Tài liệu khảo môn Văn - Đề 11

Câu 1 (6 điểm )

Nhà văn Tô Hoài đã coi truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao là một "Tuyên Ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn cũ đi theo kháng chiến

Hãy phân tích tính cách hai nhân vật Hoàng và Độ trong tác phẩm này.Từ đó chỉ ra ý nghĩa 'tuyên ngôn "của nó như nhà văn Tô Hoài đã nhận xét.

Câu 2(4 điểm)

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu khảo môn Văn - Đề 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 11 Câu 1 (6 điểm ) Nhà văn Tô Hoài đã coi truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao là một "Tuyên Ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn cũ đi theo kháng chiến Hãy phân tích tính cách hai nhân vật Hoàng và Độ trong tác phẩm này.Từ đó chỉ ra ý nghĩa 'tuyên ngôn "của nó như nhà văn Tô Hoài đã nhận xét. Câu 2(4 điểm) Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì ................................... .................................. Sao xót xa như rụng bản tay" ( Văn học 12 -Tập 1 NXB Giáo dục 2001) Hướng dẫn Câu 1. Các ý chính: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm: - Khi còn là nhà văn hiện thực, hay khi trở thành nhà văn cách mạng, Nam Cao luôn tâm huyết với nghề cầm bút. - Đôi mắt là truyện ngắn về đề tài ngời tri thức viết năm 1948, là thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và ác liệt, cùng thời kì cũng là thời kì "nhận đờng" của lớp văn nghệ sĩ cũ đi theo kháng chiến. Tác phẩm lúc đầu có tên Tiên s thằng Tào Tháo, sau Nam Cao đổi là Đôi mắt. Nhà văn Tô Hoài coi Đôi mắt là "tuyên ngôn nghệ thuật" của một thế hệ nhà văn cũ đi theo kháng chiến. - Truyện xoay quanh hai nhân vật Hoàng và Độ với hai nét tính cách khác nhau, hai cách nhìn, hai thái độ đối với quần chúng và đối với cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc. 2. Phân tích tình cách nhân vật Hoàng. a) Trớc tổng khởi nghĩa Tháng tám, Hoàng là văn sĩ kiêm "tay chợ đen". Gia đình Hoàng sống phong lu, sung túc. (Chỉ ra những sở thích của gia đình Hoàng: nuôi chó dữ,…) - Tính khí Hoàng bất thờng, có tật hay đá bạn chỉ vì sự đố kị tài năng (chỉ ra những việc làm của Hoàng đối với bạn bè và đối với chính Độ). b) Lúc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hoàng cũng "đi theo kháng chiến", nhng thực ra là một cuộc chạy loạn. - Về nông thôn anh vẫn giữ những thói quen sinh hoạt của một tri thức thợng lu (chỉ ra những thói quen sinh hoạt của gia đình Hoàng: nuôi chó tây, đọc tiểu thuyết cổ trớc khi đi ngủ…). Bản thân những sinh hoạt ấy không đáng bị lên án, nhng đặt trong thực tế cuộc sống, kháng chiến lúc bấy giờ, nó trở nên lạc lõng và xa lạ. c) Mặc dầu sống giữa những ngời nông dân, nhng Hoàng vẫn không hoà nhập đợc với họ. Anh vẫn giữ nguyên vẻ khinh bạc của một ngời thuộc tầng lớp trên. Anh đã mang quá nhiều những mặc cảm về họ. Anh kể cho Độ nghe về những mặc cảm ấy của mình. Thái độ của Hoàng đối với ngời nông dân: - Theo Hoàng, những ngời nông dân đều là những kẻ "ngu độn…. bần tiện cả" - Anh gọi những ngời kháng chiến là những "thằnh chủ tịch", "ông uỷ ban", "bố tự vệ", "các ông thanh niên", "các bà phụ nữ"… - Anh cho họ là "nhiêu khê", dốt nát nhng hay mắc bệnh giấy tờ (lấy dẫn chứng bằng họ việc họ căn vặn giấy tờ ngời ra vào làng). - Anh khinh miệt họ là những ngời "vừa ngố vừa nhặng xị", "viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên", "mở miệng là thấy đề nghị, yêu cầu…". - Anh thấy việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài ba giai đoạn nh một trò cời, chẳng khác nào một con vẹt biết nói… Thái độ của anh khi kể về ngời nông dân - Giọng nói "tức tối, bất bình" nặng về sự khinh miệt. - Lúc anh trợn mắt, lúc cời gằn… - Sự khinh bỉ của anh đã đến mc thái quá: nó "phì cả ra ngoài (…) mùi xác thối". Thái độ của Hoàng nh vậy là hậu quả của một cái nhìn phiến diện, lệch lạc, chỉ thấy hiện tợng bề ngoài mà quên bản chất bên trong. Đó là cái nhìn của một con ngời thiếu hẳn lòng nhân ái, mà nh Độ đã nhận xét: "anh quen nhìn đời, nhìn ngời một phía thôi". d) Khi không thể sống hoà hợp đợc với ngời lao động, anh xa lánh, tuyệt giao với họ, giao du với "đám cặn bã…" chấp nhận bị gọi là "phản động", không nhận làm việc gì cho kháng chiến. Đối với kháng chiến, anh là ngời đứng ngoài cuộc, với thái độ thờ ơ lạnh lùng. e) Anh không tin ở khả năng cách mạng của quần chúng, bi quan về tơng lai của kháng chiến, có một kiểu sùng bái cá nhân lãnh tụ không đúng mức. f) Hoàng là một kiểu nghệ sĩ có cá tính của con ngời thuộc tầng lớp trên, có cách đối xử lạnh lùng và khinh miệt quần chúng. 3. Phân tích tính cách nhân vật Độ a) Độ là một trí thức văn nghệ sĩ nghèo. Trong khi Hoàng sống phong lu thì Độ thuộc số những nhà văn "chỉ có một dúm xơng và rất nhiều bản thảo cha biết bán cho ai". - Song Độ lại sống chân thành với bạn bè, thân mật với ngời nông dân (anh về thăm Hoàng, cử chỉ vỗ vai ngời chỉ đờng..) b) Độ có một thái độ sống đúng đắn với ngời nông dân - Anh thấy họ có cả những hạn chế dốt nát, nheo nhếch… - Nhng anh còn thấy đợc điều đáng quí ở ngời nông dân : đó là bản chất của những ngời yêu nớc, nhiệt tình tham gia cách mạng và nhất là khả năng cách mạng to lớn của họ mà anh đã từng đợc chứng kiến từ hồi Tổng Khởi nghĩa, anh tin họ sẽ đa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi (dẫn một số câu Độ nói với Hoàng và phân tích) - Anh tìm cách bênh vực ngời nông dân khi Hoàng kể về họ (anh bảo Hoàng: "ngời nhà quê vốn có tục kiêng"; "ngời nhà quê vẫn còn là một cái bí mật đối với chúng ta") b) Từ chỗ hiểu, yêu mến, Độ tình nguyện gắn bó với ngời nông dân, chấp nhận là anh "tuyên truyền viên nhãi nhép" miễn là đợc cống hiến cho cuộc kháng chiến chung của dân tộc. 4. Chỉ ra ý nghĩa "tuyên ngôn của tác phẩm" - Đây là tuyên ngôn về lập trờng cách mạng, lập trờng kháng chiến của lớp văn nghệ sĩ cũ quyết tâm từ bỏ những quyền lợi ích kỉ, từ bỏ những thói quen sinh hoạt cũ để trở thành một nhà văn chân chính của nền văn nghệ cách mạng. Câu 2. Các ý chính: 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm, vị trí đoạn thơ - Hoàng Cầm là nhà thơ đã sáng tác thơ từ những năm trớc Cách mạng nhng những tác phẩm thơ có giá trị phải là những tác phẩm đợc ông viết sau khi tham gia Cách mạng. - Đây là bài thơ đợc Hoàng Cầm sáng tác rất nhanh vào một đêm tháng t năm 1948 sau khi nghe tin quê hơng bị giặc chiếm đóng. - Đoạn thơ này là mời câu mở đầu, đợc đánh giá là đoạn thơ hay, thể hiện đợc quê hơng đất nớc và niềm căm giận đối với kẻ thù khi chúng tàn phá quê hơng. 2. Bình giảng đoạn thơ: a) Bài thơ mở đầu bằng tiếng gọi "em ơi" mơ hồ xa xăm vọng lên từ tâm tởng, từ hoài niệm, từ những xao xuyến yêu thơng. - Âm hởng đoạn thơ vỗ về, an ủi. - Nhân vật "em": là một nhân vật trong sự hình dung tởng tợng của tác giả - một nhân vật trữ tình thờng gặp trong thơ Hoàng Cầm; là sự phân thân của nhà thơ để dễ dàng bộc lộ tâm sự riêng của mình vừa phiếm chỉ, vừa cụ thể. - Hình ảnh dòng sông Đuống: dòng sông của tuổi thơ với "cát trắng phẳng lỳ", suốt những năm xa nhà đi kháng chiến, con sông vẫn chảy trong niềm thơng nhớ của nhà thơ đến bây giờ, để tìm về với nó nh là tìm về cội nguồn của niềm an ủi. b) Hoàng Cầm tái hiện hình ảnh dòng sông với vẻ đẹp nên thơ của nó. - Âm hởng của những câu thơ da diết sâu lắng nh đa ngời đọc vào miền kí ức trong trẻo về một dòng sông đã gắn bó với nhà thơ nh là máu thịt từ "ngày xa". - Bình những từ "trôi đi", "lấp lánh" để chỉ ra vẻ yên ả thơ mộng của dòng sông, lại vừa nh có vẻ rực rỡ. - Những câu thơ "Sông Đuống… trờng kì" không có ý nghĩa tả thực mà góp phần diễn tả những xao xuyến nội tâm khi hoài niệm về dòng sông. Trong niềm yêu thơng, sông Đuống đợc tái hiện nh là một thực thể có linh hồn, sinh động (bình hình ảnh "nghiêng nghiêng" của dòng sông Đuống - một câu thơ có giá trị tạo hình cao đã gợi ra vẻ duyên dáng của dòng sông qua tháng năm chứng kiến) - Đặc biệt cặp câu thơ "Xanh xanh..biêng biếc" là những câu thơ giàu sắc thái hội hoạ (chú ý khai thác cặp từ láy "xanh xanh"; "biêng biếc", đã gợi cho ngời đọc cảm giác về vẻ trù phú, xanh tơi, đầy sức sống của những xóm làng ven sông nhờ phù sa sông Đuống. c) Tâm trạng nhà thơ - Khai thác điệp từ "sao" đi cùng cặp tính từ "nhớ tiếc", "xót xa" góp phần diễn tả nỗi đau. - Nỗi đau đợc cụ thể hoá trong so sánh bất ngờ và sáng tạo ở câu cuối cùng. Nỗi đau nội tâm bỗng chốc hiện hình cụ thể đến mức có thể thấy đợc (có thể so sánh với cách diễn tả nỗi đau của Giang Nam trong câu thơ "đau xé lòng anh, chết nửa con ngời"). - Âm hởng những câu thơ có sự biến đổi: từ da diết, sâu lắng, trìu mến, chuyển sang sự day dứt và đau xót khi trở về thực tại: quê hơng bị tàn phá. d) Đoạn thơ là sự cảm nhận tinh tế sự thể hiện tài hoa của Hoàng Cầm về hình ảnh sông Đuống, về quê hơng Kinh Bắc của ông, có sự lay động hồn ngời. - Đoạn thơ góp phần thể hiện tình yêu quê hơng đất nớc sâu sắc mãnh liệt, nỗi đau đớn xót xa khi quê hơng bị giặc tàn phá của Hoàng Cầm nói riêng và của con ngời Việt Nam nói chung.

File đính kèm:

  • docDe 11.doc
Giáo án liên quan