Sơ lược những cải cách về chính trị, quân sự và ngoại giao của Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ không phải là một nhà chính trị nhưng ông muốn thông qua vua quan- lực lượng chính trị phong kiến để thực hiện những cải cách chính trị của mình.

Nguyễn Trường Tộ là một người hết sức ủng hộ thể chế chính trị đương thời. Theo ông thì “vua là quý, quan là trọng” (tháng 5- 1866), ông muốn duy trì trật tự xã hội phong kiến. Song, cải cách của ông là ở cơ chế hành chính.

Về cơ cấu tổ chức hành chính, ông muốn sáp nhập các huyện, tỉnh lại thành đơn vị hành chính có lãnh thổ rộng lớn hơn, muốn tăng lương cho quan lại. Nguyên nhân trước hết có thể thấy rõ là ông học ở Trung Quốc. Cái lợi mang lại của việc này trước hết là chống tham ô quan lại ( cho lương cao), cái lợi thứ hai là tránh tình trạng một dê chín người chăn. Ý tưởng nữa của ông là đề nghị về phương pháp quản lý quốc gia: ông muốn đề nghị triều đình vẽ bản đồ cương vực một cách chính xác nhất cũng như thống kê tỉ mỉ dân số đất nước, hành trạng, nghề nghiệp, giới tính của họ, thậm chí cả nguyên nhân tử vong.

 Ông cũng đề nghị lập thêm bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao ngoài 6 bộ sẵn có: Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Lễ, Bộ Lại.

Không những thế ông còn đề nghị lập Toà án độc lập (với nhà vua), và nhà vua chỉ có quyền ân xá chứ không có quyền kết án. Điều này- theo tôi thể hiện những gì mà Nguyễn Trường Tộ được biết về thể chế chính trị của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Tư bản chủ nghĩa sớm đã theo thể chế chính trị tam quyền phân lập. Hẳn là ông có sự so sánh giữa thể chế chính trị phong kiến chuyên chế tập quyền với thể chế tam quyền phân lập; cũng hẳn là ông đã có sự so sánh giữa lương của quan lại người Việt với quan lại Anh, Pháp; có sự so sánh diện tích đơn vị hành chính của nước ta với Trung Quốc và ông chọn lấy cách nào ưu việt hơn.

Riêng vấn đề ông lí luận về tham ô, ông tỏ ra hết sức thực tế và biện chứng duy vật: các quan lương ít thì mới tham ô càng nhiều. Và biện pháp của ông tỏ ra rất mới mẻ và khả thi đó là hợp lại để có thể nâng cao hơn mức lương của quan lại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sơ lược những cải cách về chính trị, quân sự và ngoại giao của Nguyễn Trường Tộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ lược những cải cách về chính trị, quân sự và ngoại giao của nguyễn trường tộ Nguyễn Trường Tộ không đơn thuần chỉ là một nhà cải cách về văn hoá. Ông- trong hơn 10 năm liên tục đã dâng gần hai chục bản điều trần, bàn luận về tình hình chính trị trong nước và trên thế giới; tình hình ngoại giao và những biện pháp cải cách chính trị, quân sự quốc phòng của nước ta. Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828 (năm Minh Mạng thứ 9) tại làng Bùi Chu, xã Đoài, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là Nguyễn Quốc Thư làm Đông y, gia đình theo Công giáo. Lên 10 tuổi, Nguyễn Trường Tộ được cha dạy cho chữ nho, ông nổi tiếng thông minh xuất chúng. Nhưng không may, ông vừa lớn lên thì cụ thân sinh qua đời, năm 18 tuổi ông được cụ Tú kép làng Bùi Ngoã đem về dạy chữ nho. Năm 1852, Nguyễn Trường Tộ đến học ông Cống sinh ở xã Kim Khê. ông là người chú trọng lối học thực dụng: nghĩa là học để sử dụng kiến thức vào thực tế. Tuy nhiên ông rất thuộc kinh truyện và viết văn hay. Năm 1855 giám mục người Pháp là Gô-chi-ê (tên Việt là Ngô Gia Hậu) mời ông dạy chữ nho cho Chủng viện xã Đoài. Ông cũng được vị giám mục này dạy cho chữ Pháp và một vài môn khoa học phổ thông, được đi một số nơi như Hương Cảng, Xingapo. Năm 1861 Nguyễn Trường Tộ về đến Sài Gòn, đây là khi thực dân Pháp chiếm Gia Định, ông bị địch đưa vào làm phiên dịch, ông đã miễn cưỡng đồng ý nhưng đó là quyết định sai lầm. Việc đó gây cho sự nghiệp chính trị của ông những hậu quả tai hại. Triều đình Huế vốn đã nghi ngờ người Công giáo theo giặc nên lại càng nghi ngờ ông và tất nhiên là họ sẽ khó bề tiếp thu những đề nghị cải cách của ông sau này. 1. Tư tưởng cải cách về chính trị Nguyễn Trường Tộ không phải là một nhà chính trị nhưng ông muốn thông qua vua quan- lực lượng chính trị phong kiến để thực hiện những cải cách chính trị của mình. Nguyễn Trường Tộ là một người hết sức ủng hộ thể chế chính trị đương thời. Theo ông thì “vua là quý, quan là trọng” (tháng 5- 1866), ông muốn duy trì trật tự xã hội phong kiến. Song, cải cách của ông là ở cơ chế hành chính. Về cơ cấu tổ chức hành chính, ông muốn sáp nhập các huyện, tỉnh lại thành đơn vị hành chính có lãnh thổ rộng lớn hơn, muốn tăng lương cho quan lại. Nguyên nhân trước hết có thể thấy rõ là ông học ở Trung Quốc. Cái lợi mang lại của việc này trước hết là chống tham ô quan lại ( cho lương cao), cái lợi thứ hai là tránh tình trạng một dê chín người chăn. ý tưởng nữa của ông là đề nghị về phương pháp quản lý quốc gia: ông muốn đề nghị triều đình vẽ bản đồ cương vực một cách chính xác nhất cũng như thống kê tỉ mỉ dân số đất nước, hành trạng, nghề nghiệp, giới tính của họ, thậm chí cả nguyên nhân tử vong. Ông cũng đề nghị lập thêm bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao ngoài 6 bộ sẵn có: Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Lễ, Bộ Lại. Không những thế ông còn đề nghị lập Toà án độc lập (với nhà vua), và nhà vua chỉ có quyền ân xá chứ không có quyền kết án. Điều này- theo tôi thể hiện những gì mà Nguyễn Trường Tộ được biết về thể chế chính trị của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Tư bản chủ nghĩa sớm đã theo thể chế chính trị tam quyền phân lập. Hẳn là ông có sự so sánh giữa thể chế chính trị phong kiến chuyên chế tập quyền với thể chế tam quyền phân lập; cũng hẳn là ông đã có sự so sánh giữa lương của quan lại người Việt với quan lại Anh, Pháp; có sự so sánh diện tích đơn vị hành chính của nước ta với Trung Quốc và ông chọn lấy cách nào ưu việt hơn. Riêng vấn đề ông lí luận về tham ô, ông tỏ ra hết sức thực tế và biện chứng duy vật: các quan lương ít thì mới tham ô càng nhiều. Và biện pháp của ông tỏ ra rất mới mẻ và khả thi đó là hợp lại để có thể nâng cao hơn mức lương của quan lại. Về vấn đề hạn chế quyền lực của nhà vua, trong thế so sánh với các quốc gia khác như Nhật Bản chẳng hạn: Thiên Hoàng cũng không có quyền kết án, toà án độc lập và trên thế giới chuyện vua danh nghĩa kông phải là hiếm. Điều này cho thấy sự quan sát tìm tòi của Nguyễn Trường Tộ về các quốc gia trên thế giới. Nên chăng chúng ta đánh giá đây là tư tưởng mới mẻ và đầy chất tư bản chủ nghĩa của Nguyễn Trường Tộ- mặc dù chính ông chưa chắc đã tự ý thức được điều đó. Ta hãy thử giả sử nếu đề nghị của ông được thi hành- như thế mô hình về một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ như triều Nguyễn sẽ bị thay đổi, thay vào đó là một chế độ quân chủ lập hiến. Những tưởng tư tưởng chính trị này của ông rõ ràng là tích cực, song nó không thể được triều Tự Đức thực hiện. Vì sẽ không bao giờ nhà vua chấp nhận tự hạn chế quyền lực của mình vốn đã/ đang là tuyệt đối. Hạn chế trong tư tưởng cải cách về chính trị của Nguyễn Trường Tộ là quan điểm của ông về thể chế chính trị, ông cho rằng thể chế phong kiến là tuyệt đối, không thể đảo lộn lên được và “vua ác cũng còn hơn là không có vua”. Điều này thể hiện sự thái quá trong suy nghĩ của ông về trật tự phong kiến. Nguyễn Trường Tộ không biết rằng, thời điểm ông suy nghĩ như vậy thì chế độ phong kiến đã tan rã ở rất nhiều nơi trên thế giới rồi. Như vậy có thể nói, về chính trị Nguyễn Trường Tộ có những tư tưỏng điều trần nhưng về căn bản ông không muốn thay đổi nhiều về thể chế. Song, ông có những mơ ước về thể chế đó, ông cũng có những cải cách thể hiện cái nhìn sâu sắc, có giá trị, kể cả với ngày nay. 2. Tư tưởng cải cách về quốc phòng Trên danh nghĩa Nguyễn Trường Tộ là một người chủ hoà. Điều này là hệ quả cái nhìn có nhiều hạn chế của lịch sử, nhưng không vì thế mà Nguyễn Trường Tộ không có tư tưởng xây dựng lực lượng quốc phòng mạnh. Trong các điều trần số 19, 20, 39, và 40 ông có kế hoạch thu hồi 6 tỉnh Nam kì, kế hoạch đánh úp quân Pháp ở Gia Định. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng trước mắt người Việt phải dựa vào Pháp để phát triển đội ngũ quân sự!!! Đây là một sự vô lí rõ ràng. Những tư tưởng chính mà ta có thể thấy được qua các điều trần của ông về quân sự là: Trước hết, ông cho rằng võ bị là quan trọng, thậm chí quan trọng hơn văn. Đây là một tư tưởng trái ngược với tư tưởng phổ biến của triều Nguyễn khi đó là coi trọng văn hơn võ. Tư tưởng này tỏ ra đắc dụng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Thứ hai, ông xây dựng một chính sách quân sự cho đất nước -Ông coi trọng lí thuyết quân sự. -Coi trọng người lính. -Coi trọng người chỉ huy. Thứ ba, ông cho rằng cần phải chỉnh đốn quốc thể về mặt quân sự. Khi ông dâng bản điều trần này thì Nam Kì lục tỉnh đã rơi vào tay Pháp. Tuy nhiên chủ trương của ông ở đây là: có hoà thì cũng phải hoà trong thế làm chủ (Tế Cấp Bát Điều- 1867). Ông đề nghị đặt cả đất nước vào tình thế chống giặc, vì theo ông thì giặc Pháp đang chuẩn bị xâm lược cả đất nước (đây là một nhận định rất chính xác của Nguyễn Trường Tộ). 3. Tư tưởng cải cách về ngoại giao Nguyễn Trường Tộ là một người chủ hoà tạm thời, ông mong muốn lấy lại đựơc đất nứơc từ tay người Pháp nhưng ông nghĩ rằng đó là một thời điểm rất xa nữa, và để đến được thời điểm đó người Việt Nam cần có thời gian và những biện pháp ngoại giao khôn khéo. Hai biện pháp chính ông đưa ra như sau: Thứ nhất, ông cho rằng phải “tạm hoà với Pháp” để xây dựng cho dân giàu nước mạnh rồi mới “làm kế thuật tung hoành”. Thứ hai, ông đưa ra nhiều biện pháp ngoại giao mềm dẻo nhằm với các nước khác như Tây Ban Nha, Anh, Italia, Đức để lợi dụng các mâu thẫn giữa các nước với Pháp để bảo vệ đất nước. - Nhờ kẻ khác ngăn chặn Pháp - Xui kẻ khác gây sự với Pháp - Nhờ kẻ khác để li gián Pháp - Nhờ kẻ khác lấy danh nghĩa mà áp chế Pháp - Nhờ ngừời Pháp để đề phòng Pháp - Dùng người Pháp để đánh Pháp Quan niệm của ông là chủ hoà để duy tân đất nước, tự cường được thì mới mong chống được giặc. Chủ hoà theo ông vẫn phải cương quyết đòi người Pháp phải “xem xét lại cương vực”, “xiết chặt hàng ngũ” lấy lại các tỉnh đã mất. Sau khi mất Nam Kì, nhà Nguyễn định đem tiền bạc để đút lót nhằm chuộc lại Nam kì lục tỉnh, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị vua Tự Đức “bỏ đường lối ngoại giao kiểu ấy”. Cơ hội ông nhận thấy để lấy lại đất nước là cuộc chiến tranh Pháp- Phổ sắp bắt đầu và Pháp không có nhiều khả năng thắng, ta sẽ nhân dịp đó lấy lại đất nước. Như vậy chủ trương chủ hoà của Nguyễn Trường Tộ không phải là chủ trương của một người bán nước hay nhu nhược; đây là chủ trương của một người không chống trả với địch quyết liệt ngay từ đầu mà thôi. 4. Nguyên nhân thất bại trong những cải cách Một con người thông minh xuất chúng, học rộng hiểu nhiều, được đi nhiều nơi và có lòng nhiệt thành như Nguyễn Trường Tộ, vì sao lại không thể thành công trong những cải cách của mình? Ta có thể trả lời được khi xem xét những lí do bên trong và bên ngoài và những lí do hạn chế từ chính bản thân ông. Thứ nhất, Nguyễn Trường Tộ đưa ra những cải cách canh tân đất nước trong hoàn cảnh nước ta đã bị thực dân Pháp xâm lược, có lẽ đó là thời điểm không thích hợp chút nào, nếu không muốn nói là đã muộn. Mặt khác, cải cách này về cơ bản là một cuộc cải cách tư bản chủ nghĩa, nên sẽ không thể thành công khi Chủ nghĩa đế quốc đã phát triển mạnh mẽ (Pháp) và chúng tất nhiên không muốn có một sự cải cách đổi mới nào ở thuộc địa cả. Cải cách của Nguyễn Trường Tộ bị đe doạ ngay từ khi khởi xướng: nó chưa được thực hiện thì đã không còn một Quốc gia đúng nghĩa để thực thi nữa rồi. Thứ hai, Nguyễn Trường Tộ là một người Công giáo, mà vua Tự Đức nói riêng và triều Nguyễn nói chung không thích/ không tin tưởng những người công giáo. Vì vậy những cải cách của ông chỉ được thực hiện nửa vời. (Mà theo tôi, đã làm cải cách cần phải có quyết tâm cao độ và sự tài trợ tận tình của giai cấp thống trị thì cải cách mới có hy vọng thành công- điều này dễ thấy khi xem xét cải cách Minh trị của Nhật Bản) Thứ ba, Nguyễn Trường Tộ gửi gắm nhầm chỗ cải cách của mình. Triều đình Tự Đức không những không nhiệt tình cải cách mà cũng không đủ vững mạnh để cải cách. Vua Tự Đức còn nói “Tại sao phải thúc giục nhiều đến thế khi những phương pháp cũ của trẫm cũng đủ để điều khiển quốc gia rồi”! Đất nước Việt Nam ông muốn cải cách khi đó cũng không đủ cơ sở vật chất để có thể thực hiện được cuộc cải cách này. Đất nước ta khi đó quá nghèo nàn lạc hậu và không đủ điều kiện cho phép canh tân được. Thứ tư, chính bản thân nhà cải cách cũng chứa đựng nhiều sai lầm và mẫu thuẫn. Mặt khác, Nguyễn Trường Tộ cũng không hiểu sâu sắc về khoa học kĩ thuật hay quân sự quốc phòng. Những bản điều trần của ông dâng vua thiên về mô tả nhiều hơn là phân tích tỉ mỉ, thuyết phục bằng khoa học. Ông mô phỏng nhiều nên chỉ biết được bề ngoài của sự vật, sự việc mà thôi. ông mâu thuẫn vì có những hạn chế lịch sử tồn tại, vì sự khiếp nhược thực dân Pháp là có thật. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự thất bại của Nguyễn Trường Tộ, nhưng có thể thấy được đây không phải là sự thất bại do nguyên nhân chính là hạn chế cá nhân, mà bao trùm lên là hạn chế của lịch sử. Rất nhiều nhà cải cách cùng thời với Nguyễn Trường Tộ như Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Phạm Huy Trứ... đã dấy lên phong trào canh tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại. Chúng ta thấy được vị trí của phong trào này trong lịch sử Việt Nam như một điểm sáng nhanh chóng tắt giữa trời đêm, và cũng thấy được điểm sáng nhất chính là Nguyễn Trường Tộ, con người có nhiều nhất những điều trần, những kế hoạch canh tân và mơ ước một đất nước tự do, giàu mạnh./.

File đính kèm:

  • docso_luoc_nhung_cai_cach_ve_chinh_tri_quan_su_va_ngoai_giao_cu.doc
Giáo án liên quan