Câu 1: Chất X có công thức phân tử C7H6O3. X có khả năng tác dụng với dung dịch NaHCO3 tạo chất Y có công thức C7H5O3Na. Cho X tác dụng với anhiđrit axetic tạo chất Z (C9H8O4) cũng tác dụng được với NaHCO3, nhưng khi cho X tác dụng với metanol (có H2SO4 đặc xúc tác) thì tạo chất T (C8H8O3) không tác dụng với NaHCO3 mà chỉ tác dụng được với Na2CO3.
1/ Xác định cấu tạo các chất X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết chất X có khả năng tạo liên kết H nội phân tử.
2/ Cho biết ứng dụng của các chất Y, Z và T
Câu 6: Oxi hóa m gam hợp chất hữu cơ A bằng CuO rồi cho sản phẩm sinh ra gồm CO2 và hơi H2O lần lượt đi qua bình 1 đựng Mg(ClO4)2 và bình 2 đựng 2 lít Ca(OH)2 0,0 2 M thì thu được 2 gam kết tủa. Khối lượng bình 1 tăng 1,08 gam và khối lượng CuO giảm 3,2 gam, MA < 100. Oxi hóa mãnh liệt A, thu được hai hợp chất hữu cơ là CH3COOH và CH3COCOOH.
a/ Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
b/ Viết các dạng đồng phân hình học tương ứng của A.
c/ Khi cho A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1, thì tạo được những sản phẩm nào ? Giải thích.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đề Học sinh giỏi Hóa hữu cơ Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 80
Câu 2: Thực hiện các chuyển hoá sau bằng phương trình phản ứng:
Etilen (A) (B)(C)(D)(E)(F)(G)
(I) (H)
Biết (F) là CH3-CH2-CH2-COOH
Câu 3: 1/ Viết tất cả các đp cis-trans của các chất có CTPT là C3H4BrCl và các chất có CTCT:
R-CH=CH-CH=CH-R’.
2/ Thêm NH3 dư vào dd có 0,5 mol AgNO3 ta được dd A. Cho từ từ 3 gam khí X vào A đến pư hoàn toàn được dd B và chất rắn C. Thêm từ từ HI đến dư vào B thu được 23,5 gam kết tủa vàng và V lít khí Y ở đktc thoát ra. Biện luận để tìm X, khối lượng chất rắn C và thể tích khí Y?
3/ Từ metan điều chế xiclobutan:
Câu 5: 1/ A, B, C, D là các chất khí đều làm mất màu nước brom. Khi đi qua nước brom thì A tạo ra một chất khí với số mol bằng ½ số mol A; B tạo thành chất lỏng không trộn lẫn với nước; C tạo ra kết tủa màu vàng còn D chỉ làm mất màu nước brom tao thành dd trong suốt. Hỏi A, B, C, D là các khí gì?
2/ Hoàn thành sơ đồ sau:
Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A, B chỉ chứa chức ancol và anđehit. Trong cả A, B số H đều gấp đôi số C, gốc hiđrocacbon có thể no hoặc có một liên kết đôi. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B pư hết với Na thì đều thu được V lít hiđro còn nếu lấy số mol như thế cho pư hết với hiđro thì cần 2V lít. Cho 33,8 gam X pư hết với Na thu được 5,6 lít hiđro ở đktc. Nếu lấy 33,8 gam X pư hết với AgNO3 trong NH3 sau đó lấy Ag sinh ra pư hết với HNO3 đặc thì thu được 13,44 lít NO2 ở đktc.
1/ Tìm CTPT, CTCT của A, B?
2/ Cần lấy A hay B để khi pư với dd thuốc tím ta thu được ancol đa chức? nếu lấy lượng A hoặc B có trong 33,8 gam X thì cần bao nhiêu ml thuốc tím 0,1M để pư vừa đủ với X tạo ra ancol đa chức.
Câu 7: Anetol có phân tử khối là 148 đvC và %m của C= 81,08% ;H = 8,11% ; O = 10,81% . Hãy:
1/ Xác định công thức phân tử của anetol?
2/ Viết CTCT của anetol biết: Anetol làm mất màu nước brom; anetol có hai đồng phân hình học; sự oxi hóa anetol tạo ra axit metoxibenzoic (M) và sự nitro hóa M chỉ cho duy nhất axit metoxinitro benzoic.
3/ Viết phương trình của các phản ứng: (1) anetol với brom trong nước; (2) oxi hóa anetol
thành axit metoxibenzoic; (3) nitro hóa M thành axit metoxinitrobenzoic?
ĐỀ 81
Câu 5: Hoàn thành sơ đồ pư sau:
Câu 8: QG-2006-B: 1. Hiđrocacbon A có công thức phân tử C12H20. Cho A tác dụng với H2 (dư) có Pt xúc tác tạo thành B (C12H22). Ozon hoá A rồi thuỷ phân sản phẩm có mặt H2O2 thu được D (C5H8O) và E (C7H12O). Khi D và E tác dụng với CH3I dư trong NaNH2/NH3 (lỏng), D và E đều tạo thành G (C9H16O). Biết rằng trong quá trình phản ứng của D với CH3I/OH– có sinh ra E. Hãy xác định CTCT của A, B, D, E, G( biết rằng pư với khi D, E pư với CH3I trong NaNH2/NH3 hoặc CH3I/OH- thì nhóm CH3- được gắn vào vòng).
2. Hợp chất hữu cơ A (C10H10O2) không tan trong kiềm, không cho phản ứng màu với dung dịch FeCl3 3%. Khi hiđro hoá A có xúc tác có thể cộng một phân tử H2. Ozon phân A thu được CH2O là một trong số các sản phẩm phản ứng. Oxi hoá A bằng KMnO4 thu được hợp chất B có phân tử khối 166. B cũng không cho phản ứng màu với dung dịch FeCl3 3%. Cho B phản ứng với dung dịch HI sẽ thu được một trong các sản phẩm phản ứng là axit 3,4-đihiđroxibenzoic. Dựa vào các dữ kiện trên, hãy lập luận để suy ra CTCT của A.
ĐỀ 82
Câu 1: Chất X có công thức phân tử C7H6O3. X có khả năng tác dụng với dung dịch NaHCO3 tạo chất Y có công thức C7H5O3Na. Cho X tác dụng với anhiđrit axetic tạo chất Z (C9H8O4) cũng tác dụng được với NaHCO3, nhưng khi cho X tác dụng với metanol (có H2SO4 đặc xúc tác) thì tạo chất T (C8H8O3) không tác dụng với NaHCO3 mà chỉ tác dụng được với Na2CO3.
1/ Xác định cấu tạo các chất X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết chất X có khả năng tạo liên kết H nội phân tử.
2/ Cho biết ứng dụng của các chất Y, Z và T
Câu 6: Oxi hóa m gam hợp chất hữu cơ A bằng CuO rồi cho sản phẩm sinh ra gồm CO2 và hơi H2O lần lượt đi qua bình 1 đựng Mg(ClO4)2 và bình 2 đựng 2 lít Ca(OH)2 0,0 2 M thì thu được 2 gam kết tủa. Khối lượng bình 1 tăng 1,08 gam và khối lượng CuO giảm 3,2 gam, MA < 100. Oxi hóa mãnh liệt A, thu được hai hợp chất hữu cơ là CH3COOH và CH3COCOOH.
a/ Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
b/ Viết các dạng đồng phân hình học tương ứng của A.
c/ Khi cho A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1, thì tạo được những sản phẩm nào ? Giải thích.
Câu 7: 1/ Từ benzen và các chất vô cơ, xúc tác cần thiết, viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế :meta-clonitrobenzen; ortho-clonitrobenzen; axit meta-brombenzoic; axit ortho-brombenzoic
2/ Hidrocacbon X có phân tử khối bằng 128, không làm nhạt màu dung dịch Br2. X tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t) tạo các sản phẩm Y và Z. Oxi hóa mãnh liệt Y tạo sản phẩm là axit o-phtalic, o-C6H4(COOH)2. a/ Xác định cấu tạo và gọi tên X, Y, Z.
b/ Viết phản ứng tạo ra sản phẩm chính, khi cho X lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc (H2SO4 đặc xúc tác) và Br2 (xúc tác bột sắt). Biết ở mỗi phản ứng, tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng là 1:1.
2/ Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO pư vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Tính khối lượng mỗi chất trong X?
Câu 9: Hoàn thành sơ đồ:
Đề 83
Câu 7: 1. Một hiđrocacbon X có chứa 88,235% cacbon về khối lượng. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X, biết X là hiđrocacbon no có ba vòng, mỗi vòng đều có 6 nguyên tử cacbon.
2. Cho 5 kg glucozơ (chứa 20% tạp chất) lên men. Hãy tính thể tích của ancol etylic 400 thu được, biết rằng khối lượng ancol bị hao hụt 10% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
Câu 8: Hợp chất A là một α-amino axit. Cho 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó cô cạn cẩn thận thu được 1,835 gam muối. Mặt khác, khi trung hoà 2,94 gam A bằng dung dịch NaOH vừa đủ thì được 3,82 gam muối. Hãy:
a. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, biết A có cấu tạo mạch không phân nhánh.
b. Viết phương trình phản ứng của A với dung dịch NaNO2 với sự có mặt của axit clohiđric.
Câu 9: Chia 7,1 gam hh X gồm hai andehit đơn chức thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 đốt cháy hoàn toàn thu được 7,7 gam CO2 và 2,25 gam H2O.
- Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam bạc.
a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên hai andehit trên?
b. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt mỗi andehit trên?
Câu 10: Cho m gam xenlulozơ tác dụng vừa đủ với 25,2 gam HNO3 có trong hh HNO3 đặc và H2SO4 đặc, tạo thành 66,6 gam hh X gồm xenlulozơ mononitrat và xenlulozơ đinitrat. Tính m và % khối lượng các chất trong hh X.
ĐỀ 84
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,486 gam một chất hữu cơ A thu được sản phẩm cháy gồm 403,2ml CO2 (đktc) và 0,27g H2O.
1. Xác định CTPT của A biết tỷ khối hơi của A so với H2 nhỏ hơn 85.
2. Cho biết: - A tác dụng với NaHCO3 hoặc Na đều thu được số mol khí bằng số mol A phản ứng.
- A tác dụng với dung dịch NaOH theo hệ số tỷ lượng: A + 2NaOH → 2D + H2O.
Xác định CTCT của A, D.
Câu 7: Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng tính axit: phênol, o-nitrophenol, p-nitrophenol, m-nitrophenol. Giải thích?
Câu 8: 1/ Đốt cháy hết hidrocacbon X là chất khí ở điều kiện thường thì trong hh sản phẩm cháy, CO2 chiếm 76,52% về khối lượng.
a/ Xác định CTCT của X, biết X trùng hợp tạo ra cao su.
b/ X cho phản ứng nhị hợp và tam hợp. Viết cơng thức cấu tạo các chất sinh ra từ các phản ứng đó.
2/ Từ CaC2 và các chất vô cơ khác (xúc tác, dụng cụ có đủ), viết phương trình phản ứng điều chế: thuốc trừ sâu DDT (4,4-điclođiphenyltriclometyl metan).
Câu 9: 1/ Khi thủy phân hết 1mol pentapeptit X được 3mol glyxin, 1mol alanin và 1mol phenylalanin, còn khi thủy phân từng phần X thì trong hh sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala mà không thấy có Phe-Gly. Xác định CTCT của X.
2/ Hợp chất hữu cơ A có 15,7303%N và 35,9551%O về khối lượng. A tác dụng với HCl chỉ tạo ra R(O)z-NH3Cl (R là gốc hidrocacbon). Xác định CTCT của A. Biết A tham gia phản ứng trùng ngưng.
Câu 10: 1. Từ CH4 và các chất vơ cơ viết phương trình phản ứng điều chế poli(vinyl ancol)
2. Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam Br2/CCl4. Tính tỉ lệ mắc xích butađien và stiren trong cao su buna-S.
ĐỀ 85
Câu 2: 1. Nhận biết: glixerol, dung dịch glucozơ và dung dịch fuctozơ.
2. Viết công thức cấu tạo không gian của một đoạn mạch polime cao su thiên nhiên. Biết rằng các nối đôi trong mạch đều ở dạng cis-. Khi cho cao su đó tác dụng với HCl sinh ra cao su hidro-clo chứa 20,8% clo trong phân tử. Viết phương trình phản ứng và cho biết cao su hidro-clo còn có dạng cis- nữa hay không ? Tại sao.
3. Công thức nguyên của chất A: (C3H4O3)n và của chất B là (C2H2O3)m hãy biện luận để tìm công thức phân tử của A và B. Biết A là axít no đa chức. còn B là một axít no, chứa đồng thời nhóm chức – OH; A và B đều mạch hở. Viết công thức cấu tạo của B.
Câu 4: Hh X gồm 2 chất hữu cơ cùng chức hóa học. Khi đốt cháy hoàn toàn 31,4 gam hh X phải dùng vừa hết 43,68 lít O2 và thu được 35,84 lít CO2 (các thể tích đều đo ở đktc). Nếu đun nóng 15,7 gam hh X với lượng dư dung dịch NaOH thì thu được hh gồm 1 muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hh 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
1/ Xác định CTPT, CTCT và khối lượng mỗi chất trong hh X đem thủy phân.
2/ Từ n-butan và các hóa chất cần thiết (coi như có đủ). Viết các PTPƯ điều chế axit hữu cơ nói trên.
Câu 5: Cho các chất (A): 3-metylbut-1-in, (B): 3-metylbut-1-en, (A): 3-metylbutan và sơ đồ sau:
1/ Hoàn thành các pư trên biết rằng trong C5H10Cl2 có hai nguyên tử cacbon bất đối, các chữ cái trên sơ đồ là những sp chính.
2/ Viết CTCT và tính %sp có công thức C5H11Cl biết khả năng pư của H ở cacbon bậc
I:I:III = 1: 3,3:4,4
File đính kèm:
- tap_de_hoc_sinh_gioi_hoa_huu_co_lop_11.doc