Tài liệu phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn 7 năm 2013 - 2014

1. Mục đích

 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội

doc60 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn 7 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN NGỮ VĂN 7 (Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2013-2014) LỚP 7 Cả năm: 37 tuần (140 tiết) Học kì I: 19 tuần (72 tiết) Học kì II: 18 tuần (68 tiết) HỌC KÌ I Tuần 1 Tiết 1 đến tiết 4 Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Từ ghép; Liên kết trong văn bản. Tuần 2 Tiết 5 đến tiết 8 Cuộc chia tay của những con búp bê; Bố cục trong văn bản; Mạch lạc trong văn bản. Tuần 3 Tiết 9 đến tiết 12 Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Từ láy; Quá trình tạo lập văn bản; Viết bài Tập làm văn số 1 học sinh làm ở nhà. Tuần 4 Tiết 13 đến tiết 16 Những câu hát than thân; Những câu hát châm biếm; Đại từ; Luyện tập tạo lập văn bản. Tuần 5 Tiết 17 đến tiết 20 Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh; Từ Hán Việt; Trả bài Tập làm văn số 1; Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. Tuần 6 Tiết 21 đến tiết 24 Côn Sơn ca; Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra; Từ Hán Việt (tiếp); Đặc điểm văn bản biểu cảm; Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. Tuần 7 Tiết 25 đến tiết 28 Bánh trôi nước; Hướng dẫn đọc thêm: Sau phút chia li; Quan hệ từ; Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm. Tuần 8 Tiết 29 đến tiết 32 Qua đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà; Viết bài Tập làm văn số 2. Tuần 9 Tiết 33 đến tiết 36 Chữa lỗi về quan hệ từ; Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư; Từ đồng nghĩa; Cách lập ý của bài văn biểu cảm. Tuần 10 Tiết 37 đến tiết 40 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ); Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư); Từ trái nghĩa; Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người. Tuần 11 Tiết 41 đến tiết 44 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá; Kiểm tra Văn; Từ đồng âm; Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Tuần 12 Tiết 45 đến tiết 48 Cảnh khuya, Rằm tháng giêng; Kiểm tra Tiếng Việt; Trả bài Tập làm văn số 2; Thành ngữ. Tuần 13 Tiết 49 đến tiết 52 Trả bài kiểm tra Văn, bài kiểm tra Tiếng Việt; Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học; Viết bài Tập làm văn số 3. Tuần 14 Tiết 53 đến tiết 56 Tiếng gà trưa; Điệp ngữ; Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Tuần 15 Tiết 57 đến tiết 60 Một thứ quà của lúa non: Cốm; Trả bài Tập làm văn số 3; Chơi chữ; Làm thơ lục bát. Tuần 16 Tiết 61 đến tiết 63 Chuẩn mực sử dụng từ; Ôn tập văn bản biểu cảm; Mùa xuân của tôi. Tuần 17 Tiết 64 đến tiết 66 Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu; Luyện tập sử dụng từ; Ôn tập tác phẩm trữ tình. Tuần 18 Tiết 67 đến tiết 69 Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp); Ôn tập Tiếng Việt Ôn tập Tiếng Việt (tiếp); Chương trình địa phương phần Tiếng Việt. Tuần 19 Tiết 70 đến tiết 72 Kiểm tra học kì I; Trả bài kiểm tra kì I. HỌC KÌ II Tuần 20 Tiết 73 đến tiết 75 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn; Tìm hiểu chung về văn nghị luận. Tuần 21 Tiết 76 đến tiết 78 Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp); Tục ngữ về con người và xã hội; Rút gọn câu. Tuần 22 Tiết 79 đến tiết 81 Đặc điểm của văn bản nghị luận; Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận; Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tuần 23 Tiết 82 đến tiết 84 Câu đặc biệt; Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận; Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Tuần 24 Tiết 85 đến tiết 88 Sự giàu đẹp của tiếng Việt; Thêm trạng ngữ cho câu; Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Tuần 25 Tiết 89 đến tiết 92 Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp); Kiểm tra Tiếng Việt; Cách làm bài văn lập luận chứng minh; Luyện tập lập luận chứng minh. Tuần 26 Tiết 93 đến tiết 96 Đức tính giản dị của Bác Hồ; Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động; Viết bài Tập làm văn số 5 tại lớp. Tuần 27 Tiết 97 đến tiết 100 Ý nghĩa văn chương; Kiểm tra Văn; Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp); Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. Tuần 28 Tiết 101 đến tiết 104 Ôn tập văn nghị luận; Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu; Trả bài Tập làm văn số 5, trả bài kiểm tra Tiếng Việt, trả bài kiểm tra Văn; Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Tuần 29 Tiết 105 đến tiết 108 Sống chết mặc bay; Cách làm bài văn lập luận giải thích; Luyện tập lập luận giải thích; Viết bài Tập làm văn số 6 học sinh làm ở nhà. Tuần 30 Tiết 109 đến tiết 112 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu; Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Luyện tập (tiếp); Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề. Tuần 31 Tiết 113 đến tiết 116 Ca Huế trên sông Hương; Liệt kê; Tìm hiểu chung về văn bản hành chính; Trả bài Tập làm văn số 6. Tuần 32 Tiết 117 đến tiết 120 Quan Âm Thị Kính; Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy; Văn bản đề nghị. Tuần 33 Tiết 121 đến tiết 124 Ôn tập Văn học; Dấu gạch ngang; Ôn tập Tiếng Việt; Văn bản báo cáo. Tuần 34 Tiết 125 đến tiết 128 Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo; Ôn tập Tập làm văn. Tuần 35 Tiết 129 đến tiết 132 Ôn tập Tiếng Việt (tiếp); Hướng dẫn làm bài kiểm tra; Kiểm tra học kì II. Tuần 36 Tiết 133 đến tiết 136 Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp); Hoạt động Ngữ văn. Tuần 37 Tiết 137 đến tiết 140 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt; Trả bài kiểm tra học kì II. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN, CẤP THCS (Kèm theo Công văn số 584200/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. 2. Nguyên tắc Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục. (2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.  (3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học. (4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục. 3. Nội dung điều chỉnh Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau: (1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau. (2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm. (3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. (4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý. (5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau. 4. Thời gian thực hiện Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. 5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung - Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn. - Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau: + Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. + Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây. 2. Lớp 7 TT Phần Bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn điều chỉnh 1 Văn học Những câu hát về tình cảm gia đình Tr.35 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 1 và 4 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Tr.37 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 1 và 4 Những câu hát than than Tr.48 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 2 và 3 Những câu hát châm biếm Tr.51 SGK tập 1 Cả chùm bài Chỉ dạy bài ca dao 1 và 2 Côn Sơn ca Tr. 78 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc) Tr.91 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Tr.131 SGK tập 1 Cả bài Đọc thêm Sự giàu đẹp của tiếng Việt Tr.34 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Tr.89 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm Chèo Quan Âm (Trích đoạn Nỗi oan hại chồng) Tr.111 SGK tập 2 Cả bài Đọc thêm 2 Làm văn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Tr.146 SGK tập 1 Cả bài Chọn ngữ liệu phù hợp hơn để dạy. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Tr.30 SGK tập 2 Cả bài Tự học có hướng dẫn Cách làm bài văn nghị luận chứng minh Tr. 48 SGK tập 2 Cả bài Chọn trọng điểm để dạy cho HS: Văn chứng minh là gì? Những nét đặc trưng của văn chứng minh?... Cách làm bài văn nghị luận giải thích Tr. 84 SGK tập 2 Cả bài Chọn trọng điểm để dạy cho HS: Văn giải thích là gì? Những nét đặc trưng của văn giải thích?... *BỘ GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 MỚI *TÍCH HỢP ĐẦY ĐỦ KỸ NĂNG SỐNG THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC NĂM HỌC 2013-2014 *ĐÃ GIẢM TẢI ( GIẢI NÉN) Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 1:Văn bản CỔNG TRƯỜNG MỞ RA. ( Theo Lý Lan ) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. * Kĩ năng sống: : - Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình. - Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con. 3. Thái độ: Thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, biết yêu thương gia đình và bố mẹ. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sgk, Sgv, những bài thơ về tình cảm mẹ con. 2. Học sinh: soạn bài theo câu hỏi trong SGK IV. Phương pháp : Đàm thoại – Phân tích – Giảng bình . Kĩ thuật đông não. - Thảo luận nhóm: chia sẻ nhận thức về vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ. V. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ:(2’)Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị sách vở + Cách soạn bài 3. Bài mới :(40’) * Giới thiệu bài bằng phương pháp vấn đáp + thuyết trình . Gv đặt câu hỏi: Trong ngày khai trường đầu tiên ai đưa em đến trường? Em thấy đêm hôm trước đó mẹ đã làm gì? Có thể em thấy mẹ làm gì nhưng mẹ nghĩ gì thì có thể các em không thể biết được, hôm nay học bài văn này các em sẽ biết được điều đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức *Hoạt động 1 :(1’)Phương pháp thuyết trình, kĩ thuật động não GV giới thiệu : GD có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội ở Việt Nam ngày nay , Giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xx hội . “Cổng trường mở ra” là một văn bản nhật dụng đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình, nhà ttrường và trẻ em. ? Em biết gì về xuất xứ của văn bản " Cổng trường mở ra"? * Hoạt động 2: (5’) Phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não. GV luyện cách đọc cho HS ? Đây là văn bản chủ yếu miêu tả tâm trạng của ai ? ? Chúng ta cần đọc với giọng điệu như thế nào ? GV hướng dẫn cách đọc cho HS - Đọc : chậm rãi,lo lắng. Gv đọc mẫu à gọi học sinh đọc một lần. ? Văn bản trên có những từ khó hiểu nào ? - nhạy cảm, xe thiết giáp,dặm.... ? ? Văn bản này viết về cái gì? Việc gì? - Gv gợi ý-> Hs trả lời. ? Theo em văn bản có mấy nội dung chính? - Có ba nội dung chính: +Tâm trạng hai mẹ con trước ngày khai trường của con. + Nỗi nhớ của mẹ về ngày khai trường năm xưa. + Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ. * Hoạt động 3: (20’) : Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, giảng bình . Kĩ thuật động não. ? Đêm trước ngày khai trường của con tâm trạng người mẹ và con có gì giống và khác nhau? ? Nó thể hiện qua những chi tiết nào? - Mẹ: + Lo lắng, thao thức, không ngủ được. + Không tập trung được vào việc gì cả. + Nhìn con ngủ. Mẹ sắp lại sách vở cho con + Lên giường và trằn trọc. + Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. - Con: + Vô tư, nhẹ nhàng, thanh thản. + Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sửa, ăn một cái kẹo. + Gương mặt thanh thoát.. - Mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình. - Bâng khuâng, xao xuyến. - Ngày đó mẹ: Nôn nao, hồi họp, chơi vơi, hốt hoảng. => Làm nổi bật tâm trạng người mẹ trước đêm khai trường của con. ? Vì sao người mẹ lại có tâm trạng đó? ? Theo em vì sao người mẹ lại không ngủ được? Gv gợi ý-> hs trả lời. Người mẹ không ngủ được vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình ? Từ việc phân tích trên bằng ngôn từ của mình em hãy nêu nen suy nghĩ và tình cảm của mình về hình ảnh người mẹ? HS tự bộc lộ GV bình: Có thể nói không một sự quan tâm nào, không một tình cảm nào lớn hơn cao quí hơn tình mẫu tử...... ? Khi nhớ lại ngày đầu tiên cắp sách đến trường tâm trạng người mẹ như thế nào? - Mẹ bâng khuâng, xao xuyến ? Còn ngày đó thì tâm trạng người mẹ như thế nào ? - Mẹ nôn nao hồi hộp, sau đó thì chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. GV: Với tâm trạng ấy mẹ lại càng bâng khuâng xao xuyến không ngủ được. Mẹ nghĩ & liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản - Ngày lễ trọng đại của toàn xã hội ... Và mong sao nước mình cũng được .Vì ngày khai trường là biểu hiện của sự quan tâm , chăm sóc của người lớn , của toàn xã hội đối với trẻ em , đối với tương lai . Này mai mẹ sẽ đưa con đến trường , đưa con vào đời với niềm tin và hy vọng vào con yêu của mẹ .... ? Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? - Mẹ đang nói với chính bản thân mình. ? Cách viết này có tác dụng gì? - Người mẹ đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình, làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm lí, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. ? Câu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trường? “ Ai cũng biết............sau này” ? câu hỏi b ? - Thế giới của ánh sáng tri thức. -.....................tình bạn tình thầy trò cao đẹp. -......................ước mơ, khát vọng bay bổng. - Nhà trường là tất cả tuổi thơ ccủa một con người. ? Em hãy liên hệ và nêu nhận xét của mình về môi trường giáo dục của nước ta hiện nay ? HS tự bộc lộ . GV bổ xung * Hoạt động 4 : (10’) : Phương pháp đàm thoại , giảng bình . Kĩ thuật động não ? Qua phân tích tìm hiểu em hãy trình bày hiểu biết của em về văn bản trên ? HS trả lời GV khái quát chốt + Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp một ( giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về ngày mai thức dậy cho kịp giờ ..) +Vỗ về để con ngủ ,xem lại nghwngx thứ đã chuẩn bị cho con ngày mai đén trường... ? Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ? HS trả lời GV chốt HS đọc ghi nhớ SGK * Hoạt động 5 : (4’) - Phương pháp vấn đáp . HĐN HS đọc bài tập 1 SGK GV hướng dẫn HS trả lời miệng. I. Giới thiệu chung : 1. Tác giả - Tác phẩm - “Cổng trường mở ra” - bài kí trích từ báo " Yêu trẻ" ( Số 166 - TPHCM- Ngày 1/9/2000 ) của Lí Lan. II. Đọc - Hiểu văn bản. 1. Đọc – Chú thích 2. Kết cấu bố cục 3. Phân tích a. Tâm trạng hai mẹ con trước ngày khai trường của con.(10’) - Trằn trọc, thao thức, không ngủ được, suy nghĩ triền miên. + Tin đứa con của mẹ. -> Người mẹ giàu tình yêu thương con và đức hi sinh. b. Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ.(10’) Mang lại tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò.... 4. Tổng kết : 4.1. Nội dung : Văn bản ‘ cổng trường mở ra’’ giúp ta hiểu : - Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con ; - Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ - Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và đối với xã hội . 4.2. Nghệ thuật : - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. 4.3.Ghi nhớ ( SGK) III. Luyện tập Bài tập 1 (SGK- tr 9) 4. Củng cố: (1’) GV nhắc lại nội dung bài học 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) : - Làm tốt bài tập 2 tiết sau kiểm tra. - Soạn bài Mẹ tôi. Tìm những câu tục ngữ, ca dao về mẹ tiết sau kiểm tra. E . Rút kinh nghiệm. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 2 : Văn bản MẸ TÔI (Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ A-MI-XI) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình. - Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về các ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. 3. Thái độ; Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ III. Chuẩn bị: 1. Gv: Soạn giáo án , sgk, sgv. 2. Hs: Soạn, tìm hiểu thơ, ca dao viết về mẹ. IV. Phương pháp: - Động não: Suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhan vật trong truyện. - Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lòng nhân ái, tình thương và hạnh phúc gia đình. V. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’): ? Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng vào lớp một của con? Em hểu gì về ý nghĩa của văn bản? * Đáp án : - Bồn chồn lo lắng suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa . & xúc động hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học ... - VB thể hiện tầm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người 3 . Bài mới: (35’) * Giới thiệu bài(1’) : Phương pháp thuyết trình. Có những lúc những câu nói vô tình của chúng ta đã làm cha mẹ phiền lòng nhưng chúng ta không biết được và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ mà chúng ta nhận ra và sửa chữa được sai lầm của mình. Đó chính là nội dung của văn bản “ Mẹ tôi” . Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (2’) Phương pháp thuyết trình, vấn đáp , kĩ thuật động não ? Dựa vào phần chú thích SGK em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả ét - đô - đơ - A- mi xi ? HS trả lời à GV chốt * Hoạt động 2 : (5’) PP vấn đáp – luyện đọc Kĩ thuật động não,.. ? Văn bản là một bức thư bố viết cho con đề cập đến việc con xúc phạm mẹ, theo em cần phải đọc với giọng như thế nào? - Đọc : nghiêm khắc, buồn bã. GV đọc mẫu -> gọi 2 em đọc, giáo viên giải hích những từ khó hiểu.- Chú thích : hối hận, lương tâm... * Hoạt động 3: (23’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. PP đàm thoại , thuyết trình, giảng bình, Kĩ thuật động não,.. ? văn bản được viết theo hình thức nào? ? Văn bản là bức thư bố gửi cho con sao lại lấy nhan đề là Mẹ tôi? HS : Nội dung trong văn bản đều nói về tấm lòng sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con ...-> làm nổi bật hình tượng người mẹ. ? Văn bản gồm những nội dung chính nào? HS : - Thái độ của bố với Ê-ri-cô. - Hình tượng người mẹ En-ri-cô. ? Qua bài văn em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào ? Dựa vào đâu mà em biết ? HS :- Buồn bã, tức giận, đau đớn. - Thể hiện: Lời lẽ. Lí do của thái độ đó là gì ? HS : - Ông có thái độ đó vì En-ri-cô đã xúc phạm mẹ khi cô giáo đến thăm. ? Theo em điều gì khiến E-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố? - Học sinh thảo luận tìm ra ba đáp án trong 5 lí do nêu ở câu hỏi 4 ở sgk. - Ê-ri-cô xúc động khi đọc thư bố vì: + Bố gợi lại kỉ niệm giữa mẹ và Ê-ri-cô. + Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố. + Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố. ? Em có suy nghĩ và nhận xét gì về khuyết điểm của En- ri- cô cũng như thái độ của bố En- ri – cô? HS tự suy nghĩ và bộc lộ GV : En ri- cô mắc phải khuyết điểm rất lớn cậu bé không những làm tổn thương mẹ mình mà còn làm tổn thương cả cô giáo người mẹ ths hai dẫ cho em cả tri thứ lẫn đạo đức...Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. ? Vì sao bố E-ri-cô không nói trực tiếp với con mà lại viết thư? Em có nhận xét gì về cách giáo dục con của người cha ? - Tình cảm sâu sắc của bố kín đáo và tế nhị. - Không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. GV bình và chốt: Qua những dòng thư dạt dào tình cảm tác giả đã giúp người đọc hiểu được bố En- ri – cô là một người cha có tình cảm sâu sắc rất yêu thương con song ông cũng rất nghiêm khắc trước khuýêtt điểm của con . và cách dạy con của ông cũng thật kín đáo và tế nhị. không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng ? Mẹ En-ri-cô là người như thế nào? Làm cách nào bố aen – ri – cô đã giúp cậu hiểu rõ tình cảm của mẹ mình ? em hãy nêu nhân xét của mình ? HS thảo luận trả lời . GV bình : Có lẽ không một tình cảm nào, một sự yêu thương nào bằng tình cảm,sự yêu thương của người mẹ dành cho con..... ? Thái độ của En- -ri- cô như thế nào khi đọc thư của bố viết cho mình ? Em hãy liên hệ bản thân mình xem đã lần nào mình mắc lỗi với mẹ chưa và bài học mà em rút ra từ câu chuyện này là gì? HS trả lời...... * Hoạt động 4: (5’) PP tổng hợp . Kĩ thuật động não ? Qua phân tích tìm hiểu văn bản giúp em hiểu gì về VVB trên? HS trả lời GV chốt ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của VB? HS trả lời GV chốt HS đọc ghi nhớ trong SGK I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: ( 1846 – 1908 ) ông là nhà văn I-ta-li-a “ Những tấm lòng cao cả” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên được viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong sáng. 2. Tác giả: Văn bản gồm hai phần: Phần mộtlà lời kể của En-ri-cô ,phần hai là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là en- ri- cô . II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc - chú thích 2. Kết cấu, bố cục 3. Phân tích - Hình thức: viết thư. - Nhan đề : làm nổi bật hình tượng người mẹ. 3.1. Thái độ của bố đối với Ê ri cô. - Khi biết Ê-ri-cô xúc phạm mẹ trước mặt cô giáo bố Buồn bã, tức giận, đau đớn.... - Bố En-ri-cô là một người cha có tình cảm sâu sắc rất yêu thương con song ông cũng rất nghiêm khắc trước khuyết điểm của con và cách dạy con của ông cũng thật kín đáo và tế nhị. - Không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng => Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. 3.2. Hình tượng người mẹ En ri-cô. - Hết lòng thương yêu con. - Sẳn sàng hi sinh hạnh phúc kể cả tính mạng cho con. 3.3. Câu bé En- ri - cô. - Hối hận và xúc động quyết tâm sửa lỗi. 4. Tổng kết. 4.1. Nội dung : - Qua bức thư người bố viết cho con khi con mắc khuyết điểm - Tác giả muốn người đọc hiểu được người mẹ có một vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình . Vì vậy tình thương yêu , kính trọng cha m

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 chuan moi 20132014.doc