A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn ph¬ương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất đó là:
A - Đất đá B – Không khí C – Nước, sinh vật D - Câu A + B + C đúng.
Câu 2: Vĩ tuyến Bắc là:
A – Những vĩ tuyến song song với xích đạo.
B – Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
C - Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
D - Đường vĩ tuyến lớn nhất trên quả địa cầu.
Câu 3: Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy:
A – Sai B - Đúng
Câu 4: Vẽ bản đồ châu Phi có thể dùng các cách chiếu đồ khác nhau nhưng hình dạng và diện tích vẫn thay đổi không đáng kể do châu lục này:
A – Nằm xa trung tâm chiếu đồ C – Nằm gần trung tâm chiếu đồ.
B – Nằm gần 2 cực D – Nằm chủ yếu ở nửa cầu Đông.
Câu 5: Tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng thấp:
A - Đúng B – Sai
Câu 6: Dựa vào thước tỷ lệ của bản đồ chúng ta biết được:
A – Khoảng cách thực tế của một tuyến đường
B – Khoảng cách thực tế của một dãy núi
C – Khoảng cách thực tế của một con sông
D – Khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6337 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thư viện câu hỏi và bài tập môn địa lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
THƯ VIỆN
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 6
Thanh Sơn – Năm 2011
Chương I: TRÁI ĐẤT
Chủ đề 1(3 tiết): Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng
Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất tên bản đồ
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất đó là:
A - Đất đá B – Không khí C – Nước, sinh vật D - Câu A + B + C đúng.
Câu 2: Vĩ tuyến Bắc là:
A – Những vĩ tuyến song song với xích đạo.
B – Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
C - Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
D - Đường vĩ tuyến lớn nhất trên quả địa cầu.
Câu 3: Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy:
A – Sai B - Đúng
Câu 4: Vẽ bản đồ châu Phi có thể dùng các cách chiếu đồ khác nhau nhưng hình dạng và diện tích vẫn thay đổi không đáng kể do châu lục này:
A – Nằm xa trung tâm chiếu đồ C – Nằm gần trung tâm chiếu đồ.
B – Nằm gần 2 cực D – Nằm chủ yếu ở nửa cầu Đông.
Câu 5: Tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng thấp:
A - Đúng B – Sai
Câu 6: Dựa vào thước tỷ lệ của bản đồ chúng ta biết được:
A – Khoảng cách thực tế của một tuyến đường
B – Khoảng cách thực tế của một dãy núi
C – Khoảng cách thực tế của một con sông
D – Khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa
Câu 7: Phía Tây nước ta tiếp giáp với:
A – Lào B – Thái Lan C – Trung Quốc D – Ma-lai-xi-a
Câu 8: Từ Đà Nẵng bay theo hướng Đông, sẽ tới đảo, quần đảo:
A - Đảo Trà Cổ C – Quần đảo Trường Sa
B – Quần đảo Hoàng Sa D - Đảo Phú Quốc.
Câu 9: Để thể hiện những đối tượng địa lý phân bố theo chiều dài như ranh giới quốc gia, đường ô tô..... người ta dùng:
A – Kí hiệu điểm C – Kí hiện diện tích.
B – Kí hiệu đường D – Kí hiệu tượng hình
Câu 10: Các đường đồng mức càng gần nhau thì:
A - Địa hình càng dốc. C - Địa hình càng cao
B – Địa hình càng thoải D - Địa hình càng thấp
Câu 11: Nếu cứ cách 100 vẽ một kinh tuyến, thì trên quả địa cầu có:
A – 6 Kinh tuyến C – 66 Kinh tuyến
B – 36 Kinh tuyến D – 360 Kinh tuyến
Câu 12: Nước ta nằm ở:
A – Nửa cầu Tây C – Nửa cầu Bắc
B – Nửa cầu Nam D – Cả hai nửa cầu Bắc, Nam
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(2 điểm):
Những công việc phải làm khi vẽ bản đồ ?
Câu 2(1 điểm):
Vai trò của bản đồ trong việc giảng dạy và học tập địa lý ?
Câu 3(3 điểm):
Trình bày khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, toạ độ địa lí ?
Híng dÉn chÊm
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
D
C
C
D
A
B
B
A
B
C
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(3 điểm): Những công việc phải làm khi vẽ bản đồ:
- Thu thập thông tin về các đối tượng địa lý ( đo đạc, ghi chép, có thể kết hợp dùng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh). (1điểm)
- Tính tỷ lệ. (0,5điểm)
- Lựa chọn ký hiệu để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. (0,5điểm)
Câu 2(1 điểm): Vai trò của bản đồ trong việc giảng dạy và học tập địa lí:
- Bản đồ cung cấp cho chúng ta khái niệm chính xác về vị trí. (1điểm)
- Phân bố các đối tượng địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ. (3điểm)
Câu 3(2 điểm): Trình bày khái niệm: Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí:
- Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và Nam, có độ dài bằng nhau. (1điểm)
- Vĩ tuyến là những đường tròn nằm ngang vuông góc với đường kinh tuyến. (1điểm)
- Toạ độ địa lí của một điểm chính là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. (1điểm)
...........................................................................................................................................
Chủ đề 2(3 tiết): Các chuyển động của Trái Đất và các hệ quả
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Theo quy ước quốc tế, bề mặt Trái Đất được chia thành:
A – 12 khu vực giờ C – 24 khu vực giờ
B – 20 khu vực giờ D – 36 khu vực giờ.
Câu 2: Nhìn xuôi theo chiều chuyển động, khi di chuyển theo chiều kinh tuyến, ở nửa cầu Bắc:
A – Vật chuyển động lệch hướng Bắc C – Vật chuyển động lệch về bên trái
B – Vật chuyển động lệch hướng Nam D – Vật chuyển động lệch về bên phải.
Câu 3: Khi Việt Nam là đêm mùa xuân thì ở đất nước Cu-ba là:
A – Ngày mùa thu C - Đêm mùa hạ
B – Ngày mùa xuân D – Ngày mùa đông
Câu 4: Từ sau ngày 23/9, nhiều đàn chim ở bán cầu Bắc di cư từ Bắc về Nam để:
A – Tránh nóng ở phương Bắc C - Đang bước vào thời kỳ đẻ trứng
B – Tránh không khí lạnh ở phía Bắc D - Đang luyện tập bay xa.
Câu 5: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ, thì lúc đó ở nước ta là:
A - 5 giờ B – 10 giờ C – 19 giờ D – 22 giờ
Câu 6: Do chuyển động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông nên:
A – Giờ ở khu vực phía Đông sớm hơn giờ ở khu vực phía Tây
B – Giờ ở khu vực phía Tây sớm hơn giờ ở khu vực phía Đông
C – Giờ ở 2 khu vực Đông – Tây bằng nhau
D – Khu vực giờ gốc có giờ sớm nhất.
Câu 7: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày:
A – 21/3 B – 22/6 C – 23/9 D – 22/12.
Câu 8: Khi chuyển động quanh Mặt Trời một vòng, Trái Đất đã:
A – Luôn nghiêng về một hướng C – Tạo nên các mùa khác nhau
B – Tự quay quanh nó 365 và 1/4 vòng D – Câu A + B + C Đúng.
Câu 9: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là
A – 1 ngày B – 1 đêm C – 1 ngày đêm D – 2 ngày đêm
Câu 10: Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là:
A – Ngày đêm kế tiếp nhau
B – Sự lệch hướng của các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến
C – Giờ giấc mỗi nơi một khác
D – Câu A + B + C đúng
Câu 11: Trong ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất:
A – Nửa cầu Bắc B – Nửa cầu Nam C – Xích đạo D – Hai cực.
Câu 12: Sự phân bố ánh sáng, nhiệt độ ở hai bán cầu:
A – Hoàn toàn giống nhau C – Chỉ giống nhau ở xích đạo
B – Hoàn toàn trái ngược nhau D – Chỉ giống nhau ở hai cực.
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(2 điểm):
Trình bày sự vận động của Trái Đất quanh trục ?
Câu 2(2 điểm):
Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời ?
Câu 3(3 điểm):
Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất ?
Híng dÉn chÊm
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
B
C
A
B
D
C
D
B
B
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(2 điểm): Trình bày sự vận động của Trái Đất quanh trục:
- Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông. (0,5điểm)
- Thời gian tự quay 1 vòng là 1 ngày đêm(24h). (0,5điểm)
- Chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ.Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua làm khu vực giờ gốc. Giờ phía Đông sớm hơn giờ phía Tây. (1điểm)
Câu 2(2 điểm): Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời:
- Trái Đất chuyển động quanh MT theo hướng từ Tây sang Đông (0,5điểm)
- Thời gian vận động quanh Mặt Trơi là 365 ngày 6h (0,5điểm)
- Khi chuyến động quanh Mặt Trời trục của Trái Đất luôn nghiêng 66033/ (1điểm)
Câu 3(3 điểm): Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
a. Hiện tượng ngày và đêm : (1,5điểm)
- Do Trái Đất hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu được 1/2 nửa cầu đó là ngày, nửa cầu không được chiếu sáng là đêm.
b. Sự lệch hướng do vận động tự quay của trái đất:(1,5điểm)
Các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng
+ Nửa cầu Bắc lệch về bên phải, nửa cầu Nam lệch về bên trái.
...........................................................................................................................................
Chủ đề (2 tiết): Cấu tạo bên trong Trái Đất
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Vỏ Trái Đất tuy mỏng nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân, do có:
A – Chứa các loại khoáng sản có ích. C – Nhiều trận động đất và núi lửa xảy ra
B – Nhiều lớp đất tái tạo sinh vật cần thiết D – Câu A + B + C đúng
Câu 2: Nhiệt độ của lớp vỏ Trái Đất:
A - Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa 10000C. C – 5.0000C
B – Từ 1.500 đến 4.7000C D – Trên 5.0000C
Câu 3: Độ dày của lớp vỏ Trái Đất:
A – Trên 3000 km B – Gần 3000 km C – 2000 km D – Từ 5 - 70 km
Câu 4: Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất:
A – Rắn chắc C – Từ quánh dẻo đến lỏng
B – Lỏng D – Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.
Câu 5: Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, con người có thể khoan thăm dò vào lòng đất tới độ sâu:
A – 10 km B – 15 km C – 20 km D – 25 km
Câu 6: Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất:
A – Lõi C – Vỏ Trái Đất
B – Lớp trung gian D – Câu A + B + C đúng
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(3 điểm):
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của lớp trung gian?
Câu 1(4 điểm):
Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất ?
Híng dÉn chÊm
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
A
A
B
D
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(3 điểm): Cấu tạo bên trong của Trái Đất. Nêu đặc điểm của lớp trung gian:
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp. (1điểm)
+ Lớp trung gian: Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây
nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt Trái Đất, dày 3000 km, nhiệt độ từ 1500 đến 47000c. (2điểm)
Câu 2(4 điểm): Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
- Chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng. (1điểm)
- Vỏ Trái Đất là một lớp đất đá rắn chắc dày 5-70km( đá granit, đá Bazan). (1điểm)
- Trên lớp vỏ trái đất tồn tại các thành phần tự nhiên khác nhau(có núi, sông...) là nơi sinh sống của xã hội loài người . (1điểm)
- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành. Các mảng di chuyển rất chậm. Hai mảng có thể tách xa hoặc xô vào nhau, trượt bậc nhau. (1điểm)
...........................................................................................................................................
Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Chủ đề 1(3 tiết): Địa hình
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Quanh vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc, vì ở đó có:
A – Nhiều khoáng sản qúy. C – Khí hậu ấm áp.
B - Đất đai màu mỡ . D – Nhiều hồ cung cấp nước.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là địa hình Cac-xtơ:
A – Phát triển trong vùng núi đá vôi. C – Có nhiều hang động.
B – Có sườn núi gần như thẳng đứng. D – Có cồn cát chạy ven bờ.
Câu 3: Cao nguyên Đắc Lắc, Lâm Viên ... của nước ta rất thích hợp:
A – Trồng cây công nghiệp C – Trồng cây hoa màu
B – Trồng cây lương thực D – Trồng cây làm thuốc
Câu 4: Khi biểu thị độ cao địa hình, người ta thường dùng kí hiệu:
A – Mầu sắc, đường đồng mức C - Đường
B - Điểm D – Diện tích
Câu 5: Các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển dữ dội, nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá huỷ. Hiện tượng đó được gọi là:
A – Núi lửa C – Sóng ngầm
B - Động đất D – Hai địa mảng xô vào nhau
Câu 6: Ngoại lực hình thành nên địa hình Cac-xtơ là:
A – Gió thổi C – Nước xói mòn
B – Nước hoà tan đá vôi D - Động đất
Câu 7: Vùng trung du thuộc các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ là khu vực chuyển tiếp:
A – Núi và cao nguyên C – Cao nguyên và đồng bằng
B – Núi và đồng bằng D – Núi và đồi
Câu 8: Độ cao của các ngọn núi ghi trên bản đồ là:
A – Độ cao tuyệt đối C – Câu A + B đúng
B - Độ cao tương đối D – Câu A + B sai
Câu 9: Khu vực nhiều núi lửa còn đang hoạt động trên thế giới:
A – Vành đai lửa Thái Bình Dương C – Ven bờ Ấn Độ Dương
B – Ven bờ Đại Tây Dương D – Ven bờ Bắc Băng Dương
Câu 10: Núi già khác với núi trẻ ở đặc điểm:
A - Đỉnh tròn C – Thung lũng rộng
B – Sườn thoải D – Câu A + B + C đúng
Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản của cao nguyên so với bình nguyên:
A – Rộng lớn C – Sườn dốc, độ cao tuyệt đối trên 500 m
B – Bề mặt tương đối bằng phẳng D – Thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi
Câu 12: Dựa vào các đường đồng mức, chúng ta biết:
A – Vị trí của các đối tượng địa lý C - Đặc điểm của địa hình
B – Phương hướng D – Khoảng cách thực tế
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(3 điểm):
Núi là dạng địa hình như thế nào ? Trình bày cách phân loại núi ?
Câu 1(1 điểm):
Giá trị kinh tế của địa hình vùng núi ?
Câu 1(3 điểm):
Sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực ?
Híng dÉn chÊm
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
A
A
B
B
B
B
A
D
C
C
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(3 điểm): Núi là dạng địa hình như thế nào? Trình bày cách phân loại núi:
- Núi: Dạng địa hình nhô cao, nổi bật trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển, thể hiện rõ 3 bộ phận: đỉnh, sườn và chân. (1điểm)
- Căn cứ vào độ cao người ta phân ra làm 3 loại : (2điểm)
+ Núi cao 2000m.
+ Núi trung bình: Từ 1000m đến 2000m
+ Núi thấp: Dưới 1000m
Câu 2(1 điểm):Giá trị kinh tế của địa hình vùng núi:
- Nơi có tài nguyên rừng phong phú, giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều danh lam thắng cảnh để nghỉ nghơi an dưỡng và du lịch. (1điểm)
Câu 3(3 điểm): Sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực:
- Nội lực là lực sinh ra từ bên trong của Trái Đất, làm thay đổi lớp đá của vỏ trái đất dẫn tới hình thành địa hình như : tạo núi, tạo lực, núi lửa và động đất.(1,5điểm)
- Ngoại lực là những lực tác động ở bên ngoài lên bề mặt địa hình Trái Đất, chủ yếu gồm 2 quá trình (1,5điểm)
+ Quá trình phong hoá các loại đá.
+ Quá trình sâm thực (do nước chảy, gió...)
...........................................................................................................................................
Chủ đề 2(3 tiết): Lớp vỏ khí
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Tầng đối lưu là nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng:
A – Mây, mưa, sấm, chớp C – Nguyệt thực
B – Nhật thực D – Thủng tầng ôdôn
Câu 2: Sự hình thành nhiệt độ không khí ở một nơi là kết quả của:
A – Vận động tự quay của Trái Đất
B – Trái Đất quay quanhMặt Trời. C – Nhiệt lượng trong lòng đất toả ra.
D – Nhiệt lượng phản xạ từ đất vào lớp khôngkhí.
Câu 3: Sự hình thành khí áp của một nơi là do:
A – Gió thổi mạnh tại nơi đó C – Nhiệt độ cao hay thấp tại đó
B – Sức ép của cột không khí tại đó D – Lượng hơi nước và bụi bặm tại đó
Câu 4: Cấu tạo của lớp vỏ khí gồm:
A – Tầng đối lưu C – Các tầng cao của khí quyển
B – Tầng bình lưu D – Câu A + B + C đúng
Câu 5: Tình trạng “ mai mưa, trưa nắng, chiều dông ” thể hiện đặc điểm:
A- Khí hậu của một vùng C – Thời tiết của một địa phương
B – Nhiệt độ ở một nơi D – Tình trạng mưa nắng của một vùng
Câu 6: Nước ta nằm trong khu vực hoạt động gần như thường xuyên của:
A – Gió Tây ôn đới C – Gió Mậu dịch nửa cầu Nam
B – Gió Đông cực D – Gió Tín phong Đông Bắc
Câu 7: Thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong không khí là:
A – Hơi nước C – Các bôníc
B – Ô xi D – Ni tơ
Câu 8: Miền Bắc nước ta, hàng năm từ tháng 11 đến tháng 4 thường có:
A – Gió mùa Đông Nam C – Gió Tây
B – Gió mùa Đông Bắc D – Gió đất, gió biển
Câu 9: Ở nước ta gió đất và gió biển hoạt động thường xuyên ở khu vực:
A – Từ Móng Cái đến Cà Mau C – Lai Châu đến Hà Tiên
B – Lai Châu đến Móng Cái D - Đồng Bằng Bắc Bộ
Câu 10: Đà Lạt nằm độ cao 1500 m có nhiệt độ bao nhiêu, khi thị trấn Tháp Chàm dưới chân núi ở độ cao 10 m có nhiệt độ là 26oC:
A – 20oC B – 18oC C – 170 C D – 16oC
Câu 11: Tính nhiệt độ trung bình năm bằng:
A – Tổng nhiệt độ của 6 tháng C – Tổng nhiệt độ của 12 tháng rồi chia 12
B – Tổng nhiệt độ của 12 tháng D – Tổng nhiệt độ của 12 tháng rồi nhân 12
Câu 12: Gió Tín phong và gió Tây ôn đới đều hơi lệch về tay phải ở nửa cầu Bắc và tay trái ở nửa cầu Nam ( nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi ) do:
A – Trái Đất quay quanh Mặt Trời C – Tác động của nội lực
B – Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông D – Tác động của ngoại lực
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(1 điểm):
Em hãy cho biết thành phần của không khí, tỷ lệ ?
Câu 2(3 điểm):
Khí hậu khác thời tiết như thế nào ?
Câu 3(3 điểm):
Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào?
Híng dÉn chÊm
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
B
D
C
D
D
B
A
C
C
B
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(1 điểm): Em hãy cho biết thành phần của không khí, tỷ lệ:
- Nitơ: 78%.
- Oxi: 21%. Hơi nước và các khí khác: 1%.
Câu 2(3 điểm): Khí hậu khác thời tiết như thế nào:
-Thời tiết:Là hiện tượng khí tượng xảy ra ở 1 địa phương trong thời gian ngắn.
Thời tiết luôn thay đổi. (1,5điểm)
- Khí hậu:Là sự lặp đi lặp lại của thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài (nhiều năm) Khí hậu có tính qui luật. (1,5điểm)
Câu 3(3 điểm): Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào:
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí xa hay gần biển. (1điểm)
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. (1điểm)
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. Càng xa xích nhiệt độ càng giảm dần. (1điểm)
..........................................................................................................................................
Chủ đề 3(3 tiết): Lớp nước
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:
A. 25% C. 30%
B. 35% D. 40%
Câu 2: Câu nào đúng về khái niệm hồ:
A. Hồ là khoảng nước đọng rất rộng lớn trong lục địa
B. Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền
C. Hồ là dòng nước chảy thường xuyên trên bề mặt lục địa
D. Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu trong đất liền
Câu 3: Dòng biển là hiện tượng:
A. Dao động thường xuyên, có chu kì của nước biển.
B. Chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.
C. Dao động tại chỗ của nước biển.
D. Chuyển động thành dòng của lớp nước biển trên mặt.
Câu 4: Hiện tượng triều kém thường xảy ra vào các ngày:
A. Không trăng đầu tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.
B. Trăng tròn giữa tháng và không trăng đầu tháng.
C. Trăng lưỡi liềm đầu tháng và trăng lưỡi liềm cuối tháng.
D. Trăng tròn giữa tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.
Câu 5: Sóng biển là hiện tượng:
A. Dao động thường xuyên, có chu kì của nước biển.
B. Chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.
C. Dao động tại chỗ của lớp nước trên mặt biển.
D. Chuyển động của lớp nước biển trên mặt.
Câu 6: Hiện tượng triều cường thường xảy ra vào các ngày:
A. Không trăng đầu tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.
B. Trăng tròn giữa tháng và không trăng đầu tháng.
C. Trăng tròn giữa tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.
D. Trăng lưỡi liềm đầu tháng và trăng lưỡi liềm cuối tháng.
Câu 7: Các hình thức vận động của nước biển:
A. Sóng C. Thuỷ triều
B. Dòng biển D. Cả ba hình thức trên
Câu 8: Sóng thần là do:
A. Động đất ngầm dưới đáy biển C. Sức hút của Mặt Trăng
B. Gió D. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 9: Lưu lượng của một con sông là:
A. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó.
B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.
C. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định.
D. Lượng nước chảy trong lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một
giây đồng hồ.
Câu 10: Độ muối của nước biển và đại dương cao hay thấp tuỳ thuộc vào:
A. Nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít. C. Độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
B. Lượng mưa cao hay thấp. D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 11: Sông là:
A. Dòng nước chảy trên bề mặt Trái Đất.
B. Dòng nước chảy ổn định trên bề mặt Trái Đất.
C. Dòng nước chảy thường xuyên trên bề mặt lục địa.
D. Dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
Câu 12: Hệ thống sông gồm có:
A. Sông chính và sông phụ. C. Phụ lưu và sông chính.
B. Chi lưu và sông chính. D. Sông chính, phụ lưu và chi lưu
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(2 điểm):
Trình bày khái niệm lưu lượng, chế độ chảy ?
Câu 2(2 điểm):
Trình bày cách phân loại hồ ?
Câu 3(3 điểm):
Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi ?
Híng dÉn chÊm
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
D
C
D
C
D
A
B
A
D
D
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(2 điểm): Trình bày khái niệm lưu lượng, chế độ chảy:
- Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm nào đó trong 1 giây. (=m3/s). (1điểm)
- Chế độ nước chảy: là nhịp độ thay đổi lưu lượng của sông trong 1 năm. (1điểm)
Câu 2(2 điểm): Trình bày cách phân loại hồ:
- Dựa vào tính chất chia ra: (1điểm)
+ Hồ nước ngọt.
+ Hồ nước mặn.
- Dựa vào nguồn gốc chia ra: (1điểm)
+ Hồ miệng núi lửa
+ Hồ nhân tạo
Câu 3(3 điểm): Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi:
- Cung cấp nước tưới cho các ngành kinh tế nhất là nông nghiệp. (1điểm)
- Phát triển giao thông vận tải đường thuỷ. (1điểm)
- Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. (1điểm)
...........................................................................................................................................
Chủ đề 4(1 tiết): Lớp đất và lớp vỏ sinh vật
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời.
Câu 1: Hai thành phần chính của đất là chất khoáng và:
A. Nước C. Không khí
B. Chất hữu cơ D. Chất vô cơ
Câu 2: Sinh vật
A. Sinh ra thành phần khoáng và thành phần hữu cơ trong đất
B. Sinh ra các thành phần khoáng trong đất
C. Tác động đến quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất
D. Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất
Câu 3 : Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất cách đây:
A. 3000 triệu năm C. 4000 triệu năm
B. 3500 triệu năm D. 5000 triệu năm
Câu 4 : Nhân tố tác động quan trọng nhất tới sự phân bố động thực vật:
A. Điều kiện tự nhiên C. Các điều kiện của môi trường
B. Tài nguyên thiên nhiên D. Con người
Câu 5 : Khu vực có rừng rậm phát triển:
A. Miền cực C. Xa mạc
B. Xích đạo D. Nửa hoang mạc
Câu 6 : Vi khuẩn có thể sống được ở độ sâu:
A. 4000 m C. 5000 m
B. 4500 m D. 6000 m
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(3 điểm):
Lớp đất là gì ? Nêu các thành phần của đất ?
Câu 2(4 điểm):
Trình bày các nhân tố hình thành đất ?
Híng dÉn chÊm
A. Trắc nghiệm(3 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
D
B
B
B
B. Tự luận(7 điểm):
Câu 1(3 điểm): Lớp đất là gì ? Nêu các thành phần của đất:
- Đất: Lớp vật chất mỏng, vụn, bở bao phủ trên bề mặt lục địa gọi là lớp đất. (1điểm)
- Thành phần : (2điểm)
+ Chất khoáng: Chiếm phần lớn do đá mẹ vỡ vụn.
+ Chất hữu cơ: Chiếm tỷ lệ nhỏ so sinh vật
Ngoài ra còn lại, không khí.
Câu 2(4 điểm): Các nhân tố hình thành đất:
- Đá mẹ: Đá Granít → đất xám, nhiều cát. (1điểm)
- Đá bazan, đá vôi: → đất màu nâu, đỏ → đất tốt nhiều chất dinh dưỡng. (1điểm)
- Sinh vật: Vi khuẩn, giun, dế, xác sinh vật chết → chất hữu cơ. (1điểm)
- Khí hậu: Nhiệt độ và mưa ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ. (1điểm)
...........................................................................................................................................
File đính kèm:
- thu vien cau hoi va bai tap dia 6.doc