Tài liệu nhạc sỹ Hoàng Long - Hoàng Lân

Phần lớn sáng tác dành cho tuổi thơ, nhưng tuổi thơ của nhạc sỹ Hoàng Lân không mấy suôn sẻ. Ông lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt. Bố mất từ khi nhạc sĩ mới 10 tháng tuổi; mẹ dạy học, rồi đi bước nữa. Hai anh em ở với bà nội tại Sơn Tây (Hà Nội) cho đến khi khôn lớn. Có chung niềm đam mê với âm nhạc từ thuở nhỏ. Hoàng Long - Hoàng Lân tìm đến với âm nhạc bằng niềm say mê và tinh thần cần cù tự học. Âm nhạc đã nâng đỡ họ, tiếp thêm ý chí, nghị lực để họ vươn lên trong điều kiện khó khăn hiếm có. Có những bài hát Hoàng Lân viết, Hoàng Long tham gia và ngược lại. Cũng có những bài, một trong hai người hình thành chủ đề âm nhạc đầu tiên, rồi người kia tiếp tục phát triển cho hoàn chỉnh cả bài. Có một số bài, một người viết rồi người kia góp ý một vài nốt nhạc, ca từ, xong hai anh em nhạc sĩ vẫn ký tên chung. Sau này dần tách riêng thành từng tác giả. Từ những ca khúc thành công đầu tiên khi 2 anh em nhạc sĩ mới 17 tuổi đến những sáng tác mới nhất tại trại viết Đà Lạt đã nói lên một chặng đường lao động nghệ thuật bền bỉ và nghiêm túc của nhạc sỹ Hoàng Lân.

Song hành cùng những sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Lân còn được biết đến như một nhà sư phạm âm nhạc. Ông tham gia giảng dạy tại các Trường CĐ SP nhạc họa TW, CĐ nghệ thuật Hà Nội, viết sách giáo khoa, viết chương trình giảng dạy, thẩm định chương trình, tập huấn cho giáo viên dạy nhạc và đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, phổ cập âm nhạc trên toàn quốc. Ông là người xây dựng biên soạn cuốn sách âm nhạc đầu tiên trong nhà trường, làm cho âm nhạc trở thành một môn học chính thức góp phần cùng với các môn học khác giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Những ngày ở Đà Lạt, ông vẫn mang theo những bản thảo sách giáo khoa đang biên soạn để góp ý, chỉnh sửa phương pháp dạy nhạc trong nhà trường. Ông vẫn kịp cho ra đời bản hợp xướng dành cho thiếu nhi Đà Lạt: Em yêu Đà Lạt quê hương.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu nhạc sỹ Hoàng Long - Hoàng Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀNG hoàng lân Em cã suy nghÜ g× sau khi häc xong bµi h¸t?Bµi h¸t cã néi dung mong íc cña tuæi th¬ cã mét cuéc sèng hoµ b×nh, t×nh th©n ¸i víi mäi ngêi, biÕt yªu quý vµ b¶o vÖ nÒn hoµ b×nh trªn thÕ giíi. Em thÊy ®îc nh÷ng ®iÒu g× qua mçi bøc tranh trªn? N¨Hoµng Long, Hoµng L©n cïng sinh ngµy 18/ 6/ 1942 t¹i VÜnh Phó. Hoµng Long chµo ®êi tríc Hoµng L©n 15 phót. Hai nh¹c sÜ ®Òu cã nh÷ng s¸ng t¸c ®Çu tay khi míi 17 tuæi. Cïng tèt nghiÖp Nh¹c viÖn Hµ Néi, Hoµng Long tèt nghiÖp §¹i häc lý luËn, Hoµng L©n tèt nghiÖp §¹i häc s¸ng t¸c. Hai nh¹c sÜ ®· nhËn ®îc nhiÒu gi¶i thëng vÒ s¸ng t¸c cho thiÕu nhi cña Uû ban thiÕu niªn nhi ®ång Trung ¬ng, §µi ph¸t thanh tiÕng nãi ViÖt Nam,Bé gi¸o dôc, Héi nh¹c sÜ ViÖt Nam. N¨m 1986 Trung ¬ng §oµn TNCS Hå ChÝ Minh ®· tÆng huy ch¬ng “V× thÕ hÖ trΔ cho hai nh¹c sÜ. Nhạc sĩ Hoàng Lân: Người của công chúng trẻ em Cập nhật lúc 15:15, Thứ Tư, 08/06/2011 (GMT+7) “Đi học về là đi học về/ Em vào nhà em chào cha mẹ/Cha em khen rằng con rất ngoan/Mẹ âu yếm hôn đôi má em” – câu hát như một bài học đầu đời về lễ nghĩa mà nhiều thế hệ trẻ em không ai không thuộc, nhưng để nhớ tên tác giả thì người nhớ, người quên. Đó là bài hát của Hoàng Lân - Hoàng Long. Nhạc sĩ Hoàng Lân - Người của công chúng trẻ em tại Nhà sáng tác Đà Lạt Tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Lân luôn gắn liền với người anh trai song sinh là nhạc sĩ Hoàng Long. Từ những ca khúc: Ngọn lửa nhiệt tình lao động, Nếu bạn muốn tìm tôi, Em đi thăm miền Nam, Cô giáo vùng cao (1959) ông sáng tác từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã được thế hệ thanh niên lúc bấy giờ nhiệt thành đón nhận. Đặc biệt bài hát Em đi thăm miền Nam đã gây được tiếng vang lớn và phổ biến rộng rãi trong nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Càng ngày ông càng bộc lộ rõ thiên hướng khả năng sáng tác cho trẻ thơ. Đã trải qua một tuổi thơ dữ dội, quan sát trẻ em chơi đùa, sự hồn nhiên của các em mang đến cho tác giả những xúc cảm lớn. Âm nhạc của Hoàng Lân trong sáng, giản dị, dễ phổ biến, ca từ ngắn gọn, dễ nhớ dễ thuộc. Đi học về (1961), Lái xe hơi (1961), Bác Hồ - Người cho em tất cả (1975), Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978), Thật là hay (1982), Mùa hè ước mong (1982), Vì sao con mèo rửa mặt?, Bác đưa thư vui tính, Cùng múa hát dưới trăng, Đàn cá dưới chân nhà sàn (1983), Hát ở trại hè quốc tế (1983), Qùa mùng Tám tháng Ba được các em thiếu nhi yêu thích, ngày hôm nay vẫn vang lên ở các trường mầm non và trong các liên hoan của các em. Phần lớn sáng tác dành cho tuổi thơ, nhưng tuổi thơ của nhạc sỹ Hoàng Lân không mấy suôn sẻ. Ông lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt. Bố mất từ khi nhạc sĩ mới 10 tháng tuổi; mẹ dạy học, rồi đi bước nữa. Hai anh em ở với bà nội tại Sơn Tây (Hà Nội) cho đến khi khôn lớn. Có chung niềm đam mê với âm nhạc từ thuở nhỏ. Hoàng Long - Hoàng Lân tìm đến với âm nhạc bằng niềm say mê và tinh thần cần cù tự học. Âm nhạc đã nâng đỡ họ, tiếp thêm ý chí, nghị lực để họ vươn lên trong điều kiện khó khăn hiếm có. Có những bài hát Hoàng Lân viết, Hoàng Long tham gia và ngược lại. Cũng có những bài, một trong hai người hình thành chủ đề âm nhạc đầu tiên, rồi người kia tiếp tục phát triển cho hoàn chỉnh cả bài. Có một số bài, một người viết rồi người kia góp ý một vài nốt nhạc, ca từ, xong hai anh em nhạc sĩ vẫn ký tên chung. Sau này dần tách riêng thành từng tác giả. Từ những ca khúc thành công đầu tiên khi 2 anh em nhạc sĩ mới 17 tuổi đến những sáng tác mới nhất tại trại viết Đà Lạt đã nói lên một chặng đường lao động nghệ thuật bền bỉ và nghiêm túc của nhạc sỹ Hoàng Lân. Song hành cùng những sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Lân còn được biết đến như một nhà sư phạm âm nhạc. Ông tham gia giảng dạy tại các Trường CĐ SP nhạc họa TW, CĐ nghệ thuật Hà Nội, viết sách giáo khoa, viết chương trình giảng dạy, thẩm định chương trình, tập huấn cho giáo viên dạy nhạc và đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, phổ cập âm nhạc trên toàn quốc. Ông là người xây dựng biên soạn cuốn sách âm nhạc đầu tiên trong nhà trường, làm cho âm nhạc trở thành một môn học chính thức góp phần cùng với các môn học khác giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Những ngày ở Đà Lạt, ông vẫn mang theo những bản thảo sách giáo khoa đang biên soạn để góp ý, chỉnh sửa phương pháp dạy nhạc trong nhà trường. Ông vẫn kịp cho ra đời bản hợp xướng dành cho thiếu nhi Đà Lạt: Em yêu Đà Lạt quê hương. Cùng với những ca khúc, hợp xướng nhạc phim hoạt hình, nhạc múa rối nước cho trẻ em, nhạc sĩ Hoàng Lân còn có nhiều tác phẩm nhạc khí và ca khúc trữ tình dành cho người lớn như: Chiều Hội An, Đường 9 Khe Sanh vang danh cả nước mới đây là viết về Đà Lạt mộng mơ: “Lãng đãng mây bay trên hồ Xuân Hương/Lặng đứng ngẩn ngơ bên rừng thông Đà Lạt/ Rừng núi ngàn cây trong chiều mờ hơi sương/ Bỗng tiếng lòng ta rung lên thành câu hát” Đó là cảm xúc chân thành của ông khi đặt chân đến Đà Lạt. “Hạnh phúc lớn nhất là mỗi khi được nghe bài hát của mình vang lên từ công chúng” - ông tâm sự. Đến Hội An, niềm vui trào dâng khi được nghe Chiều Hội An và qua Internet ông được nhận những lời cảm ơn của một người dân Quảng Trị về bài hát “Đường 9 Khe Sanh vang danh cả nước”. Có những ca khúc, sáng tác rồi quên bẵng đi, đến khi nghe công chúng hát và nhắc đến tên mình như “Bài ca sư phạm Việt Bắc”, ông mới nhớ mình đã từng sáng tạo ra nó. Tại Đà Lạt, khi nghe họa sĩ Vi Quốc Hiệp hát “Nếu bạn muốn tìm tôi”, thuộc lòng cả bài, ông rất xúc động, bài hát tưởng chừng như đã qua mà vẫn sống trong lòng công chúng. Và một lần sang Đức ông đến thăm một trường học, được nghe các em thiếu nhi Đức hát trên nền nhạc bài Đi học về của mình, “Lúc đó mới biết bài hát của mình đã được dịch qua tếng Đức” - Đó là những kỷ niệm không bao giờ quên. Nhưng niềm hạnh phúc lớn lao hơn cả là những bài hát của ông được thiếu nhi yêu mến đón nhận, và vang lên từ tiếng hát trong trẻo. Hơn 50 năm, cuộc đời hoạt động âm nhạc, dù làm rất nhiều công việc khác nhau, nhạc sĩ Hoàng Lân vẫn luôn chỉ nhận mình là người của công chúng trẻ em. Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân Đăng lúc: Thứ bảy - 23/07/2011 15:00 - Người đăng bài viết: Lê Anh Tuấn Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân Tác phẩm của Hoàng Long- Hoàng Lân phần lớn dành cho lứa tuổi thiếu nhi, trong đó có hàng trăm ca khúc được xuất bản, đăng báo, giới thiệu trên sóng phát thanh, vô truyến truyền hình, in đĩa, thu băng, biểu diễn trên sân khấu, đưa vào sách giáo khoa Âm nhạc ở trường phổ thông, Âm nhạc viết cho thiếu nhi của Hoàng Long- Hoàng Lân trong sáng, hồn nhiên, dễ thuộc, được thiếu nhi yêu thích. Nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân là hai anh em sinh đôi, sinh ngày 18-6-1942, quê ở Sơn Tây, Hà Nội. Bằng việc tự học âm nhạc, đến năm 17 tuổi, hai nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân đã có những ca khúc đến với công chúng như Em đi thăm miền Nam, Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô giáo vùng cao, được thanh thiếu niên đón nhận nhiệt thành. Ca khúc Em đi thăm miền Nam được thế hệ thiếu niên giai đoạn 1960-1970 rất yêu thích. Tác phẩm của Hoàng Long- Hoàng Lân phần lớn dành cho lứa tuổi thiếu nhi, trong đó có hàng trăm ca khúc được xuất bản, đăng báo, giới thiệu trên sóng phát thanh, vô truyến truyền hình, in đĩa, thu băng, biểu diễn trên sân khấu, đưa vào sách giáo khoa Âm nhạc ở trường phổ thông, Âm nhạc viết cho thiếu nhi của Hoàng Long- Hoàng Lân trong sáng, hồn nhiên, dễ thuộc, được thiếu nhi yêu thích. Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân cùng một số đồng nghiệp Nhạc sĩ Hoàng Long có nhiều năm công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, ông làm chủ biên nhiều cuốn sách giáo khoa Âm nhạc và các tài liệu giáo dục Âm nhạc dùng trong các trường phổ thông và sư phạm. Nhạc sĩ Hoàng Lân đã có nhiều năm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Hai nhạc sĩ đều cùng quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho thế hệ trẻ ở Việt Nam, đã xuất bản hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài báo về lĩnh vực này. Những ca khúc thiếu nhi tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân là: Đi học về, Em đi thăm miền Nam, Bác Hồ người cho em tất cả, Những bông hoa những bài ca, Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác, Mùa hè ước mong, Chúng em cần hòa bình,...  Tác phẩm của Hoàng Long- Hoàng Lân đã được tặng nhiều giải thưởng của các ban ngành Trung ương và địa phương  Trong tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20 (Kết quả từ cuộc bình chọn âm nhạc do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa học giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1999-2000), nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân có 2 bài được chọn là: Bác Hồ người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác. Năm 2012, hai nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật. LONG - HOÀNG LÂN (24/10/2010)              Nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân là hai anh em sinh đôi, tên thật là Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Lân, sinh ngày 18/6/1942 tại Thành phố Sơn Tây, hiện cư trú ở Hà Nội.        Nhạc sĩ Hoàng Long tốt nghiệp Đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Ông nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Họa Trung ương (nay là Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương – Hà Nội ) và làm công tác nghiên cứu về sư phạm âm nhạc ( từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Nghệ thuật) tại Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục – Đào tạo.            Nhạc sĩ Hoàng Lân tốt  nghiệp Đại học Sáng tác, Đại học Lý luận Âm nhạc tại Nhạc viện Hà nội, tu nghiệp tại Viện Sư phạm Âm nhạc Zoltan Kodaly ( Hungari). Ông từng là giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Họa Trung ương (nay là Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương – Hà Nội ), công tác tại Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục -  Đào tạo, sau đó đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.      Bắt đầu sáng tác từ năm 1957, nhưng với ca khúc nổi tiếng đầu tiên là bài hát “ Em đi thăm Miền Nam” do hai người viết chung năm 1959 ( bút danh Hoàng Long – Hoàng Lân ) đã đưa tên tuổi hai nhạc sĩ trở nên thân thuộc với mọi người, nhất là lứa tuổi thiếu nhi. Từ đó đến nay, hai ông đã viết hàng trăm ca khúc được thu âm, in đĩa, dàn dựng biểu diễn sân khấu, giới thiệu trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình phấn lớn là tác phẩm dành cho thiếu nhi. Một số ca khúc thiếu nhi của Hoàng Long – Hoàng Lân được đưa vào sách giáo khoa dạy nhạc ở trường phổ thôngNgoài ca khúc, hai ông còn viết nhạc cảnh, hợp xướng, nhạc phim họat hình, nhạc cho múa và múa rối       Âm nhạc viết cho thiếu nhi của hai nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân trong sáng, hồn nhiên, dễ thuộc, được thiếu nhi yêu thích. Hai ông đã được nhiều giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Huy chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục, Bằng khen của Bộ Giáo dục- Đào tạo,  Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương                           ( Theo cuốn " NHẠC SĨ VIỆT NAM" - Hội Nhạc sĩ Việt Nam xuất bản năm 2007 )   Tác phẩm đã xuất bản:   *  Tuyển tập ca khúc :       - 10 Ca khúc Hoàng Long – Hoàng Lân ( NxB. Âm nhạc, 1984).       - Tuyển chọn ca khúc Hoàng Lân( Hội nhạc sĩ Việt Nam – Nxb Âm nhạc, 1994).       - Tuyển chọn ca khúc Hoàng Long( Hội nhạc sĩ Việt Nam – Nxb Âm nhạc, 1994). * Album ca khúc:     - Những bông hoa, những bài ca ( Album Cassette của Nhạc sĩ Hoàng Long, DIHAVINA, 1994).     - Bóng dáng một ngôi trường ( Album Cassette của Nhạc sĩ Hoàng Lân, DIHAVINA, 1994).     - Cùng múa hát dưới trăng (Album Cassette của Nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân, DIHAVINA, 1996 ). 11

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nhac_sy_hoang_long_hoang_lan.doc