I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng
-Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong lối sống trong quan hệ với mọi người , trong việc làm và trong việc sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày
-Cách nêu dẫn chứng và bình luận , nhận xét: giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả
2.Kĩ năng:
Đọc hiểu văn bản nghị luận
Đọc diễn cảm và p/tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong VBNL
3 Thái độ Bồi dưỡng tình cảm và sự ngưỡng mộ đối với Bác Hồ kính yêu
Học tập và làm theo tấm gương giản dị của Bác
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, SGV, bảng phụ, thiết kế bài dạy, ảnh Bác Hồ, ảnh bác Phạm Văn Đồng .
- Trò : Soạn bài theo hướng dẫn.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 học kỳ II - Trường THCS Trần Quý Cáp - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26
Tiết : 93
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
(Phạm Văn Đồng )
Ngày soạn: 24/2/12
Ngày giảng:27/2/12
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng
-Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong lối sống trong quan hệ với mọi người , trong việc làm và trong việc sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày
-Cách nêu dẫn chứng và bình luận , nhận xét: giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả
2.Kĩ năng:
Đọc hiểu văn bản nghị luận
Đọc diễn cảm và p/tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong VBNL
3 Thái độ Bồi dưỡng tình cảm và sự ngưỡng mộ đối với Bác Hồ kính yêu
Học tập và làm theo tấm gương giản dị của Bác
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, SGV, bảng phụ, thiết kế bài dạy, ảnh Bác Hồ, ảnh bác Phạm Văn Đồng .
- Trò : Soạn bài theo hướng dẫn.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra : 15 phút
Sự giàu đẹp của tiếng Việt. được Đặng Thai Mai làm rõ ở những phương diện nào 6đ?
Qua đoạn văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt hãy chỉ ra văn bản là một mẫu mực về lập luận và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.(4đ)
Đáp án ,biểu điểm
Câu 1 gồm 5 ý: Sự giàu đẹp của tiếng Việt. được Đặng Thai Mai làm rõ ở những phương diện :ngữ âm ,từ vựng ,ngữ pháp,phẩm chất bền vững và khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển ( yêu cầu nêu dẫn chứng)
Câu 2 Ý1 kết hợp ll giải thích và cm bằng những lý lẽ và dẫn chứng (2đ)
Ý 2 Dẫn chứng theo cách diễn dịch- phân tích từ khái quát dến cụ thể trên các phương diện 2đ
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế
Phương pháp:thuyết giảng
Thời gian:2p
Phạm Văn Đồng là một trong những ngưòi học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt trong mấy chục năm ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của mình.
Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là đoạn trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”,bài diễn văn của Phạm Văn Đồng trong lễ kỷ niệm tám mươi năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-05-1970)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu: -Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng ,hoàn cảnh văn bản ra đời,bố cục văn bản
Phương pháp:Hỏi đáp, thảo luận ,đàm thoại,Phân tích
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn kiến thức
Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng?
Cho học sinh quan sát ảnh Bác và bác Phạm Văn Đồng
Văn bản được trích từ tác phẩm nào? GV hướng dẫn học sinh cách đọc
Đoạn trích có thể chia thành mấy phần?Nêu nội dung của từng phần?
:HS qs ảnh và trả lời
- Phạm Văn Đồng là học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm
Trích từ bài diễn văn dài" Hồ Chủ Tịch - tinh hoa & khí phách lương tâm của thời đại - 1970"
- 2 phần + Doạn1,2 giới thiệu tính giản dị.
+Đoạn 3,4,5 giải thích,chứng minh tính giản dị.
I.Vài nét về tác giả:
1.Tác giả:
- Phạm Văn Đồng là học trò xuất sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm.
Trích từ bài diễn văn dài" Hồ Chủ Tịch - tinh hoa & khí phách lương tâm của thời đại - 1970"
Hoạt động 3: Đọc và hiểu văn bản
Mục tiêu: Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong lối sống trong quan hệ với mọi người , trong việc làm và trong việc sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày
-Cách nêu dẫn chứng và bình luận , nhận xét: giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả
Phương pháp:thuyết giảng, vấn đáp , thảo luận nhóm
Thời gian:25 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn kiến thức
Văn bản thuộc thể loại nào?
Bài văn nghị luận chứng minh thường có mấy phần?
GV giảng văn bản có 2 phần vì đây là một đoạn trích.
Tác giả giới thiệu đức tính giản dị của Bác bằng cách nào?
Tác giả mở rộng vấn đề như thé nào?
Cụm từ trên là thành phần gì của câu?
Thành phần trạng ngữ đó có tác dụng gì?
HS đọc đoạn 3.
Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác như thế nào?ở những khía cạnh nào?
Chứng minh bữa ăn giản dị của Bác tác giả lấy những dẫn chứng nào?
Em có nhận xét gì về cách đưa ra đẫn chứng của tác giả?
Qua những chi tiết trên ngoài đức tính giản dị còn cho ta thấy phẩm chất gì trong con người Bác?
TH HT THEO GƯƠNG BÁC HỒ
ở đây em học tập được điều gì ở Bác?
Căn nhà của Bác như thế nào?
Tác giả đã bình về cách sống đó ra sao?
Em hiểu gì về nghĩa của hai từ này(GV giải thích)
Tác giả chứng minh lối sống giản dị của Bác như thế nào?
ở những việc làm lớn em thấy bác là người như thế nào?
Tác giả kể ra rất nhièu việc làm nhỏ của Bác đó là những việc gì?
Qua đó em hiểu được thêm điều gì về Bác?
Sau khi đã dưa ra những dẫn chứng để chứng minh ở đoạn 4 tác giả còn đưa ra đẫn chứng nữa không?
Tác giả đánh giá như thế nào về sự giản dị?
Vì sao tác giả gọi đó là cuộc sống văn minh Em thấy lời nhận xét đánh giá có xác dáng không?
Ngoài cách sống giản dị, lời nói bài viết của bác giản dị như thế như thế nào?
- Nghị luận,chứng minh.
-3 phần.
- giới thiệu bằng cách đối lập: giữa đời hoạt động long trời lở đất của Bác với đời sống giản dị.
- Trong 60 năm, mọi nơi,mọi lúc
- là thành phần trạng ngữ của câu - Nhấn mạnh suốt thời gian dài cả cuộc đời dù trong hoàn cảnh nào đức tính ấy cũng không thay đổi.
a. Giản dị trong bữa ăn căn nhà lốii sống.
+ Bữa ăn: vài ba món đơn giản
Lúc ăn không rơi vãi
ăn xong bát sạch,thức ăn thừa được cất tươm tất.
- Chứng cớ cụ thể tỉ mỉ.
- Ca ngợi phẩm chất đạo đức của Bác: Là sự biết ơn kính trọng người lao động, quý trọng sản phẩm do người lao động làm ra tôn trọng người phục vụ.
- Giản dị gắn liền với tiết kiệm.
HS tự trình bày
* Căn nhà : vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng.
+ Thanh bạch và tao nhã
* đức tính giản dị gắn liền với tình yêu thiên nhiên, tấm hồn phống khoáng của bác.
+ Lối sống giản dị của Bác: Làm việc suốt đời từ việc lớn đến việc nhỏ - thường tự làm.
- Tình cảm yêu nước lo cho nhân dân.
+ Trồng cây, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu niên…
* Tình cảm yêu thương chăm sóc đói với mọi người, Bác trở nên gần gũi và thân thương như người cha , người anh, người bạn.
- Dùng lý lẽ
*Giản dị văn minh nêu gương sáng. sống cho mọi người,cuộc sống cao đẹp, không màng danh vọng
b. Giản dị trong lời nói bài viết.
- Vì muốn quần chúng dễ hiểu.
- Nói ý lớn bằng những lời giản dị.
II.Đọc - Tìm hiểu văn bản:
1: Giới thiệu vấn đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- giới thiệu bằng cách đối lập: giữa đời hoạt động long trời lở đất của Bác với đời sống giản dị.
- Trong 60 năm, mọi nơi,mọi lúc
- là thành phần trạng ngữ của câu - Nhấn mạnh suốt thời gian dài cả cuộc đời dù trong hoàn cảnh nào đức tính ấy cũng không thay đổi.
2: Chứng minh:
a. Giản dị trong bữa ăn căn nhà lối sống.
.
- Chứng cớ cụ thể tỉ mỉ.
- Ca ngợi phẩm chất đạo đức của Bác: Là sự biết ơn kính trọng người lao động, quý trọng sản phẩm do người lao động làm ra tôn trọng người phục vụ.
- Giản dị gắn liền với tiết kiệm.
* Căn nhà : vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng.
+ Thanh bạch và tao nhã
* đức tính giản dị gắn liền với tình yêu thiên nhiên, tấm hồn phống khoáng của bác.
+ Lối sống giản dị của Bác: Làm việc suốt đời từ việc lớn đến việc nhỏ - thường tự làm.
- Tình cảm yêu nước lo cho nhân dân.
+ Trồng cây, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu niên…
* Tình cảm yêu thương chăm sóc đói với mọi người, Bác trở nên gần gũi và thân thương như người cha , người anh, người bạn.
b. Giản dị trong lời nói bài viết.
- Vì muốn quần chúng dễ hiểu.
- Nói ý lớn bằng những lời giản dị.
Hoạt động 3: Tổng kết luyện tập
Mục tiêu Tổng kết về nội dung ,nghệ thuật ý nghĩa văn bản
Tập viết mội đoạn văn sau khi học xong văn bản
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm kết hợp cá nhân
Thời gian:7 phút
- Em hãy nêu giá trị cơ bản về nghệ thuật của bài văn?
- Nội dung của bài văn?
THHT T BÁC
Bác là tấm gương sáng cho mỗi chúng noi theo em có đồng ý thế không? Hiện nay chúng ta đã làm gì để học tập và làm theo bác
Từ đó em hãy trình bày ý nghĩa vb
Sau khi học xong văn bản em viết mội đoang văn nêu cảm nghĩ của em vé Bác
HS thảo luận nhóm trình bày
HS thực hiện cá nhân
HS viết cá nhân sau đó thảo luận nhóm chọn đoạn hay của nhom để trình bày trước lớp
III. Tổng kết.
1 Nội dung
2 Nghệ thuật
Dẫn chứng cụ thể kết hợp lý lẽ và những lời bình
Lập luận lô gic
3 ý nghĩa
Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Bác
Bác là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta noi theo
4 - Củng cố:
HS đọc thêm “ Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc”
5 – HDTH:
Học bài.
Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Tuần : 26
Tiết : 94
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Ngày soạn: 24/2/12
Ngày giảng:29/2/12
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Khái niệm câu chủ động và bị động
Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
2.Kĩ năng: Nhận biết câu chủ động và bị động
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.,bảng phụ ghi các ví dụ
- Trò: SGK, vở bài tập.bảng phụ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra : Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế
Phương pháp:thuyết giảng
Thời gian:2p
Trong Tiếng Việt của chúng ta nếu căn cứ vào mục đích nói thì câu sẽ chia làm 4 lọai : câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Còn nếu chia cấu trúc thì câu có hai loại : câu đơn và câu phức. Tiết học hôm nay ta tìm hiểu hai kiểu câu xét theo nội dung ý nghĩa của câu : câu chủ động và câu bị động .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Khái niệm câu chủ động và bị động
Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
Phương pháp:Hỏi đáp, thảo luận ,đàm thoại,Phân tích quy nạp, luyện tập
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn kiến thức
*Gv chép vd a, b trang 57 lên bảng
_ Xác định chủ ngữ của hai VD trên khác nhau như thế nào?
*Gv diễn giảng: Những câu có chủ thể chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào vật khác như ví dụ a gọi là chủ động. Những câu có chủ thể chỉ người, vật được hành động của người khác hướng vào như ví dụ b là câu bị động.
_ Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động.
* GV cho 2 ví dụ sau:
a.Bác đặt cho một số đồng chí những cái tên.
b.Những đồng chí được Bác đặt cho những cái tên.
_ Chủ ngữ của câu a là ai? Thực hiện hành động gì? Hướng vào ai?
?chủ ngữ câu b là ai ? Hành động của người khác hướng về chủ ngữ đó là gì?
* Giáo viên chuyển ý
_ Em hãy đọc to, rõ yêu cầu 1 của mục II trang 57
_Em hãy chọn câu a,bđể điền vào chổ chấm? Câu b là câu chủ động hay câu bị động ?
_ Vì sao em chọn câu bị động?
_ Em hãy tìm trong văn bản đọc thêm trang 56
_ Em hãy chuyển câu văn ấy thành câ bị động? So sánh ý nghĩa của hai câu
Qua các ví dụ trên em hãy cho biết mục đích của việc chyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
*Giáo viên cho học sinh nhắc lại 2 kiến thức đã học
_ Vì sao tác giả chọn cách viết như vậy ? (thảo luận)
HS đọc ví dụ
Câu a nói về mọi người chủ động thực hiện hành động hướng vào em. Câu b nói về em, em chịu sự hướng tới của mọi người.
Ba hs lặp lại.
Câu a chủ ngữ là “ Bác”, CN thực hiện hành động=> câu chủ động.
Câu b. có CN là “Những đồng chí” được “Bác” thực hiện hành động hướng vào => câu bị động.
HS đọc ví dụ.
HS chọn câu a,b. Câu b là câu bị động.
Cả đoạn sẽ liền mạch thống nhất. Hơn thế ý nghĩa của câu b là mọi người hướng tới “em” nó phù hợp với việc “ cả lớp sững sờ”; “bạn bè xao xuyến”.
Hồ Chủ Tịch hình ảnh của dân tộc là câu chủ động.
HS thảo luận
3 học sinh trả lời
-Học sinh đọc to yêu cầu bài tập
-Học sinh tìm câu bị động
tránh lập lại kiểu câu đã dùng trước nó , tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn (thảo luận
I.Tìm hiểu chung
1Thế nào là câu chủ động - câu bị động
a Câu chủ động:
Vd.Mọi người // yêu mến em.
CN
Kết luận CN thực hiện hành động hướng vào người khác .
b Câu bị động :
vd.Em // được mọi người yêu mến.
Kết luận CN được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Học ghi nhớ trang 57
-Chú ý những câu bị động thường hay chứa các từ bị động: bị, được
2.Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Ghi nhớ SGK trang 58
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu Nhận biết câu chủ động và bị động
Biết đặt câu chủ động và câu bị động và biết cách chuyển đổi
Phương pháp: thảo luận nhóm kết hợp cá nhân
Thời gian:20 phút
Gọi học sinh đọc bài tập sgk
Cho hs thi tìm nhanh vào bảng con
Cho hs thảo luận nhóm để giải thích lý do vì sao chon loai câu đó
BT làm thêm :Viết một đoạn văn chử đề môi trường trong đó có dùng câu bị động và giải thích lý do
HS đọc
HS thi tìm nhanh
HS thảo luận nhóm
HS thực hiện cá nhân và trình bày trước lớp
III.Luyện tập-
Bài tập 1
a Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Các câu bị động là:
-b Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
Bài tập 2 Viết đoạn văn về môi trường có dùng câu bị động và giải thích lý do
.
Tuần: 26
Tiết :95-96
BÀI VIẾT VĂN NGHI LUẬN SỐ 5
Ngày soạn: 25/2/12
Ngày giảng: 2/3/12
1. Kiến thức:
Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
- Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu, phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
2. Kỹ năng:
- Làm bài, phương pháp làm bài văn nghi luận chứng minh
3. Thái độ:
- Có thái độ làm bài, trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, nội dung đầy đủ
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Đề bài, dàn ý, biểu điểm.
2. Trò: Ôn nắm chắc phần văn nghị luận chứng minh.
III
-Tiến trình dạy học:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra
Hoạt động 2: GV ghi đề bài và theo dõi HS làm bài
Đề bài: Chứng minh các câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắc nhở chúng ta nhớ đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc .
Hoạt động 3: GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Yêu cầu:
1. Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, xác định đúng luận điểm chính, luận điểm phụ.
- Xác địnhđược tính chất của đề để có lời văn, giọng điệu thích hợp.
- Lập luận chặt chẽ ; lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, tiêu biểu làm sáng tỏ cho luận điểm, có sức thuyết phục người đọc.
- Chữ viết đúng chính tả, sạch, rõ, ngay ngắn
2. Nội dung: học sinh bảo đảm được những ý sau:
Trọng tâm của đề:
- Luận điểm: Đền ơn đáp nghĩa là truyền thống của nhân dân ta(VĐCCM: Lòng biết ơn những người đã làm ra thành quả để ngày nay mình được hưởng một đời sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.)
Dàn bài:
A/Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần chứng minh.
B/Thân bài:
- Chứng minh lòng biết ơn, sống có tình nghĩa: uống nước phải biết nước ở đâu ra.
- Giải thích từ “nguồn”: là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn
- Quên nguồn, quên gốc là vong ơn bội nghĩa.
- Nghĩa đen: Hái quả trên cây phải nghĩ tới người trồng cây, vun xới, chăm bón.
- Bưng bát cơm thơm, ơn người một nắng hai sương làm ra sản phẩm.
-Nghĩa khái quát: được hưởng thành quả tốt đẹp cần phải nhớ ơn người đã có công lao tạo dựng nên thành quả ấy.
- “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”là hai cách nói ẩn dụ, gợi cảm để nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ông bà nhớ đến những người có công với nước, các anh hùng liệt sĩ… với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Dẫn chứng:
Lòng biết ơn thể hiện một cách thường xuyên: hàng ngày qua các lễ hội, ngày nhà giáo, ngày thương binh liệt sĩ…
C/ Kết bài:
-“Nhớ nguồn”, “nhớ kẻ trồng cây” cần phải hành động tích cực.
- Bảo vệ, kế thừa, phát huy: trồng thật nhiều “cây”, gieo thật nhiều “giống" để mãi mãi truyền cho các thế hệ mai sau.
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9 -10: Bài làm tốt, đạt các yêu cầu trên. Lập luận chặt chẽ dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu cụ thể.
- Điểm 7 - 8: bài làm khá. Hiểu cách làm bài, xác định được luận điểm. Dẫn chứng chưa phong phú lắm. Mắc không quá 2 lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: bài làm trung bình. Tỏ ra nắm được phương pháp chứng minh nhưng dẫn chứng chưa toàn diện. Lập luận đôi chỗ còn thiếu chặt chẽ. Còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm 3 - 4: bài mắc nhiều lỗi. Dẫn chứng chưa cụ thể, còn nghèo.
- Điểm 1 - 2: bài làm yếu, quá sơ sài hoặc không đúng thể loại.
- Điểm 0: bỏ giấy trắng.
4. Thu bài, nhận xét giờ viết bài:
- GV thu bài.
- Nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà
Soạn bài tiết 97: Ý nghĩa văn chương. Sgk, tr60.
File đính kèm:
- tuần26.doc