Tìm hiểu về sự biến đổi chất

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:

- Trong thực tế có rất nhiều sự biến đổi chất, tuy nhiên để xác định được :

+ Đâu là hiện tượng vật lý ?

+ Đâu là hiện tượng hóa học?

Em đã vận dụng kiến thức của các môn được học để giải thích và xác định một

số hiện tượng xung quanh.

pdf4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về sự biến đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1. Tên tình huống: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Trong thực tế có rất nhiều sự biến đổi chất, tuy nhiên để xác định được : + Đâu là hiện tượng vật lý ? + Đâu là hiện tượng hóa học? Em đã vận dụng kiến thức của các môn được học để giải thích và xác định một số hiện tượng xung quanh. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: a. Hiện tượng lên xuống của thủy triều. b. Quá trình quang hợp của cây xanh. c. Hiện tượng sấm sét. d. Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua. e. Hiện tượng tuyết rơi. f. Hiện tượng thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu. g. Hiện tượng ma trơi. h. Hiện tượng sủi bọt khí khi mở nắp chai nước ngọt có ga. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: a. Hiện tượng lên xuống của thủy triều. -Vận dụng kiến thức môn địa lý và môn vật lý để giải thích và xác định loại hiện tượng. Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều? Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương. Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.Biên đồ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng cở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m. => Hiện tượng lên xuống của thủy triều là hiện tượng vật lí. 2 b. Quá trình quang hợp của cây xanh. - Căn cứ vào kiến thức của bộ môn sinh học để xác định xem quá trình quang hợp có tạo ra chất mới không? Đó là những chất nào? Quang hợp ở cây xanh là quá trình do năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhiđrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước. => Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng hóa học. c. Hiện tượng sấm sét. -Vận dụng kiến thức môn vật lý để giải thích và xác định loại hiện tượng. Sấm sét là hiện tượng phóng điện trong thiên nhiên. Nó hay xảy ra khi trời mưa là do sự hiện diện của các đám mây tích điện. => Hiện tượng sấm sét là hiện tượng vật lí. d. Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua. Sử dụng kiến thức vật lý để giải thích và xác định hiện tượng. Bóng đèn sáng là do khi có dòng điện đi qua dây tóc làm cho dây tóc nóng lên, phát sáng. => Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua là hiện tượng vật lí. 3 e. Hiện tượng tuyết rơi. Vận dụng kiến thức môn vật lý về sự chuyển đổi trạng thái của chất để giải thích và xác định loại hiện tượng. Tuyết, tuyết rơi hay mưa tuyết là một hiện tượng thiên nhiên giống như mưa nhưng là mưa của những tinh thể đá nhỏ. Trong các đám mây với nhiệt độ dưới -10°C các phân tử nước tụ hợp lại và hình thành nên các tinh thể đá nhỏ, kích thước ban đầu khoảng 0,1 mm. Các tinh thể này tăng dần trọng lượng và rơi xuống dưới. => Hiện tượng tuyết rơi là hiện tượng vật lí. f. Hiện tượng thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu. Vận dụng kiến thức môn sinh học để giải thích. Thức ăn: Rau, quả, thịt, cá ... để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu. => Hiện tượng thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu là hiện tượng hóa học. g. Hiện tượng ma trơi. Căn cứ vào kiến thức môn sinh học. Trong thanh phần cấu tạo của xương người có photpho khi cơ thể người bị chôn dưới đất xảy ra sự phân hủy một lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin kèm một ít điphotphin là chất rất dễ bắt cháy trong không khí, tạo ngọn lữa màu xanh nhạt. => Hiện tượng ma trơi là hiện tượng hóa học. 4 h. Hiện tượng sủi bọt khí khi mở nắp chai nước ngọt có ga. Vận dụng kiến thức môn vật lý để giải thích và xác định loại hiện tượng. Vì trong nuớc giải khát có CO2 được nén lại dưới áp suất cao, khi mở nắp chai, mất áp suất, khí CO2 được nap sẳn trong nước ngọt thoát ra ngoài. => Hiện tượng sủi bọt khí khi mở nắp chai nước ngọt có ga là hiện tượng vật lí. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Để giải quyết tình huống này, em đã vận dụng kiến thức của các môn vật lý, sinh học, địa lý kết hợp với kiến thức môn Hóa học 8, đồng thời tìm kiếm thu thập thêm các tư liệu được từ internet, sách, báo,... 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Qua việc giải quyết tính huống “ Sự biến đổi chất ”, em thấy mình hiểu sâu và nắm chắc hơn kiến thức đã học. Bên cạch đó, em cảm thấy phát huy được khả năng tư duy, sự sáng tạo trong học tập đồng thời cũng giải thích đươc một số hiện tượng thường xảy ra trong thực tế. Trên đây là bài dự thi của em rất mong được sự đóng góp của các quý thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn! Phước Mỹ Trung, ngày 10 tháng 01 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Huỳnh Như

File đính kèm:

  • pdfVan dung kien thuc lien moin.pdf
Giáo án liên quan