướng dẫn khai thác internet phục vụ DHLS 121
Giới thiệu giao diện một số website 127
Phần V. Đề xuất ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT
CNTT&TT hỗ trợ đổi mới PPDH LS ở THPT 129
Nguyên tắc ứng dụng CNTT&TT để đổi mới PPDH LS ở THPT 130
Cấu trúc của GAĐT hỗ trợ DHLS 131
Quy trình xây dựng GAĐT hỗ trợ DHLS 132
Ý nghĩa và những hạn chế của việc ứng dụng CNTT&TT trong việc đổi mới PPDH LS 134
Đề xuất một số biện pháp chủ yếu giúp HS nắm vững kiến thức trong DHLS ở THPT 135
Kết hợp lời nói của GV và HS với đồ dùng trực quan nhằm tạo biểu tượng cụ thể, sinh động về sự kiện LS
Sử dụng tài liệu tham khảo kết hợp SBT với trao đổi thảo luận sẽ làm sáng tỏ sự kiện của bài học LS
Sử dụng câu hỏi để tổ chức trao đổi thảo luận
BTLS là phương tiện quan trọng trong DH giúp HS nắm vững kiến thức
Thường xuyên củng cố ôn tập là biện pháp rất tốt giúp HS nắm vững kiến thức
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết hợp với tự kiểm tra, đánh giá của HS
Phần VI. Sự chuẩn bị cho “năm học CNTT 2008 – 2009”
Trước thềm “năm học CNTT 2008 – 2009” 143
Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 HS được rút bớt thời lượng học tập quá tải 144
Mười một giải pháp trước mắt của ngành GD 145
Xây dựng một chương trình phổ thông mới sau năm 2010 147
Từ năm học 2008 – 2009 triển khai mô hình “trường học thân thiện trên toàn quốc” 148
Bốn giải pháp cần làm ngay 149
Hoàn thiện phương án tuyển sinh đại học 150
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong năm học 2006-2007 tôi đã áp dụng đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở Trường THPT qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử” và bước đầu đã đạt kết quả một số kinh nghiệm để làm hành trang trong quá trình tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bộ môn lịch sử (LS) của mình cố gắng trong năm học 2007-2008 được hiệu quả cao hơn năm học trước.
Với suy nghĩ phải tìm những biện pháp tối ưu nhất trong quá trình đổi mới PPDH bộ môn LS ở Trường THPT nên tôi đã luôn luôn cố gắng học hỏi không ngừng về nội dung và PP giảng dạy với mục đích mong muốn làm cho tiết dạy LS tạo được sự hứng thú học tập ở các em HS.
2. Từ dư luận của báo chí về việc dạy học lịch sử ở THPT
Trong thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến văn đề giảng dạy môn LS trong các trường học. Kết quả môn thi LS qua các kỳ thi là con số báo động đến tất cả HS, đồng thời là nỗi lo của toàn xã hội trước sự hiểu biết của giới trẻ về LS nước nhà.
(Sài Gòn Giải Phóng) - Làm thế nào không còn hàng ngàn bài thi sử dưới điểm trung bình vào mùa thi đại học (ĐH) cũng như tại các cuộc thi khác? Ngành giáo dục (GD) phải đổi mới ra sao để môn Sử trở nên hấp dẫn, sinh động hơn? Ngày 31-7-2007, ngay sau khi Báo SGGP có bài “Điểm thi môn Sử vào ĐH quá thấp : Hậu quả của đổi mới nửa vời”, nhiều nhà giáo và bạn đọc đã góp ý kiến tâm huyết. PGS.TS Phạm Xanh cho rằng hiện nay chúng ta đang “đối xử” không công bằng giữa các môn học. Nếu như một tuần có tới 5 đến 7 tiết Toán thì tại sao chỉ có một tiết học LS. Phải chăng vì môn Sử là môn phụ? Và sự “đối xử” đó đã được phản ánh qua các kỳ thi tốt nghiệp và đại học vùa qua khi điểm môn LS thấp tới mức “kinh hoàng”.
Theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm Khoa LS Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội. Mỗi tuần có 1 đến 2 tiết sử thì đừng “đòi hỏi” các em khi đi thi đạt điểm môn Sử cao như môn Toán, Lý, Hóa... PGS Nguyễn Hải Kế hiện đang làm cố vấn cho game show Theo dòng LS của Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam, có một một bạn trẻ của trường THPT Marie Curie đã nói với ông: Em thích học Sử, em hiểu được vai trò của LS đối với việc hình thành nhân cách con người. Nhưng bây giờ em phải học những môn để thi ĐH nên không có nhiều thời gian cho môn LS. Nếu như em có học môn Sử nhiều thì bố mẹ em sẽ cấm ngay bởi môn đó em không thi ĐH
Đỗ Kim Chung (ĐH KHXH&NV TP.HCM): “Nếu xét ở khía cạnh để nắm các cứ liệu thì điều đó đúng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng thì sẽ rất dễ quên khi không nhắc đến nó thường xuyên. Khi kiểm tra, đánh giá (KT – ĐG) kết quả DH, đề KT đều theo kiểu như: anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của...; anh (chị) hãy cho biết các nội dung của hiệp định... Cũng không sai nếu nói rằng HS lớp 2 học thuộc lòng cũng có thể trả lời được hết những câu hỏi kiểu đó. Tư duy ấy làm HS thụ động với môn sử, cứ học vẹt từng câu, từng chữ đến khi KT và chép đầy đủ ý vẫn qua.
Nhiều năm học môn sử ở trường phổ thông, tôi chưa từng gặp câu hỏi kiểu như: Tại sao chúng ta ký hiệp định... Vì sao sau Cách mạng tháng 8-1945 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những câu hỏi “mở” mang tính tư duy, suy nghĩ để chọn ý cho phù hợp thì khá hiếm hoi. Thêm vào đó, lịch sử của cả một thời kỳ với đầy những biến động cùng hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, chi chít những ý nghĩa, nguyên nhân được viết trong một cuốn sách khá dày nhưng thời lượng học quá ít. Trong khi đó, HS còn nhiều môn học khác cần phải quan tâm nên thời gian dành cho môn LS cũng bị cắt xén, bỏ bê. Đồng thời, người dạy còn thiếu phương pháp truyền đạt trực quan như sử dụng giáo trình điện tử, cung cấp nhiều hình ảnh hoặc cho học sinh tự diễn những sự kiện LS. Do vậy, môn sử vốn “phức tạp” bởi ngày, tháng, năm, sự kiện, con số càng gây chán cho người học khi vào tiết sử người học chỉ biết “dự thính 100%”. Nếu tất cả mọi nơi đều dạy sử theo cách đưa những banner, học sử qua phim ảnh... thì chắc sẽ thu hút người học hơn. Một khi đã thu hút người học, làm cho người học thích thú môn sử thì chắc chắn việc học môn sử sẽ tốt hơn”.
Lê Quang Huy (GV): “Tại sao HS đạt điểm thấp môn LS?” Ngoài nguyên nhân do một bộ phận không nhỏ HS vì yếu các môn khác nên phải chọn khối thi này, có lẽ ai cũng nhận ra việc các em học nhưng không nhập tâm được bài học.
Quan niệm hiện nay của không ít phụ huynh, học sinh, thậm chí cả GV, là học môn LS không có tương lai. Trong khi đó, người thầy chẳng dám “đi xa” hơn những gì có trong sách, không thể phân tích cặn kẽ vì sợ “cháy” giáo án. HS đang bị nhiễu loạn thông tin khi phải tiếp thu kiến thức qua phim ảnh, trên mạng không chính xác. Nhiều em HS thổ lộ với tôi rằng: ngày tháng nhiều quá nhớ không xuể, dễ lẫn lộn sự kiện này với sự kiện khác. Cách học phổ biến của các em hiện nay là học vẹt chứ không biết hệ thống hóa kiến thức, sự kiện, đương nhiên điểm sẽ thấp.
Chấn chỉnh ngay chương trình, sách giáo khoa là điều đã được nhiều nhà giáo đề nghị trong những năm qua. Song song đó thầy cô nên hướng HS có PP học tập phù hợp với bộ môn, hết sức tránh trường hợp học vẹt vừa mất công sức, thời gian mà không mang lại hiệu quả. Nếu không kịp thời đổi mới, 2-3 năm tới tình hình này sẽ vẫn tiếp tục, có khi tệ hại hơn”.
Trong một chương trình giao lưu trên VTV2 với chủ đề: “Thế hệ trẻ với di sản Cách mạng tháng Tám” khi phóng viên của chương trình phỏng vấn các bạn trẻ ở Hà Nội về Nhà Hát lớn Hà Nội - nơi diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất ở Hà Nội diễn ra ngày 17/8/1945 và cuộc mít tinh Tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng ở Hà Nội ngày 19/8/1945, thì hầu hết các bạn trẻ được hỏi không biết đến những sự kiện này, mặc dù các bạn đã nhiều lần đến Nhà Hát lớn.
Phải chăng các bạn trẻ thờ ơ với LS của nước nhà? Tại sao các bạn trẻ lại không để ý đến chính những di tích LS mà các bạn đã đến nhiều lần?
Theo PGS.TS Phạm Xanh - Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội thì lỗi không hoàn toàn ở các bạn. Bởi ở di tích LS này chỉ có một tấm biển nhỏ ghi vài dòng: “Nơi đây đã diễn ra một cuộc mít tinh trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám”. Với tấm biển nhỏ và những thông tin đó không thể thu hút được các bạn trẻ là điều tất yếu.
Theo PGS. Phạm Xanh lỗi ở đây thuộc về những người làm văn hóa Hà Nội. Với các di tích LS người ta chỉ gắn một tấm biển theo kiểu: Tại đây, ngày này diễn ra sự kiện gì Với cách làm như vậy thì những di tích này chỉ là di tích “chết” và hậu quả của nó là các bạn trẻ ở Hà Nội chiều chiều vẫn đến Nhà Hát lớn chơi nhưng chẳng mấy ai biết được nơi đây đã diễn ra những sự kiện LS gì trong Cách mạng tháng Tám.
Học trong sách vở thì các sự kiện, con số khô cứng. Nhiều trường THPT hiện nay thường tổ chức cho các HS đi tham quan bảo tàng với hy vọng việc học sử sẽ hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là các buổi đi tham quan bảo tàng của các các bạn trẻ hiện nay không hiệu quả. Theo cô Trần Thị Nhung - Phó hiệu trưởng Trường THPT Maria Curie mỗi lần nhà trường tổ chức cho các HS đi tham quan bảo tàng với hàng trăm HS, khi đến bảo tàng chỉ có một vài nhân viên bảo tàng thuyết minh giới thiệu trong vòng một tiếng, hai tiếng thì các HS không thể hiểu và nhớ nổi những gì họ nói. Mặt khác, các bảo tàng hiện nay trưng bày hiện vật không hấp dẫn và ít có sự thay đổi.
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện có hơn 15.000 hiện vật về Cách mạng tháng Tám và mồng 2/9/1945. Tuy nhiên, việc trưng bày lại khá hạn chế chỉ có khoảng 10%. Đã 14 năm công tác ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam chị Nguyễn Tường Khanh cho biết : mặc dù có sự thay đổi về cách trưng bày nhưng đó chỉ là những thay đổi không đáng kể và đặc biệt là những thông tin đi kèm theo các hiện vật hầu như là không có.
Kỳ thi năm nào cũng vậy, kết quả thi môn LS luôn khiến nhiều người trăn trở nhất : thống kê cho thấy có đến 90% bài thi môn này dưới điểm trung bình. Làm thế nào không còn hàng ngàn bài thi sử dưới điểm trung bình vào mùa thi đại học (ĐH) cũng như tại các cuộc thi khác? Ngành GD phải đổi mới ra sao để môn Sử trở nên hấp dẫn, sinh động hơn?
Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng này ? Trước vấn đề mang tính xã hội nhiều nhà giáo và bạn đọc đã góp ý kiến tâm huyết. Muốn HS yêu Sử, hãy bắt đầu từ những điều gần gũi. Theo ông Phạm Văn Hà (Sở GD - ĐT Hà Nội):
Thứ nhất, nên biến quan điểm, sự kiện, vấn đề thành những câu chuyện LS, trong đó đặc biệt chú ý đến việc liên hệ tới những nét riêng của LS địa phương với những con người, địa danh có thật. Những câu chuyện LS bao giờ cũng khiến HS nhớ lâu hơn những con số, sự kiện khô khan.
Thứ hai, hầu hết các trường học của Hà Nội đều mang tên các vị anh hùng, những người có công với đất nước, nhưng không phải HS nào cũng hiểu rõ về lai lịch, ý nghĩa của những cái tên ấy. Niềm đam mê, yêu thích khám phá LS nhiều khi bắt nguồn từ sự khâm phục, tự hào về những nhân vật mà mình đã biết. Bởi thế, muốn HS yêu Sử, trước hết, mỗi đầu năm học, các nhà trường nên dành thời gian nói chuyện về các nhân vật LS mà trường mang tên, hoặc mở cuộc thi tìm hiểu về những đóng góp của nhân vật ấy để HS có cơ hội tiếp cận thêm những thông tin mới.
Thứ ba, các phòng truyền thống của trường không nên chỉ dừng lại ở việc lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, thành tích hoạt động của thầy- trò các thế hệ, mà còn là nơi ghi lại tên tuổi của các cựu GV, HS của trường đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, có nhiều đóng góp để xây dựng nhà trường. Nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ, lớp thế hệ HS sẽ không chỉ thêm tự hào về ngôi trường mình, mà còn ra sức học tập, rèn luyện, xứng đáng với những cống hiến của cha anh.
Sáng kiến của TP Hồ Chí Minh trong việc treo những tấm pa-nô có thông tin về những vị anh hùng trên các đường phố thời gian qua cũng là một cách làm hay để các nhà trường tham khảo.
Đây là lần đầu tiên nội dung chính ba bản tuyên ngôn được tiếp xúc đến người dân hết sức gần gũi và giản dị thông qua các tấm Pa-nô treo dọc các trục đường chính. Đó là những áng văn bất hủ và hào hùng trong bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi và Bản Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình cách đây 62 năm.
Rất nhiều người dân TP.HCM đã khẳng định: Những câu trích trong tấm pa-nô là rất thích hợp, phản ánh đúng tinh thần của bản tuyên ngôn đó. Nội dung cơ bản của nó đã khẳng định chủ quyền dân tộc, cảnh cáo tất cả bọn ngoại xâm dám đến xâm phạm chủ quyền của dân tộc ta , nhân dân ta.
Cùng với 3 bản Tuyên ngôn Độc lập là danh sách tóm tắt về tiểu sử của tám mươi mốt nhân vật LS xếp theo thứ tự năm hy sinh hoặc năm mất, được tính từ 2/9/1945 trở đi. Đó là những chiến sĩ cộng sản, nhân sĩ, chí sĩ, học giả nhà văn hóa, nhà tu hành, bác sĩ, họa sĩ, nhạc sĩTất cả họ đều đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, sẵn sàng hy sinh tính mạng khi Tổ quốc lâm nguy.
Theo Giáo sư Huỳnh Lúa: Danh sách những anh hùng được giới thiệu lần này đã thể hiện được tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ viết: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.”
Có thể nói đây là lần thứ ba TP.HCM triển khai chương trình “Dân ta biết sử ta”. Đó cũng là cách thiết thực kỷ niệm ngày khai sinh đất nước. Thông tin về tiểu sử các anh hùng dân tộc và đặc biệt là những áng văn, những câu thơ bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập được tuyên truyền trên đường phố hôm nay đã góp phần nhắc nhở người dân Việt Nam về LS dân tộc, góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam, cùng nhau xây dựng đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” trong thời kỳ hội nhập.
Giảng viên TƯỞNG PHI NGỌ, Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm TPHCM: Đề thi cần đòi hỏi thí sinh độc lập suy nghĩ
Giữa dạy học và ra đề thi có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó yêu cầu của đề thi mang tính định hướng đối với việc dạy và học của thầy và trò. Dạy học không hoàn toàn hướng tới mục đích thi nhưng trên thực tế, tỷ lệ HS đậu bao nhiêu phần trăm luôn được coi là thước đo đánh giá việc dạy và học. Do vậy, đề ra kiểu nào thì dạy và học kiểu đó. Nhiều năm nay, đề thi Sử gồm vài ba câu không quá khó, chỉ cần thí sinh (TS) chăm chỉ, thuộc bài là có nhiều khả năng đậu. Sự hơn nhau giữa các TS về căn bản không phải ở khả năng tư duy độc lập mà ở chỗ có học thuộc đúng những nội dung đề thi đã ra. Do vậy, tôi xin kiến nghị : Các đề kiểm tra, thi ở THPT (kể cả kỳ thi tốt nghiệp) cần chuyển sang hướng yêu cầu TS độc lập suy nghĩ nhiều hơn. Câu chữ của đề cần được diễn đạt sao cho dễ hiểu, chính xác. Sắp tới Bộ GD – ĐT sẽ triển khai thi trắc nghiệm ở môn LS. Phương thức thi này có thể kiểm tra được nhiều nội dung trong thời gian ngắn, nhưng không đo được khả năng của mỗi TS trong việc nhận thức, trình bày, diễn đạt và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
PGS-TS NGUYỄN THỊ CÔI, Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội: Làm một cuộc cách mạng về vị trí môn lịch sử
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học Sử của HS rất cần thiết, có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Muốn đổi mới cần xây dựng và sử dụng các dạng sách bài tập (BT) LS trong dạy học có vai trò rất quan trọng đối với quá trình, củng cố kiến thức LS cho HS. GV có thể sử dụng các loại BT dưới dạng một câu hỏi tổng hợp, BT nhằm rèn kỹ năng thực hành, hệ thống khái quát hóa kiến thức và vận dụng kiến thức, BT trắc nghiệm khách quan. Để có những bài tập chất lượng đòi hỏi GV phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá không chỉ là công việc của GV đứng lớp mà còn là công việc của cấp quản lý. Bên cạnh đó, phải làm một cuộc cách mạng trong quan niệm về vị trí môn LS từ cấp quản lý GD cao nhất đến ban giám hiệu, cha mẹ HS và toàn xã hội. Cổ nhân từng dạy “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, không có quan niệm đúng về môn học thì tất cả những đề xuất đổi mới nội dung, PP, trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá không thể đi vào thực tiễn được.
ThS PHẠM PHÚC VĨNH, Bộ môn Lịch sử Trường ĐHSP Đồng Tháp: Phải đổi mới cách tổ chức lớp học
Cách tổ chức lớp học phổ biến ở nhà trường phổ thông hiện nay còn mang nặng tính áp đặt chủ quan, nó gián tiếp tạo nên sự bất bình đẳng đối với HS trong quá trình dạy học. Trừ những HS có khả năng tương ứng với nội dung và PPDH của GV trên lớp, số HS còn lại đang bị ép buộc phải tiếp nhận những kiến thức hoặc quá cao, hoặc quá thấp so với khả năng của mình, làm mất đi hứng thú, động lực học tập của một bộ phận khá lớn HS. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải làm sao để trong tất cả các môn học nói chung và môn LS nói riêng, HS sẽ được học ở những lớp học có nội dung và PP phù hợp với khả năng của mình? Chúng tôi cho rằng, để HS khá giỏi có điều kiện phát triển năng khiếu của mình và các đối tượng HS khác có thể tiếp thu được những nội dung bài học với PP thích hợp với khả năng của mình, các trường THPT nên tổ chức lớp học theo từng môn học với nội dung, chương trình với PPDH được phân thành nhiều mức độ từ cao đến thấp, tương ứng với khả năng của từng đối tượng HS từ giỏi đến yếu kém.
(Tuổi Trẻ 29/7/2007) - Khi còn là HS, lúc “lều chõng” đi thi khối C, tôi lo nhất là làm sao làm tốt môn LS. Chúng tôi được dạy rằng : học LS là học thuộc lòng. Nếu xét ở khía cạnh để nắm các cứ liệu thì điều đó đúng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng thì sẽ rất dễ quên khi không nhắc đến nó thường xuyên. Khi kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, đề kiểm tra đều theo kiểu như: anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của...; anh (chị) hãy cho biết các nội dung của hiệp định... Cũng không sai nếu nói rằng học sinh lớp 2 học thuộc lòng cũng có thể trả lời được hết những câu hỏi kiểu đó. Tư duy ấy làm học sinh thụ động với môn sử, cứ học vẹt từng câu, từng chữ đến khi kiểm tra và chép đầy đủ ý vẫn qua.
Nhiều năm học môn sử ở trường phổ thông, tôi chưa từng gặp câu hỏi kiểu như: Tại sao chúng ta ký hiệp định... Vì sao sau Cách mạng tháng 8-1945 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những câu hỏi “mở” mang tính tư duy, suy nghĩ để chọn ý cho phù hợp thì khá hiếm hoi. Thêm vào đó, LS của cả một thời kỳ với đầy những biến động cùng hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, chi chít những ý nghĩa, nguyên nhân được viết trong một cuốn sách khá dày nhưng thời lượng học quá ít. Trong khi đó, HS còn nhiều môn học khác cần phải quan tâm nên thời gian dành cho môn LS cũng bị cắt xén, bỏ bê. Đồng thời, người dạy còn thiếu PP truyền đạt trực quan như sử dụng giáo trình điện tử, cung cấp nhiều hình ảnh hoặc cho học sinh tự diễn những sự kiện lịch sử.
Do vậy, môn sử vốn “phức tạp” bởi ngày, tháng, năm, sự kiện, con số càng gây chán cho người học khi vào tiết sử người học chỉ biết “dự thính 100%”. Nếu tất cả mọi nơi đều dạy sử theo cách đưa những banner, học sử qua phim ảnh... thì chắc sẽ thu hút người học hơn. Một khi đã thu hút người học, làm cho người học thích thú môn sử thì chắc chắn việc học môn sử sẽ tốt hơn.
ĐỖ KIM CHUNG (ĐH KHXH&NV TP.HCM) Người thầy sợ “cháy” giáo án
Tại sao HS đạt điểm thấp môn LS? Ngoài nguyên nhân do một bộ phận không nhỏ HS vì yếu các môn khác nên phải chọn khối thi này, có lẽ ai cũng nhận ra việc các em học nhưng không nhập tâm được bài học.
Quan niệm hiện nay của không ít phụ huynh, HS, thậm chí cả GV, là học môn LS không có tương lai. Trong khi đó, người thầy chẳng dám “đi xa” hơn những gì có trong sách, không thể phân tích cặn kẽ vì sợ “cháy” giáo án. HS đang bị nhiễu loạn thông tin khi phải tiếp thu kiến thức qua phim ảnh, trên mạng không chính xác. Nhiều em HS thổ lộ với tôi rằng: ngày tháng nhiều quá nhớ không xuể, dễ lẫn lộn sự kiện này với sự kiện khác. Cách học phổ biến của các em hiện nay là học vẹt chứ không biết hệ thống hóa kiến thức, sự kiện, đương nhiên điểm sẽ thấp.
Chấn c
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_truyen.doc