I – Trắc nghiệm:
1: Phải mở một lọ thuỷ tinh có nút thuỷ tinh bị kẹt bằng cách nào sau đây:
A. Hơ nóng nút lọ. B. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
C. Hơ nóng cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật vật giảm. B. Khối lượng của vật tăng.
C. Khối lượng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật tăng.
3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất rắn co lại khi nóng lên, nở ra khi lạnh đi.
B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Khi nhiệt độ tăng hay giảm chất rắn đều nở ra.
D. Chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
4: Một thanh nhôm có chiều dài 100 cm. Khi tăng nhiệt độ lên 500C thì chiều dài lúc này của nó
là 100,12 cm. Hỏi thanh nhôm đã dài thêm ra bao nhiêu?
A. 0,10cm B. 0,11 cm C. 0,12 cm D. 0,13 cm
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Trắc nghiệm:
1: Phải mở một lọ thuỷ tinh có nút thuỷ tinh bị kẹt bằng cách nào sau đây:
A. Hơ nóng nút lọ. B. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
C. Hơ nóng cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật vật giảm. B. Khối lượng của vật tăng.
C. Khối lượng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật tăng.
3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất rắn co lại khi nóng lên, nở ra khi lạnh đi.
B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Khi nhiệt độ tăng hay giảm chất rắn đều nở ra.
D. Chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
4: Một thanh nhôm có chiều dài 100 cm. Khi tăng nhiệt độ lên 500C thì chiều dài lúc này của nó
là 100,12 cm. Hỏi thanh nhôm đã dài thêm ra bao nhiêu?
A. 0,10cm B. 0,11 cm C. 0,12 cm D. 0,13 cm
5: Trong thí nghiệm tìm hiểu sợ nở vì nhiệt của chất rắn, ban đầu qủa cầu có thể thả lọt qua vòng
kim loại. Quả cầu có thể không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Quả cầu bị làm lạnh. B.Vòng kim loại bị hơ nóng.
C. Quả cầu bị hơ nóng. D. cả A, B, C đều đúng.
6: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:
A. Khối lượng của vật giảm. B. Thể tích của vật giảm đi.
C. Trọng lượng của vật giảm đi. D. Trọng lượng của vật tăng.
7: Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng cổ lọ thuỷ tinh. B. Làm nóng nút thuỷ tinh.
C. Làm lạnh cổ lọ thuỷ tinh. D. làm lạnh đáy lọ thuỷ tinh.
8: Hai cốc thuỷ tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc, ta làm cách nào trong các cách sau:
A. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
B. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
9. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh ở một đầu còn đầu kia để tự do?
A.Để tiết kiệm đinh. B.Để tôn không bị thủng nhiều lỗ.
C.Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt. D.Cả A, B, C đều sai.
10 Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một chất lỏng?
A. Cả khối lượng, trọng lượng, thể tích của chất lỏng đều tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. D. Khối lượng của chất lỏng tăng.
12: Trong các cách sắp xếp các chất lỏng nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng:
A. Rượu, dầu nước. B. Nước, rượu, dầu. C. Dầu, rượu, nước. D. Nước, dầu, rượu.
13: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với KLR của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
A. KLR của chất lỏng tăng.
B. KLR của chất lỏng thoạt đầu giảm, sau đó mới tăng.
C. KLR của chất lỏng giảm.
D. KLR của chất lỏng không thay đổi.
14: Ở nhiệt độ 40 C, một lượng nước xác định sẽ có: C
A. Trọng lượng nhỏ nhất. B. Trọng lượng lớn nhất.
C. Trọng lượng riêng lớn nhất. D. Trọng lượng riêng nhỏ nhất.
15: Một lít nước ở nhiệt độ 200C, đun đến nhiệt độ 800C thì thể tích nước thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi. B. Giảm. C. Sôi. D. Tăng.
16: Bíêt rằng khi nhiệt độ tăng từ 200C đến 500C thì một lít nước nở thêm 10,2 cm3.
Vậy 2000 cm3 nước ban đầu ở 200c khi được đun nóng tới 500c thì sẽ có thể tích bao nhiêu?
A. 10,2 cm3 B. 2010, 2cm3 C. 20,4 cm3 D. 20400 cm3
17: Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của chấtlỏng thay đổi như thế nào?
A. Tăng. B. Lúc đầu giảm, sau tăng. C. Không thay đổi. D. Giảm.
18: Chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng riêng. B. Trọng lượng. C. Khối lượng. D. Cả KL, TL và KLR.
19: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì?
A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.
C. Nước nóng tràn vào bóng. D. không khí tràn vào bóng.
20:Các chất khí: ô xi, không khí, hơi nước nở vì nhiệt như thế nào với nhau?
A. Ô xi nở nhiều hơn không khí và hơi nước. B. Như nhau.
C. Không khí nở nhiều hơn ô xi và hơi nước. D. Khác nhau.
21: Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì:
Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên.
Nước nóng đã tác dụng vào bề mặt quả bóng một lực kéo.
Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra, phồng lên như ban đầu.
Cả A, B, C đều đúng.
II – Điền khuyết:
1. a. Thể tích quả cầu sẽ ........... khi nó bị nung nóng lên.
b. Thể t ích quả cầu sẽ giảm khi ...................
c. Độ dài thanh ray đường tàu sẽ ..................... khi nhiệt độ tăng.
d. Khi nhiệt độ của vật ...................., vật sẽ bị co lại tức là thể tích giảm.
2.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải …………… vòng kim loại để nó ………, hoặc ta phải …………… quả cầu để nó …………
Khi nung nóng ………… quả cầu tăng lên, ngược lại ………… của nó sẽ ………… khi …………
Chất rắn ……… khi nóng lên, co lại khi ………
Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, ………… tăng lên đột ngột làm thủy tinh ……… đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.
Các chất rắn khác nhau thì ……………… khác nhau.
3.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun ………… tăng lên làm cho nước trong ấm ……… và nước sẽ bị …… ra ngoài.
Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể ………… làm cho nước ngọt nở ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để ……… , kết quả có thể làm chai ………
Chất lỏng nở ra khi ………… và co lại khi …………
Các chất lỏng ………… thì ……………… khác nhau.
4.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Chất khí ……… khi nóng lên, ……… khi lạnh đi.
Các chất khí …………… thì nở vì nhiệt ……………
Trong ba chất rắn, lỏng, khí, ………… nở vì nhiệt nhiều nhất, còn ………… nở vì nhiệt ít nhất.
Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ ……………… khi nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí ………
III – Tự luận:
1. Hãy giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng?
2. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
3.Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
4.Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
5.Tại sao không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh?
6.Tại sao trong các tủ lạnh bộ phận làm lạnh bao giờ cũng được lắp ở phía trên của tủ?
7: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta
lập được bảng sau:
Thời gian (phút)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (0C)
-6 -3 -1 0 0 0 2 8 14 18 20
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
File đính kèm:
- lop 6.doc
- linh.doc