Tiết 30- Ca dao yêu thương tình nghĩa (Tiết 2)

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu lứa đôi và tình yêu với quê hương, đất nước, con người.

- Hiểu những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp lại và thể thơ truyền thống trong ca dao.

2.Kỹ năng: Phân tích cảm nhận ca dao.

3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, biết ứng sử đẹp.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: 5

1. Câu hỏi: Ca dao phản ánh những nội dung gì? Nghệ thuật diễn đạt ra sao? mang vẻ đẹp ntn?

2. Đáp án:

*Diễn tả đời sống nội tâm của con người trong nhiều mối quan hệ. Đó là tình cảm con người và gia đình, quê hương đất nước, của trai, gái yêu nhau.

*Ca dao là tiếng nói của người lao động ở nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, địa phương.

*Trong cái chung ấy vẫn ánh lên vẻ đẹp riêng

+ Ca dao giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật

* Đa số sử dụng thơ lục bát.

* Rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và lặp lại

* Ngôn ngữ thơ nhưng gần gũi đời thường.

+ Tuy nhiên trong ca dao thì yêu thương tình nghĩa là chủ đề nổi bật.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) Tìm hiểu tiếp các bài ca dao tình nghĩa.

2. Nội dung:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 30- Ca dao yêu thương tình nghĩa (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 25/10 Giảng ngày 26/10 Tiết: 29,30 Môn :Đọc hiểu. Ca dao yêu thương tình nghĩa Tiết 2 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: - Cảm nhận được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu lứa đôi và tình yêu với quê hương, đất nước, con người. - Hiểu những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp lại và thể thơ truyền thống trong ca dao. 2.Kỹ năng: Phân tích cảm nhận ca dao. 3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, biết ứng sử đẹp. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn . III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: 5’ 1. Câu hỏi : Ca dao phản ánh những nội dung gì ? Nghệ thuật diễn đạt ra sao ? mang vẻ đẹp ntn ? 2. Đáp án : *Diễn tả đời sống nội tâm của con người trong nhiều mối quan hệ. Đó là tình cảm con người và gia đình, quê hương đất nước, của trai, gái yêu nhau. *Ca dao là tiếng nói của người lao động ở nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, địa phương. *Trong cái chung ấy vẫn ánh lên vẻ đẹp riêng + Ca dao giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật * Đa số sử dụng thơ lục bát. * Rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và lặp lại * Ngôn ngữ thơ nhưng gần gũi đời thường. + Tuy nhiên trong ca dao thì yêu thương tình nghĩa là chủ đề nổi bật. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Tìm hiểu tiếp các bài ca dao tình nghĩa. 2. Nội dung: II. Đọc hiểu. 3.Bài 5 + 6: 10’ Hoạt động của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt ?Vì sao ca dao thường mượn hình ảnh cây đa bến nước, con đò để diễn tả nghĩa tình của con người. Hãy nêu ý nghĩa của biểu tượng này và tâm sự của con người trong từng bài. Từ đó, tìm hiểu quan niệm của nhân dân về tình và nghĩa? - Một số câu ca dao có sử dụng hình ảnh thuyền, bến, cây đa: + Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền + Cây đa bến nớc sân đình Lời thề còn đó sao mình vội quên + Cây đa, bến nớc đợi chờ Thuyền tình sao nỡ thờ ơ hỡi thuyền độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - ở làng quê Việt Nam không gì quen thân, gần gũi, gắn bó bằng hình ảnh cây đa, bến nước, con đò. Bởi lẽ từ nơi ấy gắn bó biết bao kỉ niệm gặp gỡ, chia li của con người cùng chung làng, chung xóm. Vì vậy, ông bà ta thường mượn hình ảnh cây đa, bến nước, con đò làm biểu tượng diễn tả tình nghĩa con người. Cây đa cổ thụ, bến nước là những vật cố định tượng trưng cho người ở lại. Con đò và khách bộ hành tượng trưng cho người ra đi. - Bài 5 khẳng định lòng chung thuỷ, tình nghĩa sắt son của con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào mưa hay nắng, thời gian trôi đi, sự việc có đổi khác thì bến cũ vẫn đợi khách bộ hành và khách bộ hành vẫn hướng về “Cây đa cũ, bến đò xưa”. Cái nghĩa, cái tình gắn bó bền chặt tạo sự bền vững của lòng chung thuỷ. - Bài 6 lại là một nghịch cảnh “Cây đa bến cũ” vẫn còn đó mà “con đò khác đưa” rồi. Còn đâu người bạn tình năm xa nữa. Bài ca là sự nuối tiếc tràn ngập bao nhiêu kỉ niệm đành đưa về dĩ vãng, xót xa đến ngậm ngùi. Quan niệm của ông bà ta về tình và nghĩa thật phong phú. III.kết luận. 5’ ?Qua chùm ca dao đã đọc, hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật thường được ca dao sử dụng? chia nhóm thảo luận(4 tổ 4 nhóm), cử đại diện trình bày trước lớp. Các bài ca dao đã học thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: + Bài 1, 2, 3 sử dụng lời so sánh ngầm ẩn dụ. Đó là các hình ảnh: Cánh hồng, cầu dải yếm, gương, cơi. Ngoài ra bài ba còn sử dụng lặp kiểu câu. + Bài 4: Điệp từ, lặp kiểu câu, hoán dụ. + Bài 5 + 6 sử dụng biện pháp ẩn dụ: Cây đa, bến nước, con đò, khách bộ hành (hoán dụ). Củng cố: 3’ khái quát kiến thức cơ bản. nghe,tự tổng hợp - Ca dao yêu thương tình nghĩa bao gồm những bài ca diễn tả tình cảm giữa bạn bè, tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình... - Yêu thương tình nghĩa là nét đẹp truyền thống của dân tộc trong quan hệ tình cảm. Qua đó ta thấy được sự phong phú trong tâm hồn của ngời lao động. Đồng thời thấy được tài năng biểu hiện tâm hồn ấy. - Về nhà đọc kĩ phần tri thức đọc hiểu. Bài tập nâng cao 15’ ?Viết bài giới thiệu đôi mắt hoặc con thuyền bến đò hay hình ảnh cây đa trong ca dao? độc lập làm bài, trình bày trước lớp. - Đây là yêu cầu của kiểu bài thuyết minh giới thiệu về một hình ảnh trong ca dao. - Bài viết gợi ý: Không hiểu vì sao ca dao cổ truyền lại nói nhiều về hình ảnh thuyền và bến hay cây đa bến cũ, con đò. Phải chăng đây là sự vật gần gũi với đời sống con ngời, gắn bó với con ngời. + Ngay từ tuổi ấu thơ trong lời ru của bà, của mẹ đa ta vào giấc ngủ có hình ảnh con thuyền rẽ sóng, bến nớc đợi chờ. Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Sự phát triển ra đặc tính của con thuyền một phơng tiện dùng cho việc vận chuyển trên sông nớc để liên tởng tới một đối tợng. Đó là ngời con trai trong xã hội cũ. Ngời đàn ông trong xã hội phong kiến đợc lấy năm thiếp, bảy thê, giống nh con thuyền đi hết bến này đến bến khác, sông này đến sống khác. Bến nớc cố định đợc liên tởng tới ngời phụ nữ. Đó là tấm lòng kiên định thuỷ chung, là nghĩa tình son sắt bền chặt. Thuyền, bến, cây đa còn là biểu tợng thể hiện tình nghĩa của con ngời. Khi cần nói về tình về nghĩa gắn bó, không quên, ông bà ta nhắn nhủ: Cây đa cũ, bến đò xa Bộ hành có nghĩa nắng ma vẫn chờ. Cũng có trờng hợp vì lí do nào đó họ không lấy đợc nhau, phải xa nhau, cây đa, bến nớc lại hiện lên trong những lời ca thật xót xa . Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đa. Có thể lấy ví dụ khác về hình ảnh cây đa, bến nớc, con đò trong ca dao cổ truyền. e. tham khảo.5’ 1. Về các bài ca dao Nhóm 1 : (1) Cô kia đứng ở bên sông,... (2) Ước gì sông rộng một gang,... (3) Ước gì anh hoá ra gơng,... Thế giới nghệ thuật ca dao là thế giới trữ tình đằm thắm. Đó cũng là thế giới của những hình ảnh hàm chứa nghĩa tình mộc mạc, chân thành mà tha thiết, đắm say. Có thể thấy trong các bài ca dao loại này những hình ảnh tợng trng đặc sắc : chiếc cầu – cành hồng, sông rộng một gang, chiếc cầu – dải yếm. Đây đều là những hình ảnh tợng trng, bởi thế mà các bài ca dao trở nên gợi cảm, hàm chứa tình ý, ngụ ý tinh tế. Hình ảnh ấy là hình ảnh của tởng tợng ớc ao, của tình cảm đôi lứa nồng nàn. Chuyện tỏ tình, ngỏ ý nhờ vậy mà trở nên mềm mại, tế nhị, kín đáo. Hình ảnh chiếc cầu – cành hồng có chút tinh nghịch song vẫn tinh tế, dịu dàng, bộc lộ vừa đủ tình cảm của chàng trai. Hình ảnh chiếc cầu – dải yếm thì vừa táo bạo, mạnh mẽ lại vừa nền nã, đằm thắm, đầy nữ tính. Và còn là những gương soi, cơi, cau tươi, trầu vàng. Khác với các hình ảnh trên là ớc muốn gửi gắm vào sự vật ẩn dụ, ở đây, nhân vật trữ tình thể hiện ớc muốn hoá thân. Ước mình là gơng để đợc gần gụi ngời yêu, hơn thế, còn để hoà vào thành một, lồng vào nhau. Hình ảnh cơi, cau tơi, trầu vàng thể hiện ước nguyện kết duyên và ý thức nâng niu, giữ gìn hạnh phúc lứa đôi của chàng trai. Có thể nói đây là những bài ca dao nói lên ớc mong gặp gỡ, yêu thơng của những chàng trai, cô gái. Bài (1), (3) là lời chàng trai nói với cô gái, bài (2) là lời cô gái nói với chàng trai. Tất cả đều diễn tả ước muốn trong tình bạn, tình yêu của các chàng trai và cô gái, với hình ảnh con sông, chiếc cầu giàu chất ảo, hàm chứa tình ý mộng mơ. 2. Về bài ca dao Nhóm 2 : Khăn thương nhớ ai... Tràn ngập trong bài ca dao này là nỗi niềm mong nhớ người yêu đến nghẹn ngào của cô gái. Tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh cụ thể để gợi tả về nhân vật trữ tình cùng trạng thái tình cảm mong nhớ : từ khăn, qua đèn, đến mắt. Các hình ảnh khăn thơng nhớ, đèn thơng nhớ, mắt thơng nhớ đợc xây dựng theo biện pháp nhân hoá, hoán dụ. Nói khăn, nói đèn, nói mắt là để nói trạng thái bồn chồn, khắc khoải mong nhớ của cô gái. Tác giả dân gian đã dùng cái cụ thể, cái hình thức bên ngoài để gợi tả cái tiềm ẩn bên trong tâm hồn con ngời. Những hình ảnh này xuất hiện cùng với thủ pháp lặp lại (lặp hình ảnh, từ ngữ, ngữ pháp, câu, nhịp điệu) đã khắc hoạ sâu sắc, sinh động trạng thái cảm xúc yêu thơng, tâm trạng nhớ nhung, hoài mong của cô gái, đặc biệt là sự lặp lại “Khăn thơng nhớ ai”, “Khăn rơi…”, “Khăn vắt…”, “Khăn chùi…”. Hiện ra trớc mắt ngời nghe một cô gái “đứng ngồi không yên”, “ra ngẩn vào ngơ”, chong đèn thao thức. Các câu hỏi tu từ “Khăn thơng nhớ ai”, “Đèn thơng nhớ ai”, “Mắt thơng nhớ ai” tạo ra giọng điệu tự vấn, mở ngỏ sự im lặng nao lòng. Hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng chính là hỏi chính mình. Nỗi mong nhớ đợc thể hiện với chiều thẳm sâu của tâm hồn ngời phụ nữ đa cảm. Vẻ âm thầm, lặng lẽ có phần gắng gỏi càng cho thấy tình yêu và nỗi nhớ nơi cô gái hết sức mãnh liệt. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là cô gái với nỗi niềm mong nhớ ngời yêu, mong nhớ khôn nguôi đến mức âu sầu, phiền muộn. Nỗi niềm nhớ mong ấy đợc giãi bày trực tiếp ở hai câu lục bát cuối bài. Câu ca nh một tiếng thở dài khắc khoải. 3. Về các bài ca dao trong Nhóm 3 : (5) Cây đa, bến cũ con đò xa,... (6) Trăm năm đành lỗi hẹn hò,... Nghĩa tình kẻ ở – ngời đi, đó là nội dung chủ đạo trong các bài ca dao thuộc nhóm này. Mợn hình ảnh cây đa, bến nớc (bến đò), con đò (con thuyền) để diễn tả tình nghĩa con ngời, tác giả dân gian đã dùng những hình ảnh gắn với không gian quen thuộc của làng quê Việt Nam, nơi diễn ra biết bao chuyện vui buồn : nơi gặp gỡ, hẹn hò, chia tay, đoàn tụ,… Một không gian đầy những kỉ niệm sâu sắc ; hơn nữa, đó cũng là những hình ảnh có mối liên hệ với nhau, gắn bó với nhau trong thực tế và đã trở thành những biểu tợng, mang tính ẩn dụ, đa nghĩa. Trong hai bài ca dao này, cây đa và bến đò là cái cố định, biểu trng cho ngời ở lại, ngời chờ đợi còn khách bộ hành, con đò là cái dời chuyển, biểu trng cho kẻ ra đi. Bài (6), nói đến cây đa, bến cũ, con đò - kẻ ở, ngời đi là để nói về nghịch cảnh nhỡ nhàng, lời trữ tình có chút hờn giận, trách móc trong tiếc nuối, ngậm ngùi. Một bài thì cái tình và cái nghĩa luôn gắn bó, là cơ sở tạo nên sự bền vững của lòng chung thuỷ. Một bài thì cái nghĩa không còn mà cái tình vẫn đậm đà. Tuy nhiên, dù ở tình cảnh nào, cái mà nhân dân ta hớng tới là sự gắn bó, đủ đầy cả tình và nghĩa. Chia li và khát mong đoàn tụ là đề tài muôn thuở trong thơ văn. ở đây, tình nghĩa giữa kẻ ở và ngời đi đợc thể hiện đậm chất dân gian : giản dị, tự nhiên mà hàm súc trong những hình ảnh vừa quen thuộc vừa mới mẻ, gợi cảm. Nguyễn Trọng Hoàn, ( Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2006) C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.Đọc thuộc lòng các bài ca dao. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Ôn tập văn học việt nam ở lớp 10 và kiểu bài nghị luận văn học. Giờ sau học làm văn bài viết số 2 .

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc