Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 học kỳ II - Trường THCS Trần Quý Cáp - Tuần 33

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc –hiểu văn bản như ca dao , dân ca , tục ngữ , thơ trữ tình , thơ Đường luật, thơ lục bát , song thất lục bát . Phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật.

- Hệ thống văn bản đã học , nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản .

 2. Kỹ năng .

- Hệ thống hóa , khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.

- So sánh , ghi nhớ , học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu .

- Đọc hiểu các văn bản tự sự , miêu tả , biểu cảm ,nghị luận ngắn .

 3. Thái độ . Giáo dục ý thức ôn tập nghiêm túc.

II- Chuẩn bị:

 - Gv: Những điều cần l¬ưu ý sgv ,chuẩn kt

 -HS : Trả lời các câu hỏi SGK-lập các bảng thống kê

III-Tiến trình lên lớp:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 học kỳ II - Trường THCS Trần Quý Cáp - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Tiết 121 ÔN TẬP PHẦN VĂN Ngàysoạn 8 /4/12 Ngày giảng:16/4/12 I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc –hiểu văn bản như ca dao , dân ca , tục ngữ , thơ trữ tình , thơ Đường luật, thơ lục bát , song thất lục bát . Phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. - Sơ giản về thể loại thơ Đường luật. - Hệ thống văn bản đã học , nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản . 2. Kỹ năng . - Hệ thống hóa , khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh , ghi nhớ , học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu . - Đọc hiểu các văn bản tự sự , miêu tả , biểu cảm ,nghị luận ngắn . 3. Thái độ . Giáo dục ý thức ôn tập nghiêm túc. II- Chuẩn bị: - Gv: Những điều cần lưu ý sgv ,chuẩn kt -HS : Trả lời các câu hỏi SGK-lập các bảng thống kê III-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Kết hợp khi ôn tập 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài -Mục tiêu : tạo tâm thế cho HS -Phương pháp: Thuyết giảng -Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức -Mục tiêu : +Hệ thống văn bản đã học , nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản +So sánh , ghi nhớ , học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu -Phương pháp: Phát vấn,thực hành,qui nạp ,sơ đồ hệ thống,nêu vấn đề,động não -Thời gian: 30 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức * GV cho HS tự hệ thông lại tên các văn bản đã hoc ghi vào bảng hệ thống: HS nêu và lần lượt ghi vào ảng thống kê A. Hệ thống hoá kiến thức: I. Hệ thống các tác phẩm văn học: Học kì I 1. Cổng trường mở ra 19. Hồi hương ngẫu thư 2. Mẹ tôi 20. Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) 3. Cuộc chia tay của những con búp bê 21. Cảnh khuya 4. Những câu hát về tình cảm gia đình 22. Tiếng gà trưa 5. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người 23. Một thứ quà của lúa non: cốm 6. Những câu hát than thân 24. Sài Gòn tôi yêu 7. Những câu hát châm biếm 25. Mùa xuân của tôi 8. Nam quốc sơn hà Học kỳ II 9. Tụng giá hoàn kinh sư 26. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 10. Thiên trường vãn vọng 27. Tục ngữ về con người và xã hội. 11. Côn Sơn ca 28. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 12. Chinh phụ ngâm khúc (trích) 29. Sự giàu đẹp của tiếng Việt 13. Bánh trôi nước 30. Đức tính giản dị của Bác Hồ 14. Qua Đèo Ngang 31. Ý nghĩa văn chương 15. Bạn đến chơi nhà 32. Sống chết mặc bay 16. Vọng Lư sơn bộc bố ( Xa ngắm thác núi Lư) 33. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu 17. Tĩnh dạ tứ ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) 34. Ca Huế trên sông Hương 18. Mao ốc vị thu phong sở phá ca 35. Quan Âm Thị Kính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức *GVcho lập bảng và lần lượt cho HS nêu tên thể loại,khái niệm về từng thể loại rồi ghi vào vở HS nêu lại các KN về các thể loại đã học Ghi vào sơ đồ II. Hệ thống các thể loại đã học: Thể loại Định nghĩa 1. Ca dao - dân ca - Là các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người. 2. Tục ngữ - Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về:quy luật của thiên nhiên; kinh nghiệm lao động, sản xuất; kinh nghiệm về con người và xã hội. - Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lđsx là nội dung quan trọng của tục ngữ. 3. Thơ trữ tình - Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính chất cách điệu cao. 4. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - 4 câu, mỗi câu 7 tiếng,có niêm luật chặt chẽ - Hiệp vần ở tiếng cuối câu 1,2,4 hoặc 2,4 - Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 5. Thơ ngũ ngôntứ tuyệt Đường luật - 4 câu, mỗi câu 5 tiếng,có niêm luật chặt chẽ - Nhịp 3/2 hoặc 2/3 - Hiệp vần ở tiếng cuối câu 1,2,4 hoặc 2,4 6. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật - 8 câu, mỗi câu 7 tiếng,có niêm luật chặt chẽ - Gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4,6,8 - Cú phép đối ở câu 3-4, 5-6 - Luật bằng trắc 7.Thơ lục bát - Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao - dân ca - Không hạn định về số câu. Kết cấu theo từng cặp: câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát). - Nhịp 2/2/2/; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4... - Có luật bằng trắc, cứ 2 câu thì đổi vần mà là vần bằng. - Gieo vần: chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8, chữ cuối câu 8 ở cặp trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp dưới. 8. Thơ song thất lục bát - Kết hợp có sáng tạo giữa thơ thất ngôn Đường luật và thơ lục bát do người VN sáng tạo ra. - Một khổ 4 câu: 2 câu 7 tiếng (song thất) tiếp 1 cặp 6-8 (lục bát) - Gieo vần: chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ 5 câu 7 dưới (vần trắc), chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 ( vần bằng), chữ cuối câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 trên của khổ sau (vần bằng). - Nhịp ở 2 câu 7 tiếng 3/4 hoặc 3/2/2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức *Cho HS lập bảng và lần lượt nêu giá trị nội dung, đặc điểm hình thứccủa các văn bản TN,CD-DC,thơ TT HS nêu và bổ sung vào bảng thống kê III. Giá trị nội dung, đặc điểm hình thức nổi bật của các văn bản tục ngữ, ca dao dân ca, thơ trữ tình đã học: Văn bản Giá trị nội dung Đặc điểm hình thức Ca dao dân ca - Nhớ thương, kính yêu - Than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc. - Tự hào, biết ơn. - Châm biếm, hài hước, đả kích - Sử dụng biện pháp: so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp... - Giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm. - Cách nói có hàm ý, giễu nhại Tục ngữ - Kinh nghiệm về thiên nhiên - thời tiết. - Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp. - Kinh nghiệm về con người, xã hội. - Cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc - Sử dụng phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ... - Tạo vần, nhịp cho dễ nhớ, dễ vận dụng Thơ trữ tình - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc. - Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược. - Thương yêu dân, mong dân được no ấm - Nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà... - Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng... - Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi, nhớ thương.... - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh - Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái - Sử dụng phép đối, so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình... có hiệu quả nghệ thuật - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa,tạo nên tình huống khó xử, cấu tứ độc đáo... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức HS nêu tên các văn bản văn xuôi Sau đó cho các em nêu lại các giá trị nội dung và NT Lần lượt cho HS nêu giá trị ND,giá trị NT từng văn bản văn xuôi –Hoàn chỉnh vào sơđồ IV. Giá trị nội dung, đặc điểm hình thức nổi bật của các văn bản văn xuôi đã học: STT Nhan đề văn bản Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về nghệ thuật 1 Cổng trường mở ra (Lý Lan) - Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng lần đầu tiên của đời con. - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ nói với con. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm 2 Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật là đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. - Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp - Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ 3 Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) - Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng - Người lớn, các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng có thể tránh những cuộc chia li. - Xây dựng tình huống tâm lí - Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ, qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn, ứng xử của các bậc làm cha, làm mẹ 4 Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam) - Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc Việt Nam. - Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu chất thơ - Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm 5 Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) - Tình cảm sâu đậm của t/g đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này. - Tạo bố cục vb theo mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn - Ngôn ngữ đậm đà chất NBộ 6 Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) - Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của người Hà Nội. - Trình bày nội dung vb theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê - Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ 7 Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) - Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây nên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê, cảm thông với những thống khổ của nhân dân. - Nghệ thuật tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động - Ngôi kể khách quan 8 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc) - Đả kích toàn quyền Va-ren đầy âm mưu thủ đoạn thất bại đáng cười trước Phan Bội Châu, ca ngợi người anh hùng trước kẻ thù xảo trá. - Sử dụng triệt để phép đối lập - tương phản - Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơ phương của nhân vật Va-ren - Giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay 9 Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) - Giới thiệu ca Huế - một sinh hoạt và thú vui văn hóa rất tao nhã, độc đáo ở đất cố đô. - Viết theo thể bút kí - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm thấm đẫm chất thơ Hoạt động 3 : Luyện tập -Mục tiêu : KN Cảm nhận các vấn đề đề cập đến trong văn bản đã học -Phương pháp: Đàm thoại,nêu vấn đề .thảo luận nhóm -Thời gian: 10 phút Ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt HS Phát biểu về ý nghĩa văn chương HS thảo luận I/Sự giàu đẹp của TV: 1. Hệ thống ng.âm, phụ âm khá phong phú ).... 2. Giàu thanh điệu: a. Bằng: huyền, ngang b. Trắc: sắc, hỏi, ngã, nặng Sự phối hợp các nguyên âm - phụ âm, các thanh bằng - trắc tạo cho câu văn, lời thơ nhạc điệu trầm bổng du dương, cókhi cân đối nhịp nhàng, có khi trúc trắc khúc khuỷu: 3. Cú pháp câu tiếng Việt rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng: 4. Từ vựng dồi dào về cả 3 mặt thơ, nhạc, họa: 5. Từ vựng tiếng Việt mỗi ngày tăng một nhiều từ mới, cách nói mới: HS thảo luận nhóm II/. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: 1. là lòng thương người và thương muôn vật muôn loài. 2. Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. 3. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. B. Luyện tập: I/Sự giàu đẹp của TV: 1. Hệ thống ng.âm, phụ âm khá phong phú 2. Giàu thanh điệu: a. Bằng: huyền, ngang b. Trắc: sắc, hỏi, ngã, nặng 3. Cú pháp câu tiếng Việt rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng: 4. Từ vựng dồi dào về cả 3 mặt thơ, nhạc, họa: 5. Từ vựng tiếng Việt mỗi ngày tăng một nhiều từ mới, cách nói mới: II/. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: 1.là lòng thương người và thương muôn vật muôn loài 2. Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác HĐ 4. Củng cố: (3’) - G chốt phần kiến thức quan trọng HD THở nhà - Học thuộc lòng một số đoạn thơ, đoạn văn hay trong các vb đã học. - Nhớ được 50 từ Hán Việt thông dụng. Tuần 33 Tiết 122 DẤU GẠCH NGANG Ngàysoạn 7 /4/12 Ngày giảng:18 /4/12 I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: . - Công dụng của dấu gạch ngang trong vb 2. Kỹ năng . . - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập vb 3. Thái độ . ý thức sử dụng dấu câu II- Chuẩn bị: - Gv: thiết kế bài giảng, SGV.CKTKN, tài liệu tham khảo khác. - Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: (5ph) Nêu công dụng của dấu chấm lửng-Đặt câu có dùng dấu chấm lửng Nêu công dụng của dấu chấm phẩy- Đặt câu có dùng dấu chấm phẩy 3 Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài -Mục tiêu : tạo tâm thế cho HS -PP: Đàm thoại -TG: 2 phút HĐ 2-Tìm hiểu chung: -Mục tiêu : - Công dụng của dấu gạch ngang trong vb -Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. -Phương pháp : Phát vấn,giải thích,thảo luận -TG: 20 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức - Đọc kĩ ví dụ.I/129 Trong các ví dụ, dấu gạch ngang được dùng để làm gì? Hãy cho biết công dụng của dấu gạch ngang Hãy lấy ví dụ trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để nối các từ trong 1 liên danh Trong VD (d) ở mục I dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để làm gì. Lấy 1 số ví dụ có sử dụng dấu gạch nối - A-mi-xi; In-tơ-nét Em có nhận xét gì về cách viết dấu gạch nối so với dấu gạch ngang - G. Dấu gạch nối ko phải là dấu câu. Nó chỉ là 1 qui định về chính tả. Qua đó em hãy phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối: a, Nhưng ngài lại chỉ vừa mới xuống tàu, mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo chừng 4 tuần lễ cơ. b, - Tôi đem tự do đến cho ông đây! - Va-ren tuyên bố vậy... - HS. Trả lời. HS đọc ghi nhớ HS thi tìm ví dụ nhanh - Gọi HS đọc - H.S Trả lời HS đọc ghi nhớ I.Tìm hiểu chung: 1.Công dụng của dấu gạch ngang: a.Ví dụ: SGK/129 . b.Kết luận Dấu gạch ngang dùng để a, Đánh dấu bộ phận giải thích. b, Đánh dấu lời nói trực tiếp của n.v. c, Thực hiện phép liệt kê. d, Nối các bộ phận trong 1 liên danh 2. Phân biệt dấu gạch ngang, dấu gạch a.Ví dụ : - Danh từ: Va-ren, A-mi-xi. b. Ghi nhớ: (sgk 130) - Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. - Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang Hoạt Động 3 -Luyện tập -Mục tiêu : . +Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. +Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập vb -PP: Phát vấn,thảo luận. -TG: 25 phút Bài tập 1 .HS thảo luận ghi bảng phụ Bài tập 2 trả lời nhanh Bài tập 3 thực hiện theo nhóm HS ghi bảng phụ HS nêu nhận xét Đại diện nhóm trình bày. B. Luyện tập. Bài 1: Công dụng của dấu gạch ngang. a,b: đánh dấu bộ phận giải thích. c : đánh dấu lời nói trực tiếp. d,e, nối các từ trong 1 liên danh. Bài 2: Công dụng của dấu gạch nối. - Nối các tiếng trong từ phiên âm tiếng nước ngoài. Bài 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang. Ví dụ: a. Sùng bà - mẹ chồng Thị Kính - là một người đàn bà tàn nhẫn. b.Hôm nay,tất cả các đại diện học sinh thuộc các trường Bắc-Trung –Nam đều có mặt. . Củng cố: (2’) V. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối. - Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt Tuần 33 Tiết 123 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Ngàysoạn 8 /4/12 Ngày giảng18: /4/12 I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: . - Các dấu câu. - Các kiểu câu đơn. 2. Kỹ năng . . - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức và xác định được các dấu câu và các kiểu câu đơn đã học. - Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách sử dụng các dấu câu và các kiểu câu đơn đã học trong chương trình lớp 7. II- Chuẩn bị: - Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu tham khảo khác. - Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: theo tiến trình ôn tập 3 Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài -Mục tiêu : tạo tâm thế cho HS -Phương Pháp: thuyết giảng -Thời gian: 2 phút Hoạt Động 2 Hệ thống hóa kiến thức -Mục tiêu : - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức :Các dấu câu.-Các kiểu câu đơn. -Phương pháp: Nêu vấn đề, quy nạp thực hành, hệ thống hóa. hỏi đáp, động não -Thười gian: 30 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức * G treo BP sơ đồ 1 SGK/132 Gọi HS lên bảng thuyết trình nội dung theo sơ đồ - GV đánh giá, rút kinh nghiệm Thế nào là câu đơn * GV nêu câu hỏi HD HS lập bảng hệ thống: HS lên bảng thuyết trình nội dung theo sơ đồ - HS khác nhận xét I.Hệ thống hóa kiến thức : 1.Các kiểu câu đơn đã học: - Câu đơn là câu do 1 cụm chủ- vị làm nòng cốt Loại câu Mục đích sử dụng Dấu hiệu điển hình Ví dụ minh họa Nghi vấn Dùng để hỏi - Chứa các từ ngữ để hỏi: thế nào, gì, làm sao? - Cuối câu đặt dấu chấm hỏi. - Bạn làm gì thế? - Cậu ấy làm sao? Cầu khiến Dùng để đề nghị, yêu cầu - Chứa từ ngữ cầu khiến: hãy, đừng, chớ - Cuối câu đặt dấu: ! - Bạn đi về đi! - Học bài đi! Cảm thán Dùng bộc lộ cảm xúc trực tiếp - Chứa các từ ngữ để cảm thán: ôi, chao ôi, than ôi - Cuối câu đặt dấu:! - Trời ơi, bông hoa đẹp quá! Trần thuật Dùng để kể, tả, giới thiệu, nêu ý kiến - Không chứa các từ ngữ trong 3 loại câu trên - Cuối câu đặt dấu chấm. - Ngày mai, lớp tôi đi lao động. Phân biệt câu bình thường và câu đặc biệt ? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào? cho ví dụ? * G treo BP sơ đồ 2 Nối dấu câu ở cột A với công dụng ở cột B cho phù hợp: * HS thảo luận: VD: Một đêm trăng. Tiếng reo... + Nêu thời gian nơi chốn: buổi sáng, đêm hè, chiều đông... + Bộc lộ cảm xúc: trời ơi + Gọi đáp: Sơn ơn! * Phân biệt câu bình thường và câu đặc biệt: - Câu bình thường có cấu tạo theo mô hình cụm C-V - Câu đặc biệt không có kết cấu C-V 2. Các dấu câu: A B a. Dấu gạch ngang b. Dấu gạch nối c. Dấu chấm lửng d. Dấu chấm phẩy e. Dấu chấm 1- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết - Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước dí dỏm. 2- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 3- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật - Biểu thị sự liệt kê, nối các từ nằm trong một liên danh 4. Nối các tiếng trong phiên âm 5. Dùng để kết thúc một câu * Bài tập: Viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu, dấu câu vừa ôn tập. II.Luyện tập:(12 phút) HĐ 4. Củng cố: - GV treo sơ đồ tổng kết lại các kiến thức về các dấu câu, các kiểu câu đơn vừa ôn tập. HĐ 5. HĐ NT: - Nắm chắc các khái niệm liên quan đến dấu câu, các kiểu câu đơn. - Nhận biết các dấu câu, các kiểu câu đơn phân loại theo mục đích nói và phân loại theo cấu tạo trong vb. - Xác định được mục đích sử dụng các dấu câu, các kiểu câu. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng các kiểu câu đơn trong vb - Soạn văn bản báo cáo. Tuần 33 Tiết 124 VĂN BẢN BÁO CÁO Ngày soạn 10 /4/12 Ngày giảng:21 /4/12 I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Đặc điểm của vb báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại vb này. 2. Kỹ năng . . - Nhận biết vb báo cáo. - Viết vb báo cáo đúng quy cách. - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết vb báo cáo. II- Chuẩn bị: - Gv: thiết kế bài giảng, SGV.CKTKN, tài liệu mẫu báo cáo - Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Văn bản đề nghị cần đảm bảo những yêu cầu gì. Đọc một văn bản đề nghị mà em đã viết. 3 Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài -Mục tiêu : tạo tâm thế cho HS -Phương Pháp: ihuyeets giảng -Thời gian 2 phút Hoạt Động 2 : Tìm hiểu chung -Mục tiêu : -Nắm đặc điểm của vb báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại vb này. - Nhận biết vb báo cáo. - Viết vb báo cáo đúng quy cách. - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết vb báo cáo. -Phương Pháp: + Nêu vấn đề, quy nạp thực hành. + Kĩ thuật hỏi đáp, động não, thảo luận nhóm -Thời Gian: 20 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức - Gọi HS đọc kĩ 2 vb/SGK Thảo luận, trao đổi, trả lời các câu hỏi? GV Bổ sung, nhận xét, chốt. Về mục đích, viết báo cáo để làm gì? VBBC có gì đáng chú ý về nội dung và hình thức trình bày? Khi nào thì phải viết báo cáo? + Vận dụng tình huống cần viết báo cáo: Tình huống (b). .Quan sát kĩ 2 vb. Hãy đọc hai vb báo cáo trên và xem các mục trong VBBC được trình bày theo thứ tự nào? Những điểm giống, khác nhau của VBĐN và VBBC? Những nội dung nào không thể thiếu khi làm báo cáo? - GV nhắc HS lưu ý một số lỗi thường mắc.... HS đọc HS thảo luận Trả lời + Vận dụng tình huống cần viết báo cáo: Tình huống (b). + Giải thích lí do. HS trình bày HS nêu HS thảo luận nhóm + Ai viết? + Ai nhận? + Báo cáo về việc gì? + Kết quả ntn? HS thảo luận tìm lối sai phải tránh Quy cách chữ (tên vb, tiêu ngữ) - Thiếu cân đối, không tách dòng. - Nội dung báo cáo không cụ thể I.Tìm hiểu chung: 1. Đặc điểm của văn bản báo cáo. - Mục đích: Viết báo cáo để trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đã làm được của cá nhân hay tập thể. - Nội dung: người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả. - Hình thức: sáng sủa,rõ ràng,đúng mẫu. * Viết báo cáo khi cần phải sơ kết, tổng kết 1 phong trào thi đua, 1 đợt hoạt động nào đó. 2. Cách làm một văn bản báo cáo. a. Các mục của một vb báo cáo. (sgk/135) b Chú ý : - Phải cụ thể về số liệu, tỉ lệ. - Tên vb có phần phụ đề (báo cáo về việc...) - Người nhận : kính gửi, đồng kính gửi. - Cách trình bày : (giống vb đề nghị) 2. Các mục không thể thiếu trong VBBC. - Cần phải rõ: 3. Các lỗi thường mắc, cần tránh. - Quy cách chữ (tên vb, tiêu ngữ) - Thiếu cân đối, không tách dòng. - Nội dung báo cáo không cụ thể Hoạt Động 3.-Luyện tập -Mục tiêu : - Nhận biết vb báo cáo thường gặp -Xác định tình huống viết văn bản báo cáo.. - Viết vb báo cáo đúng quy cách. -Sửa một VB báo cáo đúng qui cách. -PhươngPháp: hỏi đáp, động não, thảo luận -Thời Gian: 18 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức - G V đưa ra các vb Hành chính CV - HS Viết vb, trình bày, bổ sung. - GV Chữa bài, chốt kiến thức. - G V đưa ra 1 vb báo cáo chưa hoàn chỉnh, y/c H hoàn thiện vb đó. HS Xác định vb báo cáo trong các vb trên? Tìm và nêu ra các tình huống cụ thể phải làm vb báo cáo. II. Luyện tập. Bài 1: Nhận biết các vb báo cáo thường gặp. Bài 2: Xác định tình huống cần viết vb báo cáo. Bài 3: Viết vb báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì II. Bài 4: Hoàn thiện một VBBC. 4. Củng cố: - G nhấn mạnh yêu cầu của văn bản báo cáo 5 HĐTH: - Nắm được đặc điểm của vb báo cáo. - Sưu tầm một số vb báo cáo làm tài liệu học tập.

File đính kèm:

  • docTuần 33.doc