Tiết 17 làm văn: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS củng cố và nâng cao tri thức về văn nghi luận.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, xác lập yêu cầu, lập dàn ý cho bài viết

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh .

3. Thái độ

- Có thói quen vân dụng các thao tác nghị luận và yêu mến văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.

2. Trò: SGK, đọc trước bài chuẩn bị theo câu hỏi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định tổ chức lớp (1’)

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS

2. Bài mới:

* Lời vào bài (1’)

Thơ không không chỉ là sự thăng hoa của cảm xúc mà còn là kết quả của sự trải nghiệm, suy nghĩ của tác giả. Tìm hiểu thơ, vì vậy phải có những cách thức và kĩ năng riêng. Bài học nghị luận về 1 bài thơ, đoan thơ sẽ cung cấp cho các em những cách thức và kĩ năng cơ bản đó.

* Nội dung bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4897 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 17 làm văn: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2012 Ngày giảng:12A / 9/2012 12G /9/2012 Tiết 17 : Làm văn NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Về kiến thức: - Giúp HS củng cố và nâng cao tri thức về văn nghi luận. - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, xác lập yêu cầu, lập dàn ý cho bài viết - Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh ... 3. Thái độ - Có thói quen vân dụng các thao tác nghị luận và yêu mến văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng. 2. Trò: SGK, đọc trước bài chuẩn bị theo câu hỏi. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định tổ chức lớp (1’) 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS 2. Bài mới: * Lời vào bài (1’) Thơ không không chỉ là sự thăng hoa của cảm xúc mà còn là kết quả của sự trải nghiệm, suy nghĩ của tác giả. Tìm hiểu thơ, vì vậy phải có những cách thức và kĩ năng riêng. Bài học nghị luận về 1 bài thơ, đoan thơ sẽ cung cấp cho các em những cách thức và kĩ năng cơ bản đó. * Nội dung bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HS đọc đề ? Khi phân tích tác phẩm này cần lưu ý đặc điểm nào? ? Bài thơ nhằm thể hiện ND gì. Qua những hình ảnh nào. ? ND đó thể hiện qua những thủ pháp NT nào. ? MB cần nêu những ý nào. ? TB giải quyết những VĐ nào. ? ý chính của phần KB. HS đọc ? Tìm hiểu đề cần lưu ý những VĐ gì. ? Khí thế của cuộc K/C chống TDP’ được mô tả NTN ( lực lượng, con đường, thời điểm, ......) ? Nghệ thuât sử dụng. ? Khác với đề PT bài thơ thì ở đề PT 1 đoạn thơ cần mở bài NTN. ? Thân bài nêu những ý gì. ? Nêu những ý phần KB. ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ .đoạn thơ . ? Đối tượng, ND của bài nghị luận1 bài thơ, đoạn thơ. ? PT đoạn thơ sau của Huy Cận: I. Cách làm 1 bài văn nghị luận về 1 bài thơ, 1đoạn thơ: 1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý: * Đề 1 SGK/ 84 a, Tìm hiểu đề: (5’) - HS cần lưu ý những đặc điểm sau: + Hoàn cảnh ra đời: bài thơ ( khoảng những năm đầu K/C chống Pháp, địa điểm chiến khu VB, lúc này Bác đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc. + Vẻ đẹp thiên nhiên của đêm trăng nơi chiến khu (hình ảnh, âm thanh…) → Một đêm trăng đẹp thơ mộng, trữ tình làm xao động tâm hồn thi sĩ của HCM . + Nổi bật lên giữa nền bức tranh thiên nhiên đó là ngưới chiến sĩ nặng lòng với nỗi lo nước nhà - Tính cổ điển và hiện đại thể hiện trong bài thơ. ( thể thơ luật Đường cùng hình ảnh TN làm bài thơ có màu sắc cổ đỉên nhưng nỗi lo nước nhà ở cuối bài thơ mang tính chất hiện đại ) * TL: Phân tích bài thơ dựa vào 2 đặc đỉêm sau: - Cảnh đẹp đêm trăng khuya ở chiến khu VB (h/ả, âm thanh ) - Sự hài hòa giữa tâm hồn nguời NS và Chiến sĩ trong bài thơ. b, Lập dàn ý:(8’) * Mở bài: - Giới thiêu KQ về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. * Thân bài: - Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya (chú ý: hình ảnh trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối......) - Hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Tính cổ điển và tính hiện đại thể hiện trong bài. - Nhận định về giả trị tư tưởng và nghệ thuật bài thơ. * Kết bài: - Sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý trí chiến sĩ trong bài. * Đề 2 Trang 84 a, Tìm hiểu đề: (4’) - Đoạn thơ có thể chia 2 phần: - Tác giả nhớ lại quang cảnh chiến đấu sôi động, hào hùng của cuộc kháng chiến chống TD Pháp ở VB với nhiều lực lượng tham gia (dân công, bộ đội ...) thể hiện rõ trên con đường hành quân, dân công đi tiếp viện … - Tác giả nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về . - Về nghệ thuật : tg sử dụng điêu luyện thể thơ lục bát, cách dùng từ ngữ, hình ảnh …giọng thơ hào hùng sôi nổi ... → Chỉ qua đoạn thơ ngắn tg thể hiện được không khí của cuộc kháng chiến chống TD Pháp của nhân dân VN một cách sinh động, cụ thể... b, Lập dàn ý: (10’) * Mở bài: - Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ) * Thân bài: - Khí thế dũng mãnh của cuộc K/C chống TDP’ ở VN (8 câu đầu) - Khí thế chiến đấu của các chiến trường khác (4 câu sau). - Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và ngôn từtài tình của tg ( các từ láy, động từ, tính từ gợi cảm, các phép tu từ, giọng thơ.......) * Kết bài: - Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc K/C chống TDP’ của ND ta. II. Khái niệm: (2’) Nghị luận về thơ (tác phẩm thơ và đọan thơ) là quá trình sử dụng tất cả những thao tác làm văn sao cho rõ nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ tác động đến cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết. - Phần ghi nhớ SGK *. Củng cố- Luyện tập:(8’) Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận. ” Lớp lớp …nhớ nhà ” Gv hương dẫn HS phân tích đoạn thơ đặt trong mối tuơng quan toàn bài thơ, dẫn chứng thêm 2 câu thơ của Thôi Hiệu để nêu bật tâm trạng nhớ nhà của Huy Cận. 3. Hướng dẫn hs học và chuẩn bị bài (1’) a. Bài cũ: - Học nắm vững ND bài - Chọn 1đoạn thơ nào đó mà em thích nhất và lập dàn ý cho đoạn thơ đó b. Bài mới: - Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng . - Tiết sau học văn RÚT KINH NGHIỆM ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 17van12cb chuan.doc