Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Tổng hợp hữu cơ

Câu 1. Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở có công thức phân tử là C4H6 khi tác dụng với Br2 thu được 2 dẫn xuất đibrom?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2. Có bao nhiêu anken là chất khí ở điều kiện thường khi tác dụng với H2O thu được một rượu?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3. Chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C9H8O2. Y không tác dụng với Na và không có phản ứng tráng gương nhưng Y lại phản ứng với NaOH khi đun nóng theo tỷ lệ mol là 1: 2. Vậy công thức cấu tạo nào sau đây của Y thỏa mãn.

A. CH3COO-C6H5 B. CH2=CH-COOC6H5 C. H-COO-CH2-C6H5 D. H-COO-C6H4-CH=CH2.

Câu 4. Chất hữu cơ đơn chức X có công thức phân tử là C6H10O2. Khi cho X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có công thức phân tử C3H3O2Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Vậy tên gọi của X là:

A. etyl acrylat B. isopropyl acrylat C. n-propyl acrylat D. anlyl acrylat

Câu 5. Chất hữu cơ X mạch hở. X tác dung Ag2O/ NH3. Hiđro hóa X trong những điều kiện khác nhau có thể thu được chất hữu cơ Y và Z là đồng phân của nhau. Trong đó Y trùng hợp thành cao su isopren. Hãy cho biết Z là chất nào sau đây?

A. 3-Metyl butađien-1,2 B. 2-Metylbutađien-1,3 C. 3-Metyl butin-1 D. 3- Metyl butin-2

Câu 6.Chất X mạch hở có CTPT là C4H6O. Hiđro hóa X thu được rượu Y. Đề hiđrat hóa Y được isobutilen. Hãy cho biết X có bao CTCT?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 7. Chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C5H10. Khi cho Y tác dụng với Brom thu được chất hữu cơ Y1 và Y2 trong đó Y1 là 1,3-đibrom-2,2-đimetylpropan. Hãy cho biết tên gọi của Y2?

A. 1,3-đibrom-2-metyl butan B. 1,3-đibrom-3-metyl butan C. 1,3-đibrompentan D. 2,3-đibrom-2-metylbutan

Câu 8. Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon thơm X thu được etyl xiclo hexan. Hãy cho biết có bao nhiêu hiđrocacbon thỏa mãn.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9. Chất X có CTPT là C4H6O2. Đun nóng X trong NaOH thu được một muối và một rượu. Hãy cho biết có bao nhiêu chất X thỏa mãn?

A. 2 B. 4 C. 6 D. 5

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Tổng hợp hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp hữu cơ Câu 1. Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở có công thức phân tử là C4H6 khi tác dụng với Br2 thu được 2 dẫn xuất đibrom ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Có bao nhiêu anken là chất khí ở điều kiện thường khi tác dụng với H2O thu được một rượu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C9H8O2. Y không tác dụng với Na và không có phản ứng tráng gương nhưng Y lại phản ứng với NaOH khi đun nóng theo tỷ lệ mol là 1 : 2. Vậy công thức cấu tạo nào sau đây của Y thỏa mãn. A. CH3COO-C6H5 B. CH2=CH-COOC6H5 C. H-COO-CH2-C6H5 D. H-COO-C6H4-CH=CH2. Câu 4. Chất hữu cơ đơn chức X có công thức phân tử là C6H10O2. Khi cho X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có công thức phân tử C3H3O2Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Vậy tên gọi của X là: A. etyl acrylat B. isopropyl acrylat C. n-propyl acrylat D. anlyl acrylat Câu 5. Chất hữu cơ X mạch hở. X tác dung Ag2O/ NH3. Hiđro hóa X trong những điều kiện khác nhau có thể thu được chất hữu cơ Y và Z là đồng phân của nhau. Trong đó Y trùng hợp thành cao su isopren. Hãy cho biết Z là chất nào sau đây ? A. 3-Metyl butađien-1,2 B. 2-Metylbutađien-1,3 C. 3-Metyl butin-1 D. 3- Metyl butin-2 Câu 6.Chất X mạch hở có CTPT là C4H6O. Hiđro hóa X thu được rượu Y. Đề hiđrat hóa Y được isobutilen. Hãy cho biết X có bao CTCT? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7. Chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C5H10. Khi cho Y tác dụng với Brom thu được chất hữu cơ Y1 và Y2 trong đó Y1 là 1,3-đibrom-2,2-đimetylpropan. Hãy cho biết tên gọi của Y2 ? A. 1,3-đibrom-2-metyl butan B. 1,3-đibrom-3-metyl butan C. 1,3-đibrompentan D. 2,3-đibrom-2-metylbutan Câu 8. Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon thơm X thu được etyl xiclo hexan. Hãy cho biết có bao nhiêu hiđrocacbon thỏa mãn. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Chất X có CTPT là C4H6O2. Đun nóng X trong NaOH thu được một muối và một rượu. Hãy cho biết có bao nhiêu chất X thỏa mãn ? A. 2 B. 4 C. 6 D. 5 Câu 10. Chất hữu cơ Y có CTPT là C6H6. Y tác dụng với Ag2O theo tỷ lệ mol 1 : 1. Hãy cho biết Y có bao nhiêu CTCT ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11. Este X có công thức phân tử là C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và rượu Z. Đun nóng Z trong H2SO4 đặc ở 1700C thu được chất hữu cơ Z1 có công thức phân tử là C2H6O. Hãy lựa chọn tên gọi đúng của X. A. Metyl propionat B. Etyl axetat C. n-propyl fomiat D. isopropyl fomiat. Câu 12. Chất X có công thức phân tử là C4H8O2. X tác dụng với Na nhưng không tác dụng với NaOH. Oxi hóa X bằng CuO thu được chất hữu cơ Z tạp chức. Hiđro hóa X thu được chất hữu cơ Y. Y tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng. Vậy Y là : A. butanđiol-1,2 B. butanđiol-2,3 C. 2-metylpropanđiol-1,2 D. butanđiol-3,4 Câu 13. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C7H6O3. X tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1 : 2 và tác dụng với NaHCO3 thu được khí CO2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo ? A. 1 B. 3 C. 5 D. 7 Câu 14. Hợp chất X có CTPT là C4H8O3. X vừa có tính chất của axit vừa có tính chất của rượu. Xác định số CTCT có thể có của X. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15. Hợp chất X có công thức phân tử là C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1: 1. Khi cho X tác dụng với Na thu được số mol khí đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác, đề hiđrat hóa X thu được chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C8H8O. Xác định số đồng phân có thể có của Y. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 16. Chất X có công thức cấu tạo sau: CH3-CH(OH)-COOH. Thực hiện phản ứng chuyển hóa X trong điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C6H8O4. X không tác dụng với Na. Hãy cho biết X chứa những nhóm chức gì? A. 2 chức este B. 1 chức este và 2 chức anđehit C. 1 chức anđehit, 1 chức xeton và 1 chức este. D. 1 chức este và 2 chức xêton. Câu 17. Hợp chất hữu cơ X có công thức là C2H2On. X tác dụng với NaHCO3 và với Ag2O/ dung dịch NH3 đun nóng thu được Ag. Hãy lựa chọn giá trị đúng của n. A. n =2 B. n = 3 C. n = 4 D. n = 5 Câu 18. Đun nóng etilen glicol ( HO-CH2-CH2-OH) với axit hữu cơ đơn chức X (xúc tác H2SO4 đặc) thu được hỗn hợp các este trong đó có một este có công thức phân tử là C6HnO4. Lựa chọn giá trị đúng của n. A. n = 6 B. n = 8 C. n = 10 D. n = 12 Câu 19. Hợp chất X có công thức phân tử là C4H7O2Cl. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y, NaCl và rượu etylic. Hãy lựa chọn công thức phân tử của Y. A. C2H3O2Na B. C2H3O3Na C. C2H2O3Na2 D. C2H4O3 Câu 20. Cho sơ đồ phản ứng sau: GlixerinX . Hãy cho biết, khi cho 0,1 mol X tác dụng với Ag2O dư trong dung dịch NH3 đun nóng thì thu được tối đa bao nhiêu mol Ag. A. 0,2 mol B. 0,3 mol C. 0,4 mol D. 0,6 mol. Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X bền, mạch hở thu được CO2 và nước. Phân tử khối của X bằng 44. Hãy cho biết có bao nhiêu chất thoả mãn điều kiện trên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22. Hợp chất hữu cơ đơn chức X mạch hở có chứa C, H, O và có khối lượng phân tử là 60 đv.C. Đốt cháy chất đó thu được CO2 và nước theo tỷ lệ mol là 1: 1. Hãy cho biết có bao nhiêu chất thoả mãn điều kiện trên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23. Cho 6,0 gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O) tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Hãy cho biết có bao nhiêu chất thoả mãn điều kiện trên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24. Hợp chất hữu cơ X no, 2 chức. X tác dụng với Na thu được số mol khí đúng bằng số mol X phản ứng. Phan tử khối của X là 90. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn rượu X thu được CO2 và nước theo tỷ lệ mol là 3: 4. Hãy cho biết có bao nhiêu rượu thoả mãn điều kiện trên? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng sau : C4H6O2Cl2 + dung dịch NaOH dư(t0) đ muối X + C2H4(OH)2 + NaCl. CTCT của chất X là : A. CH3COONa B. HCOONa C. HO-CH2- COONa D. NaO-CH2-COONa Câu 27. Một rượu X mạch nhánh, bậc nhất có công thức phân tử là CxH10O. Lấy hỗn hợp gồm 0,01 mol CH3OH và 0,01 mol X đem trộn với 0,1 mol O2 rồi đốt cháy hoàn toàn 2 rượu. Sau phản ứng thấy có O2 dư. Công thức cấu tạo của X là : A. (CH3)2CH-CH2OH B. CH2=CH-CH(CH3)-CH2OH C. (CH3)2C=CH-CH2OH D. CH3-CH=C(CH3)-CH2OH Câu 28. Chất X có công thức phân tử là C6H10O4. Đun nóng chất X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được axit fomic, rượu metylic và chất hữu cơ Y. Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của Y. A. Y có 2 nhóm -OH B. Y có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -CH=O C. Y có 1 nhóm -OH và 1 nhóm -COOH D. Y có 2 nhóm -COO- ( este). Câu 29. Cho rượu đa chức X tác dụng với axit Y đơn chức thu được este E thuần chức có công thức phân tử là C6H8O6. Vậy CT của Y là. A. HCOOH B. CH3COOH C. C2H3COOH D. C2H5COOH Câu 30. Chất X tác dụng với Ag2O trong NH3 thì cho số mol Ag gấp 4 lần số mol X. Đốt cháy X cho số mol CO2 gấp 4 lần số mol X. 1 mol X lầm mất màu 2 mol Br2 trong nước. Vậy công thức của X là : A. O=CH-CH=CH-CH=O B. O=CH-CºC-CH=O C. O=CH-CH2-CH2-CH=O D. CH2=C(CH=O)2 Câu 31. Hợp chất hữu cơ A1 mạch hở, không phân nhánh và chỉ chứa một loại nhóm chứa có công thức phân tử C8H14O4. Cho A1 tác dụng dung dịch NaOH thu được một mối và 2 rượu. Đề hiđrat hóa 2 rượu đó thu được 4 anken. Hãy cho biết tên gọi của muối. A. natri ađipat B. natri oxalat C. natri propanđioat D. natri butanđioat Câu 32. X không tác dụng với Ag2O/ dung dịch NH3. Đốt cháy hoàn toàn m gam este X thì thu được 6,6 gam CO2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, để thủy phân hoàn toàn m gam este X cần dùng 50 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3COOCH3 B. HCOOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3COOCH2CH3 Câu 33. Cho Na dư tác dụng với m1 gam rượu etylic và m2 gam nước cùng thu được V(l) H2 . Hãy so sánh m1 và m2. A. m1 > m2 B. m1 < m2 D. m1 = m2 D. không so sánh được. Câu 34. Cho Na dư tác dụng với m1 gam rượu n-propylic và m2 gam axit axetic cùng thu được V(l) H2 . Hãy so sánh m1 và m2. A. m1 > m2 B. m1 < m2 D. m1 = m2 D. không so sánh được. Câu 35. Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch : CH3OH ; C3H5(OH)3 và CH3CH=O. A. Ag2O/ dung dịch NH3. B. Na C. CuO D. Cu(OH)2 Câu 36. Có thể sử dụng cặp hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 4 dd: CH3COOH, CH3OH ; C3H5(OH)3 và CH3CH=O. A. quỳ tím và Ag2O/ dd NH3. B. dd NaHCO3, Ag2O/ dd NH3 C. quỳ tím và Cu(OH)2 D. CuO và quỳ tím. Câu 37. Có thể sử dụng cặp hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dd:Natri phenolat, phenol ; C3H5(OH)3 và chất lỏng anilin. A. quỳ tím và dd HCl. B. dd NaOH, quỳ tím. C. dd HCl và Cu(OH)2 D. Cu(OH)2 và quỳ tím. Câu 38. Hợp chất hữu cơ X có số nhóm –COOH bằng số nhóm –OH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và nước theo tỷ lệ mol 1: 1. Hãy cho biết khi cho 0,1 mol X tác dụng với Na dư thu được bao nhiêu mol H2? A. 0,05 mol B. 0,1 mol C. 0,2 mol D. 0,3 mol. Câu 39. Chất hữu cơ X có chứa 2 nhóm –CH=O và 1 nhóm –OH. Cho 8,8 gam X tác dụng Ag2O dư trong dung dịch NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được rượu Y. Hãy cho biết đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y cần bao nhiêu mol O2 ? A. 3,5 mol B. 4,5 mol C. 4 mol D. 3 mol Câu 40. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: phenylaxetat X Y Z natri picrat. Vậy X, Y, Z, lần lượt là: A. natri phenolat, phenol, 2,4,6-trinitrophenol B. natri axetat, benzen, phenol. C. natri phenolat, phenyl clorua, phenol. D. natri axetat, axit axetic, glixerin triaxetat. Câu 41. Cho sơ đồ sau : CH4 đ X1 đ X2 đ nitro benzen đ X3 đ X4 đ 2,4,6-Tribrom anilin. Vậy X2, X3, X4 là : A. benzen ; anilin ; o-brom anilin B. benzen ; phenyl amoni clorua ; anilin. C. axetilen ; anilin ; p-brom anilin ; D. benzen ; phenyl amoni clorua ; 2-brom anilin. Câu 42. Hỗn hợp X gồm 1 axit và este đều đơn chức. Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với NaOH thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon trong phân tử và 1,84 gam rượu. Vậy 2 chất trong hỗn hợp X là: A. HCOOH và CH3COOC2H5 B. HCOOC2H5 và CH3COOH C. CH2=CH-COOCH3 và CH3COOH D. CH3COOCH2-CH=CH2 và CH2=CH-COOH Câu 43. Hỗn hợp X gồm 1 axit no và một rượu no đơn chức. Cho 0,1 mol X tác dụng với NaHCO3 thu được 0,896 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 3,6 gam H2O. Vậy công thức của các chất trong hỗn hợp X là: A. HCOOH và CH3CH2OH B. CH3COOH và CH3CH2OH C. CH3COOH và CH3OH D. CH3CH2COOH và CH3OH Câu 44. Một hỗn hợp X gồm 0,1 mol rượu đơn chức và 0,12 mol axit đơn chức có cùng số nguyên tử H trong phân tử. Đun nóng hỗn hợp X thu được 6,88 gam este. ( hiệu suất phản ứng este hóa đạt 80%). Vậy rượu và axit ban đầu là : A. CH3OH và CH3COOH B. CH3OH và CH2=CH-COOH C. C2H5OH và C2H5COOH D. C2H5OH và C3H5COOH Câu 45. Chất X có CTPT là C8H8O2. Đun nóng 0,1 mol X trong NaOH thu được 19,8 gam muối. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT? A. 3 B. 4 C. 5 D. không xác định. Câu 46. Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tạo thành từ một axit và 2 rượu đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng với 200 NaOH 1M. Cô cạn dd sau PƯ thu được 12,2 gam chất rắn khan và 5,44 gam hỗn hợp 2 rượu. CT của 2 este là : A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7 B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7 D.C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7. Câu 47. Este X có công thức phân tử là C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và rượu Z. Oxi hoá Z bằng CuO thu được chất hữu cơ Z1 có phản ứng tráng gương. Khi cho 1 mol Z1 phản ứng tráng gương thu tối đa 4 mol Ag. Hãy lựa chọn tên gọi đúng của X. A. Metyl propionat B. Etyl axetat C. n-propyl fomiat D. isopropyl fomiat. Câu 48. Chất X có công thức phân tử là C8H14O4. Đun nóng X trong NaOH thu được rượu Y1 và Y2 và muối Z. Đề hiđrat hóa 2 rượu đó thu được một anken duy nhất. Vậy tên gọi của muối là : A. natri oxalat B. natri ađipat C. natri butanđioat D. natri propanđioat Câu 49. Cho các chất sau đây: (1) CH3-CH(NH2)-COOH; (2) HO-CH2-CH2-COOH; (3) HCHO và C6H5OH ; (4) C2H4(OH)2 và p-C6H5(COOH)2 ; (5) H2N-(CH2)6-NH2 và HOOC-(CH2)4-COOH . Các trường hượp nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? A. (1) (2) B. (1) (2) (4) C. (1) (3) (4) (5) D. (1) (2) (3) (4) (5) Câu 50. Cho sơ đồ sau: X (CxHyBrz) + NaOH dư (t0) đ anđehit Y + NaBr + H2O (1) Y + [O] đ axit ađipic Hãy xác định công thức phân tử của X. A. C6H6Br4 B. C6H8Br4 C. C6H10Br4 D. C6H8Br2 Câu 51. Cho các hợp chất hữu cơ: phenyl metyl ete, toluen, anilin, phenol. Trong số các chất đã cho, những chất có thể làm mất màu dung dịch brom là: A. Toluen, anilin, phenol. B. Phenyl metyl ete, anilin, phenol. C. Phenyl metyl ete, toluen, anilin, phenol. D. Phenyl metyl ete, toluen, phenol. Câu 52. Có bốn chất: axit axetic, glixerin, glucozơ. Chỉ dùng thêm một chất nào sau đây để nhận biết? A. Quỳ tím. B. CaCO3. C. CuO. D. Cu(OH)2/OH- Câu 53. Chia hỗn hợp X gồm hai axit (Y là axit no đơn chức, Z là axit không no đơn chức chứa một liên kết đôi). Số nguyên tử trong Y, Z bằng nhau. Chia X thành ba phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng hết với 100ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. - Phần 2: Phản ứng vừa đủ với 6,4g Br2 - Phần 3: Đốt cháy hoàn toàn thu được 3,36 lít CO2(đktc). 1/ Số mol của Y, Z trong X là: A. 0,01 và 0,04. B. 0,02 và 0,03. C. 0,03 và 0,02. D. 0,04 và 0,01. 2/ Công thức phân tử của Y và của Z là: A. C2H4O2 và C2H2O2 B. C3H6O2 và C3H4O2 C. C4H8O2 và C4H6O2 D. C4H6O4 và C4H4O4 Câu 54. Nhận biết các chất hữu cơ Câu 1. Có các dung dịch chất sau: CH4O (X); CH2O (Y); CH2O2 (Z); CH2=CH-COOH (G) ; CH3COOH (E). Hãy cho biết sử dụng dãy hóa chất nào sau đây có thể dùng để nhận biết các chất đó. A. Na; quỳ tím, dung dịch Br2 B. Ag2O/ NH3; quỳ tím và dung dịch Br2. C. CuO; Ag2O/ NH3 và dung dịch Br2. D. NaHCO3; dung dịch Br2 và Na. Câu 2. Có các dung dịch sau: CuSO4, NaOH; CH3COOH; HCOOH; glixerin; glucozơ. Chỉ dùng quỳ tím, hãy cho biết có thể nhận biết được bao nhiêu chất. Các dụng cụ có đủ. A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 3. Có các dung dịch sau: alanin; anilin; axit glutamic; glixin; H2N-CH2-COONa; HCl. Được sử dụng quỳ tím và dung dịch AgNO3, hãy cho biết có thể nhận biết được bao nhiêu chất? A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 4. Có các chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử là C3H6O2. Hãy cho biết hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các chất lỏng (hoặc dung dịch) đó? A. Na B. dung dịch NaOH C. Cu(OH)2 D. Ag2O/dung dịch NH3. Câu 5. Có các dung dịch: CH3CH2OH; glixerin; axit axetic; anđehit axetic; và các chất lỏng: anilin; etyl axetat và glixerintrifomiat. Hãy cho biết nếu chỉ sử dụng dung dịch NaOH và dung dịch CuSO4. Hãy cho biết có thể nhận biết được bao nhiêu chất? A. 3 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 8. Có các chất lỏng : etyl axetat; vinyl axetat; glixerin; anđehit axetic; anilin và axit axetic. Hãy cho biết, nếu sử dụng nước và một hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các chất lỏng đó. A. Cu(OH)2 B. Na C. Ag2O/ NH3 D. dung dịch Br2. Câu 7. Có các bình mất nhãn chứa các khí sau: C3H6 (xiclo propan); C2H4; C2H2; HCH=O; CH3NH2. Sử dụng quỳ tím ẩm, dung dịch Ag2O/ NH3 và thuốc thử nào sau đây để có thể nhận biết được các khí đó? A. dung dịch KMnO4 B. dung dịch NaOH C. dung dịch Br2 D. dung dịch H2SO4. Câu 8. Thủy phân glixerin trifomiat trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng. Hãy cho biết hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để nhận biết sản phẩm của phản ứng thủy phân. A. Cu(OH)2 B. CuSO4 và dung dịch NaOH C. Ag2O/ dung dịch NH3 D. dung dịch Br2. Câu 9. Có các chất lỏng sau: stiren; toluen; anilin; và các dung dịch phenol; HCl. Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó? A. dung dịch Br2 B. dung dịch KMnO4 C. Na C. Cu(OH)2. Câu 10. Cho sơ đồ sau: Tinh bột đ X1 đ X2 đ X3 đ X4 đ X5 đ CH4. Biết rằng chúng đều có oxi trong phân tử và X2, X3, X4, X5 đều có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Nếu chỉ sử dụng quỳ tím và Cu(OH)2 hãy cho biết có thể nhận biết được bao nhiêu chất ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 11. Cho các dung dịch sau : ClH3N-CH2COOH ; HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH ; H2N-CH2-COONa ; CH3-CH(NH2)-COOH. Hãy cho biết, để nhận biết các dung dịch đó, có thể sử dụng cặp thuốc thử nào sau đây ? A. quỳ tím và dung dịch Br2 B. quỳ tím và Cu(OH)2 C. quỳ tím và dung dịch AgNO3 D. phenolphtalein và Na. Câu 12. Sử dụng Cu(OH)2/ OH-,t0. Hãy cho biết có thể phân biệt được dãy các chất nào sau đây. A. glucozơ, fructozơ, anđehit axetic, lòng trắng trứng. B. mantozơ, saccarozơ, axit axetic và lòng trắng trứng. C. saccarozơ, glixerin, axit axetic và anđehit axetic. D. lòng trắng trứng, mantozơ, glucozơ, anđehit axetic. Câu 13. Hãy cho biết hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch : anđehit axetic, rượu etylic và axit axetic. A. Ag2O/ NH3 B. Cu(OH)2 C. Na D. quỳ tím. Câu 14. Hãy cho biết dung dịch HCl có thể sử dụng để phân biệt các dãy hóa chất nào sau đây ? A. dd C6H5ONa, anilin (lỏng), rượu etylic (lỏng) B. dd C6H5NH3Cl, axit axetic, anilin. C. dd glixerin, etyl axetat, axit axetic D. benzen, toluen, etyl axetat Câu 15. Có các bình mất nhãn chứa các khí sau: etilen, axetilen, etan, xiclopropan. Hãy cho biết cần sử dụng tối thiểu bao nhiêu thuốc thử để có thể nhận biết được các khí đó. A. 1 B. 2 C. 3 D. 0 Dự đoán sản phẩm phản ứng ( chính, phụ ) và số lượng sản phẩm phản ứng. Câu 1. Dãy những chất nào sau đây đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường ? A. axit axetic, glixerin, etilen glicol B. anđehit axetic, axit axetic, glixerin. C. anđehit axetic, axit axetic, glixerin tri axetat D. anđehit axetic, axit axetic, glixerin trifomiat. Câu 2. Nhúng quỳ tím vào dãy các dung dịch nào sau đây, quỳ tím đều chuyển sang màu xanh? A. phenol, anilin, natri axetat B. rượu etylic, anilin, natri axetat C. metylamin, natri phenolat , natri axetat D. anilin, NH3, natri axetat. Câu 3. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch Br2 và cho kết tủa trắng là: A. phenol, anilin, Metylphenylete. B. phenol, anilin, p-Metyl phenolat natri C. phenol, anilin, phenyl amoni clorua D. phenol, anilin, anđehit axetic. Câu 4. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch Br2 là ở điều kiện thường: A. p-Metyl phenolat natri, anđehit axetic, rượu etylic B. phenol, axit axetic và anilin. C. phenyl amoni clorua, anđehit axetic và axit fomic D. anđehit axetic, p-Metyl phenolat natri, propenol. Câu 5. Dãy những chất nào sau đây đều tác dụng với NaHCO3 thu được khí CO2. A. axit axetic, axit picric, phenyl amoni clorua B. axit axetic, axit phenic, anilin. C. axit axetic, axit phenic, axit amino axetic. D. Etyl axetat, axit phenic, phenyl amoni clorua Câu 3. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương khi cho tác dụng với Ag2O trong NH3,t0. A. etanal , axit fomic, glixerin trifomiat B. axetilen, anđehit axetic, axit fomic C. propanal, etyl fomiat, rượu etylic. D. axit oxalic, etyl fomiat, anđehit benzoic. Câu 4. Số đồng phân thơm có công thức phân tử là C8H10O, không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với Na là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 5. Cho các chất sau: rượu benzylic; benzylclorua; phenol; phenyl clorua; p-crezol; axit axetic. Có bao nhiêu chất có thể tác dụng với NaOH đặc ở nhiệt độ cao và áp suất cao? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6. Natri axetat, natri phenolat và natri etylat, sự sắp xếp nào sau đây ứng với tính bazơ tăng dần ? A. natri axetat < natri phenolat < natri etylat B. natri phenolat < natri axetat < natri etylat C. natri axetat < natri phenolat < natri etylat D. natri etylat < natri phenolat < natri axetat Câu 7. Hãy cho biết dãy các chất nào sau đây đều phản ứng tạo kết tủa trắng khi cho tác dụng với dung dịch Br2? A. natriphenolat; axit phenic; p-Metyl anilin. B. axit picric; phenyl amoni clorua; anilin. C. rượu benzylic; axit phenic; toluen D. axit picric; axit phenic và anilin. Câu 8. Những chất nào sau đây đều tác dụng với Na và với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng? A. C3H5(OH)3 ; CH3COOH B. CH3COOH; C6H5NH3Cl . C. C2H4(OH)2 ; CH3COOCH=CH2 D. ( CH3COO)3C3H5 ; C6H5OH. Câu 9. Hãy cho biết rượu nào sau đây bị oxi hóa thành anđehit khi cho tác dụng với CuO? A. iso-butylic; iso-propylic; benzylic B. iso-butylic; etylic và propenol. C. neo-pentylic; iso-propylic và sec-butylic. D. sec-butylic, propanol-1 và etilen glycol. Câu 10. Cho các cặp dung dịch chất sau: (1) CH3NH2 và C6H5NH3Cl; (2) CH3COOH và CH3NH2; (3) CH3OH và C6H5ONa (4) CH3COOH và C6H5NH2 ; (5) CH3ONa và CH3COOH; (6) CH3COOH và C2H5OH. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau? A. (1) (2) (3) (4) (5) (6) B. (1) (2) (4) (5) (6) C. (1) (2) (4) (5) D. (1) (2) (5). Câu 11. Cho các chất sau: (CH3)3N; CH3OH; CH3CH2ONa; C6H5ONa; C6H5NH3Cl và NaOH. Hãy cho biết có bao nhiêu chất tác dụng được với axit axetic ở nhiệt độ phòng trong điều kiện không có xúc tác? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 12. Cho các chất sau: etilen glicol, glixerin; axit axetic; glucozơ và 2,4,6-Trinitrophenol, phenyl amoni clorua. Hãy cho biết số chất tác dụng được với NaOH là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 13. Chất nào sau đây không có kết tủa trắng khi cho dung dịch Br2 vào dung dịch chất đó ? A. Metylphenyl amin B. anilin C. benzyl amin. D. p-Metylanilin. Điều chế các chất. Câu 1. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được rượu etylic là: A. CH3CH2Cl, CH3COOC2H5, C6H12O6 (glucơzơ), C2H4 B. CH3CH2Cl, CH3COOC2H5, C6H12O6 (glucơzơ), C2H2 C. CH3CH2Cl, CH3COOC2H5, C6H12O6 (glucơzơ), C2H6 D. CH3CH2Cl, CH3COOC2H5, C6H12O6 (glucơzơ), CH4. Câu 2. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được anđehit axetic là: A. CH3CH2OH, C2H2, CH3COOCH=CH2, CH3-CHCl2 B. CH3CH2Cl, C2H4, CH3COOCH=CH2, CH2=CHCl. C. CH3CH2OH, C2H2, CH3COOCH=CH-CH3, CH3-CHCl2 D. CH3CH2OH, C2H6, CH3COOCH=CH2, CH3-CHCl. Câu 3. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được anilin (C6H5NH2) là: A. C6H5NO2, C6H5NH3Cl, C6H6. B. C6H5NO2, C6H5NH3Cl, C6H5NH3O-CO-CH3. A. C6H5NO2, C6H6, C6H5CH3 D. C6H5NH3Cl, C6H6, C6H5NH3O-CO-CH3. Câu 4. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được cao su là: A. CH2=CH-CH=CH2, CH2=C(CH3)-CH=CH2, CH2=CCl-CH=CH2 B. CH2=CH-CH=CH2, CH2=C(CH3)-CH=CH2, CH2=CHCl. C. CH2=CH-CH=CH2, CH2=C=CH-CH3, CH2=CCl-CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, CH2=C(CH3)-CH=CH2, CH2=CH-C6H5. Câu 5. Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp được poliamit là: A. axit ađipic và hexametylen điamin; alanin; capro lactam; B. axit axetic và hexametylen điamin; alanin; capro lactam; C. axit e-caproic; anilin; glixin D. glixin , axit ađipic và etilen glicol, capro lactam; Câu 6. Cho các chất sau: C2H5Br , CH3CH=O, CH3COOH, C2H5OC2H5, CH2=CH-CH=CH2, CH3CH2ONO2, C2H4(OH)2, CH3COOCH3, CH2=CH-Cl. Có bao nhiêu chất có thể điều chế trực tiếp được từ rượu etylic. A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 7. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế được từ axetilen qua 2 phản ứng là: A. butađien-1,3; rượu etylic, axit axetic, nitrobenzen, etilen glicol B. etilen; rượu etylic, phenol, nitrobenzen, etilenglicol. C. vinyl axetilen; rượu etylic, phenol, nitrobenzen, glixerin D. vinylaxetilen; đietylete, phenol, nitrobenzen, glixerin Câu 8. Dãy gồm các chất có thể điều chế từ benzen qua 2 phản ứng là: A. phenol, anilin, cloxiclohexan. B. phenol, anilin, axit picric. C. phenol, anilin, 2,4,6-Tribrom phenol D. phenol, anilin, axetilen. Câu 9. Dãy gồm các chất có thể điều chế từ anđehit axetic qua 2 phản ứng là: A. etilen, axit axetic, etyl nitrat. B. etilen, rượu etylic, etyl nitrat. C. axetilen, etyl nitrat, axit axetic. D. etan, etylaxetat, axit axetic. Câu 10. Sự sắp xếp các chất nào sau đây đúng với chiều tăng dần nhiệt độ sôi? A. rượu etylic < anđehit axetic < axit axetic < natri fomiat B. anđehit axetic < rượu etylic < axit axetic < natri fomiat C. rượu etylic < anđehit axetic < natri fomiat < axit axetic D. anđehit axetic < rượu etylic < natri fomiat < axit axetic Câu 11. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần khả năng phản ứng thế của vòng benzen khi tác dụng với HNO3 đặc/ xt H2SO4 đ A. anilin < benzen < toluen < phenol B. benzen < toluen < anilin < phenol C. benzen < toluen < phenol < anilin D. toluen < benzen < anilin < phenol Câu 12. Chất nào sau đây có thể điều chế từ axetilen chỉ qua 3 phản ứng? A. etyl fomiat. B. etyl axetat C. Metyl axetat D. vinyl axetat Câu 13. Chất hữu cơ X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H6Cl2. Đun nóng X với dung dịch NaOH được chất hữu cơ Y. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. p-Cl-C6H4-CH2Cl B. m-Cl-C6H4-CH2Cl C. C6H5-CHCl2 D. o-Cl-C6H4-CH2Cl Câu 14. Hợp chất X mạch thẳng no, có chứa 2 nhóm -OH và 1 nhóm –COOH. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được thu được 1,68 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần 4,48 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của X là : A. C3H6O4 B. C4H8O4 C. C5H10O5 D. C6H12O4.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_chuyen_de_tong_hop_huu_co.doc