1- Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2(đkc)vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2.Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm:
A- Chỉ có CaCO3 B- Chỉ có Ca(HCO3)2
C- Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D- Không có CaCO3 và Ca(HCO3)2
2- Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít,thu được 15,76g kết tủa .Giá trị của a là:
A- 0,032 B- 0.048 C- 0,06 D- 0,04
3- Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dd chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hổn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.Quan hệ giữa a và b là :
A- a>b B- a
4- Hổn hợp X gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92g.Cho khí CO dư đi qua hổn hợp X đun nóng.Khí sinh ra sau phản ứng cho tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9g kết tủa.Khối lượng sắt thu được là
A- 4,48g B- 3,48g C- 4,84g D- 5,48g
5- Sục V(l) CO2(đkc) vào 150ml dd Ba(OH)2 1M,sau phản ứng thu được 19,7g kết tủa.Giá trị của V là
A- 2,24 lít ; 4,48 lít B- 2,24 lít ; 3,36 lít C- 3,36 lít ; 2,24 lít D- 22,4lít ; 3,36 lít
14 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Phần: Cacbon và hợp chất của Cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON
1- Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2(đkc)vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2.Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm:
A- Chỉ có CaCO3 B- Chỉ có Ca(HCO3)2
C- Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D- Không có CaCO3 và Ca(HCO3)2
2- Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít,thu được 15,76g kết tủa .Giá trị của a là:
A- 0,032 B- 0.048 C- 0,06 D- 0,04
3- Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dd chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hổn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.Quan hệ giữa a và b là :
A- a>b B- a<b C- b<a<2b D- a = b
4- Hổn hợp X gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92g.Cho khí CO dư đi qua hổn hợp X đun nóng.Khí sinh ra sau phản ứng cho tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9g kết tủa.Khối lượng sắt thu được là
A- 4,48g B- 3,48g C- 4,84g D- 5,48g
5- Sục V(l) CO2(đkc) vào 150ml dd Ba(OH)2 1M,sau phản ứng thu được 19,7g kết tủa.Giá trị của V là
A- 2,24 lít ; 4,48 lít B- 2,24 lít ; 3,36 lít C- 3,36 lít ; 2,24 lít D- 22,4lít ; 3,36 lít
6- Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3.Thực hiện các thí ngiệm sau
TN1: cho (a+b)mol CaCl2. , TN2: cho (a+b) mol Ca(OH)2 vào dd X .Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là
A- Bằng nhau B- Ở TN1 < ở TN2
C- Ở TN1 > ở TN2 D- Không so sánh được
7- Hấp thụ hoàn toàn x lít CO2(đkc) vào 2 lít dd Ca(OH)2 0.01M thì thu được 1g kết tủa.Giá trị của x là:
A- 0,224 lít và 0,672 lít B- 0.224 lít và 0,336 lít
C- 0,24 lít và 0,67 lít D- 0,42 lít và 0,762 lít
8- Cho 16,8 lít hổn hợp X gồm CO và CO2(đkc) có khối lượng là 27g,dẫn hổn hợp X qua than nóng đỏ thu được V lít khí Y.Dẫn khí Y qua ống đựng 160g CuO(nung nóng)thì thu được m gam rắn.
a) Số mol CO và CO2 lần lượt là:
A- 0,0375 và 0,0375 B- 0,25 và 0,5
C- 0,5 và 0,2 D- 0,375 và 0,375
b) V có giá trị là:
A- 1,68 B- 16,8 C- 25,2 D- 2,8
c)Giá trị của m là:
A- 70 B- 72 C- 142 D- Kết quả khác
9- Nung 4g hổn hợp X gồm CuO và FeO với cacbon dư trong điều kiện không có không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít (đkc) hổn hợp khí Y gồm CO và CO2 và chất rắn Z. Dẫn Y qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 0,5g kết tủa.
a) Khối lượng của Z là:
A- 3,12g B- 3,21g C- 3g D- 3,6g
b)Khối lượng CuO và FeO lần lượt là:
A- 0,4g và 3,6g B- 3,6g và 0,4g
C- 0,8g và 3,2g D- 1,2g và 2,8g
10- Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe2O3 nung nóng.Sau một thời gian thu được 6,96g hổn hợp rắn X,cho X tác dụng hết với dd HNO3 0,1M vừa đủ thu được dd Y và 2,24 lít hổn hợp khí Z gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hidro là 21,8.
a) Hấp thụ hết khí sau khi nung vào nước vôi trong dư thì thu được kết tủa có khối lượng là
A- 5,5g B- 6g C- 6,5g D- 7g
b) m có giá trị là: A- 8g B- 7,5g C- 7g D- 8,5g
c) Thể tích dd HNO3 đã dùng:
A- 4 lít B- 1 lít C- 1,5 lít D- 2 lít
d)Nồng độ mol/lít của dd Y là:
A- 0,1 B- 0,06 C- 0,025 D- 0,05
e) Cô cạn dd Y thì thu được bao nhiêu gam muối?
A- 24g B- 24,2g C- 25g D- 30g
11- Sục V lít CO2(đkc) vào dd Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa rồi cho dd H2SO4 dư vào nước lọc thu thêm 1,165g kết tủa nữa.Giá trị của V là
A- 11,2 lít và 2,24lít B- 3,36 lít C-3,36 lít và 1,12 lít D-1,12 lít và 1,344 lít
12- Sục V lít CO2 (đkc) vào 200ml dd hổn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82g kết tủa.
Giá trị của V là:
A- 1,344l lít B- 4,256 lít C- 1,344l lít hoặc 4,256 lít D- 8,512 lít
13- Cho 5,6 lít CO2(đkc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d = 1,22g/ml) thu được dd X.Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn:
A- 26,5g B- 15,5g C- 46,5g D- 31g
14- Cho 0,2688 lít CO2(đkc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,001M.Tổng khối lượng các muối thu được là:
A- 2,116g B- 1,1916g C- 1,216g D- 2,004g
15- Cho 37,95g hổn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào 100ml dd H2SO4 loãng thấy có 1,12 lít CO2(đkc) thoát ra,dd A và chất rắn B.Cô cạn dd A thu được 4g muối khan.Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được rắn B1 và 4,48 lít CO2(đkc).Biết trong hổn hợp đầu có tỉ lệ .
a)Nồng độ mol/lít của dd H2SO4 là:
A- 0,2M B- 0,1M C- 0,5M D- 1M
b) Khối lượng chất rắn B là:
A- 30,36g B- 35,75g C- 42,75g D- 40,95g
c) Khối lượng chất rắn B1 là:
A- 26,95g B- 21,56g C- 33,15g D- 32,45g
d) Nguyên tố R là:
A- Ca B- Sr C- Zn D- Ba
16- Cho V lít khí CO2(ở 54,60C và 2,4atm) hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dd hổn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 23,64g kết tủa.V có giá trị :
A- 1,344 lít B- 4,256 lít C- 1,344 và 4,256 lít D- Đáp án khác
17-Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lít khí CO2 vào 400ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng là bao nhiêu?
A- 1,5g B- 10g C- 4g D- 0,4g
18- Đốt cháy hoàn toàn 0,6g cacbon rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A- 9,85g B- 15,725g C- 20,7g D- 31,55g
19- Sục 11,2 lít CO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol/l của chất trong dung dịch tạo thành là:
A- 0,25M B- 0,375M C- 0,625M D- Cả A, B
20- Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp N2 và CO2 vào bình chứa 0,08 mol Ca(OH)2 thu được 6g kết tủa. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp đầu là:
A- 30% B- 40% C- 50% D- Cả A và C
Bài tập chất khí của nitơ
Câu 1: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít H2 ở nhiệt độ 00C và áp suất 10atm. Sau phản ứng tổng hợp amoniac, đưa nhiệt độ bình về 00C
a)Tính p trong bình sau pứ, biết rằng có 60% H2 tham gia phản ứng : A. 10 atm; B. 8 atm; C. 9 atm; D. 8,5 atm
b) Nếu áp suất trong bình là 9 atm sau phản ứng thì có bao nhiêu phần trăm mỗi khí tham gia phản ứng
A.N2: 20% ;H2 40%. B. N2: 30% ;H2 20% C. N2: 10% ;H2 30%. D. N2: 20% ;H2 20%
Dùng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi 2,3
Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac từ hỗn hợp gốm 4 lít khí nitơ và 14 lít khí hiđro. Sau phản ứng thu được 16,4 lít h/hợp khí.Biết các khí đo trong cùng điều kiện
Câu 2Thể tích khí amoniac thu được là:
A. 0,8 lít B. 1,6 lít C. 2,4 lít D. 0,4 lít
Câu 3 Hiệu suất của quá trình tổng hợp là:
A. 19,9% B. 20% C. 80% D. 60%
Dùng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi 4,5
Để thực hiện tổng hợp amoniac, người ta cho vào bình kín có dung tích 3 lít một hỗn hợp khí gồm 4 mol nitơ, 26 mol hiđro, áp suất bình là 400 atm
Câu 4. Nhiệt độ t0C của bình lúc ban đầu là: A. 487,500C B. 4000C C. 731,700C D. Tất cả đều sai.
Câu 5. Khi đạt đến trạng thái cân bằng trong bình còn 75% nitơ so với ban đầu. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất của bình là:
A. 360 atm B. 373,33 atm C. 420 atm D. 220 atm
Câu 6. Bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 00C, áp suất 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp amoniac, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất của bình lúc này là 8 atm. % thể tích khí hiđro đã tham gia phản ứng là:
A. 50% B. 60% C. 40% D. 70%
Câu 7. Cho phương trình phản ứng : N2 + 3 H2 2NH3
Khi giảm thể tích của hệ xuống 3 lần thì phản ứng sẽ chuyển dời theo chiều nào sau đây
A. Theo chiều thuận B. Theo chiều nghịch
C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai.
Câu 8. Khi có cân bằng N2 + 3 H2 2NH3 được thiết lập, nồng độ các chất [N2] = 3 mol/l, [H2]=9mol/l, [NH3] = 1 mol/l. Nồng độ ban đầu của N2 là:
A. 3,9 mol/l B. 3,7 mol/l C. 3,6 mol/l D. 3,5 mol/l
Câu 9. Một bình kín chứa 4 mol N2 và 16 mol H2 có áp suất 400atm. Khi đạt trạng thái cân bằng thì N2 tham gia phản ứng là 25%, nhiệt độ vẫn giữ nguyên. Tổng số mol khi tham gia phản ứng là :
A.18 mol B.19 mol C. 20 mol D.21 mol
Câu 10. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32g CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y . Thể tích khí Y sinh ra là : A. 2,12 lít B. 1,21 lít C. 1,22 lít D. Kết quả khác.
Câu 11. Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2. Nếu nồng độ ban đầu của N2= 0,21mol/l, H2=2,6 mol/l. Khi đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ NH3 = 0,4 mol/l Hỏi nồng độ N2 và H2 lần lượt là bao nhiêu?
A. 0,01 mol/l và 2 mol/l B. 0,15 mol/l và 1,5 mol/l
C. 0,02 mol/l và 1,8 mol/l D. 0,2 mol/l và 0,75mol/l
Câu 12. Nếu lấy 17 tấn NH3 để điều chế HNO3, với hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 80% thì khối lượng dung dịch HNO3 63% thu được bằng bao nhiêu (trong các giá trị sau)?
A. 35 tấn B. 75 tấn C. 80 tấn D. 110 tấn
Câu 13. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có khối lượng mol trung bình bằng 6 đvC. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp NH3,được hỗn hợp Y có khối lượng mol trung bình bằng 9,75 đvC. Hiệu suất phản ứng tổng hợp là :
A. 93,75% B. 82,5% C. 75% D. 60%
Câu 14. Trong 1 bình kín dung tích 1 lít chứa N2 ở 23,7 0C và 0,5 atm. Thêm vào bình 9,4 gam muối nitrat kim loại X. Nhiệt phân hết muối rồi đưa nhiệt độ bình về 136,50C áp suất trong bình la p . Chất rắn còn lại là 4 gam .Công thức của muối nitrat và p là:
A.NaNO3 ; 5,8atm B.Cu(NO3)2 ; 4,872atm
C. Fe(NO3)2 ; 4,6atm D.KNO3 ; 5,7atm
Câu 15 Một hỗn hợp gồm NH3 và O2 có tỉ lệ mol 2:5 chiếm thể tích là 62,72 lít ở 0oC, 2,5 atm.Số mol NH3 và O2 là:
A- 2 mol, 5 mol B- 5 mol, 2 mol
C- 1 mol, 2,5 mol D- 2,5 mol, 1 mol
Câu 16: Trong một bình kín dung tích 10 lít chứa 21 gam nitơ. Tính áp suất của khí trong bình, biết nhiệt độ của khí bằng 25oC.
A.1,231atm B.1,834atm C.3,68atm D.2,7atm
Câu 17 : Oxit nitơ (A) có tỉ khối hơi đối với hidro là 23. Oxit nitơ (B) có tỉ khối hơi đối với heli là 11. Xác định công thức phân tử A và B lần lượt là :
A.N2O và NO2 B.NO và NO2 C.NO và N2O D.NO2 và N2O
Câu 18: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Tính thành phần % về thể tích hỗn hợp.
A.25% và 75% B.20% và 80% C.50% và 50% D.40% và 60%
Câu 19: A là hợp chất nitơ với oxi. Hỗn hợp A và CO2 có tỉ khối hơi đối với heli là 8,9.
Xác định thành phần % về thể tích hỗn hợp trên:
A.40% và 60% B.35% và 65% C.30% và 70% D.50% và 50%
Câu 20: Một hỗn hợp khí A gồm 2 oxit của nitơ X và Y với tỷ lệ thể tích VX : VY = 1 : 3 có tỉ khối hơi so với hidro là 20,25. Xác định 2 oxit trên.
A.NO và NO2 B.N2O và NO2 C.NO và N2O D.N2 và N2O
Câu 21: Cho 2 lít N2 và 8 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 8 lít (thể tích các khí đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Tính hiệu suất phản ứng.
A.40% B.50% C.60% D.70%
Câu 22: Cho 20 lít hỗn hợp khí N2 và H2 (theo tỉ lệ 1:4) vào bình kín. Sau khi phóng tia lửa điện để phản ứng xảy ra rồi đưa về điều kiên ban đầu, hỗn hợp thu được có V = 18 lít. Tính hiệu suất phản ứng.
A.25% B.50% C.75% D.100%
Câu 23: Dẫn 1 lít hỗn hợp NH3 và O2 theo tỉ lệ 1:1 đi qua ống đựng Pt nung nóng. Khí nào còn dư.
A.NH3 B.O2 C.Cả hai D.Không có
Câu 24: Có 11,2 lít amoniac (đktc). Tính số mol H2SO4 đủ để phản ứng hết với lượng khí này?
A.0,125 mol B.0,75 mol C.0,5 mol D.0,25 mol
Câu 25: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 (đktc) để điều chế được 51 gam NH3, biết hiệu suất của phản ứng là 25%?
A.16 lít B.100 lít C.537,6 lít D.134,4 lít
Câu 26: Cho 56g N2 tác dụng với 18g H2. Sau phản ứng ta thu được 8,5g NH3. Tính hiệu suất phản ứng.
A.25% B.50% C.37,5% D.12,5%
Câu 27: Cho 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 16 gam CuO nung nóng thu được m(g) chất rắn X. Tính m:
A.13,6 g B.9,6 g C.16 g D.18 g
Câu 28: Cho 26,06g hỗn hợp A gồm amoni cacbonat và amoni clorua tác dụng hoàn toàn với 80g dung dịch NaOH 30% thu được 11,648 lít khí (đktc) và một dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được m(g) muối khan. Tinh m:
A.29,18g B.32,38g C.26,78g D.36,75g
Câu 29: Cho 22,4 lít khí nitơ (đktc) tác dụng với 18g hidro. Sau phản ứng thu được 8,5g amoniac. Tính hiệu suất phản ứng.
A.25% B.37,5% C.50% D.75%
Câu 30: Cho 27,4g kim loại Ba vào 500g dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được V(l) khí A, kết tủa B và dung dịch C. Tính V:
A.2,24 lít B.1,12 lít C.1,68 lít D.2,8 lít
Một số bài toán áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Câu 1: Một dung dịch chứa 38,2g hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại kiềm A và kim loại kiềm thổ B tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được 69,9g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan.
A. 3,07 B. 30,7 C. 7,03 D. 70,3
Câu 2: Hòa tan 28,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm IIAbằng axit HCl thu được 6,72 lít khí(đktc) và dung dịch A. Tổng số gam 2 muối clorua trong dung dịch thu được là?
A. 3,17 B. 31,7 C. 1.37 D. 7,13
Câu 3: Cho 6,2g hỗn hợp gồm một số kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư được 2,24lít H2(đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 1,33 B. 31,3 C. 13,3 D. 3,31
Câu 4: Cho 16,3g hỗn hợp 2 kim loại Na và X tác dụng hết với HCl loãng, dư thu được 34,05 gam hỗn hợp muối A khan. Thể tích H2 thu được là bao nhiêu lít?
A. 3,36 B. 5,6 C. 8,4 D. 11,2
Câu 5: Cho x gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na, Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH=13 và V lít khí (đktc). V có giá trị là bao nhiêu?
A. 0,56 B. 1,12 C. 2,24 D. 3,36
Câu 6: Hòa tan hết 1,72g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí ở (đktc) và 7,48g muối sunfat khan. Giá trị của V là?
A. 1,344 B. 1,008 C. 1,12 D. 3.36
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4 0,1M vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 6,81 B. 4,81 C. 3,81 D. 5,81
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3(vừa đủ), thu được dung dịch X(chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất NO. Gía trị của a là?
A. 0,04 B. 0,075 C. 0,12 D.0,06
Câu 9: Hòa tan hết 10g hỗn hợp muối cacbonat MgCO3, CaCO3, Na2CO3, K2CO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được x g muối khan. Gía trị của x là?
A. 12 B. 11,1 C. 11,8 D. 14,2
Câu 10: Cho 11,5g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít CO2(đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành là?
A. 16,2g B. 12,6g C. 13,2g D. 12,3g
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,7g một kim loại M bằng HNO3 thu được 1,12lít khí(đktc) hỗn hợp X gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết d=19,2. M là?
A. Fe B. Al C. Cu D.Zn
Câu 12: Hòa tan hỗn hợp X gồm Fe và MgO bằng HNO3 vừa đủ được 0,112 lít (27,30C,6,6atm) khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Cô cạn dung muối được 10,22g hỗn hợp muối khan. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là?
A. 16,8g và 0,8g B. 1,68g và 8g
C. 8g và 1,8g D. 1,68g và 0,8g
Câu 13: Cho 3,06g oxit MxOy , M có hóa trị không đổi tan trong dung dịch HNO3 tạo ra 5,22g muối. Xác định MxOy
A. CaO B. MgO C. BaO D. Al2O3
Câu 14: Hòa tan 9,6g Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 2,24 lít khí NxOy. Xác định công thức khí đó.
A. NO B. N2O C. NO2 D. N2O4
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 2,16g một oxit kim loại M thu được 0,224 lít khí NO(đktc). Xác định công thức oxit.
A. CuO B. FeO C. Fe3O4 D. Fe2O3
Câu 16: Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A(không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được 2,24 lít khí (đktc) và 23,2g kết tủa. Xác định M.
A. Fe B. Mg C. Al D. Ca
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 0,368g hỗn hợp Al, Zn cần vừa đủ 25lít dung dịch HNO3 0,001M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối. Số gam mỗi kim loại ban đầu là?
A. 0,108g và 0,26g B. 0,081g và 0,287g
C. 0,135g và 0,233g D. 0,081 cà 0,26g
Câu 18: Cho 2,56g đồng tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO. Sau phản ứng cho thêm H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra. tính VNO (ở đktc) khi cho thêm H2SO4.
A. 1,49lít B. 0,149lít C. 14,9lít D. 9,14 lít.
Câu 19: Cho 1,92 g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A.
Tính thể tích khí sinh ra (ở đktc).
A. 3,584lít B. 0,3584lít C. 35,84lít D. 358,4lít
Câu 20: Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa toàn bộ ion Cu2+ trong dung dịch A(ở câu 19).
A. 0,128lít B. 1,28lít C. 12,8lít D. 2,18lít
Câu 21: 50 ml dung dịch A chứa 2 chất tan là H2SO4 và Cu(NO3)2 phản ứng vừa đủ với 31,25ml NaOH 16%(D= 1,12g/ml). Lọc kết tủa nung ở nhiệt độ cao được 1,6g rắn. Nồng độ mol các chất trong dung dịch A là? Cho 2,4g Cu vào 50ml dung dịch A thấy có V lít khí NO bay ra. Tính V?
A.0,56lít B.1,12lít C.0,84lít D.1,4lít
Câu 22: Hòa tan 14,8g hỗn hợp Al, Fe, Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A. Lượng khí H2 tạo thành dẫn vào ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau phản ứng khối lượng trong ống sứ giảm 5,6g. Cô cạn dung dịch A thu m(g) muối. Tính m?
A. 20,6 B. 28,8 C. 27,575 D. 39,65
Câu 23: Cho 4,86g Al tan vừa đủ trong 660ml dung dịch HNO3 1M thu được V lít hỗn hợp khí(đktc) gồm N2 và N2O. Tính V?
A. 0,112lít B. 0,448lít C. 1,344lít D. 1,568lít
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V(lít) (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là?
A. 2,24lít B. 4,48 lít C. 5,6lít D. 3,36 lít
Câu 25: Cho 13,5g hỗn hợp gồm Al và Ag tan trong HNO3 dư thu được dung dịch A và 4,48 lít hỗn hợp khí gồm (NO,NO2) có khối lượng 7,6gam. Tính % khối lượng mỗi kim loại.
A. 30 và 70 B. 44 và 56 C. 20 và 80 D. 60 và 40
BAÌ TẬP VỀ AXIT HNO3
Câu 1: Cho hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội thấy thoát ra 4,48 lít khí nâu (ở 0oC, 1 atm).
a.Tính khối lượng đồng và nhôm. Biết khối lượng của nhôm kém đồng 1 gam. A.6,4 và 5,4 B.3,2 và 2,2 C.4,8 và 3,8 D.5,7 và 4,7
b.Nếu cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng vừa đủ với 126 gam dung dịch HNO3 đặc nóng. Tính nồng độ % dung dịch axit nitric.
A.90% B.80% C.70% D.60%
Câu 2: Cho dung dịch HNO3 31,5% (d = 1,2 g/ml) tác dụng với hỗn hợp Cu và CuO chứa 50% khối lượng mỗi chất thì thu được 0,56 lít khí NO thoát ra ở 0oC và 2 atm.
a.Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
A.5,6 và 5,6 B.4,8 và 4,8 C.3,2 và 3,2 D.6,4 và 6,4
b.Tính thể tích dung dịch HNO3 31,5%.
A.53,33ml B.60ml C.43,33ml D.56,67ml
Câu 3: Một lượng 60g hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO3 1M cho 13,44 lít (đktc) khí NO bay ra.
a.Tính hàm lượng % của Cu trong hỗn hợp.
A.80% B.88% C.96% D.100%
b.Tính CM muối và axit trong dung dịch thu được. V dung dịch thay đổi không đáng kể.
A.0,31M và 0,82M B.0,42M và 0,82M
C.0,31M và 0,18M D.o,42M và 0,18M
Câu 4: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng lấy dư thì có 6,72 lít (đktc) khí NO bay ra. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
A.5,6 và 5,4 B.8,4 và 2,6 C.6,95 và 4,05 D.2,8 và 8,2
Câu 5: Cho 1,86g hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng lấy dư thì có 560ml (đtc) khí N2O bay ra. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
A.14,5% và 85,5% B.16,7% và 83,3%
C.21,4% và 78,6% D.12,9% và 87,1%
Câu 6: Cho 3,12g hỗn hợp Mg và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,896 lít N2O (đktc).
a.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
A.0,96 và 2,16 B.1,2 và 1,92 C.1,44 và 1,68 D.1,56 và 1,56
b.Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y. Tính V tối thiểu dung dịch NaOH để tạo kết tủa cực tiểu.
A.0,32 lít B.0,24 lít C.0,4 lít D.0,16 lít
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 23,6g hỗn hợp A gồm Zn và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đủ thu được 3,584 lít khí NO (đktc) và dung dịch B.
a.Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp.
A.15,6 và 8 B.13 và 10,6 C.16,25 và 7,35 D.19,5 và 4,1
b.Cho dung dịch B tác dụng với 255 ml dung dịch KOH 4M thu được m (g) kết tủa. Tính m.
A.1,07 B.7,01 C.22,58 D.11,8
Câu 8: Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dung dịch có chứa 8g NH4NO3 và 113,4g Zn(NO3)2. Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp.
A.61,61% và 38,39% B.56,67% và 43,33%
C.43,54% và 56,46% D.63,67% và 36,33%
Câu 9: Cho 8,32g Cu tác dụng đủ với 240ml dung dịch HNO3 cho 4,928 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 khí NO và NO2 bay ra.
a.Tính số mol của mỗi khí đã tạo ra.
A.0,06 và 0,16 B.0,08 và 0,14 C.0,02 và 0,2 D.0,04 và 0,18
b.Tính CM của dung dịch axit đầu.
A.0,5M B.1M C.1,5M D.2M
Câu 10: Một lượng 13,5g Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 ta thu được hỗn hợp khí NO và N2O. Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp khí đối với H2 là 19,2.
a.Tính số mol của mỗi khí đã tạo ra.
A.0,1 và 0,15 B.0,2 và 0,15 C.0,1 và 0,2 D.0,1 và 0,1
b.Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit ban đầu.
A.0,86M B.0,75M C.0,96M D.1M
Câu 11: Cho 62,1g Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 2M ta thu được muối nhôm nitrat và 16,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 khí N2O và N2.
a.Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
A.6,72 lít và 10,08 lít B.8,96 lít và 7,84 lít
C.5,6 lít và 11,2 lít D.4,48 lít và 12,32 lít
b.Tính thể tích của dung dịch HNO3 2M cần dùng.
A.3 lít B.3,6 lít C.4,2 lít D.4,8 lít
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn a (g) Cu vào dung dịch HNO3 2M. Sau phản ứng thấy dùng đúng 600ml dung dịch HNO3 và thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (đktc) và dung dịch Y.
a.Tìm a.
A.19,2 B.12,8 C.25,6 D.32
b.Mang dung dịch Y cho t/d với lượng dư NaOH thu được kết tủa. Lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m.
A.40 B.16 C.24 D.32
Câu 13: Cho 3,04g hỗn hợp sắt và đồng tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 20% loãng thì thu được 896ml (đktc) khí không màu, khí này hóa nâu ở ngoài không khí.
a.Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
A.36,84% và 63,16% B.40,37% và 59,63%
C.55,26% và 44,74% D.45,54% và 54,46%
b.Tính khối lượng dung dịch HNO3 cần dung.
A.40,5g B.50,4g C.36g D.63g
c.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Câu 14: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch HNO3 loãng thấy có 6,72 lít khí NO (đktc) thoát ra và dung dịch A.
a.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
A.49,09% và 50,91% B.45,45% và 54,55%
C.66,67% và 33,33% D.50% và 50%
b.Tính C% dung dịch HNO3 cần dùng.
A.35,2% B.37,8% C.40,5% D.63%
c.Tính C% các muối trong dung dịch A.
A.26,67% và 28,31% B.21,01% và 11,98%
C.21,01% và 26,67% D.11,98% và 28,31%
Câu 15: Cho 4,72g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 20% thì phản ứng vừ đủ thu được dung dịch B và 1,568 lít khí NO (đktc).
a.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
A.59,32% và 40,68% B.47,46% và 52,54%
C.71,17% và 28,83% D.65,25% và 34,75%
b.Tính C% dung dịch muối B.
A.13,32% và 2,61% B.23,31% và 6,21%
C.23,31% và 2,61% D.13,32% và 6,21%
c.Thổi khí NH3 dư vào dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A.8,29g B.2,94g C.5,35g D.0g
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 2,22g hỗn hợp Al và Zn vào 200 ml dung dịch HNO3 thì thu được 0,9g khí NO và 1 lít dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A phải cần 20ml dung dịch NaOH 0,1M và thu được dung dịch B.
a.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
A.0,54g và 1,68g B.0,675g và 1,545g
C.0,27g và 1,95g D.0,81g và 1,41g
b.Tính CM của dung dịch HNO3 ban đầu.
A.0,41M B.0,51M C.0,61M D.0,71M
Câu 17: Cho 8,43g hỗn hợp Zn và Ag tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được 896 cm3 (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí và dung dịch A.
Cô cạn dung dịch A và đem nung đến khối lượng không đổi. Tính thể tích khí thu được (ở 0oC. 2 atm).
A.5,376 lít B.2,106 lít C.3,36 lít D.7,392 lít
Câu 18: Chia hỗn hợp Cu và Al làm hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho tác dụng với HNO3 đặc nguội (vừa đủ) thì có 8,96 lít khí màu nâu đỏ bay ra (đktc) và dung dịch X.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí (đktc).
a.Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
A.82,58% và 17,42% B.71,15% và 28,85%
C.58,28% và 41,72% D.88,52% và 11,48%
b.Cô cạn dung dịch X, lấy lượng muối rắn (khan) đem nhiệt phân. Sau một thời gian dừng lại, để nguội và đem cân thì thấy khối lượng giảm 10,8g. Tính % khối lượng muối rắn đã bị nhiệt phân.
A.40% B.50% C.60% D.70%
Câu 19: Chia a gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc nguội. Sau phản ứng thu được 224 ml khí N2O (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch B.
a.Tính a.
A.3,72g B.7,32g C.7,44g D.5,46g
b.Cho dung dịch B tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,9M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m.
A.1,6g B.0,8g C.2,41g D.0,81g
Câu 20: Người ta dùng hết 56 lít NH3 (đktc) để điều chế HNO3.
Tính khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hóa thành HNO3.
Tính khối lượng dung dịch HNO3 thu được.
A.362,25g B.31,5g C.241,5g D.21g
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 9,41 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn vào 530 ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch A và 2,464 lít hỗn hợp hai chất khí N2O và NO không màu đo ở đktc có khối lượng 4,28 gam.
a.Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
A.51,65% và 48,35% B.40,04% và 56,96%
C.60,26% và 39,74% D.57,39% và 42.61%
b.Tính số mol HNO3 phản ứng.
A.0,8 B 1,0 C.1,2 D.1,4
Câu 22: Hòa tan hết 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam, trong
File đính kèm:
- trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_phan_cacbon_va_hop_chat_cua_cacbo.doc