Tham luận ôn thi tôt nghiệp môn ngữ văn bằng bản đồ tư duy vận dụng phần mềm mind manager - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Như chúng ta đã biết kì thi TN THPT là một trong những kì thi có sức ép tương đối lớn đối với các em học sinh, nó là cánh cửa đầu tiên mở ra tương lai cho các em. Vì vậy học gì và học như thế nào để có kết quả tốt nhất trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của học sinh mà cả phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Nhưng phần nhiều học sinh chưa có phương pháp học thích hợp cho từng môn học, chưa đề ra mục tiêu con điểm cần đạt được cho từng môn thi dẫn đến nhiều em học câu này lộn câu kia, đang học môn này lại nhảy sang học môn khác.

Trước thực trạng nêu trên việc đặt ra trước mắt cho cả hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) là làm sao có được phương pháp tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Năm học 2011- 2012 Bộ giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh, đặc biệt là trong giờ ôn tập thi TN.

Với việc áp dụng BĐTD trong giờ ôn tập, từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ, học sinh phát hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời phương pháp này còn giúp HS phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo, giúp các em ngày càng tự tin hơn vào khả năng của chính mình, từ đó tạo tâm lí thoải mái giúp các em hoàn thành tốt bài thi, tránh tâm lí nặng nề của học sinh mà ta thường thấy trước giờ thi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận ôn thi tôt nghiệp môn ngữ văn bằng bản đồ tư duy vận dụng phần mềm mind manager - Trường THPT Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN ÔN THI TN MÔN NGỮ VĂN BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VẬN DỤNG PHẦN MỀM MIND MANAGER Cao Thị Thu Hồng – THPT Nguyễn Trung Trực Như chúng ta đã biết kì thi TN THPT là một trong những kì thi có sức ép tương đối lớn đối với các em học sinh, nó là cánh cửa đầu tiên mở ra tương lai cho các em. Vì vậy học gì và học như thế nào để có kết quả tốt nhất trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của học sinh mà cả phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Nhưng phần nhiều học sinh chưa có phương pháp học thích hợp cho từng môn học, chưa đề ra mục tiêu con điểm cần đạt được cho từng môn thi dẫn đến nhiều em học câu này lộn câu kia, đang học môn này lại nhảy sang học môn khác... Trước thực trạng nêu trên việc đặt ra trước mắt cho cả hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) là làm sao có được phương pháp tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất. Năm học 2011- 2012 Bộ giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh, đặc biệt là trong giờ ôn tập thi TN. Với việc áp dụng BĐTD trong giờ ôn tập, từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ, học sinh phát hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời phương pháp này còn giúp HS phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo, giúp các em ngày càng tự tin hơn vào khả năng của chính mình, từ đó tạo tâm lí thoải mái giúp các em hoàn thành tốt bài thi, tránh tâm lí nặng nề của học sinh mà ta thường thấy trước giờ thi. Vận dụng BĐTD trong quá trình dạy học và ôn tập môn Ngữ văn: Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khóa để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khóa đó, học sinh sẽ nắm được bài học một cách dễ dàng. Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi bài, tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương phần…: Sau mỗi bài học giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. – Đó cũng là vấn đề tôi muốn chia sẻ với quý đồng nghiệp trong tham luận này. Những ưu điểm của BĐTD: Dễ nhìn, dễ viết. Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Bản đồ tư duy sẽ giúp: Sáng tạo hơn Tiết kiệm thời gian Ghi nhớ tốt hơn Nhìn thấy bức tranh tổng thể Phát triển nhận thức, tư duy, … * Vậy làm sau để học sinh, nhất là học sinh khối 12 có thể vận dụng và vận dụng sáng tạo trong giờ ôn tập thi tốt nghiệp môn Văn? Thiết nghĩ giáo viên cần vận dụng phương pháp dùng BĐTD theo một qui trình nhất định trước giờ ôn tập: 1/. Hướng dẫn tạo bản đồ tư duy trên máy tính (Vẽ bằng phần mềm: Word, Excel, Photoshop, MindMapper 8.0 Professional, Mind Manager, ConceptDraw Mindmap 5 Professional,…) Khi mở chương trình, nhấn vào New để tạơ sơ đồ mới. Bạn có thể chọn mẫu cố định hoặc tự do > OK. Nhập tên chủ đề vào ô Central Topic > ấn Enter để hoàn thành > ấn Enter lần nữa để lập ý nhánh trong ô Main Topic. Trong ô này, bạn có thể nêu các ý nhỏ hơn bằng cách bấm chuột phải > Insert Subtopic. Các nhánh có thể xóa và thêm dễ dàng.giúp người ta liên tưởng để sáng tạo. Sau khi làm xong bạn có thể chuyển nó sang nhiều định dạng file khác nhau như PDF, MS Word, Powerpoint,  . . . Ngoài ra, người dùng còn chèn được ghi chú, văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link trang web và........còn nhiều điều thú vị nữa. 2./ Sử dụng BĐTD trong dạy học – trên giấy học sinh: (Phương thức chính) 2.1/ Nguyên lí hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý kia” của bộ não. Ở vị trí trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm đó được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính. Từ các nhánh chính đó lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ, rõ ràng. 2.2/ Phương thức tạo lập: - Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) + Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. + Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. + Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề. - Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm + Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật. + Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm. + Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. - Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ + Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. + Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. + Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. + Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn. + Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. + Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. - Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. Lưu ý : cách ghi chép trên BĐTD Nghĩ trước khi viết. Viết ngắn gọn Viết có tổ chức Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý Những điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy - Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. - Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. - Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. 3./ Cách đọc BĐTD: Vẽ, viết, đọc từ trung tâm ra phía ngoài. Theo chiều kim đồng hồ. 4/. Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị - Lập kế hoạch giảng dạy nộp Ban giám hiệu . - Nhờ Gv Tin học Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Mind Manager, cách đăng nhập và chia sẽ thông tin trên mạng Internet. * Đối với giáo viên: Nắm vững kĩ năng sử dụng phần mềm Mind Manager và các tính năng của Microsoft Live@Edu Photo một số nội dung: mục tiêu của hế hoạch, bài tập dành cho học sinh, bộ câu hỏi định hướng ôn tập, chi tiết kế hoạch, cách tiến hành, nguồn tài nguyên. Đăng kí địa chỉ email (hotmail) và thông báo địa chỉ, password để tất cả học sinh có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh thu thập được tại đây. Lập danh sách những học sinh có kĩ năng CNTT để phân chia nhóm hợp lí. Điều tra nắm số lượng học sinh có máy vi tính tại nhà. Thông báo đến phụ huynh về cách học theo dự án. Cho thời gian cụ thể để học sinh tiến hành kế hoạch. * Đối với học sinh: Nắm vũng kĩ năng sử dụng phần mềm Mind Manager Cách truy cập Internet và chia sẻ thông tin trên Hotmail Thực hành làm bài tập cùng với nhóm theo danh sách phân công của GV Phản hồi thông tin cho giáo viên về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. Đối với HS không có máy vi tính Gv hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy trên vở học. Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề hoặc tên chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu. Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn. Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa. Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng. Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh/chủ đề trung tâm, . Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa. Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh. Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của bạn – trong khắp sơ đồ. Phát huy phong cách cá nhân riêng của học sinh. Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duy của mỗi học sinh. Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy. Bước 2: Trong hoạt động giảng dạy trên lớp theo PPCT (ở mỗi tiết học) - Đối với GV: cần định hướng để học sinh nắm được đâu là trung tâm của bài học, đâu là các ý cần triển khai. - Đối với HS: lắng nghe và ghi chép có phân biệt ý chính, ý phụ. Bước 3: Trong giờ ôn tập thi TN Gv chỉ là người hổ trợ, hs sẽ là những chủ thể tích cực cùng nhau thảo luận và hoàn thiện nội dung BT mà GV giao cho. Hoạt động 1: học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với vốn kiến thức đã có. Hoạt động 2: học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động 3 : học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy. Hoạt động 4 : củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Bước 4 : Hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm chúng ta tạo ra “Tài liệu ôn tập thi TN THPT môn ngữ văn bằng bản đồ tư duy” sẽ được ứng dụng rộng rãi và lâu dài, đặc biệt đỡ tốn thời gian soạn bài cho học sinh của Gv mà học sinh cũng không phải tốn nhiều tiền để phôtô tài liệu các em chỉ cần truy cập vào Internet sẽ có ngay tài liệu ôn tập. 5/. Hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong ôn thi TN môn Ngữ Văn: Việc sử dụng BĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung bình đã biết dùng BĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học tiếng Việt. Sơ đồ tư duy một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap (hay Mind Manager) cho giáo viên và học sinh sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản demo ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, phần mềm này không hạn chế số ngày sử dụng và việc sử dụng nó cũng khá đơn giản. Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập Ngữ văn sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen sẽ phấn khởi rất nhiều. Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan động là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể dùng ngôn ngữ nói để diễn đạt BĐTD trình bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học. 100% học sinh 2 lớp 12 do tôi giảng dạy đều biết cách thực hiện sơ đồ tư duy môn Ngữ văn. Nhiều em sử dụng thành thạo phần mềm trên máy tính và ứng dụng vào môn học khác. Lúc đầu các em vẽ sơ đồ tư duy chưa quen theo cách ghi ký tự ở từng nhánh, nhưng dần dần học sinh đã đạt yêu cầu tốt hơn. Đặc biệt học sinh lớp 12 chỉ cần khoảng 20 bản đồ tư duy là tác phẩm do tự tay mình thiết lập nên các em có thể tự ôn tập thi tốt nghiệp thuận lợi hơn. 6/. Những lưu ý khi sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy và học. - Đừng ngộ nhận sử dụng Bản đồ tư duy là đổi mới phương pháp dạy học. Cũng như CNTT, Bản đồ tư duy chỉ là phương tiện trong quá trình dạy học. - Không phải bài nào, chương nào cũng sử dụng bản đồ tư duy cho hiệu quả cao. Cần sử dụng Bản đồ tư duy cho hợp lí và phù hợp với nội dung và hình thức bài học. - Bản đồ tư duy nếu bị lạm dụng sẽ làm hạn chế kĩ năng viết bài (cảm và sử dụng ngôn từ) của học sinh./.

File đính kèm:

  • doc5.Tham luận THPT Nguyễn Trung Trực.doc
Giáo án liên quan