THÍ NGHIỆM 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
1. Dụng cụ, hóa chất
* Dụng cụ:
Ống nghiệm
Giá đỡ
Đèn cồn
Bông
* Hóa chất:
Chất hữu cơ (đường kính, băng phiến hoặc tinh bột)
Bột CuO
CuSO4 khan
Ca(OH)2
2. Cách tiến hành:
Nghiền nhỏ khoảng 0,2 – 0,3 g hợp chất hữu cơ rồi trộn đều với 1 g bột CuO. Cho hỗn hợp vào đáy ống nghiệm khô. Cho tiếp 1 g CuO để phủ kín hỗn hợp. Đặt mẩu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên của ống nghiệm. Lắp dụng cụ như trong hình.
Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần có chứa hỗn hợp phản ứng. Quan sát hiện tượng.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành phân tích định tính điều chế và tính chất của Mêtan - Tính chất của Hiđrocacbon không no, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE
Năm học: 2013 – 2014
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA MÊTAN
TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON
KHÔNG NO
Giáo viên hướng dẫn: thầy Đỗ Hữu Vĩnh
Họ và tên: Nguyễn Phạm Tuyết Linh
Lớp: 11 Sinh
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH.
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA MÊTAN
I- THÍ NGHIỆM 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
1. Dụng cụ, hóa chất
* Dụng cụ:
Ống nghiệm
Giá đỡ
Đèn cồn
Bông
* Hóa chất:
Chất hữu cơ (đường kính, băng phiến hoặc tinh bột)
Bột CuO
CuSO4 khan
Ca(OH)2
2. Cách tiến hành:
Nghiền nhỏ khoảng 0,2 – 0,3 g hợp chất hữu cơ rồi trộn đều với 1 g bột CuO. Cho hỗn hợp vào đáy ống nghiệm khô. Cho tiếp 1 g CuO để phủ kín hỗn hợp. Đặt mẩu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên của ống nghiệm. Lắp dụng cụ như trong hình.
C6H12O6 và
CuO (bột)
CaCO3
Bông tẩm CuSO4 khan
Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần có chứa hỗn hợp phản ứng. Quan sát hiện tượng.
3. Hiện tượng, giải thích
Hiện tượng: bông tẩm CuSO4 từ không màu chuyển sang màu xanh, nước vôi trong bị đục, có kết tủa trắng xuất hiện
Giải thích:
C6H12O6 nung trong môi trường có CuO nên phân hủy thành CO2 và H2O:
CuO, to
C6H12O6 CO2 + H2O
CuSO4 khan ngậm nước chuyển thành màu xanh:
CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O
(không màu) (màu xanh)
Ca(OH)2 tác dụng với CO2 tạo kết tủa CaCO3 có màu trắng:
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
II- THÍ NGHIỆM 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ
1. Dụng cụ, hóa chất
* Dụng cụ:
Ống nghiệm
Đèn cồn
Dây đồng
* Hóa chất:
Chất hữu cơ có chứa halogen: CHCl3
2. Cách tiến hành:
Lấy 1 mẩu dây đồng cuộn thành hình lò xo khoảng 5 cm. Đốt phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn bị nhuốm màu xanh lá mạ. Nhúng phần lò xo vào ống nghiệm chứa CHCl3.
Lấy phần lò xo ra khỏi C6H5Br, tiếp tục đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu ngọn lửa.
3. Hiện tượng, giải thích
Hiện tượng: Sau khi đốt, phần dây đồng chuyển sang màu đen. Khi nhúng vào CHCl3 rồi tiếp tục đốt, ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ.
Giải thích:
Khi đốt nóng, Cu tác dụng với oxi tạo thành CuO bám trên bề mặt dây đồng:
Cu + ½ O2 CuO
Sau khi nhúng vào CHCl3 rồi đốt nóng, CHCl3 bị phân huỷ, clo tách ra dưới dạng HCl.
HCl tác dụng với CuO trên bề mặt dây đồng tạo CuCl2:
2HCl + CuO CuCl2 + H2O
Các phân tử CuCl2 phân tán trong ngọn lửa làm ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ.
THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON
KHÔNG NO
I- THÍ NGHIỆM 1: Điều chế và thử tính chất của êtilen
1. Dụng cụ, hóa chất
* Dụng cụ:
Ống nghiệm
Nút đậy ống nghiệm có ống dẫn khí thẳng đứng đầu vuốt nhọn
Ống dẫn khí
* Hóa chất:
Ancol etylic
Đá bọt
Dung dịch H2SO4 đặc
Dung dịch brom
Dung dịch KMnO4
2. Cách tiến hành
Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc (4 ml), đồng thời lắc đều.
Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí.
Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn khí.
Dẫn lần lượt khí vào dung dịch brom, dung dịch KMnO4. Quan sát sự thay đổi màu của các dung dịch, viết phương trình hóa học.
3. Hiện tượng, phương trình hóa học
H2SO4 đặc, to
Khi đun nóng ancol etylic khan trong H2SO4 có khí thoát ra, khí đó là etilen:
CH3−CH2−OH CH2=CH2 + H2O
Dẫn khí vào dung dịch brom, dung dịch brom mất màu:
CH2=CH2 + Br2 Br−CH2−CH2−Br
Dẫn khí vào dung dịch KMnO4, dung dịch KMnO4 mất màu:
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 2H2O 3CH2OH−CH2OH + 2MnO4 + 2KOH
II- THÍ NGHIỆM 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen
1. Dụng cụ, hóa chất
* Dụng cụ:
Ống nghiệm
Nút đậy ống nghiệm có ống dẫn khí gấp khúc
Nút đậy ống nghiệm có ống dẫn khí thẳng đứng đầu vuốt nhọn
* Hóa chất:
Đất đèn
Nước
AgNO3
NH3
KMnO4
2. Tiến hành thí nghiệm
a) Cho một vài mẩu đất đèn vào 1 ống nghiệm chứa sẵn 1 ml nước và đậy bằng ống dẫn khí có đầu vuốt nhọn. Dẫn khí qua ống nghiệm chứ dung dịch AgNO3 trong NH3. Quan sát.
Hiện tượng: có kết tủa vàng xuất hiện trong ống nghiệm chứa AgNO3.
Giải thích: khi cho đất đèn vào nước, phản ứng sinh ra khí axetilen:
CaC2 + H2O C2H2 + Ca(OH)2
Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3, phản ứng tạo kết tủa bạc axêtilua có màu vàng:
C2H2 + AgNO3 + NH3 C2Ag2 + NH4NO3
b) Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4
Hiện tượng: KMnO4 mất màu, xuất hiện kết tủa MnO2 màu nâu đen
c) Cho một vài mẩu đất đèn vào ống nghiệm chứa 2 ml nước. Đậy nhanh ống có nút dẫn khí thẳng đứng đầu vuốt nhọn. Đốt khí sinh ra.
to
Axetilen cháy cho ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt:
2C2H2+5O2 4CO2 + 2H2O
III- THÍ NGHIỆM 3: Phản ứng của tecpen với nước brom
1. Dụng cụ, hóa chất
* Dụng cụ:
Ống nghiệm
Giấy lọc
* Hóa chất:
Dầu thông
Nước brom
Nước cà chua
2. Tiến hành thí nghiệm
a) Cho vài giọt dầu thông vào ống nghiệm chứa brom, lắc kĩ, để yên, quan sát và giải thích
Hiện tượng: nước brom mất màu
Giải thích: vì công thức của dầu thông là C10H16, có thể tham gia phản ứng cộng với Br2
C10H16 + Br2 C10H16Br2
b) Nghiền nát quả cà chua chín đỏ, lọc lấy nước trong. Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa nước cà chua. Quan sát sự đổi màu và giải thích.
Hiện tượng: màu dung dịch nhạt dần.
Giải thích: công thức của nước cà chua là C40H56, có thể tham gia phản ứng cộng với Br2
C40H56 + Br2 C40H56Br2
-- --
File đính kèm:
- thuc_hanh_phan_tich_dinh_tinh_dieu_che_va_tinh_chat_cua_meta.doc