Tiết 29 Văn bản: Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

 + Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo – nỗi buồn, cô đơn, nhớ nước, thương nhà thăm thẳm như thấm cả vào cảnh vật trong lời thơ trang nghiêm, đài các. bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Thể tài tả cảnh ngụ tình. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng và cảnh là sự gửi gắm, thể hiện tâm trạng.

- Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc và phân tích theo bài thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật.

- Thái độ:

+ Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 29 Văn bản: Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...../......./...... NG:.........../......./..... ................./......./....... Tiết: 29 Văn bản Qua Đèo Ngang -Bà Huyện Thanh Quan- A. Mục tiêu: - Kiến thức: + Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo – nỗi buồn, cô đơn, nhớ nước, thương nhà thăm thẳm như thấm cả vào cảnh vật trong lời thơ trang nghiêm, đài các. bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Thể tài tả cảnh ngụ tình. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng và cảnh là sự gửi gắm, thể hiện tâm trạng. - Kĩ năng: + Rèn kĩ năng đọc và phân tích theo bài thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật. - Thái độ: + Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV.... B. Phơng tiện dạy học: - Đồ dùng:..................................................................... - Tư liệu tham khảo, .................................................... C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp.. - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B........... II. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm 2 bài thơ Sau phút chia li và Bánh trôi nước? Nói ngắn gọn cảm nhận của em về từng bài? ? Hiểu biết của em về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt và Song thất lục bát? H: - Đọc thuộc lòng hai bài thơ. - Thể thơ xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỉ 16-17-18. Vần và nhịp như sau: + Câu 1 (7 Tiếng), nhịp 3/4 hoặc 3/2/2) Tiếng thứ 7 nhất thiết phải là thanh trắc và vần với tiếng thứ 5 của câu 7 thứ 2. + Câu 2 (7 Tiếng), nhịp 3/4 hoặc 3/2/2) Tiếng thứ 7 nhất thiết phải là thanh bằng và vần với tiếng thứ 6 của câu 6 thứ 3. + Câu 3 (6 Tiếng), nhịp 2/2/2 hoặc 2/4) Tiếng thứ 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8 thứ 4. + Câu 4 (8 Tiếng), nhịp 2/2/2/2 hoặc 4/4 2/4/2) Tiếng thứ 8 lại vần với tiếng thứ 5 của câu 7 đầu tiên khổ tiếp theo ( tiếng thứ 5 này cũng phải là thanh bằng). GV: - nhận xét................................................................................... - Cho điểm................................................................................. III. Bài mới: G: Địa danh Đèo Ngang – thuộc núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy Trường Sơn, phân chia ranh giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, phân chia hai m iền Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh – Nguyễn (TK XVII – XVIII ), Đèo Ngang là một kì quan hùng vĩ mà thiên nhiên hào phóng đã ban tặng cho đất nước ta, là nguồn cảm hứng cho thơ ca mà có lẽ đầu tiên và nổi tiếng nhát là bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh. Hoạt động của Thầy và Trò ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? H:.............................................. G: Bà Huyện Thanh Quan _ Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ – HN. Chồng làm tri huyện Thanh Quan do đó mà có tên là Bà Huyện Thanh Quan.... Yêu cầu H đọc diễn cảm bài thơ. - Đọc với giọng chậm, buồn. G: hướng dẫn H tìm hiểu những từ khó.. ? Bài thơ được viết theo thể loại gì? H: Thất ngôn bát cú Đương Luật ? Em hiểu gì về thể thơ này? H: ..................... G: thể thơ Thất ngôn bát cú Đương Luật rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam trung đại. Thất ngôn: 7 tiếng; Bát cú: 8 câu/ bài = 56 tiếng/ bài. Bố cục: Đề: 2 câu: 1-2; Thực: 2 câu: 3-4; Luận: 2 câu: 5-6; Kết: 2 câu: 7-8. - Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3. - Vần: Bằng hoặc trắc; chân ( các tiếng cuối câu vần với nhau); liền: 1-2; cách: 2-4-6-8. (Tứ tuyệt: 4 câu- 3 vần; bát cú: 8 câu – 5 vần). - Luật bằng – trắc: Tiếng thứ 2 câu là thanh bằng thì gọi là bài thơ thể bằng, là thanh trắc thì gọi là bài thơ thể trắc. + Các tiếng ( nhất, tam, ngũ bất luận; 1, 3, 5; còn nhị, tứ lục, phân minh. 2,4, 6). - Đối: các tiếng trong câu 3-4, 5-6 phải đối nhau theo từng cặp, giống nhau về từ loại(danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, ..). ngược nhau về thanh điều(bằng – trắc, hoặc trắc bằng). VD: ? Bài thơ có bố cục ntn? H: 4 phần : Đề, thực, luận, kết. H: đọc 4 câu đầu. ? Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào? ? ở hai câu đầu biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? H: Điệp từ “chen”. ? Điệp từ “chen”có tác dụng gì? H:.............................................. G: Động từ chen được lặp lại hai lần gợi sức sống của cỏ cây ở một nơi chật hẹp, cằn cỗi. Chen còn là chen lẫn, gợi vẻ hoang dã, vô trật tự của thế giới vô tri. Cảnh tuy mang sức sống hoang dã nhưng vẫn có vẻ hiu hắt, tiêu điều... ? Cảnh Đèo Ngang được tả vào thời điểm nào? H: Bóng xế tà- buổi chiều tà. ? Bóng xế tà gợi m ột không gian, thời gian ntn? H: Gợi một ánh sáng yếu ớt trong chiều muộn, - cảnh vật hoang sơ vắng lặng. ? Qua hai câu đề của bài thơ, em hình dung ra một Đèo Ngang ntn? H: gợi một cảnh vật hoang sơ, vắng lặng, u buồn... ? Qua phân tích em thấy hình ảnh Đèo Ngang được miêu tả có gì giống và khác so với bức tranh chụp trong SGK? H: - Giống ở cảnh hoang vắng. - Thiếu những đường nét cụ thể của Cỏ cây chen lá, đá chen hoa. H: Đọc hai câu thực: ( chú ý phép đối rất chỉnh về nhịp, thanh, từ loại.). ? ấn tượng nổi bật trong hai câu thơ trên là gì? (Cảnh vật trong hai câu thơ trên được bổ sung thêm điều gì?). H: - Hình ảnh: Tiều vài chú, chợ mấy nhà. ? Loại từ nào đã được sử dụng trong câu thơ trên? H: Từ láy. ? Hai từ láy Lác đác và Lom khom gợi tả những hình ảnh ntn? H: Lom khom gợi tả hình dáng vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa rừng rậm. Lác đác gợi sự ít ỏi thưa thớt của những quán chợ nghèo. ? Qua đó em hình dung ra một cuộc sống ở Đèo Ngang ntn? H: một cuộc sống vắng vẻ, ít ỏi, thưa thớt và hoang sơ. ? Từ đó em nhận thấy tâm trạng của nhà thơ ntn? H: một nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sơ xa lạ. G: Hình bóng con người đã nhỏ, đã thưa thớt lại càng tiêu điều thê lương với sự lác đác của lều chợ. Những số từ chỉ số nhiều nhưng thực tế lại là số ít, chẳng đáng là bao: Vài, mấy. Câu thơ có đủ các yếu tố của bức tranh sơn. thuỷ hữu tình. Thế nhưng tất cả những yếu tố ấy hợp lại, qua cảm nhận của nhà thơ, lại gợi lên quang cảnh miền sơn cước heo hút nơi biên ải, nơi tận cùng của xứ Đàng Ngoài thời xưa. H: đọc hai câu tiếp theo (hai câu luận.) ? Phép đối được tiếp tục sử dụng ở đây ntn? Hãy chỉ ra các biểu hiện: đối ý, đối thanh? H: - Đối ý: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” - Đối thanh( bằng - trắc). + TT BB BTT + BB TT TBB ? Nêu tác dụng của phép đối này? H: " Làm nổi bật hai trạng thái cảm xúc nhớ nước và thương nhà. - tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ. ? ở đây tác giả còn sử dụng biện pháp NT nào nữa, hãy phân tích ý nghĩa của NT đó? H: NT: ẩn dụ, tượng trưng. - Mượn tiếng chim để bày tỏ lòng người - Mượn chuyện vua thục mất nước hoá thành chim cuốc kêu hoài nhớ nước và âm thanh của chim đa đa để biểu lộ tâm trạng minh. Đó là nỗi nhớ nước thương nhà bồn chồn trong dạ... ? Tại sao đang đứng trên địa phận của nước mình mà nhà thơ lại dùng 2 từ nhớ nước? H: G: Đây là một hình ảnh ẩn dụ: Nhớ nước là diễn tả tâm hồn của nghệ sĩ đang nặng lòng hoài cổ, nhớ thương một triều đại đã qua (nhà Lê). - ở đây nhà thơ còn vận dụng phép chơi chữ: Chim quốc " Tiếng kêu cuốc cuốc! " đất nước " nhớ nứơc + Chim gia gia " tiếng kêu gia gia " gia đình(nhà) " thương nhà. ? Nhà thơ có tình cảm ntn đối với quê hương đất nước? H:..Yêu quê hương, đất nước. G: Không trong tâm trạng nhớ nhà, thương nước, nhà xa, nước mất- triều Lê đã mất, thực sự, thì ,làm sao có thể viết nên hai câu thơ đậm đặc hoài cổ, hoài thương như thế. H: đọc hai câu kết ? Đến đây cảnh Đèo Ngang được hiện lên trong con mắt nhà thơ ntn? H: - Trời, non, nước. – cảnh vật hoang vu, rời rạc: ? Đó là một không gian ntn? H:– cảnh vật hoang vu, rời rạc, " mênh mông, xa lạ, tĩnh vắng ? Trước cảnh vật đó, con ngừời ra sao? H: Một mình lặng lẽ “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. ? Em hiểu thế nào là “Tình riêng, ta với ta”? H: " Tâm sự sâu kín, một mình " Tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm, lặng lẽ. G: Là nỗi buồn và nỗi cô đơn thăm thẳm, vời vợi của một cá nhân, cá thể con người. ? “ Ta với ta” là chỉ nhà thơ với ai? H: .......................................................... G: “ Ta với ta”tuy 2 mà 1, chỉ để nói 1con người, 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô đơn không ai sẻ chia ngoài trời, mây, non, nước bát ngát, mênh mông, hoang vắng, lặng lẽ nơi đỉnh đèo xa lạ. ? Vậy bài thơ rút cục là tả cảnh hay tả tình, đặc sắc của nó là ở đâu? H: Là bài thơ tả cảnh ngụ tình. G: Tả cảnh để tả tình. Tình lồng trong cảnh. Cảnh đậm hồn người. Cảnh – tình quyện trong kết cấu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật thể trắc rất nghiêm chỉnh, mực thước đến mức cổ điển. ? Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? H: Là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của nhà thơ. Sử dụng linh hoạt các biện pháp NT, ẩn dụ, tượng trưng, đảo ngữ... H: đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK. H: 1 – 2 em. G: Hướng dẫn H luyện tập. Nội dung I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm: 1. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan _ Nguyễn Thị Hinh, Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ – HN. 2. Tác phẩm: II. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc ........................................... 2. Tìm hiểu chú thích. 3. Thể loại. - Thất ngôn bát cú đường luật. III. Phân tích: 1.Cảnh sắc Đèo Ngang. - Cỏ, cây, đá, lá, hoa ( cỏ cây chen lá, đá chen hoa.) Điệp từ “chen”. " Rậm rạp, hoang sơ. - một ánh sáng yếu ớt trong chiều muộn, " cảnh vật hoang sơ vắng lặng. - Hình ảnh: Tiều vài chú, chợ mấy nhà. Từ láy: lom khom, lác đác. " Cuộc sống: ít ỏi, thưa thớt và hoang sơ. 2. Tâm trạng của tác giả: - Phép đối: - NT: ẩn dụ, tượng trưng. " Làm nổi bật hai trạng thái cảm xúc: nhớ nước và thương nhà. a Tâm trạng buồn, cô đơn hoài cổ, nỗi nhớ nước thương nhà. - Trời, non, nước. " mênh mông, xa lạ, tĩnh vắng. - Một mảnh tình riêng, ta với ta. " Tâm sự sâu kín, một mình " Tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm, lặng lẽ. a Là bài thơ tả cảnh ngụ tình. IV. Tổng kết: 1. Nội dung: .............................. 2. Nghệ thuật: 3. Ghi nhớ: SGK. V. Luyện tập: IV. Củng cố: ? Em hiểu ntn về thể thơ TNBC? V. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ. - Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta? - chuẩn bị bài “ Bạn đến chơi nhà” E. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT29.doc
Giáo án liên quan