I.Mục tiêu
- Ôn tập củng cố lại các kiến thức về đoạn thẳng , độ dài đoạn thẳng cho học sinh.
- Có kĩ năng đo và vẽ hình một cách chính xác
- Làm một số bài tập cơ bản và nâng cao.
- Củng cố kiến thức “ Vẽ đoạn thẳng trên tia”
- Rèn luyện kĩ năng vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài đoạn thẳng .
- Giáo dục ý thức cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
II.Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Để vẽ đoạn thẳng trên tia ta cần những dụng cụ gì? thao tác vẽ như thế nào?
Hãy vẽ trên tia 0x đoạn thẳng 0M có độ dài 3 dm?
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu dạy ôn của câu lạc bộ Toán THCS - Buổi 22: Vẽ đoạn thẳng trên tia trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh
Ngày dạy:
Buổi 22 Vẽ đoạn thẳng trên tia
Trung điểm của đoạn thẳng
I.Mục tiêu
- Ôn tập củng cố lại các kiến thức về đoạn thẳng , độ dài đoạn thẳng cho học sinh.
- Có kĩ năng đo và vẽ hình một cách chính xác
- Làm một số bài tập cơ bản và nâng cao.
- Củng cố kiến thức “ Vẽ đoạn thẳng trên tia”
- Rèn luyện kĩ năng vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài đoạn thẳng .
- Giáo dục ý thức cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
ii.Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Để vẽ đoạn thẳng trên tia ta cần những dụng cụ gì? thao tác vẽ như thế nào?
Hãy vẽ trên tia 0x đoạn thẳng 0M có độ dài 3 dm?
Hoạt động 2 :Bài tập
Bài 1
a/ Trên tia 0x vẽ đoạn thẳng 0M = 2cm
b/ Cho điểm A.
Vẽ đoạn thẳng AB = 2,5 cm
c/ Vẽ đoạn thẳng CD = 3,8 cm
GV gọi đồng thời 3 HS lên bảng . Mỗi em làm 1 phần
HS dưới lớp làm vào vở
HS khác nhận xét bài làm của bạn
GV chốt lại vấn đề
Bài làm
HS1:a. M x
o
Trên tia 0x lấy điểm M sao cho 0M = 2cm
HS2:b.
A B y
- Từ điểm A vẽ tia Ay
- Trên tia Ay lấy điểm B sao cho AB =2,5 cm
HS2 :c.
C D z
- Vẽ tia Cz
-Trên tia Cz lấy điểm D sao cho CD = 3,5 cm
Bài 2
Trên tia 0x, vẽ A,B,C sao cho
0A = 2 cm; 0B = 4 cm; 0C = 5 cm.Hỏi trong 3 điểm A,B,C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
GV gợi ý: Để chứng tỏ điểm B nằm giữa hai điểm A,C ta phải tính độ dài các đoạn thẳng AB;BC;AC
Gọi HS đứng tại chỗ trình bày
GV chốt lại:
Bài làm
0 A B C x
-Ta có 0A < 0B (2 cm< 4 cm )Điểm A nằm giữa hai điểm 0;B 0A + AB = 0B
AB = 0B - 0A
AB = 4cm - 2cm = 2 cm
- 0B < 0C(4cm < 5 cm )Điểm B nằm giữa hai điểm 0; C 0B + BC = 0C BC = 0C - 0B
BC = 5 – 4 = 1(cm)
- 0A < 0C(2 cm < 5 cm ) Điểm A nằm giữa hai điểm 0; C0A + AC = 0C AC = 0C - 0A
AC = 5 – 2 = 3(cm)
Từ trên suy ra AC = AB + BC ( 3 = 2 + 1 )
Vậy điểm B nằm giữa hai điểm A;C
Nếu 0A < 0B < 0C thì B nằm giữa hai điểm A và C
Bài 3
Trên một đường thẳng lấy hai điểm A và B sao cho AB = 5,6 cm, rồi lấy điểm C sao cho AC = 11,2 cm. Vì sao B là trung điểm của đoạn thẳng AC?
HS dưới lớp làm vào vở
HS khác nhận xét bài làm của bạn
GV chốt lại vấn đề
Bài làm
A B C
Vì B nằm giữa A và C nên AB + BC = AC
BC = AC – AB
BC = 11,2 cm - 5,6 cm =5,6 cm
AB = BC (=5,6 cm)
B là trung điểm của đoạn thẳng AC vì B nằm giữa và cách đều 2 điểm A;C
h/s làm bài
dưới lớp nhận xét
Bài 4
Lấy hai điểm I;B rồi lấy điểm C sao cho I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Lấy điểm D sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng ID.
a/ Có phải đoạn thẳng CD dài gấp 3 đoạn thẳng IB không? vì sao?
b/ Vẽ trung điểm M của IB.Vì sao điểm M cũng là trung điểm của CD?
HS dưới lớp làm vào vở
HS khác nhận xét bài làm của bạn
GV chốt lại vấn đề
Bài làm
C I M B D
a/ Gọi KC giữa I và B là a.Vì I là trung điểm của BC nên IC = IB = a. Vì B là trung điểm của ID nên BI = BD =a
CD = 3a = 3IB
b/ Vì M là trung điểm của IB nên
MI = MB = MC = MD = a +
Vậy M cũng là trung điểm của CD
h/s làm bài
dưới lớp nhận xét
Bài 5
Cho đoạn thẳng AB và trung điểm M của nó. Chứng tỏ rằng nếu C là điểm nằm giữa M và B thì :
CM =
HS dưới lớp làm vào vở
HS khác nhận xét bài làm của bạn
GV chốt lại vấn đề
Bài làm
A M C B
Vì điểm C nằm giữa hai điểm M và B ; M nằm giữa A; B M nằm giữa A;C
CM + MA = CA(1)
Do C nằm giữa hai điểm M; B
MC + CB = MB CB = MB – CM (2)
Từ (1); (2)
CA- CB = CM + MA-( MB – CM)
= CM + MA – MB + CM
Mà MA = MB ( M là trung điểm của AB)
CA- CB = 2 CM CM =
h/s làm bài
dưới lớp nhận xét
File đính kèm:
- Buoi 22.doc