Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1- Từ láy là gì ?
A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. D. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
2- Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”.
A. ai. B. trúc. C. mai. D. nhớ.
3- Đại từ vừa tìm ở câu trên dùng để làm gì ?
A. Trỏ người. B. Trỏ vật. C. Hỏi người. D. Hỏi vật
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 46: Đề kiểm tra Tiếng Việt 7 (năm 2006-2007) - Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chẵn
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng Tiết 46 - đề kiểm tra tiếng việt 7 (2006-2007).
Lớp: 7 . Thời gian: 45 phút. (HS làm luôn bài vào đề)
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1- Từ láy là gì ?
A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. D. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
2- Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”.
A. ai. B. trúc. C. mai. D. nhớ.
3- Đại từ vừa tìm ở câu trên dùng để làm gì ?
A. Trỏ người. B. Trỏ vật. C. Hỏi người. D. Hỏi vật.
4- Thế nào là quan hệ từ ?
A. Là từ dùng để gọi tên người, tên vật. C. Là từ chỉ mang ý nghĩa tình thái.
B. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người. D. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các
thành phần câu; giữa câu với câu.
5- Từ nào sau đây đồng nghĩa với “thi nhân” ?
A. Nhà văn. B. Nhà thơ. C. Nhà báo. D. Nghệ sĩ.
6- Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng - ồn ào” ?
A. Tĩnh mịch - huyên náo. C. Vắng lặng - ồn ào.
B. Đông đúc - thưa thớt. D. Lặng lẽ - ầm ĩ.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (3,0 điểm) Trong bài thơ “Qua đèo ngang” Bà Huyện Thanh Quang có viết:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
a- Hai câu thơ trên có hiện tượng đồng âm không ? Nếu có, hãy giải thích rõ ?
b- Việc sử dụng từ đồng âm có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung của câu thơ ?
2- (4,0 điểm) Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về ngôi trường của em - ngôi trường vừa được mang tên nhà văn hóa lớn Nguyễn Huy Tưởng (trong đó có sử dụng từ láy).
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng Tiết 46 - đề kiểm tra tiếng việt 7 (2006-2007).
Đề lẻ
Lớp: 7 . Thời gian: 45 phút. (HS làm luôn bài vào đề)
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức. Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1- Từ láy “vui vầy” được kết hợp nghĩa như thế nào ? (0,5 điểm)
A. Một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa. C. Một tiếng có nghĩa, một tiếng thêm sắc thái nghĩa.
B. Cả hai tiếng có nghĩa. D. Một tiếng chính và một tiếng phụ về ngữ pháp.
2- Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép đẳng lập: (0,5 điểm)
A. Quần áo. B. Cảm nhận. C. Mũ nón. D. Sẵn sàng.
3- Dòng nào sau đây chỉ gồm từ ghép Hán Việt đẳng lập: (0,5 điểm)
A. Thiên thư, thạch mã, giang san, tái phạm. C. Sơn hà, xâm phạm, giang san, sơn thủy.
B. Quốc kì, thủ môn, ái quốc, hoa mĩ, phi công. D. Quốc thiếu, phi pháp, vương phi, gia tăng.
4- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1,5 điểm)
“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu”. Trong đoạn văn có:
a- Bao nhiêu đại từ:
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
b- Có mấy từ láy:
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
c- Dùng bao nhiêu quan hệ từ:
A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (3,0 điểm) Xác định từ trái nghĩa ở các trường hợp sau:
a- “Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”. (Sau phút chia li)
b- “Khi đi thì trẻ, lúc về thì già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao”. (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Em hãy nêu rõ tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ở trong các trường hợp trên ?
2- (4,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên của Bác qua bài thơ “Rằm tháng giêng”. Trong đoạn có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ láy (gạch chân).
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
Đề chẵn
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
1- Từ láy là gì ?
A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
D. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
2- Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
“Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”.
A. ai. B. trúc. C. mai. D. nhớ.
3- Đại từ vừa tìm ở câu trên dùng để làm gì ?
A. Trỏ người. C. Hỏi người.
B. Trỏ vật. D. Hỏi vật.
4- Thế nào là quan hệ từ ?
A. Là từ dùng để gọi tên người, tên vật.
B. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người.
C. Là từ chỉ mang ý nghĩa tình thái.
D. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu; câu với câu.
5- Từ nào sau đây đồng nghĩa với “thi nhân” ?
A. Nhà văn. B. Nhà thơ. C. Nhà báo. D. Nghệ sĩ.
6- Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây không gần nghĩa với cặp từ:
“im lặng - ồn ào” ?
A. Tĩnh mịch - huyên náo. C. Vắng lặng - ồn ào.
B. Đông đúc - thưa thớt. D. Lặng lẽ - ầm ĩ.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (3,0 điểm) Trong bài thơ “Qua đèo ngang” Bà Huyện Thanh Quan có viết:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
a- Hai câu thơ trên có hiện tượng đồng âm không ? Nếu có, hãy giải thích rõ ?
b- Việc sử dụng từ đồng âm có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung của câu thơ ?
2- (4,0 điểm) Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về ngôi trường của em - ngôi trường vừa được mang tên nhà văn hóa lớn Nguyễn Huy Tưởng (trong đó có sử dụng từ láy).
Đề lẻ
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
1- Từ láy “vui vầy” được kết hợp nghĩa như thế nào ? (0,5 điểm)
A. Một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa.
B. Cả hai tiếng có nghĩa.
C. Một tiếng có nghĩa, một tiếng thêm sắc thái nghĩa.
D. Một tiếng chính và một tiếng phụ về ngữ pháp.
2- Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép đẳng lập: (0,5 điểm)
A. Quần áo. C. Mũ nón.
B. Cảm nhận. D. Sẵn sàng.
3- Dòng nào sau đây chỉ gồm từ ghép Hán Việt đẳng lập: (0,5 điểm)
A. Thiên thư, thạch mã, giang san, tái phạm.
B. Quốc kì, thủ môn, ái quốc, hoa mĩ, phi công.
C. Sơn hà, xâm phạm, giang san, sơn thủy.
D. Quốc thiếu, phi pháp, vương phi, gia tăng.
4- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1,5 điểm)
“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu”. Trong đoạn văn có:
a- Bao nhiêu đại từ:
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
b- Có mấy từ láy:
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
c- Dùng bao nhiêu quan hệ từ:
A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (3,0 điểm) Xác định từ trái nghĩa ở các trường hợp sau:
a- “Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”.
(Sau phút chia li)
b- “Khi đi thì trẻ, lúc về thì già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao”.
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Em hãy nêu rõ tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ở trong các trường hợp trên ?
2- (4,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên của Bác qua bài thơ “Rằm tháng giêng”. Trong đoạn có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ láy (gạch chân).
Đề chẵn
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
1- Tác phẩm “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ nào ?
A. Ngũ ngôn. C. Thất ngôn bát cú.
B. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Song thất lục bát.
2- Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” ?
A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
B. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
C. Thể hiện khát vọng hòa bình.
D. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
3- Trong bài thơ “Bánh trôi nước” qua hình tượng chiếc bánh trôi, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp hình thể. C. Số phận bất hạnh.
B. Vẻ đẹp tâm hồn. D. Vẻ đẹp và số phận long đong.
4- Lí Bạch được người Trung Quốc mệnh danh là nhà thơ ntn ?
A. Phật thơ. B. Tiên thơ. C. Thánh thơ. D. Quỷ thơ.
5- “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đó là:
A. Say mê trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.
6- Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Chi Trương giống với bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch ở điểm nào ?
A. Hai nhà thơ đều bằng tuổi nhau và đều xa quê.
B. Hai bài thơ đều thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
C. Hai bài đều được làm khi các nhà thơ đã cao tuổi.
D. Hai bài thơ đều nói đến ánh trăng.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (2,5 điểm) Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có bạn đã chép hai câu thơ 5, 6 như sau:
“Cải vừa ra hoa cà mới nụ
Bầu rụng rốn mướp đương hoa”.
a- Theo em: bạn chép sai ở những từ nào ?
Em hãy chép lại cho chính xác.
b- Việc chép sai của bạn có ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ và bài thơ không ? Vì sao ?
2- (4,5 điểm) Viết một đoạn văn khoảng mười câu trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương của Lí Bạch qua hai bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” và “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.
Đề lẻ
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
1- Tác phẩm “Sông núi nước Nam” thường được gọi là:
A. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
B. Hồi kèn xung trận.
C. áng thiên cổ hùng văn.
D. Khúc ca khải hoàn.
2- Nghệ thuật nổi bật trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam”
và “Phò giá về kinh” là gì ?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm.
B. Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp.
C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hòa trộn giữa ý tưởng và cảm xúc.
D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
3- Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là ?
A. Thần thơ thánh chữ. C. Nữ hoàng thi ca.
B. Bà chúa thơ Nôm. D. Thi tiên thi thánh.
4- Theo em, tác giả Nguyễn Khuyến nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của mình với mục đích gì ?
A. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình.
C. Không muốn tiếp đãi bạn.
D. Diễn tả một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.
5- Qua bài “Xa ngắm thác núi Lư”, em biết được gì về Lí Bạch ?
A. Sự quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên đằm thắm và tâm hồn phóng túng của tác giả.
B. Sự quan sát tinh tế, tình cảm bạn bè thắm thiết của tâm hồn đa sầu, đa cảm.
C. Một tâm hồn mộng mơ yêu dân, thương nước, say đắm thiên nhiên.
D. Một con người luôn ao ước mơ mộng thiên nhiên, tìm cách lánh xa cõi đời thực.
6- Tâm trạng của tác giả Hạ Tri Trương trong bài “Hồi hương ngẫu thư” là:
A. Vui mừng háo hức khi trở về quê.
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi.
C. Ngậm ngùi hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (3,0 điểm) Cả hai bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”. Có ý kiến cho rằng tâm trạng của hai nhà thơ qua cách kết thúc ấy không có gì khác nhau. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
2- (4,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng mười câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
File đính kèm:
- TViet 7_Tiet 46.doc