Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 6

 Môn sinh học 6 bao gồm toàn bộ phầnThực Vật Học là phần mở đầu cho môn Sinh học ở bậc Trung học cơ sở. Giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới Sinh vật. Các kiến thức về thực vật học giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh về sinh học, vừa giúp học sinh có cơ sở để tiếp tục học những kiến thức về di truyền, sinh thái và môi trường ở lớp 9 cuối cấp. Để có được những kiến thức cơ bản về thực vật thì người học vầ người dạy phải có những đổi mới trong cách học và cách tổ chức giờ học. Đặc biệt với nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay thì sự đổi mới được thể hiện rõ trong phương pháp dạy học, trong cách soạn bài, tổ chức giờ học, trong cách chấm cách kiểm tra đánh giá học sinh. Để đảm bảo đáp ứng được sự đổi mới trong cách học, cách dạy cho phù hợp với cách viết sách giáo khoa hiện nay thì việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu được. Đặc biệt đối với môn sinh học lớp 6 nói riêng và môn sinh học ở cấp trung học cơ sở, chủ yếu lấy việc quan sát và các thí nghiệm làm phương pháp nghiên cứu, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện ra nội dung kiến thức mới của bài học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt nhận thức của học sinh. Ở lứa tuổi học sinh lớp 6, kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn sinh học 6 _____________________________________________ Môn sinh học 6 bao gồm toàn bộ phầnThực Vật Học là phần mở đầu cho môn Sinh học ở bậc Trung học cơ sở. Giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới Sinh vật. Các kiến thức về thực vật học giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, phổ thông và hoàn chỉnh về sinh học, vừa giúp học sinh có cơ sở để tiếp tục học những kiến thức về di truyền, sinh thái và môi trường ở lớp 9 cuối cấp. Để có được những kiến thức cơ bản về thực vật thì người học vầ người dạy phải có những đổi mới trong cách học và cách tổ chức giờ học. Đặc biệt với nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay thì sự đổi mới được thể hiện rõ trong phương pháp dạy học, trong cách soạn bài, tổ chức giờ học, trong cách chấm cách kiểm tra đánh giá học sinh. Để đảm bảo đáp ứng được sự đổi mới trong cách học, cách dạy cho phù hợp với cách viết sách giáo khoa hiện nay thì việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu được. Đặc biệt đối với môn sinh học lớp 6 nói riêng và môn sinh học ở cấp trung học cơ sở, chủ yếu lấy việc quan sát và các thí nghiệm làm phương pháp nghiên cứu, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện ra nội dung kiến thức mới của bài học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt nhận thức của học sinh. ở lứa tuổi học sinh lớp 6, kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế …thì việc sử dụng đồ dùng trực quan làm tăng nguồn tri thức cho học sinh: Qua quan sát thực hành học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn, từ đó học sinh nhớ lâu và hiểu kĩ hơn.Việc sử dụng đồ dùng trực quan còn phát huy được ở học sinh tính tự giác, tích cực tự lực, tính chủ động sáng tạo trong việc tự tìm thấy kiến thức dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Ngoài ra nó còn gây hứng thú nhận thức cho học sinh, tạo yếu tố tâm lí ban đầu tácdụng tới toàn bộ quá trình nhận thức của các em. Nó góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, tập dượt cho các em làm quen với phương pháp nghiên cứu, đặc biệt trong trường hợp có sự kết hợp với các yếu tố của phương pháp dạy học nêu vấn đề.Và việc sử dụng đồ dùng trực quan còn giáo dục cho các em tính đồng đội,bạn bè, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập để cùng lĩnh hội tri thức mới. Muốn sử dụng thành công các đồ dùng trực quan trong giảng dạy,tức là qua đồ dùng trực quan học sinh tiếp thu được kiến thức mới một cách tích cực và sáng tạo thì việc chuẩn bị cho tiết dạy là rất quan trọng và cần thiết. Đối với giáo viên phải chuẩn bị bài dạy trước ít nhất là 1-2 ngày. Dạy tiết này phải phải biết rõ tiết sau là bài gì, gồm những nội dung nào và cần những đồ dùng trực quan nào …để giáo viên chủ động chuẩn bị, ựa chọn đồ dùng cho thích hợp và có hiệu quả cao.Bởi vì có những bài cần phải chuản bị đồ dùng giảng dạy trước hàng tuần, hàng tháng mới đảm bảo thành công (ví dụ bài Quang hợp, bài Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm,…thì phải chuẩn bị trước 3-4 ngày có khi 1 tuần. Bài Sự vận chuyển các chất trong thân, phần chứng minh chức năng của mạch rây thì thí nghiệm phải làm trước hơn 1 tháng …) Trong các đồ dùng trực quan như vật thật, mẫu ngâm,mô hình tranh vẽ, sơ đồ …thì vật mẫu thật có nhiều ưu điểm hơn cả Nó cho học sinh biểt rõ hình dạng, màu sắc, kích thước thật của đối tượng nghiên cứu Song cũng tuỳ từng bài, từng nội dung,từng dạng kiến thứcmà sử dụng đồ dùng trực quan nào cho hợp lí. Ngoài sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận đồ dùng dạy của giáo viên thì học sinh cũng phải được hướng dẫn chuẩn bị vật mẫu cho giờ học. Giáo viên cần phân công rõ ràng, cụ thể đến từng bàn, từng nhóm chuẩn bị những vật mẫu nào cho tiết học tới. Vì có những bài cần nhiều vật mẫu thì hiệu quả giờ dạy mới được nâng cao, có chất lượng. Ví dụ dạy bài" Các loại rễ " hoặc"Các loại quả" cần phải nhiều vật mẫu đến từng bàn hoặc nhóm nhỏ mới có tác dụng. Giáo viên cần lưu ý học sinh khi lấy vật mẫu chủ yếu lấy cây dại hoặc cây không sử dụng của gia đình, tránh phá hoại cây cối gây tác hại xấu cho môi trường, cảnh quan… Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải chọn lọc và sử dụng chính xác từng đồ dùng trực quan cho từng nội dung bài học. Tránh nhầm lẫn và đưa ra không đúng lúc sẽ làm giảm hiệu quả giờ dạy. Cần sử dùng đồ dùng theo thứ tự ưu tiên, khi cần mới bổ sung các phương tiện khác. Với kiến thức về hình thái, cấu tạo đồ dùng trực quan và vật thật, mẫu ngâm, mẫu khô, ảnh chụp, tranh vẽ, mô hình. Với những nội dung quan sát phức tạp cần kết hợp với phương pháp hợp tác hoặc đàm thoại gợi mở để gợi ý, hỗ trợ cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy về cấu tạo ngoài của rễ, thân, lá, hoa, quả hoặc các loại rễ, thân, lá biến dạng… Cần kết hợp sử dụng vật thật với tranh vẽ và các câu hỏi gợi mở để học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Với kiến thức về sự phân chia các nhóm cây theo đặc diểm hình thái của các cơ quan: Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi thông qua phương tiện trực quan là vật mẫu thật, tranh vẽ giúp học sinh tự phát hiện ra đặc điểm riêng của các đối tượng để phân chia chúng vào các nhóm. Ví dụ khi dạy bài" Lớp hai lá mầm, lớp một lá mầm" Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các đặc điểm hình thái của lá, gân lá,rễ, số cánh hoa để phân chia chúng vào hai lớp một lá mầm và hai lá mầm. Ngoài vật mẫu thật cần kết hợp với tranh vẽ thì học sinh mới tự tìm ra được kiến thức mới về đặc điểm của lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. Với loại kiến thức về chức năng sinh lí của thực vật: Cần sử dụng phương pháp tập làm thí nghiệm nghiên cứu hoặc biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu. Đồ dùng trực quan để dạy loại kiến thức này là các dụng cụ thí nghiệm, vật thật và tranh vẽ. Ví dụ: Khi dạy nghiên cứu về chức năng sinh lý của rễ( Sự hút nước và muối khoáng), của lá( Sự thoát hơi nước của lá, sự quang hợp …) thì học sinh phải tập làm thí nghiệm, tự lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm quan sát, theo dõi các hiện tượng của thí nghiệm, mô tả, giải thích các hiện tượng và đưa ra kết luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng với chức năng quang hợp và hô hấp của lá thì lại sử dụng phương pháp biễu diễn thí nghiệm nghiên cứu. Giáo viên là người tiến hành làm thí nghiệm, học sinh quan sát cách làm và quan sát các hiện tượng xảy ra. Giải thích các kết quả của thí nghiệm để lĩnh hôị kiến thức mới hoặc rút ra những kết luận. Tóm lại: Tuỳ từng dạng kiến thức mà sử dụng đồ dùng trực quan cho hợp lý, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và phù hợp với điều kiện ở địa phương để khai thác, tìm kiếm vật mẫu cho thuận lợi. Qua thực tế giảng dạy môn Sinh học 6 tôi thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan là rất cần thiết, không thể thiếu được trong các tiết dạy. Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mới qua các đồ dùng trực quan một cách tích cực mà nó còn tạo niềm vui, niềm say mê hứng thú học tập môn Sinh học. Từ đó để giải thích các hịên tượng thực tế trong đời sống. Tuy nhiên có đầy đủ các phương tiện trực quan mà người giáo viên không biết tổ chức, hướng dẫn sử dụng thì đồ dùng đó cũng không có ý nghĩa trong việc học của học sinh. Do vậy giáo viên luôn là người biết tổ chức chỉ đạo hoạt động độc lập của học sinh, giáo viên còn phải có tri thức bộ môn, có trình độ sư phạm, biết ứng xử tinh tế, biết vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn…. mới đem lại niềm vui niềm hứng thú, ý thức tự giác học tập của học sinh. Kết quả đạt được qua các giờ dạy có đầy đủ đồ dùng trực quan và ở một số giờ dạy còn thiếu hoặc không có đồ dùng trực quan được thể hiện như sau: Lớp Hứng thú học tập Hiệu quả giờ dạy Không có đồ dùng trực quan Có đồ dùng trực quan Không có đồ dùng trực quan Có đồ dùng trực quan 6A 40% 75% 60% 85% 6C 50% 80% 70% 90% 6E 45% 75% 65% 85% Trên đây là một vài suy ngghĩ của tôi rút ra được qua quá trình sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 6. Rất mong được sự trao đổi, góp ý chân thành của đồng nghiệp./.

File đính kèm:

  • docSinh hoc 6 SKKN.doc