Câu 1: Chọn định nghĩa đúng về rựợu 450 trong số các định nghĩa sau?
A. Là hỗn hợp rượu với nước trong đó rượu chiếm 45%
B. Là hỗn hợp rượu với nước trong đó rượu chiếm 45% về khối lượng
C. Là hỗn hợp rượu với nước trong đó rượu chiếm 45% về thể tích
D. Là cứ 100ml hỗn hợp rượu với nước có 45ml rượu etylic nguyên chất
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Môn : Hóa học – Khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BÌNH TÂN
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Thành, ngày 21 tháng 10 năm 2013
HỌC LIỆU MỞ
Môn : Hóa học – Khối 9
Từ tuần 31 đến tuần 33
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn định nghĩa đúng về rựợu 450 trong số các định nghĩa sau?
A. Là hỗn hợp rượu với nước trong đó rượu chiếm 45%
B. Là hỗn hợp rượu với nước trong đó rượu chiếm 45% về khối lượng
C. Là hỗn hợp rượu với nước trong đó rượu chiếm 45% về thể tích
D. Là cứ 100ml hỗn hợp rượu với nước có 45ml rượu etylic nguyên chất
Câu 2: Rượu etylic có thể điều chế được từ đâu?
A. Tinh bột B. Đường C. Etilen D. Cả A, B, C đúng
Câu 3: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit ta thu được các sản phẩm là gì?
A. Glixerol (glixerin) và các muối axit béo B. Glixerol (glixerin) và các axit béo
C. Axit béo và các muối axit béo D. Etanol và các muối axit béo
Câu 4: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm ta thu được các sản phẩm là gì?
A. Glixerol (glixerin) và các muối axit béo B. Glixerol (glixerin) và các axit béo
C. Axit béo và các muối axit béo D. Etanol và các muối axit béo
Câu 5: Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với chất nào sau đây?
A. NaCl B. NaOH C. Na D. Na2CO3
Câu 6: Trong cơ thể thực vật, chất béo tập trung nhiều ở đâu?
A. Thân. B. Lá. C. Hạt và quả. D. Hoa
II. Phần tự luận:
Câu 1: Viết phương trình hóa học hoàn thành chuổi biến hóa sau:
Tinh bột Rượu etylic Axit axetic Etyl axetat Rượu etylic
Đáp án:
(1) C2H4 + H2O C2H5OH
(2) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
(3) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
(4) CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
Câu 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: C6H12O6, C12H22O11, (C6H10O5)m, C2H5OH.
Đáp án:
C6H12O6
C12H22O11
(C6H10O5)m
C2H5OH
Dung dịch I2
Màu xanh
Dd AgNO3/NH3
Ag ¯ (trắng bạc)
- Thủy phân trong axit
- Dd AgNO3/NH3
Ag ¯ (trắng bạc)
Còn lại
PT: (1). C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2 Agâ
(2). C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2 Agâ
Câu 3: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: C2H5OH, CH3COOH, H2O.
Đáp án:
C2H5OH
CH3COOH
H2O
Quì tím
Đỏ
Đốt cháy
Cháy (CO2 )
Còn lại
PT: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3 H2O
Câu 4: Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra đem sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b. Tính giá trị của a?
c. Tính lượng rượu etylic thu được?
Đáp án:
a. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3¯ + H2O
b. = = 0,2 (mol)
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
1 mol 2 mol 2mol
0,1 mol 0,2 mol 0,2 mol
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3¯ + H2O
1 mol 1 mol
0,2 mol 0,2 mol
a = = n x M = 0,1 x 180 = 18 (gam)
c. = n x M = 0,2 x 46 = 9,2 (gam)
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic.
a. Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.
Đáp án:
a/ C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3 H2O
1 mol 3mol 2 mol 3 mol
0,1 mol 0,3 mol 0,2 mol 0,3 mol
= = = 0,1 (mol)
= n x 22,4 = 0,2 x 22,4 = 4,48 (lít)
b/ = n x 22,4 = 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)
VKK = x 5 = 6,72 x 5 = 33,6 (lít)
PHÒNG GD – ĐT BÌNH TÂN
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Thành, ngày 21 tháng 10 năm 2013
HỌC LIỆU MỞ
Môn : Hóa học – Khối 8
Từ tuần 31 đến tuần 33
I.Trắc nghiệm:
Câu 1: Hòa tan đường vào nước ta thu được nước đường, đâu là chất tan? ( Biết)
A. Đường B. Nước C. Nước đường D. Cả A, B, C
Câu 2: Trong những hợp chất sau, hợp chất nào tan được trong nước ? ( Biết)
A. CaCO3 B. Fe (OH)2 C. Mg (NO3)2 D. AgCl
Câu 3:Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô sau mỗi nhận định: (Hiểu)
- Độ tan của chất khí tăng, khi nhiệt độ tăng và áp suất giảm
Đ
S
S
Đ
S
S
- Độ tan của chất khí tăng khi nhiệt độ giảm và tăng áp suất
Đ
Đ
A . B. C. D.
Câu 4: Ghép cột A với cột B hoàn chỉnh định nghĩa: ( Hiểu)
Cột A
Cột B
1. Độ tan của một chất trong nước
2. Nồng độ phần trăm của dung dịch
a. Là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch
b. Là số gam chất tan có trong một lượng dung dịch xác định.
c. Là số gam chất tan có trong 100 gam nước.
A. 1-a; 2-b B. 1-c; 2-a C. 1-b; 2-c D. 1-c; 2-b.
Câu 5: Điền từ hoàn chỉnh nhận định: “ Nồng độ phần trăn của dung dịch là số gam chất tan có trong….. dung dịch; còn nồng độ mol/ lít của dung dịch cho biết…có trong một lít dung dịch” (Vận dụng)
A. 10 gam; số mol chất tan B. 100 gam; số lít chất tan
C.100 gam; số mol chất tan D. 10 gam; số lít chất tan
Câu 6:Bằng cách nào ta được 200 gam dung dịch NaCl 10% ( Vận dụng cao)
A. Hòa tan 180 gam NaCl trong 20 gam nước
B. Hòa tan 20 gam NaCl trong 200 gam nước
C. Hòa tan 100 gam NaCl trong 100 gam nước
D. Hòa tan 20 gam NaCl trong 180 gam nước
II. Tự luận:
Câu 1:Xác định độ tan của đường ở 25oc. Biết rằng ở nhiệt độ này 102 gam đường hòa tan được trong 50 gam nước thì thu được dung dịch bảo hòa? ( Biết)
Đáp án: S đường= 102. 2= 204 gam
Câu 2: Hòa tan 20 gam KCl trong nước thu được 400 gam. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được ( Hiểu)
Đáp án: CT: C% = mct.100% : md d = 20.100% : 400= 5%
Câu 3: Trong 1,5 lít dung dịch MgCl2 có chứa 0,75 mol MgCl2. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch thu được? ( Hiểu)
Đáp án: CT; CM = n/ V = 0,75/ 1,5= 0,5 mol/ lít.
Câu 4:Tính số mol KNO3 có trong 2 lít dung dịch KNO3 có nồng độ 0,5 M? ( Vân dụng)
Đáp án: CT: CM= n/V suy ra: n= CM.V = 0,5. 2 = 1 mol.
Câu 5: Tính số gam đường có trong 150 gam dung dịch nước đường có nồng độ 20%? ( Vận dụng cao)
Đáp án: CT: C%= mct.100%: md d
suy ra mct= C%. md d : 100%= 20% .150 : 100% =30 gam
Duyệt của BGH Duyệt của tổ CM Người soạn
File đính kèm:
- Cau hoi Tuan 31 33.doc