Thiết kế bài dạy Ngữ văn 8 tập một

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật "tôi" ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

 

 

 

 

 

 

 

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A. ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV ổn định những nền nếp bình thường.

- Đây là tiết học đầu tiên của năm học mới, GV không kiểm tra bài cũ mà chỉ gợi không khí ngày khai trường, gợi kỷ niệm ngày đầu tiên đi học cách đây 8 năm để dẫn dắt HS vào bài học mới. GV ghi đầu bài lên bảng.

 

doc129 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy Ngữ văn 8 tập một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bàI dạy ngữ văn 8 Tập một Năm học 2007-2008 - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ (1 tiết) - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (1 tiết) Tiết 1, 2: Văn bản tôi đi học (Thanh Tịnh) * Mục tiêu cần đạt - Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật "tôi" ở lần tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. * Tiến trình lên lớp A. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ - GV ổn định những nền nếp bình thường. - Đây là tiết học đầu tiên của năm học mới, GV không kiểm tra bài cũ mà chỉ gợi không khí ngày khai trường, gợi kỷ niệm ngày đầu tiên đi học cách đây 8 năm để dẫn dắt HS vào bài học mới. GV ghi đầu bài lên bảng. B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu chung - GV cho HS đọc phần chú thích về tác giả, nhấn mạnh 2 ý nhỏ về nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh 1. Tác giả - Sinh ra ở ngoại ô thành phố Huế. Lớn lên đi học rồi làm ở các sở tư, về sau dạy học, làm thơ, viết văn - thành công nhất là truyện ngắn. - Các truyện của ông toát lên tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn nhẹ nhàng mà thấm sâu, man mác buồn thương mà ngọt ngào lưu luyến. - GV nêu khái quát đặc điểm phong cách truyện ngắn Tôi đi học hướng dẫn HS đọc đúng vai - nhân vật trong dòng hồi tưởng. Gọi 2-3 HS đọc, lớp nhận xét, GV có thể đọc mẫu. 2. Đọc văn bản Đọc đúng văn bản tự sự (truyện ngắn) nhưng giàu chất trữ tình: các đoạn hồi tưởng, độc thoại, đối thoại, kể và miêu tả với bộc lộ cảm xúc... thay đổi giọng đọc cho phù hợp. - GV giải thích kĩ hơn một số từ ngữ khó trong phần chú thích 3. Từ ngữ khó: Các từ tựu trường, bất giác, quyến luyến... (đặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể) Hoạt động 2 : II. Phân tích - GV nêu câu hỏi cho cả lớp: nhân vật chính trong truyện ngắn này là ai? Tâm trạng của nhân vật chính ấy được thể hiện qua những tình huống truyện (thời gian, thời điểm) nào ? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. - GV cho 1 HS đọc lại đoạn đầu (từ đầu đến ... trên ngọn núi) và nêu câu hỏi: Tâm trạng của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ đến trường? HS làm việc theo nhóm. Cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, GV bổ sung. 1. Tâm trạng nhân vật "tôi" trong ngày đầu đi học. a. Trên con đường cùng mẹ tới trường. + Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen, nhưng hôm nay thấy lạ: Cảnh vật thay đổi vì trong lòng có sự thay đổi lớn - đi học, không lội sông, không thả diều nữa. + "Tôi" thấy mình trang trọng, đứng đắn (mặc áo vải dù đen). + Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức mình và khẳng định mình đã đến tuổi đi học. - GV cho 1 HS đọc đoạn tiếp (từ Trước sân trường ... đến ... xa mẹ tôi chút nào hết). GV nhận xét cách đọc của HS, sau đó nêu câu hỏi: Tâm trạng nhân vật "tôi" giữa không khí ngày khai trường được thể hiện như thế nào ? qua chi tiết, hình ảnh nào ? HS làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, GV bổ sung, cho HS liên hệ bản thân qua hồi ức, có thể cho HS bình một chi tiết, hình ảnh nào đó, cho HS ghi tóm tắt vào vở. b. Giữa không khí ngày khai trường: + Sân trường đầy đặc cả người, ngôi trường to rộng, không khí trang nghiêm "tôi" lo sợ vẩn vơ. + Giống bọn trẻ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, như con chim con muốn bay nhưng còn e sợ, thèm được như những người học trò cũ. + Nghe tiếng trống trường vang lên thấy chơ vơ, vụng về lúng túng, chân dềnh dàng, toàn thân run run. + Nghe ông đốc đọc tên cảm thấy quả tim ngừng đập, quên cả mẹ đứng sau lưng, giật mình lúng túng... + Bước vào lớp mà cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tới trước, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này... Hoạt động 3 : c. Ngồi trong lớp đón nhận giờ học - GV gọi 1 HS đọc to phần cuối của truyện (từ Một mùi hương lạ ... đến hết) nêu câu hỏi: Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung. đầu tiên. + Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với cảnh vật (tranh treo tường, bàn ghế). + Với người bạn tí hon ngồi bên cạnh chưa gặp, nhưng không cảm thấy xa lạ. + Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên với bài Tôi đi học Hoạt động 4 : - GV nêu câu hỏi khái quát: Em có nhận xét gì về quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong truyện? về nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật ? HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. GV bổ sung, HS ghi ý chính vào vở. (GV có thể gợi ý một số bài hát, ý thơ nói về cảm xúc này để HS liên hệ, rung cảm sâu hơn về trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em trong sự nghiệp giáo dục). - Diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học: lúng túng, e sợ, ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc. - Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật "tôi" là: + Bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" tính chất của hồi ký. + Kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc giàu chất trữ tình, chất thơ. + Sử dụng hình ảnh so sánh có hiệu quả: "... Cảm giác trong sáng nảy nở... như mấy cành hoa tươi..." "... Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ..." nhờ vậy mà giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, cụ thể cảm xúc của nhân vật. Hoạt động 5: 2. Những người xung quanh GV diễn giải: Ngày nhân vật "tôi" lần đầu đến trường còn có người mẹ, những bậc phụ huynh khác, ông đốc và thầy giáo trẻ. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học? (So sánh với bài Cổng trưởng mở ra đã học ở lớp 7). HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung và cho HS ghi ý chính vào vở. - Là mẹ của nhân vật "tôi" cùng những vị phụ huynh khác đưa con đến trường đều tràn ngập niềm vui và hồi hộp, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. - Ông đốc là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung, nhân hậu. - Thầy giáo trẻ tươi cười, giàu lòng thương yêu HS. Đây chính là trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai. Hoạt động 6: III. Tổng kết - GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK, sau đó chốt lại những điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn và rút ra bài học liên hệ bản thân mỗi HS. HS xem SGK hoặc ghi những ý tổng kết này vào vở. - Kỷ niệm trong sáng, đẹp đẽ, ấm áp như còn tươi mới của tuổi học trò khi nhớ về ngày đầu tiên cắp sách đi học. - Cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả, qua đó thấy được tình cảm đối với người mẹ, với thầy cô, với bạn bè ... của tác giả. - Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc, giàu chất thơ... Hoạt động 7: III. Luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập luyện tập trong SGK trong khoảng 10 phút. - GV gọi lần lượt 3 HS (trung bình, khá, giỏi) trình bày bài tập. Lớp nhận xét, GV bổ sung. - GV có thể ra thêm bài tập nâng cao. - Yêu cầu HS biết tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật "tôi" thành các bước theo trình tự thời gian Qua đó thấy được tính thống nhất của văn bản. - Cách biểu hiện dòng cảm xúc đó bằng sự kết hợp giữa tự sự (kể, tả) và trữ tình (biểu cảm) của ngòi bút Thanh Tịnh. c. Hướng dẫn học ở nhà - Đọc lại văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học xong truyện ngắn. Nắm những nội dung chính, tâm trạng nhân vật "tôi" và nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn. - Viết bài hoàn chỉnh (phần bài tập luyện tập). - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Tiết 3 : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ * Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ của chúng. - Rèn luyện năng lực sử dụng các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong hoạt động giao tiếp. - Qua bài học, rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong cuộc sống. * Tiến trình lên lớp A. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ. - GV ổn định những nền nếp bình thường. - GV có thể hệ thống hoá về nghĩa của từ (nghĩa đen, nghĩa bóng, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa...) rồi lấy ví dụ để chuyển tiếp vào bài học mới về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. b. Tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ - GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK, qua sơ đồ gợi ý cho HS thấy mối quan hệ tầng bậc (cấp độ) của các loại động vật và mối quan hệ về nghĩa của từ ngữ. Sau đó nêu các câu hỏi. Hãy so sánh: + Nghĩa của từ động vật với thú, chim, cá? + Nghĩa của từ thú với từ voi, hươu ? + Nghĩa của từ chim với tu hú, sáo ? + Nghĩa của từ cá với cá thu, cá rô ? HS đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét, GV bổ sung cho đúng và đầy đủ. - GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK, lớp theo dõi và ghi ý chính vào vở. nghĩa hẹp. + Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá (vì nó bao hàm các loại nhỏ như thú, cá...) + Tương tự như vậy, nghĩa của các từ thú - chim - cá là rộng hơn nghĩa của các từ voi, tu hú, cá thu... Rút ra Ghi nhớ (xem SGK) là: - Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng khi từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa 1 số từ ngữ khác, nghĩa hẹp khi từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác). - Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ ngữ này nhưng có nghĩa hẹp với từ ngữ khác. Đó chính là cấp độ nghĩa của từ ngữ. Hoạt động 2 : II. Luyện tập. - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, gợi ý theo mẫu để HS làm việc độc lập. HS đứng tại chỗ hoặc lên bảng trình bày lớp nhận xét, bổ sung. - GV cho HS làm việc theo nhóm ở BT2 nhóm cử đại diện trình bày. Lớp nhận xét, GV bổ sung. Bài tập 1 : Sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa các từ ngữ sau : y phục vũ khí quần áo súng bom quần đùi áo hoa súng trường bom bi quần dài áo dài đại bác bom napan Bài tập 2 : Các nghĩa rộng là a. Chất đốt; b. nghệ thuật; c. thức ăn; d. nhìn; đ. đánh. Hoạt động 3 : Bài tập 3: GV cho HS đọc bài tập 3. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm a. Xe cộ: xe đạp, xe ô tô, xe trâu ... b. Kim loại: sắt, thép... c. Hoa quả : hoa hồng, quả thanh long, hoa bưởi... d. Người họ hàng : cô, dì, chú, bác... đ. Mang: xách, khiêng, gánh... - GV cho HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời: gạch bỏ từ nào ? vì sao lại phải gạch bỏ ? Bài tập 4 : Gạch bỏ các từ không phù hợp. a. Thuốc lá; b. thủ quỹ, c. bút điện; d. hoa tai. (Vì nghĩa của chúng không được bao hàm trong nghĩa của từ chỉ chung - nghĩa rộng, không phải là nghĩa hẹp nằm trong nghĩa rộng). Hoạt động 4: Bài tập 5 - GV chia các nhóm làm bài tập này, có thể có nhiều cách giải. GV cho các nhóm trình bày, lớp nhận xét, GV tổng kết (có thể có HS nghĩ : đuổi - chạy - ríu, kéo - trèo - ríu...) Khóc (nghĩa rộng) nức nở, sụt sùi (nghĩa hẹp). c. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm nội dung bài: các cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ (nghĩa rộng, nghĩa hẹp). - Viết đoạn văn có sử dụng 3 danh từ (trong đó có 1 danh từ mang nghĩa rộng và 2 danh từ mang nghĩa hẹp) và 3 động từ (trong đó có 1 động từ mang nghĩa rộng và 2 động từ mang nghĩa hẹp). - Chuẩn bị bài tiết sau : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản * Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : - Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Vận dụng để viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bất ý kiến, cảm xúc của mình. * Tiến trình lên lớp a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ : - GV ổn định những nền nếp bình thường. - Kiểm tra bài cũ: Phân tích dòng cảm xúc trong trẻo của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Tôi đi học GV cho HS đứng tại chỗ đọc bài viết của mình. Lớp nhận xét, GV bổ sung, cho điểm sau đó GV dẫn dắt để vào bài mới, tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản. b. Tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Chủ đề của văn bản. GV cho HS đọc lại văn bản Tôi đi học, nêu câu hỏi trong SGK để HS định hướng tới khái niệm chủ đề của một văn bản. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Cho HS ghi ý chính khái niệm Chủ đề của văn bản. GV có thể cho HS tìm chủ đề của văn bản đã được học như Thánh Gióng, Tiếng gà trưa, Cổng trường mở ra. - Văn bản Tôi đi học là hồi tưởng về những kỷ niệm sâu sắc, trong sáng của nhân vật "tôi" ngày đầu đi học, cắp sách tới trường. Đó là chủ đề của truyện ngắn này. - Chủ đề của văn bản là vấn đề trung tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản (là ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả). Hoạt động 2 : II. Tính thống nhất về chủ đề - GV nêu câu hỏi : Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? (GV có thể gợi ý để HS độc lập suy nghĩ và trả lời). - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học được thể hiện ở những phương diện nào? GV gợi ý để các nhóm trao đổi, thảo luận. Đại diện nhóm trình bày; lớp góp ý, GV bổ sung. (Có thể phân tích tính thống nhất về chủ đề trong truyền thuyết Thánh Gióng để HS hiểu rõ hơn yêu cầu về tính thống nhất của chủ đề trong một văn bản). của văn bản. - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là tác giả phải tập trung phản ánh, thể hiện một nội dung, một vấn đề nào đó, không lan man rời rạc (ví dụ chủ đề yêu nước, đoàn kết và đánh giặc trong Thánh Gióng). - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học: + Tên văn bản "Tôi đi học": dự đoán tác giả sẽ nói về chuyện đi học ở lớp, ở trường... + Các từ ngữ thể hiện chủ đề đi học : tựu trường, lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới, ông đốc, thầy giáo... + Diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" (cùng mẹ đi đến trường, trước không khí ngày khai trường, ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên...). - GV cho 1 HS tóm tắt các ý vừa phân tích và gọi 1 HS khác đọc ghi nhớ trong SGK để HS lựa chọn ý chính chép vào vở.  + Ngôn ngữ, các chi tiết trong truyện đều tập trung tô đậm cảm giác ngỡ ngàng, trong sáng của nhân vật "tôi" ngày đầu đến lớp. - Ghi nhớ về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản (SGK) Hoạt động 3 III. Luyện tập - GV cho HS đọc bài tập 1, các nhóm tập trung trao đổi, cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, góp ý bổ sung. GV gợi ý về tên văn bản, các phần của văn bản, từ ngữ được dùng trong văn bản để nói về rừng cọ... - GV cho HS nhận xét về trật tự các ý lớn của phần thân bài, có thể đảo các ý đó được không ? HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung. - GV cho HS độc lập suy nghĩ , đứng tại chỗ trả lời. Lớp bổ sung, GV nhận xét chung. Bài tập 1: a. Văn bản nói về rừng cọ quê tôi có tính thống nhất của chủ đề (tên văn bản, phần mở đầu giới thiệu khái vẻ đẹp quê tôi với rừng cọ trập trùng; phần thân bài nói lên vẻ đẹp, sức mạnh, tác dụng của cây cọ trong đời sống con người. Phần kết bài là niềm tự hào và nỗi nhớ rừng cọ quê nhà; các từ ngữ nói về cọ được sử dụng nhiều lần...). b. Các ý lớn trong phần thân bài. + Vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt và sức hấp dẫn của cây cọ. + Cọ che chở cho con người: nhà ở, trường học, xoè ô che mưa nắng. + Cọ gắn bó với con người, phục vụ cho con người: chổi cọ, nón cọ, làn cọ, mành cọ, trái cọ om vừa béo vừa bùi. Các ý lớn được sắp xếp theo trình tự hợp lý. c. Tình cảm gắn bó giữa người dân với rừng cọ. + Hai câu trực tiếp nói về tình cảm giữa người dân sông Thao với cây cọ: "Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ". "Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ". + Các từ ngữ chỉ sự gắn bó giữa người với cây cọ (đi trong rừng cọ, ngôi trường khuất trong rừng cọ, cọ xoè ô lợp kín trên đầu...) Hoạt động 4 Bài tập 2 : - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2, HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét bổ sung. - Các ý có khả năng làm cho bài viết không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề là a, e. - Lý do : các ý đó không phục vụ cho luận điểm chính. Hoạt động 5: Bài tập 3 - GV cho HS đọc bài tập 3, HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, GV bổ sung. - Các ý do bạn triển khai : + Lạc chủ đề : ý c, g. + Không hướng tới chủ đề : b, e - Có thể trình bày như sau : + Cứ mùa thu về, nhìn thấy các em nhỏ theo mẹ đến trường lòng lại xốn xang, rộn rã. + Con đường đã từng qua lại nhiều lần tự nhiên cũng thấy lạ, cảnh vật đã thay đổi. + Muốn cố gắng tự mang sách vở như một HS thực sự. + Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học và những người bạn mới. c. Hướng dẫn học ở nhà - Nắm lại khái niệm chủ đề, hiểu sâu hơn tính thống nhất của chủ đề trong văn bản. - Làm thêm bài tập ở nhà : + Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ khi đọc văn bản Tôi đi học (bài viết có 3 phần, riêng phần thân bài sắp xếp các ý chính cho hợp lý và đánh số thứ tự). + Triển khai ý sao cho các ý tập trung vào chủ đề HS lớp 8 với việc bảo vệ môi trường. - Chuẩn bị bài tuần 2; tiết 1,2 (Trong lòng mẹ). Bài 2 : - Trong lòng mẹ (2 tiết) - Trường từ vựng (1 tiết) - Bố cục của văn bản (1 tiết) Tiết 1,2 Văn bản TRong Lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng) * Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với người mẹ. - Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, thắm đượm chất trữ tình. * Tiến trình lên lớp a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ. - GV ổn định những nền nếp bình thường. - Kiểm tra bài cũ + Nhân vật "tôi" khi bước vào lớp học cảm thấy chưa bao giờ xa mẹ như lúc này ? Tại sao ? + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời, nhận xét, cho điểm. + GV bổ sung, nhấn mạnh : mẹ đã từng ôm ấp, nâng niu nay "tôi" đi học với bạn mới, có thầy cô... nên cảm thấy thiếu vắng và xa mẹ tình cảm mẹ con thắm thiết. + GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới : Văn bản Trong lòng mẹ. b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu chung - GV cho 1 HS đọc phần chú thích về tác giả, về các từ ngữ khó. Sau đó GV nhấn mạnh mấy điểm về nhà văn Nguyên Hồng, về các từ ngữ khó. - GV nói sơ lược vài nét về hồi ký, cho 1 HS đọc đoạn Những ngày thơ ấu của Nguyễn Hoành Khung, gợi ý để HS đọc đoạn trích Trong lòng mẹ (2 HS đọc 2 đoạn để tiện việc phân tích). - GV cho HS tìm hiểu bố cục đoạn trích. 2 HS đọc 2 đoạn được trình bày trước. Lớp trao đổi. GV nhận xét, bổ sung. 1. Tác giả - Sinh ở Nam Định, trước cách mạng sống ở xóm lao động nghèo Hải Phòng nên sáng tác của ông chủ yếu hướng tới những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương tha thiết. - Tác phẩm chính : tiểu thuyết Bỉ vỏ, Cửa biển, Núi rừng Yên Thế. Thơ (tập thơ Trời xanh). Hồi ký (Những ngày thơ ấu - đoạn trích là chương 4). 2. Đọc văn bản Đọc đúng đặc trưng văn bản hồi ký với tính chất tự truyện nhưng giàu sức truyền cảm và trữ tình. 3. Từ ngữ khó (SGK) 4. Bố cục : 2 phần. - Phần 1 : Từ đầu đến......người ta hỏi đến chứ (Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng, những ý nghĩ cảm xúc của chú về người mẹ). - Phần 2 : Còn lại (cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng của bé Hồng). Hoạt động 2 II. Phân tích - GV cho 1 HS đọc lại phần 1. Lớp theo dõi, đọc thầm. GV nêu các câu hỏi chi tiết, cụ thể như sau : + Cách giới thiệu hoàn cảnh, cảnh ngộ của chú bé Hồng ? + Hình ảnh bà cô xuất hiện và cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng diễn ra theo trình tự như thế nào ? (HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung). 1. Nhân vật bà cô. - Qua dòng tự sự (kể) ta thấy được cảnh ngộ của chú bé Hồng : bố chết chưa đầy năm, mẹ phải tha phương cầu thực sinh sống, người thân trong nhà cũng không thông cảm cho hoàn cảnh gia đình bé Hồng. - Bà cô xuất hiện và diễn biến cuộc đối thoại : + Bà cô "cười hỏi" chứ không phải là âu yếm hỏi, nghiêm nghị hỏi (có vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?). Chú bé Hồng càng nghĩ càng thương mẹ, nhận ra ý nghĩ cay độc của bà cô, và không trả lời (dù mẹ không gửi quà, không thư từ). Không để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị "tanh bẩn xâm phạm", bé Hồng đã trả lời dứt khoát và tự tin "cuối năm mợ cháu thế nào cũng về". + Bà cô mở giọng ngọt ngào, dụ dỗ, thử lòng cậu bé : (mẹ làm ăn phát tài, cho tiền tàu xe, mẹ có em bé, mắt bà cô long lanh, tươi cười kể chuyện, vỗ vai...) Cậu bé Hồng : cúi đầu im lặng, lòng như thắt lại, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng... Hoạt động 3 : - Qua phân tích trên cho thấy: - GV nêu câu hỏi tổng hợp : qua sự phân tích trên, em có nhận xét gì về nhân vật bà cô và tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ đáng thương ? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, rút ra những ý chính để HS dễ ghi chép vào vở. + Nhân vật bà cô : là máu mủ ruột rà nhưng lạnh lùng, cay độc trước cảnh ngộ của gia đình chú bé Hồng. Tác giả tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, vô cảm trước tình máu mủ. + Chú bé Hồng: tội nghiệp, đáng thương, quý trọng mẹ và căm tức những cổ tục đã đầy đoạ con người. Hoạt động 4: 2. Tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ. - GV cho 1 HS đọc phần 2, HS làm việc độc lập, chuẩn bị trả lời câu hỏi và gợi mở của GV : Qua đoạn đối thoại với bà cô, em cảm nhận tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào ? (Câu hỏi này lướt nhanh vì đã phân tích ở phần trên). - GV hỏi : Tâm trạng của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ? Những chi tiết nào nói lên tình cảm của bé Hồng đối với mẹ? HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét GV bổ sung và cho ghi những ý chính. (HS có thể bình các chi tiết : vừa chạy vừa gọi mẹ vừa lo không phải bị cười và tủi cực). GV hỏi thêm : Tại sao gặp mẹ, chú bé Hồng lại oà lên khóc nức nở ? HS đứng tại chỗ trả lời. a. Khi đối thoại với bà cô: + Bé Hồng tội nghiệp đáng thương, uất ức khi mẹ bị xúc phạm. + Những phản ứng của bé Hồng phù hợp với tâm lý, tình thế bà cô quá cay độc, thâm hiểm (Những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi như hòn đá... mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi). b. Khi được ở trong lòng mẹ : + Ngày giỗ đầu của bố, mẹ của Hồng về. Thoáng thấy bóng người giống mẹ liền đuổi theo xe và gọi bối rối. Vừa chạy vừa gọi vừa sợ không phải mẹ thì sẽ thẹn và tủi cực. + Xe chạy chậm, đuổi kịp, thở hồng hộc, trèo lên xe, oà lên khóc nức nở Hồng cảm động mạnh. Giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc và mãn nguyện (không giống như giọt nước mắt khi trả lời bà cô). Hoạt động 5 : - GV đọc chậm đoạn văn cuối cùng. Cho HS bình đoạn "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữ nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gải rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng". Từ đó giải thích tên của chương hồi ký này "Trong lòng mẹ"? (GV có thể cho HS tìm những câu thơ, những bài hát, những bộ phim nói về tấm lòng người mẹ để bài giảng thêm sinh động). - Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con lâu ngày xa mẹ nay được ngồi trong lòng mẹ : khuôn mặt mẹ vẫn tươi sáng, không còm cõi; áp đùi mẹ, ngả vào cánh tay mẹ, thấy lại cảm giác ấm áp... mơn man, hơi quần áo và mùi trầu thơm tho của mẹ... (bồng bềnh trong hạnh phúc của tình mẫu tử). + Từ trường về đến nhà không còn nhớ mẹ đã hỏi gì và em đã trả lời những gì. Chỉ thoáng nhớ câu nói của cô ruột : "Vào Thanh Hoá đi...", nhưng bị chìm đi ngay, không nghĩ ngợi gì nữa. + Vì có mẹ về bên cạnh, đã trong lòng mẹ rồi. Tên của chương 4 chính là mang ý nghĩa ấy: mẹ vỗ về, ôm ấp, che chở... Hoạt động 6 - Hồi ký : Nhớ lại, ghi chép. - GV nêu câu hỏi : Qua văn bản trên, em hiểu thế nào là hồi ký? (Gợi ý : hồi tưởng lại rồi ghi chép, nhân vật tôi vừa kể vừa bộc lộ thái độ cảm xúc?). HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. GV bổ sung. - Em có nhận xét gì về tình huống truyện ? (HS đứng tại chỗ trả lời). - GV nêu câu hỏi : Cách thể hiện dòng cảm xúc của bé Hồng (diễn biến tâm lí). Nhân vật tôi vừa kể vừa bộc lộ cảm xúc. Tính chất trữ tình, biểu cảm (giọng điệu, lời văn). - Tình huống và nội dung câu chuyện (tình cảnh đáng thương của Hồng, thái độ và cái nhìn của bà cô, người mẹ đáng thương âm thầm chịu đựng những thành kiến tàn ác, niềm sung sướng khi ở trong lòng mẹ...) - Chân thành, xúc động (là niềm xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc quyết liệt, tình thương yêu nồng nàn thắm thiết) góp phần tạo nên chất trữ tình trong nghệ thuật viết văn của Nguyên Hồng. Hoạt động 7: III. Tổng kết. - Giáo viên cho 1 học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK) Giáo viên nhấn mạnh, hệ thống lại nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện này. - Học sinh ghi những ý chính vào vở. - Giáo viên cho học sinh đọc phần đọc thêm để bổ sung cho phần tổng kết. - Cảnh ngộ, diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong chương hồi ký này (đáng thương; uất ức khi người ta xúc phạm tới người mẹ, sung sướng khi được trong lòng mẹ). - Chia sẻ, thông cảm với chú bé Hồng và người mẹ đáng thương (giá trị nhân đạo). - Những nét đặc sắc của hồi ký: kể và bộc lộ cảm xúc, giọng văn thiết tha đằm thắm chất trữ tình, ngôn ngữ và hình ảnh so sánh giàu tính gợi cảm... Hoạt động 8: IV. Luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8 tap 1.doc