Tài liệu môn phát triển nhận thức

MÔN PTNN

Câu 1. Các cơ sở KH của PP phát triển NN cho trẻ em.

1. KH muốn khẳng định mình với tư cách là một ngành KH độc lập nhất thiết phải xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của PP PT lời nói cho trẻ em là quá trình dạy lời nói, tiếng mẹ đẻ cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. Nó bao gồm:

+ Mục đích dạy học. Phát triển HĐ NN cho trẻ ở trường MN.

+ Nhiệm vụ: rèn luyện phát âm , phát triển vốn từ , dạy nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học chữ (đọc, viết) ở trường PT.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu môn phát triển nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN PTNN Câu 1. Các cơ sở KH của PP phát triển NN cho trẻ em. 1. KH muốn khẳng định mình với tư cách là một ngành KH độc lập nhất thiết phải xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của PP PT lời nói cho trẻ em là quá trình dạy lời nói, tiếng mẹ đẻ cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. Nó bao gồm: + Mục đích dạy học. Phát triển HĐ NN cho trẻ ở trường MN. + Nhiệm vụ: rèn luyện phát âm , phát triển vốn từ , dạy nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học chữ (đọc, viết) ở trường PT. + PP, biện pháp: các phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với lưa tuổi MN được vận dụng cụ thể vào công việc phát triển lời nói cho trẻ. 2. PP dạy lời nói cho trẻ được xây dựng trên cơ sở những căn cứ KH, cơ sở lý luận và thực tiễn GD MN. Các nhà nghiên cứu PTNN cho trẻ lứa tuổi MN dựa vào các thành tựu TL, GDH trẻ em, các kq nghiên cứu về đặc điểm PTNN của trẻ các độ tuổi, xây dựng nộ dung, yêu cầu , tìm các PP, biện pháp phù hợp với trẻ từng độ tuổi để dạy trẻ học nói một cách có hiệu quả. 3. Quan hệ của KH PP phát triển lời nói trẻ em với các KH khác - Với NN học: Các kiến thức về NN học gồm: Ngữ âm học, từ vựng, ngữ pháp học, văn bản học, phong cách học … Đó những kiến thức cơ bản của NN tiếng việt, được trình bày thành một hệ thống . Phát triển NN cho trẻ em bao gồm phát triển đầy đủ cả phát âm đúng , phát triển vốn từ , khả năng nói đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, PTNN nghệ thuật. Kiến thức về NN học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các nhà GD hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các PP, biện pháp hữu hiệu để PTNN cho trẻ. - Với TL học: + Năng lực NN: toàn bộ các điều kiện tâm sinh lý bảo đảm cho thành viên cảu một cộng đồng NN có thể sản sinh và lĩnh hội lời nói. + Quá trình NN: là quá trình thực hiện hóa các năng lực NN trong những điều kiện XH, KT, VH nhất định nhằm thực hiện hóa các năng lực NN và quá trình giao tiếp. + Chuẩn mực NN: tương ứng trực tiếp với hệ thống NN. - PTNN cho trẻ thực chất phát triển HĐ lời nói. Ở trường MN, khi đứa trẻ chưa học tiếng mẹ đẻ như một môn học , chủ yếu cô giáo dạy HĐ lời nói miệng. Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ vói HĐ của tư duy. Chẳng hạn, trẻ học từ thực chất là một quá trình đi từ cụ thể đến khái quát, hiểu nghĩa từ là một quá trình đi từ nghĩa biểu danh đến các mức độ khác nhau của nghĩa biểu niệm. Sự mạch lạc của lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy. Vì thế PTNN gắn bó chặt chẽ với một ngành KH mới TL – NN học.Ngành này nghiên cứu cơ chế của sự hình thành ohats triển lời nói, cấu trúc của H Đ lời nói. Quan niệm dạy TV là dạy HĐ lời nói đã đưa việc dạy và học TV về phạm trù HĐ – phạm tù trung tâm của TL học. + Với GD học: PP PTNN có liên quan chặt chẽ với GDH MN. Đó là mối quan hệ của cái chung và cái riêng. GD MN nghiên cứu những vấn đề chung nhất như: mục đích, nội dung, nhiệm vụ, các hình thức, PP dạy và tổ chức các HĐ GD ở tuổi MN. - PP PTNN cũng có mục đích, nhiệm vụ, nội dung PP cụ thể như các bộ môn PP khác của GD MN. + Với sinh lý học: NN là cơ sở sinh lý. Bộ máy phát âm của người là cơ quan sản sinh ra âm thanh NN, các HĐ tư duy của con người là sản phẩm HĐ của bộ não. Như vật, H Đ lời nói góp phần có cơ sở sinh lý học. Nắm vững các kiến thức giải phấu sinh lý học góp phần giúp cho GV MN nâng cao hiệu quả GD tiếng mẹ đẻ cho trẻ. Bản thân người GV phải phát âm chuẩn để dạy trẻ. Câu 2: Vai trò của NN trong sự phát triển của trẻ em. - Bản chất của con nguời là tổng hòa các mối quan hệ XH (Mác). Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của cong người. NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất (Lenin). Nhờ có NN mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mi\ục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển XH. - Không có NN, con người không thể giao tiếp được, thậm chí con người không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. NN làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của XH loài người. NN là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, GD trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi HĐ và trong HĐ hình thành nhân cách trẻ. - NN là một công cụ để phát triển tư duy, nhận thức: quá trình trưởng thành của đứa trẻ, bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là NN. Nếu không có NN thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được. NN làm cho các kết quả của tư duy được cố định lại, dó đó có thể khách quan hóa nó cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy với các sản phẩm của nó thì NN chỉ là những âm thanh vô nghĩa. NN có vai trò quyết định trong sự phát triển của TL trẻ em. NN phát triển làm cho tư duy phát triển. Ngược lại, tư duy phát triển đẩy mạnh sự phát triển của NN. - NN là công cụ để trẻ học tập, vui chơi: Những HĐ chủ yếu của trường MN. Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác, phát triển lời nói cho trẻ ở trường MN thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là học để biết tiếng mẹ đẻ, đồng thời sử dụng nó như một loại hình HĐ giáo dục, ở MLMN. Như vậy, NN cần cho tất cả các HĐ và ngược lại, mọi HĐ tạo cơ hội cho NN trẻ phát triển. - Sự phát triển toàn diện của đứa trẻ baop gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xử, giao tiếp thế nào cho phù hợp … Không chỉ là sự bắt chước máy móc. NN phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp, điều này làm cho trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp XQ. Cô giáo bằng lời nói cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ , GD những hành vi đạo đức cho trẻ. - NN phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những gia trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật, ngôn từ đầu tiên mà người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu GD thẩm mỹ cho trẻ. - Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi, nhất là từ 3 – 6 tuổi, là giai đoạn siêu tốc phát triển NN. Thành tựu phát triển tối ưu nhất thiết đòi hỏi phải có sự GD NN “kịp thời”, “đúng lúc”. Những thành tựu phát triển lời nói lứa tuổi này rất to lớn. Chẳng hạn, đây là giai đoạn hoàn thiện cơ quan phát âm. Đến 6 tuổi về cơ bản trẻ đã phát âm chính xác tất cả các âm vị , thanh điệu của tiếng mẹ đẻ . Trẻ đã nói năng tương đối lưu loát, biểu cảm. Về mặt ngữ pháp, hầu hết các mẫu câu TV trẻ cũng đã sử dụng vào lúc 6 tuổi. Sự thực là những giờ học NN đầu tiên đối với mỗi con người là ngay từ khi lọt long mẹ. Trường MN là trường học đầu tiên. Ở đây, có điều kiện, có có hội lớn hơn để GD NN cho trẻ. Có thể khẳng định rằng: học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất. Câu 3. Nhiệm vụ PTNN cho trẻ: luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, giáo dục văn hóa giao tiếp , LQTPVH, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 1. Luyện phát âm: - Luyện cho trẻ nghe âm thanh NN: trong việc học lời nói của trẻ thì cơ quan phân tích thính giác có một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là cửa ngõ của âm thanh NN. Tai nghe không tốt thì cũng dẫn đến thiểu năng về nói và trí tuệ chậm phát triển. - Dạy trẻ phát âm đúng âm vị, trong các kết hợp âm tiết – từ – câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng việt (âm chính) - Trẻ học điều chỉnh hơi thở NN để tạo nên sự hợp lý của âm thanh về cường độ, nhịp độ, tốc độ của lời nói. Rèn luyện cho trẻ sử dụng ngữ điệu để tạo nên sự biểu cảm về phương diện âm thanh lời nói. - Sữa các lỗi phát âm cho trẻ: bắt đầu học nói, khi bộ máy phát âm chưa hoàn thiện thì nói ngọng là hiện tượng thường thấy ở trẻ. Sữa các lỗi nói ngọng (phát âm sai âm vị, thanh điệu) là một công việc phổ biến trong cộng việc dạy nói cho trẻ. 2. Phát triển vốn từ cho trẻ: - Làm giàu vốn từ cho trẻ: là phát triển vốn từ về chiều rộng , cung cấp thêm các từ tên gọi của các sự vật, hiện tượng, các H Đ, trạng thái, các tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng. - Nâng cao khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ: dạy trẻ dùng từ chính xác, phát triển vốn từ động nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa, điều này giúp trẻ có khả năng lựa chọn và sử dụng từ chính xác. - Tích cực hóa vốn từ của trẻ: Từ phải được sử dụng đúng trong cấu trúc của câu. Một từ có thể sử dụng trong nhiều câu khác nhau, được tích cực hoá trong HĐ giao tiếp. 3. Dạy trẻ các mẫu câu TV: - Dạy trẻ nói đúng các mẫu câu theo cấu trúc câu tiếng việt : các loại câu đơn, câu ghép, các kiểu câu đặc biệt trong các tình huống giao tiếp. Bên cạnh đó cần sữa các câu sai: câu què, cụt, các câu sai về trật tự từ, sai về lôgic. 4. Phát triển lời nói mạch lạc: - Đơn vị NN để giao tiếp không phải là một câu mà là một ngôn bản. Vì thế sự mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. - Dạy lời nói mạch lạc có hai dạng là đối thoại và độc thoại. Thực chất là rèn luyện khả năng tư duy NN và sử dụng lời nói để giao tiếp. Sự mạch lạc của NN chính là sự mạch lạc của tư duy. - Hình thức quan trọng của lời nói mạch lạc là kể chuyện. Trong trường MN có nhiều hình thức kể chuyện như: kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo đồ chơi, kể lại chuyện, kể chuyện theo tác phẩm văn học… 5. Chuẩn bị cho trẻ đọc, viêt ở trường PT: - Cho trẻ LQ với hệ thống chữ cái. - Cho trẻ LQ với các khái niệm: âm, tiếng, từ, câu … - Cho trẻ LQ dần với các kỹ năng: ngồi, cầm bút viết, tô trên giấy, tô chữ cái TV có trong các từ, giở sách, đọc theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. 6. Dạy trẻ LQTPVH: - Tuổi MN rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại, đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện là một con đường phát triển lời nói , đặc biệt là lời nói nghệ thuật. 7. Dạy trẻ giao tiếp NN một cách có văn hóa: - Văn hóa giao tiếp NN thể hiện trong tất cả các thành tố NN như: sử dụng âm thanh, ngữ điệu sao cho phù hợp, biểu cảm, sử dụng từ ngữ chính xác, phong phú, gợi cảm, sử dụng các mẫu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Lời nói rõ ràng, mạch lạc, khi cần sử dụng các phương tiện biểu cảm, các phương tiện tu từ tăng cường hiệu quả giao tiếp một cách có văn hóa. Bên cạnh đó cũng cần chú ý rèn luyện cho trẻ sử dụng phối hợp các phương tiện phi NN như cử chỉ, điệu bộ … tất cả những điều đó cần hình thành cho trẻ ngay từ khi bắt đầu học nói, tạo thành những thói quen giao tiếp NN lịch sự, có văn hóa. Câu 4. Các PP PTNN cho trẻ: trực quan, dùng lời, thực hành, trò chơi. 1. Nhóm PP trực quan: - PP này đảm bảo mối liên hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Nhóm PP trực quan mở ra trước mắt trẻ TGXQ và hình thành NN cho trẻ trong sự liên hệ chặt chẽ với việc phát triển nhận thức và tư duy. - Trong trường MN thường sử dụng các dạng trực quan trong việc phát triển lời nói cho trẻ. Đó là: + Sử dụng vật thật: là cách thức cô cho trẻ được tiếp xúc với từng vật cụ thể . Xem xét vật thật giúp trẻ nhận birts tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết. VD: Cô giáo hướng dẫn HS xem xét quả cam, quả cà chua, cái bát, cái thìa … Cho HS gọi tên (đặc điểm) quả, vật (hoặc chi tiết cảu quả, vật từ đó dẫn dắt tới mục đích hình thành NN cụ thể. - Trong trường hợp không có vật thật, cô giáo cho trẻ xem đồ chơi, tranh ảnh. Đồ chơi, tranh ảnh – đó là hình ảnh của vật thật, trong đó đồ chơi có tác động tới đứa trẻ thường xuyên hơn vật thật. + Quan sát: Dạy trẻ sử dụng những giác quan của mình để tích lũy dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ sảo của NN. VD: Quan sát trời nắng, trời mưa .. diều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng của mình bằng lời nói trôi chảy - Trẻ lớn hơn quan sát các hiện tượng phức tạp hơn. Yêu cầu trẻ phải dùng từ chính xác hơn, hướng dẫn trẻ kể lại bằng lời lẽ gọn gàng, mạch lạc. Trong quá trinhg quan sát, khi cung cấp từ ngữ mới, cũng cần cố gắng tránh tách rời với những sự vật hiện tượng cụ thể, cố gắng đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 hệ thống tín hiệu với nhau. + Tham quan: Là con đường đưa các em đến gần vật thể, hiện tượng. Tùy theo từng lứa tuổi, tham quan đi từ những vật thể liên quan đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày đến thế giói rộng hơn. Buổi tham quan tổ chức cho trẻ phải đảm bảo những yêu cầu: nội dung tham quan phải đáp ứng được sở thích của trẻ, cô phải nắm vững số lượng trẻ trong buổi tham quan, tổ chức tham quan phải khéo, không để những hình tượng bên lề làm lạc hướng chú ý của trẻ đến cái chính, cái trọng tâm, buổi tham quan không mang tính chất của một bài học, cô giáo phải chuẩn bị kỹ cà có kế hoạch cụ thể, sau buổi tham quan cần tổ chức ngay việc củng cố các nhận thức và kiến thức thu nhận được. + Xem phim, băng hình, đĩa VCD: là cách thức sử dụng máy móc, thiết bị vào quá trình day học trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện cho trẻ có thể quan sát , tham quan cảnh vật mà trẻ không thể đi đến nơi xem được hoặc xem lại cảnh quay trong quá khứ. VD: Xem phim về nhũng con vật sống dưới biển , hoặc xem phim về đời sống của nhũng con vật sống trong rừng. 2. Nhóm PP dùng lời: + Đọc thơ (ca dao, tục ngữ, đồng dao …) cho trẻ nghe: Thơ, ca, đồng dao … được sử dụng trong hát ru khi trẻ còn rất nhỏ. Lời thơ, ca dao mang tính nhịp điệu cao. Vì vậy, khi đọc chú ý ngắt giong, nhấn giọng cho đúng với nhịp điệu của bài sao cho HS cảm nhận được vàn điệu, nhịp điệu của bài. + Kể chuyện và đọc chuyện: Là PP chủ yếu giúp trẻ LQVVH . Trong khi kể, cô giáo phải đảm bảo được nội dungchinhs của cốt truyện, các tình tiết của truyện. Kể chuyênkj được linh hoạt ở chổ người kể có thể sử dụng một vài từ hoặc câu văn của mình trong lúc kể. Còn khi đọc chuyện là cô đọc lại y nguyên một câu chuyện có sẵn, khi đọc chuyện, kể chuyện cô phải thể hiện được tình cảm, thể hiện ngữ điệu , giọng nói để bộc lộ được đặc điểm tính cách nhân vật. + Đàm thạo : là sự giao tiếp bằng NN giữa cô giáo và các cháu. Đàm thoại được sắp xếp có tổ chức , có kế hoạch nhằm mục đích đi sâu, làm chính xác và hệ thống tất cả những biểu tượng và kiến thức mà các em thu lượm được. Do dó, đàm thoại thích hợp với TL của trẻ. Đàm thoại được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu của trẻ.Đàm thoại có thể bắt đầu từ trẻ 3 tuổi. + Cô sử dụng lời nói mẫu: khi chỉ cho đứa trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt ý nghĩ cảu mình , nói cách khác là sử dụng mẫu câu , ngôn bản đúng để diễn đạt. VD: “trời mưa nên không đi dạo chơi được…” - Cần chú ý sao cho số lượng câu trong mẫu phải phù hợp với khả năng chú ý và trí nhớ của trẻ. Trẻ càng nhỏ câu càng phải ngắn gọn. Nói mẫu được sử dụng rộng rãi ở nhà trẻ và trường MG. Kh sử dụng việc nói mẫu , cô giáo phải chú ý không nhắc lại cái sai của trẻ. + Giảng giải: là biện pháp cô giáo dùng lời lẽ của mình để giải thích cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm …của một vật hay một hành động nào đó. Cô sử dụng những từ trẻ đã biết đẻ giải nghĩa những từ trẻ chưa biết. + Chỉ dẫn: là cách thức cô giáo dùng lời nói để chỉ cho trẻ biết cách làm và cách đạt được kết quả cuối cùng của công việc. Khi nói, cô có thể cùng làm để cho trẻ xem cách làm , nhất là đối với trẻ nhỏ. + Nhắc nhở: là lời gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn nhất là đối với trẻ nhỏ, trẻ còn hay quên , hoặc vốn từ còn hạn chế. Trẻ làm sai yêu cầu cảu cô thì cô nhẹ nhàng nói cho trẻ hiểu. Tránh quát mắng làm trẻ sợ hãy, dễ gây nên sự mất tự tin nơi trẻ. + Đánh giá nhận xét lời nói của trẻ, khen ngợi, tuyên dương…là lời nói của cô về câu trả lời, về nhận thức, kỹ năng của trẻ. Có thể còn áp dụng cách cho trẻ nhận xét lẫn nhau. + Sử dụng câu hỏi: câu hỏi dùng với trẻ có nhiều loại khác nhau. Để hướng sự chú ý của trẻ tới việc nhận thức đối tượng, cô thường sử dụng các loại câu hỏi: cái gì đây? Con gì đây? Như thế nào? Ở đâu? Đi đâu… có các câu hỏi tìm kiếm, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và có kết luận, nhận xét về hiện tượng đó như : để làm gi? Tại sao? … - Trong trường MN, cô giáo thường đạt câu hỏi kết hợp với trực quan. VD: Tả con mèo cô giơ tranh con mèo cho trẻ xem, đặt câu hỏi về con mèo cho trẻ nhận thức và trả lời, sau đó cô dựa vào câu trả lời của trẻ để đặt thành một câu chuyện ngắn. 3. Nhóm PP thực hành: - Dạy lời nói cho trẻ là dạy HĐ NN. Có nghĩa là đưa trẻ phải trực tiếp tham gia vào HĐ giao tiếp , sử dụng lời nói của mình . PP này đòi hỏi cô giáo phải chú trọng việc cho trẻ tích cực sử dụng lời nói. Sẽ có những bài tập chuyên để kuyện cho trẻ một kỹ năng nào đó như các bài đồng dao luyện cho tre phát âm các âm khó r, s, tr…có các bài tập luyện từ , mẫu câu, có những bài tập luyện cho trẻ kể chuyện, đọc thơ… 4. Nhóm PP trò chơi: - Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các HĐ GD ở trường MN. Đối với việc dạy nói cho trẻ thì điều này càng rõ. Có nhiều trò chơi có thể sử dụng được vào mục đích dạy nói cho trẻ. VD: Trò chơi luyện phát âm như ngửi hoa, thổi bóng … Các trò chơi phát triển vốn từ: chiếc túi kỳ diệu, cái gì biến mất, …Trò chơi phát triển lời nói mạch lạc, giao tiếp NN có văn hóa như các trò chơi đóng vai theo chủ đề . Kết quả của việc sử dụng các trò chơi đêr phát triển lời nói cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm tòi, sáng tạo của cô giáo. Có nhiều trò chơi có sẵn, cũng có thể cần đến sựu sáng tạo của cô, tạo ra các trò chơi mới để phục vụ cho mục đích dạy học. Câu 5. Luyện phát âm cho trẻ: khái niệm, nội dung, đặc điểm PP hướng dẫn. Chỉ ra một số lỗi về phát âm và các biện pháp khắc phục: 1. Khái niệm: - Luyện phát âm cho trẻ là hướng dẫ trẻ phát âm đúng mọi âm , mọi thanh của tiếng mẹ đẻ , phát âm rõ ràng từ,câu theo đúng quy định và kuyện cho trẻ biết điều chỉnh lời nói của mình sao cho diễn cảm, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp (điều chỉnh cường độ, giọng nói to, nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, nhịp độ sao cho nhịp nhàng, ngắt nghỉ đúng chổ và nói có ngữ điệu thể hiện sắc thái biểu cảmcuar lời nói). 2. Nội dung: + Rèn luyện thính giác NN: - Là rèn luyện khả năng tri giác âm thanh NN, giúp trẻ phân biệt âm thanh nói chung (phân biệt tiếng gõ ghế, tiếng chuông reo …) và phân biệt ân thanh Nnvoiws nhau (phân biệt m và n, n va l …) phân biệt âm tiết. + Luyện cơ quan phát âm: - Cơ quan phát âm gồm: răng, lưỡi, môi, ngạc cúng, mêm, phổi… - Luyện cơ quan phát âm là làm cho các bộ phận của cỏ quan này chuyển động linh hoạt, nhịp nhàng, giúp trẻ dẽ dàng điều khiển nó kh phát âm. - Luyện cơ quan phát âm có 2 nội dung: luyện vận động tự do, và luyện vận động theo phương thức phát âm. + Luyện thở NN: - Luyện thở là điều chỉnh luồng hơi sao cho thích hợp với việc nói năng. Các bài tập luyện thở có 2 nội dung: thở tự do và thở NN (thể hiện qua việc phát âm các từ, hay việc ngừng nghỉ khi đọc thơ, trò chuyện …) + Luyện giọng: - Giúp trẻ có khả năng điều khiển giọng nói của mình, làm cho giọng nói của mình trở nên biểu cảm, rõ ràng, thể hiện được thái độ, tình cảm của người nói trong nhũng âm điệu âu yếm , trầm bỗng, vang to, nhỏ, nhanh, chậm… 3. Đặc điểm: + Giai đoạn tiền NN (từ 0 – 12 tháng) - Trong giai đọa tiền NN, TE đã được sử dụng bộ máy phát âm, tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của cơ quan phát âm. Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ tiếp thu NN ở giai đoạn sau. + Giai đoạn NN (từ 1 – 6 tuổi): - Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu được các từ gần gũi, quen thuộc, các câu đơn giản, đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể hiện nhu cầu , mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên cách phát âm của trẻ còn rất khó khăn. Trẻ vẫn cò sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu cầu khác nhau. Đến 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe NN của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển, hoàn thiện hơn. Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và thanh điệu. + Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi: - Ở thời kỳ này trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hầu hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, biết điều chỉnh tiếng mẹ đẻ , biết điều chỉnh nhịp điệu, cường đọ của giọng nói khi giao tiếp. Tuy vậy, trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhằm lẫn khi phát âm một vài âm phụ và nguyên âm, thanh điệu. * Kết luận: Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dầntheo từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu âm đơn giản, những ân vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, nhưng nếu kiên trì tập luyện thì trẻ sẽ có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ. 4. PP luyện phát âm cho trẻ ở giai đoạn NN: + Luyện phát âm theo mẫu: - Đối với trẻ 1-3 tuổi tiếp tục cho trẻ bắt chước người lớn phát âm theo mẫu như lứa tuổi trước. Dạy trẻ phát âm với cường độ, tốc độ khác nhau. - Đối với trẻ 3-6 tuổi cần củng cố chính xác hóa lại các âm vị bằng cách phát âm mẫu. Cô giáo có thể chia ra cho trẻ biết vị trí của các bộ phận phát âm như môi, răng … + Luyện phát âm qua trò chơi: - Cô giáo phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung chơi, cách thức chơi và chơi theo mẫu cho trẻ xem. - Trong quá trình chơi cô phải luôn theo dõi, sữ sai cho trẻ. - Một số trò chơi luyện phát âm như: trò chơi luyện thở, giúp trẻ biết hít thở đều, biết cách lấy hơi khi nói, , thổi nơ, thổi bóng... Trò chơi luyện thính giác: đoán tiếng kêu của các con vật…Trò chơi truyền tin… Trò chơi luyện cơ quan phát âm: trò chơi gọi gà, kim đồng hồ quay… Trò chơi luyện giọng: bắt chước tiếng kêu của các con vật… + Luyên phát âm qua xem vật thật: - Cho trẻ xem tranh, vật thật, đồ chơi … rồi yêu cầu trẻ gọi tên vật đó. VD: Rỗ, rá, rùa, rắn, cá rô …tranh vẽ con rùa… - Trong quá trình trẻ chơi và phát âm, cô phải theo dõi sữa sai c

File đính kèm:

  • docMÔN PTNN.doc