Như ta biết, nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo bởi sự cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ Mặt Trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và tầng ozôn rồi xuống mặt đất. Ngược lại, bức xạ từ mặt đất phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài, nó không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 mà lại bị khí CO2 và hơi nước trong không khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái Đất sẽ tăng lên và tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất. Hiện tượng này gọi là “ hiệu ứng nhà kính”.
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Hiệu ứng nhà kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiệu ứng nhà kính
I- Khái niệm:
Như ta biết, nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo bởi sự cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ Mặt Trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và tầng ozôn rồi xuống mặt đất. Ngược lại, bức xạ từ mặt đất phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài, nó không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 mà lại bị khí CO2 và hơi nước trong không khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái Đất sẽ tăng lên và tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất. Hiện tượng này gọi là “ hiệu ứng nhà kính”.
Mặt
trời
Hiệu ứng nhà kính của CO2
Nguồn: Môi trường và ô nhiễm của Lê Văn Khoa
II-Biểu hiện:
Lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng lên theo sự ô nhiễm sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng. Theo sự nghiên cứu , từ năm 1885 đến năm 1940, nhiệt độ trung bình của bề mặt đất đã tăng lên khoảng 0,5oC. Sau năm 1940, sự nóng lên của Trái Đất có xu hướng giảm bớt, nhưng riêng Bắc Âu và Bắc Mỹ nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng từ năm 1940 đến năm 1980 ít nhất khoảng 0,11oC.
Theo tài liệu khí hậu quốc tế thì nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên gần 0,4oC trong vòng 134 năm trở lại đây. Đáng lưu ý 3 năm nóng nhất trong khoảng thời gian năm 1980,1981 và 1982. Dự báo của các nhà khoa học ở cuộc hội thảo châu Âu, các nhà nghiên cứu khí hậu cho rằng nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên 1,5 – 4,5oC vào năm 2050.
III. Nguyên nhân:
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là do sự tăng lượng khí nhà kính, nó đã làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đát tăng lên.
Các khí nhà kính như: CO2(Cacbon Dioxide); CH4(Methane); CFCS( Clorofluoro cacbon) và NO2( Dioxide nitơ);... tự nhiên thì có lợi, nhưng lượng khí nhà kính lại tăng lên theo sự ô nhiễm của không khí trong khí quyển. Khí nhà kính tăng lên do rất nhiều nguyên nhân, đó là:
CO2: Trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch ( đốt than, dầu, ga) đã làm tăng lượng khí CO2. Việc cháy rừng, đốt nương rẫy cũng là nguyên nhân làm cho khí CO2 tăng lên. Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng(lá phổi xanh) dẫn đến giảm nguồn tiêu thụ khí CO2. Khi lượng khí CO2 tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tăng nhiệt độ của Trái Đất ( lượng CO2 tăng gấp 2 lần thì nhiệt độ tăng 30C).
CH4: Việc tăng CH4 cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên. CH4 có nguồn gốc từ những hố lấp rác, vùng nông nghiệp và đầm lầy, do sự dò rỉ ga.
CFCs: là khí nhân tạo dùng cho bình phun chất làm lạnh và cách li (máy điều hòa nhiệt độ, công nghiệp điện tử,...).
NO2: cũng là một trong những khí nhà kính. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch, phân bón trong nông nghiệp đã làm cho lượng khí NO2 tăng.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc tăng khí nhà kính còn do hoạt động của giao thông vận tải mà chủ yếu do sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy,... quá cũ. Do khói thải của các nhà máy, khói của các lò nung gạch, lò nung đồ gốm,... Ngoài ra, đun nấu bằng rơm, củi, rạ, than trong sinh hoạt của nhân dân cũng là nguyên nhân làm tăng khí nhà kính.
Như vậy, khí nhà kính tăng chính là nguyên nhân làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Các nhà nghiên cứu đã phân biệt nguyên nhân góp phần làm nóng toàn cầu {tính theo (%)} được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
1. Do các khí nhà kính:
NO2 : 6
O3 : 8
CH4 : 16
CFCS : 20
CO2 : 50
2. Do hoạt động của con người:
Nông nghiệp: 13
Phá rừng: 14
Sản xuất công nghiệp: 24
Sử dụng năng lượng: 49
Nguồn: World resources 1990 – 91.
( Oxford University Press New york , 1990, bảng 2.4, trang 24).
Qua bảng số liệu trên, ta thấy khí CO2 và việc sử dụng năng lượng là yếu tố chính góp phần làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
IV- .Hậu quả:
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là hiện tượng khi khí nhà kính tăng lên đã làm cho nhiệt độ của Trái đất nóng lên, do đó ảnh hưởng lớn đến khí hậu và sự cân bằng của tự nhiên. ảnh hưởng đó được thể hiện:
1.ảnh hưởng đến sự cân bằng của tự nhiên:
Khi nhiệt độ của Trái Đất tăng lên có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Biển ấm hơn trước làm cho một số tảng băng ở cực có thể tan ra. Mực nước biển tăng, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu lượng khí CO2 tăng gấp 2 thì nhiệt độ của Trái Đất tăng 30C và trong vòng 30 năm tới nếu không ngăn chặn hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì mực nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m. Khi mực nước biển dâng cao sẽ dẫn đến một số đảo và những vùng địa hình thấp ven biển, ven đại dương có nguy cơ bị biến mất và là nguyên nhân làm cho diện tích lục địa bị thu hẹp.Cũng do nhiệt độ của Trái đất nóng lên đã làm cho thời tiết ở một số nơi thay đổi bất thường. Thời tiết nóng và lạnh; ẩm và khô một cách cực đoan đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số nơi và đã làm cho một số vùng chịu một áp lực rất lớn do quá thừa hoặc quá thiếu nước; do quá nóng hoặc quá lạnh, nhất là những nơi hoạt động chính của con người là sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện tượng hiệu ứng nhà kính còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động kinh tế của con người. Do lượng khí nhà kính tăng lên, sự thay đổi mang tính cực đoan của thời tiết nó làm cho con người dễ mắc nhiều bệnh tật, nhất là bệnh về đường hô hấp. Với thời tiết thay đổi mang tính cực đoan ( quá nóng hoặc quá lạnh; quá ẩm hoặc quá khô) sẽ làm cho diện tích đất trồng của một số nơi bị hạn hán, khô nẻ còn có những khu vực khác lại bị ngập lụt làm giảm diện tích đất trồng ở những khu vực này ; Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và của vật nuôi. Nó còn ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế khác.
Khí hậu thay đổi: 1 chỉ dẫn về hiệu ứng nhà kính
(Nguồn: World resource institue. Washington D.C 1989)
V.Giải pháp:
Trước những hậu quả nghiêm trọng do hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây nên và thậm chí khi ta chưa chắc chắn về hiện tượng hiệu ứng nhà kính hoặc sự thay đổi của nó gây ra, các nhà chuyên gia đồng ý rằng chúng ta phải xây dựng kế hoạch để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm không khí, mà những chất đó làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.Đó là:
1.Thực hiện các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô zône:
a.Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu ( UNFCCC).
Công ước này được chín phủ Việt Nam phê chuẩn tham gia tháng 11 năm 1994.
Công ước vạch ra khuôn khổ cho các hoạt động nhằm kiểm soát và cắt giảm phát thải các khí nhà kính. Mục tiêu của công ước là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tại mức mà có thể ngăn chặn được các tác động nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức này phải đạt được trong khoảng thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi với sự biến đổi khí hậu, bảo đảm sản xuất lương thực không bị đe dọa và đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững.
b.Nghị định thư KYOTO:
Nghị định thư Kyoto đưa ra những cam kết các nước thành viên để giảm lượng phát thải các khí nhà kính của các nước này trên toàn cầu.
2. Hạn chế đốt nhiên liệu hóa thạch: sử dụng năng lượng một cách cẩn trọng hơn và cố gắng sử dụng an toàn chúng. Đó là: sử dụng các thiết bị có năng lượng;lắp đặt các thiết bị làm sạch các chất thải. Hạn chế việc dùng các phương tiện giao thông cá nhân có động cơ như xe ô tô riêng, xe máy,... đặc biệt là những xe quá cũ và nên đi xe đạp, đi bộ hoặc đi phương tiện giao thông công cộng.
3. Sử dụng các nguồn năng lượng khác: năng lương gió, năng lượng Mặt Trời,...
4. Giảm sản xuất CFCS : đây là chất ảnh hưởng đến tầng ôzôn.
5. Tăng diện tích rừng: các cây xanh có khả năng hấp thụ CO2.Việc chặt phá rừng, đốt rừng và đốt nương rẫy sẽ làm tăng lượng CO2 trong khí quyển, do đó phải có biện pháp bảo vệ và trồng rừng nhiều hơn.
6. Và một trong những biện pháp có tác dụng lớn và lâu dài hơn cả là phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có nhận thức về môi trường và có ý thức bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường.
File đính kèm:
- Hieu ung nha kinh(1).doc