Tiếng Việt lớp 5 kỳ 2

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.

- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG :

+ Tranh minh họa bài học ở SGK.

 

doc147 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 18372 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiếng Việt lớp 5 kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 ND: Thứ hai, ngày 4-1-2010 TẬP ĐỌC Tiết 37 : NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật. - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân. - Yêu mến kính trọng Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG : + Tranh minh họa bài học ở SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài mới: Bài giới thiệu 5 chủ điểm của phần 2 (môn TĐ, chủ điểm đầu tiên “Người công dân”, giới thiệu bài tập đọc đầu tiên “Người công dân số 1” viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân tộc. Ghi bảng người công dân số 1. b) Nội dung : v Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc. - Học sinh đọc bài. Cả lớp đọc thầm. Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến“… làm gì?” - Học sinh đọc theo cặp. Đoạn 2: “Anh Lê … ở Sài Gòn này nữa”. Đoạn 3 : Còn lại. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch. Giáo viên luyện đọc cho học sinh từ phát âm chưa chính xác, các từ gốc tiếng Pháp: phắc – tuya, Sat-xơ-lúp Lô ba … Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu các từ ngữ học sinh nêu thêm (nếu có) 1 học sinh đọc từ chú giải. Học sinh nêu tên những từ ngữ khác chưa hiểu. 2 học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch. v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời. Yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu, nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra trong trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn. Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? Học sinh gạch dưới rồi nêu câu văn. Giáo viên chốt lại : Những câu nói nào của anh Thành trong bài đã nói đến tấm lòng yêu nước, thương dân của anh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước, điều đó thể hiện trực tiếp của anh Thành đến vận mệnh của đất nước. VD: “Chúng ta là … đồng bào không?”. Tìm chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau. “Vì anh với tôi … nước Việt”. Câu hỏi 3 : Anh Thành gặp anh Lê để báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành không trả lời vài câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là qua 2 lần đối thoại. “ Anh Lê hỏi … làm gì? Anh Thành đáp: người nước nào “Anh Lê nói … đèn Hoa Kì”. Giáo viên chốt lại, giải thích thêm cho học sinh: Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập nhau về mỗi người theo đuổi một ý nghĩa khác nhau mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. v Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch từ đầu đến … làm gì? Học sinh theo dõi. Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê. Học sinh thi đua đọc diễn cảm. Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước. Học sinh các nhóm thảo luận theo nội dung chính của bài. Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người yêu nước, nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp. VD: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các cụm từ. VD: Anh Thành! Có lẽ thôi, anh a! Sao lại thôi! Vì tôi nói với họ. Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Cho học sinh các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch. Giáo viên nhận xét. Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm. 3. Củng cố - dặn dò: Đọc bài. Chuẩn bị bài:“Người công dân số 1 (tt)”. - Nhận xét tiết học ND: Thứ ba, ngày 5-1-2010 CHÍNH TẢ (nghe – viết) Tiết 19 : NHÀ YÊU NUỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nghe – viết đúng chính tả bài : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. - Luyện viết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/d/gi II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Nội dung : - Học sinh đọc bài viết. Bài chính tả cho em biết điều gì ? Học sinh trả lời. Giáo viên nêu : Nguyễn Trung Trực là những nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông có một câu nói nổi tiếng khẳng khái lưu danh muôn thủa : “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.” - Học sinh viết từ khó vào nháp. Học sinh viết - Học sinh nêu từ khó. Học sinh đọc - Giáo viên hướng dẫn cính tả. - Học sinh đọc từ khó. - Giáo viên đọc bài viết. Học sinh nghe. - Giáo viên đọc cho học sinh viết. - Học sinh viết bài. - Đọc soát lỗi. - Học sinh tự bắt lỗi. - Chấm bài. * Luyện tập : - Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu và nội dung. - Học sinh làm bài theo cặp vào VBT. Học sinh làm bài. - Chữa bài. - Bài 3 : - Học sinh đọc yêu cầu và nội dung . - Học sinh làm nhóm 4. - Học sinh làm bài. - Nhận xét chung. 3. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét chung. - Chuẩn bị bài sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 37 : CÂU GHÉP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nắm được câu ghép ở mục độ đơn giản. - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định các vế câu trong câu ghép. Đặt được câu ghép. - Bồi dưỡng học sinh ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG : + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở mục 1 để nhận xét. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 1 - 4, 5 tờ giấy khổ to chép sẵn nội dung bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : Câu ghép. a) Giới thiệu bài : b) Nội dung : v Hoạt động 1: Nhận xét. Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK. Bài 1: Yêu cầu học sinh đánh số thứ tự vào vị trí đầu mỗi câu. 2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu đề bài. Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp tìm bộ phận chủ – vị trong từng câu. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu. Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh: Ai? Con gì? Cái gì? (để tìm chủ ngữ). Học sinh phát biểu ý kiến. Làm gì? Như thế nào/ (để tìm vị ngữ). 4 học sinh tiếp nối nhau lên bảng tách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ bằng cách gạch dọc, các em gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to. + Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu tại con chó giật mình. + Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa. + Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng tay, ngồi ngúc nga, ngúc ngắc. Bài 2: Yêu cầu học sinh xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn, câu ghép. Giáo viên gợi câu hỏi: Câu đơn là câu như thế nào? Câu đơn do 1 cụm chủ vị tạo thành. Em hiểu như thế nào về câu ghép. Câu do nhiều cụm chủ vị tạo thành là câu ghép. Học sinh xếp thành 2 nhóm. Câu đơn: 1 Câu ghép: 2, 3, 4. Bài 3: Học sinh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. Yêu cầu học sinh chia nhóm trả lời câu hỏi. Có thể tách mỗi vế câu trong câu ghép trên thành câu đơn được không? Vì sao? Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ, chặt chẽ với nhau tách mỗi vế câu thành câu đơn để tạo nên đoạn văn có những câu rời rạc, không gắn nhau nghĩa. v Hoạt động 2: ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. Giáo viên chốt lại, nhận xét cho học sinh phần ghi nhớ. Nhiều học sinh đọc lại phần ghi nhớ. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. v Hoạt động 3: Luyện tập. Bài 1: Học sinh đọc đề bài. Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân tìm câu ghép. Giáo viên hướng dẫn học sinh : Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép. 3, 4 học sinh được phát giấy lên thực hiện và trình bày trước lớp. Giáo viên phát giấy bút cho học sinh lên bảng làm bài. Trời/ xanh thẳm, biển/ cũng xanh thẳm như dâng lên cao. Trời/ cao mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương. Trời/ ầm ầm dông gió. Biển/ đục ngầu, giận dữ. Trời/ ầm ầm dông gió. Biển/ đục ngầu, giận dữ. Biển nhiều khi rất đẹp, ai/cũng thấy như thế. Có một điều/ ít ai chú ý vẻ đẹp phần lớn/ là do. Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh. Cả lớp nhận xét. Bài 2: 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu. Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Học sinh phát biểu ý kiến. Các vế của mỗi câu ghép trên không thể tách được thành những câu đơn vì chúng diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sinh trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi đề bài. Cả lớp đọc thầm lại. Học sinh làm việc cá nhân, viết vào chỗ trống vế câu thêm vào. Giáo viên nhận xét, giải đáp. Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu đề bài. 4, 5 học sinh được mời lên bảng làm bài và trình bày kết quả. Gợi ý cho học sinh ở từng câu dấu phẩy ở câu a, câu b cho sẵn với vế câu có quan hệ đối chiếu. Từ vì ở câu d cho biết giữa 2 vế câu có quan hệ nhân quả. + Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Giáo viên dán giấy đã viết nội dung bài tập lên bảng mời 4, 5 học sinh lên bảng làm bài. + Mặt trời mọc, sương tan dần. + Trong truyện cổ tích Cây khế và người em chăm chỉ hiền lành, người anh thì tham lam lười biếng. + Vì trời mưa to nên đường ngập nước. Học sinh nhận xét các em khác nêu kết quả điền khác. 2 dãy thi đua. Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (3 em/ 1 dãy) 3. Củng cố - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị bài : “Cách nối các vế câu ghép”. Nhận xét tiết học CỦNG CỐ CHỮA BÀI THI PHẦN ĐỌC MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học sinh củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Giáo viên phát bài kiểm tra HKI - Học sinh đọc thầm lại đọc và trả lời câu hỏi trong bài xem mình làm sai ở những nội dung nào. - Giáo viên chữa bài phần đọc thầm và trả lời câu hỏi - Học sinh làm bài luyện từ và câu vào vở. - chữa bài. 2. Đọc thành tiềng. - Giáo viên gọi một số học sinh yếu đọc lại bài đọc. - Giáo viên sửa sai và đặt câu hỏi theo nội dung bài đọc. 3. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét chung. - Chữa lại bài đọc thầm vào vở. ND: Thứ tư, ngày 6-1-2010 TẬP ĐỌC Tiết 38 : NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiếp theo) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Hiểu nội dung ý nghĩa phần 2 của trích đoạn kịch: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước, trích đoạn ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của anh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Người công dân số 1. Gọi 3 học sinh kiểm tra đóng phân vai: Người dẫn truyện anh Thành, anh Lê đọc trích đoạn kịch (phần 1) Học sinh trả lời. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Người công dân số 1 (tt). Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần 2 của vở kịch “Người công dân số 1”. b) Nội dung : v Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc. Học sinh đọc bài. Học sinh đọc nối tiếp. - Giáo viên hướng dẫn đọc đúng và giải nghĩa từ. - Học sinh giải nghĩa từ Học sinh đọc theo cặp. Giáo viên đọc đoạn kịch. v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ đoạn trích để trả lời câu hỏi nội dung bài. 1 học sinh khá giỏi đọc. Em hãy tìm sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành qua cách thể hiện sự nhiệt tình lòng yêu nước của 2 người? Anh Lê : Có tâm lí tự ti, cam chịu, sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ thù. Anh Thành : Không cam chịu, anh rất tự tin, tin tưởng ở con đường mình đã chọn ra nước ngoài học cái mới về cứu nuớc cứu dân. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước, cứu dân được thể hiện qua những lời nói cử chỉ nào? Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch. Em hãy gạch dưới những câu nói trong bài thể hiện điều đó? Em hiểu 2 câu nói của anh Thành và anh Lê là như thế nào về cây đèn. Anh Lê muốn nhắc đến cây đèn là mục đích nhắc anh Thành nhớ mang theo đèn để dùng vì tài sản của anh Thành rất nghèo, chỉ có sách vở và ngọn đèn Hoa Kì. Anh Thành trả lời anh Lê về cây đèn có hàm ý là: đèn là ánh sáng của đường lối mới, có tác dụng soi đường chỉ lối cho anh và toàn dân tộc. Giáo viên chốt lại: Anh Lê và anh Thành đều là những công dân yêu nước, có tinh thần nhiệt tình cách mạng. Tuy nhiên giữa hai người có sự khác nhau về suy nghĩ dẫn đến tâm lý và hành động khác nhau. Người công dân số 1 trong vở kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? Người công dân số 1 chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Giáo viên chốt lại: Với ý thức là một công dân của nước Việt Nam, Nuyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước rồi lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước. Có thể gọi Bác Hồ là như vậy vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam, độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Nguyễn Tất Thành, với ý thức này, anh Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại xứng đáng được gọi là “Công dân số 1” của nước Việt Nam. v Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Để đọc diễn cảm trích đoạn kịch, em cần đọc như thế nào? Cho học sinh các nhóm đọc diễn cảm theo các phân vai. Học sinh đọc diễn cảm theo cặp Giáo viên nhận xét. Học sinh đọc trước lớp. Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm. 3. Củng cố - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN Tiết 37 : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Củng cố kiến thức về đoạn mở bài. - Viết đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và dán tiếp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Nội dung : - Chúng ta đã học mấy kiểu mở bài ? Đó là gì ? - Học sinh nêu. - Thế nào là mở bài teo kiểu trực tiếp, gián tiếp. * Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu và nội dung . - học sinh đọc yêu cầu . - Học sinh thảo luận nhóm đôi. Học sinh trao đổi và nêu ý kiến. * Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu và nội dung - Học sinh giới thiệu đề mình chọn. - Giáo viên gợi ý : + Nguời em định tả là ai ? tên gì ? Em có quan hệ gì với nguời ấy ? + Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy họ ở đâu ? - Học sinh viết 2 đoạn mở bài. Học sinh viết bài. - Hsđọc đoạn viết. Học sinh và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò. - nhận xét chung. CỦNG CỐ CHỮA BÀI THI PHẦN VIẾT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Củng cố về lỡi chính tả, sửa chữa. - Củng cố bài tập làm văn : Tả một em bé đang tập nói tập đi. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Giáo viên phát bài thi cho học sinh xem. - Nêu những lỗi chính tả em đã mắc phải. - Giáo viên viết bảng những lỗi điển hình. - Học sinh đọc lại. - Học sinh viết lại những lổi sai. 2. Chữa bài Tập làm văn. - Học sinh đọc đề bài. - Đề bài yêu cầu tả gì ? (tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi) - Trọng tâm của bài là gì ? (tả hoạt động ) Giáo viên nêu : Đa số bài làm đảm bảo yêu cầu, đúng trọng tâm, tuy nhiên còn vài em tả chưa rõ phần hoạt động của em bé về đặc điểm hình dáng còn chung chung. Học sinh sửa bài làm, viết lại một đoạn văn tả em bé đang tập nói. Học sinh đọc bài viết, giáo viên sửa sai. ND: Thứ năm, ngày 7-1-2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 38 : CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (quan hệ từ hoặc từ hộ ứng) và nối trực tiếp (không dùng từ nối). - Phân tích được của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép) và bước đầu biết cách đặt câu ghép. - Có ý thức sử dùng đúng câu ghép. II. ĐỒ DÙNG : + 4 tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết 1 câu ghép trong bài tập 1, 4 tờ giấy trắng để học sinh làm bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Câu ghép. Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung ghi trong SGK. Giáo viên kiểm tra 3 học sinh làm miệng bài tập 3 và nhận xét vế câu em vừa thêm vào đã thích hợp chưa. 2. Bài mới : Cách nối các vế câu ghép a) Giới thiệu bài b) Nội dung : v Hoạt động 1: Phần nhận xét. Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2. Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. 2 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 1 Học sinh dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép, khoanh tròn những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu 4 học sinh lên bảng thực hiện rồi trình bày kết quả. 1) súng kíp của ta mới bắn được một phát / thì súng của họ đã bắn được năm sáu mươi phát. 2) Quân ta lấy súng thần công bốn lần rồi mới bắn / , trong khi ấy đại bác của họ đã bắn dược hai mươi viên. 3) Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn / : hôm nay tôi đi học. 4) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre / , đây là mái đình cong cong kia nữa là sân phơi. Học sinh trao đổi trong nhóm và trình bày kết quả của nhóm. Các vế câu được ngăn cách với nhau bằng dấu hiệu nào ? … bằng từ “thì” , dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy. Từ kết quả trên ta thấy giữa các vế câu được nối với nhau theo mấy cách. 2 cách : - Dùng từ nối. - Dùng dấu câu. v Hoạt động 2: Phần ghi nhớ. Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Học sinh xung phong đọc ghi nhớ không nhìn sách. v Hoạt động 3: Luyện tập. Bài 1: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1. Học sinh đọc thầm lại yêu cầu bài tập. Nhắc nhở học sinh chú ý đến 2 yêu cầu của bài tập tìm câu ghép trong đoạn văn nói cách liên kết giữa các vế câu trong từng câu ghép. Học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân các em gạch dưới các câu ghép tìm được khoanh tròn từ và dấu câu thể hiện sự liên kết giữa các vế câu. Nhiều học sinh phát biểu ý kiến. Đoạn a có 1 câu ghép. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi/ nó kết thành … to lớn nó lướt qua … khó khăn/ nó nhấn chìm … lũ cướp nước ® bốn vế câu được nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy. Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu. Nó nghiến răng ken két/ nó cắn lại anh/ nó không chịu khuất phục. ® Ba vế câu nối với nhau trực tiếp giữa các vế cau có dấu phẩy. Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu. Chiếc lá …/ chú nhái bén …/ rồi chiếc thuyền … xuôi dòng. ® Vế 1 và 2 nối trực tiếp bằng dấu phẩy vế 2 và 3 nối với nhau bằng quan hệ từ. Đoạn d có 2 câu ghép mỗi câu có 2 vế. Lòng sông …/ nước xanh trong ® 2 vế câu nối trực tiếp có dấu phẩy. Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. Trời chiều …/ trăng lơ lửng bàng bạc ® 2 vế câu nối trực tiếp có dấu phẩy. Cả lớp nhận xét bổ sung. * Bài 2 : - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài - Học sinh đọc bài viết. - Học sinh và giáo viên sửa bài. 3. Củng cố - dặn dò: Ôn bài. Chuẩn bị bài : “MRVT: Công dân”. - Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN Tiết 19 : CHIẾC ĐỒNG HỒ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Hiểu ý nghĩa câu chuyện, qua câu chuyện Bác Hồ muốn khuyên cán bộ nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiét, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công không nên so bì chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình vì công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý. - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện chiếc đồng hồ. - Có trách nhiệm của mình đối với công việc chung của gia đình, của lớp, trường, xã hội. II. ĐỒ DÙNG : + Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Nội dung : v Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện. Vừa kể chuyện vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to như sách giáo khoa. Học sinh nghe kể. Sau khi kể, giáo viên giải nghĩa một số từ ngữ khó chú giải sau truyện. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. ¨Yêu cầu 1: Kể từng đoạn câu chuyện Học sinh kể từng đoạn theo tranh. Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý kể những ý cơ bản của câu chuyện không cố nhớ để lặp lại nguyên văn từng lời kể của thầy cô. Cho học sinh tập kể trong nhóm. Học sinh kể theo nhóm. Tổ chức cho học sinh thi đua kể chuyện. ¨ Yêu cầu 2: Kể toàn bộ câu chuyện. Học sinh thi kể cả câu chuyện. Giáo viên nêu yêu cầu của bài, cho học sinh thi đua kể toàn bộ câu chuyện. ¨ Yêu cầu 3: Câu chuyện khuyên ta điều gì? Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm. Học sinh trao đổi về nội dung câu chuyện. Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng. Câu chuyện khuyên ta hãy nghĩ đến lợi ích chung của tập thể thực hiện, làm tốt nhiệm vụ được phân công, không nên nghĩ đến quyền lợi riêng của bản thân mình. Từ câu chuyện có thể hiểu rộng ra trong xã hội, mỗi người lao động gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, đáng quý. 3. Củng cố - dặn dò: Tập kể lại chuyện. - Nhận xét tiết học. ND: Thứ sáu, ngày 8-1-2010 TẬP LÀM VĂN Tiết 38 : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Củng cố kiến thức dựng đoạn kết bài . - Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu mở rộng và không mở rộng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Nội dung : - Có mấy kiểu kết bài ? đó là kiểu gì? Học sinh trả lời. - Thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng ? * Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu và nội dung. - Học sinh trao đổi nhóm đôi và trả lời. Học sinh trao đổi trả lời. Giáo viên kết luận : a) Kết bài theo kiểu không mở rộng : tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. b) Kết bài theo kiểu mở rộng : sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội. * Bài 2 - Học sinh đọc yêu cầu và đọc lị 4 đề văn ở BT2 Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn phân tích đề. - Học sinh nêu đề bài mình chọn. Học sinh nêu - Học sinh viết đoạn kết bài. Học sinh viết bài. - Học sinh đọc đoạn viết. Học sinh đọc bài viết. - Giáo viên sửa chữa. 3. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét chung. - Chuẩn bị bài sau TUẦN 20 ND: Thứ hai, ngày 11-1-2010 TẬP ĐỌC Tiết 39 : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Đọc đúng, lưu loát bài văn. - Hiểu từ ngữ : thái sư, câu đương, quân hiệu. - Nội dung : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm trái phép nước. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Học sinh đọc theo vai bài Người công dân số 1 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Nội dung - Học sinh đọc bài văn. - Giáo viên chia đoạn. Đoạn 1 : từ đầu đến “… ông mới tha cho” Đoạn 2 : “ Một lần khác … thưởng cho” Đoạn 3 : phần còn lại. - Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. - Giáo viên hướng dẫn từ khó và giải nghĩa từ. - Học sinh đọc theo cặp. - Học sinh thi đọc đúng. - Giáo viên đọc mẫu. * Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Câu hỏi 1 SGK ? - Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. - Giáo viên nói thêm : Cách sử sự như thế của Trần Thủ Độ có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước. - Câu hỏi 2 SGK ? -…không những không trách mà còn thưởng cho vàng lụa. - Câu hỏi 3 SGK ? - Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. - Câu hỏi 4 SGK ? - Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh không vì riêng tư, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước. - Học sinh đọc lại câu chuyện. - Câu chuyện ca ngợi ai ? ông là người như thế nào ? - Giáo viên ghi bảng nội dung ở mục I * Hướng dẫn đọc diễn cảm. - Học sinh luyện đọc theo vai đoạn 3. - Học sinh đọc theo nhóm. - Thi đọc nhóm. 3. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét chung. - Chuẩn bị bài sau. ND: Thứ ba, ngày 12-1-2010 CHÍNH TẢ (nghe – viết) Tiết 20: CÁNH CAM LẠC MẸ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe viết đúng bài cánh cam lạc mẹ. - Viết đúng các tiếng âm đầu: d, r, gi hoặc o, ô ( HS yếu, Tb làm được 2/3 bài tập). -Có thói quen rèn chữ, giữ vở. - GDMT: giáo dục ý thức, tình cảm yêu quí loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ, bảng nhóm - SGK, vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm bài tập 1b -2 HS 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết GV đọc bài thơ - Theo dõi Bài thơ nói lên điều gì? - Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở yêu thương của bạn bè - Đối với mỗi chúng ta cầm làm gì khi gặp những con vật nhỏ bé gặp nạn? - HS nêu ý thức GDMT Hướng dẫn HS viét từ khó - Viết bảng con, nêu cách viết Cho HS nêu cách trính bày thể thơ tự do - Nêu Lưu ý HS khi viết Đọc cho học sinh viết bài, dò bài - Nghe viết vào tập Thu 4-5 tập chấm, nhận xét sửa lỗi cơ bản - 2 HS đổi chéo tập soát lỗi Hoat động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2a: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài -1 học sinh Hướng dẫn học sinh làm - Làm vào tập, 1 HS làm bảng phụ Nhận xét chốt ý Hỏi HS tính khôi hài của chuyện ( HS yếu, TB làm được 2/3 bài) - Anh chàng ích kỷ không hiểu ra rằng: nếu thuyền chìm anh ta cũng chết. Bài tập 2b: Nêu yêu câu bài tập - Làm vào tập, nêu kết quả Nhận xét tuyên

File đính kèm:

  • docTIENG VIET HKII.doc
Giáo án liên quan