TTrường THCS Suối Dây - Tiết 41 đến tiết 45 trường THCS Suối Dây

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

b. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ biểu tình. Bước đầu thấy được đặc điểm và bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ.

c. Thái độ:

- Giáo dục lòng nhân đạo, thái độ yêu thương người nghèo khó.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

3. Phương pháp:

 Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở.

4. Tiến trình giảng dạy:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu TTrường THCS Suối Dây - Tiết 41 đến tiết 45 trường THCS Suối Dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Ca Nhà Tranh Bị Gió Thu Phá Đỗ Phủ Truền Tiết: 41 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ biểu tình. Bước đầu thấy được đặc điểm và bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ. c. Thái độ: Giáo dục lòng nhân đạo, thái độ yêu thương người nghèo khó. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: a). Đọc bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” ( Phiên âm, dịch thơ) (6đ). Bài thơ viết theo thể thơ gì? (4đ) Thất ngôn bát cú. Thất ngôn tứ tuyệt. Ngũ ngôn tứ tuyệt. b) - Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? (6đ) Câu thơ nào dưới đây thể hiện tình quê hương của tác giả? (4đ) Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi: “ Khách từ đâu đến làng?" 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Nếu như Lí Bạch là Tiên thơ thì Đỗ Phủ là Thánh thơ. Thơ của Đỗ Phủ phản ánh thực tế nghèo khổ của nhân dân Trung Quốc trong thời kì nhà Đường suy yếu, chính bản thân ông cũng trải qua nghèo khổ, vì vậy thơ ông mang đậm tinh thần nhân đạo. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tác phẩm “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích @Hướng dẫn đọc, chú ý đọc diễn cảm . @Đọc mẫu 1 đoạn. *Đọc, nhận xét bạn, đọc lại đúng giọng. @Nhận xét chung. Giải thích chú thích 1 *HS giải thích dựa vào SGK. - Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm? - Thể thơ? Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu văn bản. - Xác định giới hạn từng phần và nội dung? (HS có thể chia làm hai phần : 18 câu đầu: cảnh khổ của người nghèo trong đêm thu; 5 câu cuối : mơ ước của nhà thơ). - Xác định phương thức biểu đạt trong từng đoạn? -> Đoạn 1 : miêu tả + tự sự. Đoạn 2 : tự sự + biểu cảm. Đoạn 3 : miêu tả + biểu cảm. Đoạn 4 : biểu cảmtrực tiếp. - Nhận xét số câu trong từng khổ và số chữ trong từng câu? @Đoạn 4, có lẽ để thể hiện sự đau khổ tột cùng đã vút lên ước mơ cao cả nễn câu thơ cần mở rộng. Nhà thơ không bị công thức, khuôn khổ gò bó: số câu, số chữ, vần. Mà theo nhu cầu diễn đạt quyết định. Hoạt động 3: Phân tích nỗi khổ của nhà thơ. *Đọc lại khổ thơ 1. ( Nhóm 1 thảo luận – trình bày) - Nhà Đổ Phủ bị phá trong hoàn cảnh nào? Qua đó, em nhận xét ngôi nhà và chủ nhân? - Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả tập trung bằng hình ảnh nào? - Tìm chi tiết miêu tả cụ thể? - Hình ảnh các mảnh tranh gợi nên cảnh tượng như thế nào? -> Tan tác, tiêu điều. - Hình dung tâm trạng của tác giả? -> Lo, tiết, bất lực. GV Củng cố lại miêu tả khái quát đến cụ thể -> làm nổi bật hoàn cảnh thực tế. * HS đọc đoạn 2: ( Nhóm 2 thảo luận – trình bày) - Ngoài nỗi khổ vì gió thu, tác giả còn gặp nổi khổ nào? - Qua hình ảnh lũ trẻ cướp tranh, em có suy nghĩ gì về cuộc sống xã hội thời Đỗ Phủ? - Hình ảnh Đỗ Phủ trong đoạn thơ cho ta thấy hình ảnh một người như thế nào? - Em hiểu nỗi ấm ức diễn ra trong lòng Đỗ Phủ là gì? - Cay đắng cho thân phận cùng khổ của mình và sự xót xa cho những mảnh đời nghèo khó bất lực. @GV bình nâng cao: Đằng sau sự mất mát là nỗi đau về nhân tình thế thái, cuộc sống cùng cực làm cho trẻ thơ thay đổi tính cách. Trong đoạn thơ 1, nhà thơ miêu tả khái quát vừa miêu tả cụ thể, đây là nghệ thuật trong bút pháp của nhà thơ trong thể thơ cổ. Thử tìm hiểu nghệ thuật trong đoạn thơ 3. * HS đọc đoạn 3. ( Nhóm 3 thảo luận – trình bày) - Tìm chi tiết miêu tả cảnh? Từ đó, nhận xét không gian như thế nào? GV:Vài nét miêu tả, nhà thơ làm nổi bật đặc điểm mưa thu khác mưa mùa hè : chớp nhoáng, gió kéo mưa đi, mưa qua nhanh, thường xảy ra lúc ban ngày -> nhà có bị phá nát cũng đỡ khổ. Còn mưa thu kéo dài suốt đêm … - Tìm chi tiết miêu tả cảnh nhà của tác giả? Nhận xét về hoàn cảnh của gia đình ông? -> Mền vải lạnh, con đạp nát, nhà dột: “Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”, theo em nỗi đau nào nhiều hơn? -> Dựa vào chú giải 1. đau khổ, lo lắng vì thời thế loạn lạc kéo dài làm cho bản thân, gia đình, nhân dân chịu khổ. - Các câu miêu tả, gợi cho em liên tưởng gì về xã hội? -> Xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ. @Tác giả đã phản ánh hiện thực cuộc sống bế tắc. Nỗi khổ của tác giả về cảnh nhà, về thời cuộc, về nhân dân. Tác giả không dừng lại ở nội dung miêu tả hiện thực và nói lên nỗi lòng của mình trước hiện thực đó, ông còn nâng lên nỗi đau của một gia đình là nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Từ đó, đặt nỗi khổ của muôn người lên trên. *HS đọc đoạn cuối. ( Nhóm 4 thảo luận – trình bày) - Tác giả ước nhà rất rộng với mục đích gì? ->Che chở kẻ sĩ nghèo có tài đức. - Vì sao ông có mục đích mơ ước đó? Từ đó, em có thể trình bày về thực trạng xã hội thời đó ra sao? -> Vì căn nhà bị phá nát, ông là kẻ sĩ nghèo nên ông thông cảm, thấu hiểu nỗi đau của họ. Xã hội không công bằng: ngừơi có tài lại nghèo khổ. - Câu thơ nào biểu cảm trực tiếp? Em hiểu gì vế tâm hồn Đỗ Phủ? -> Câu “Than ôi! …..” tấm lòng nhân đạo cao cả quên nỗi cơ cực bản thân hướng đến nỗi cực khổ của đồng loại, sẵn sàng xã thân vì hạnh phúc chung. @Diễn giảng, liên hệ, chuyển ý(Liên hệ phần mở rộng thêm trong SGK). Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại. Oâng phanh phui những mặt xấu của xã hội đương thời. Trong nhiều bài thơ, ông còn thể hiện mơ ước cao cả mà ngày nay đã trở thành hiện thực. Do đó ông được một số người cho là nhà tiên tri. Hoạt động4: - Em cảm nhận nội dung nào từ bài thơ? -> Tố cáo xã hội đương thời làm cho nhân dân cùng khổ,lòng nhân đạo của tác giả. - Em học tập được gìø qua nghệ thuật biểu cảm của bài thơ? Kết hợp biểu cảm với phương thức miêu tả và tự sự. *Đọc ghi nhớ SGK/134 Hoạt động 5 : Luyện tập * HS thi đọc diễn cảm. HS chọn đúng: B. - Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. HS chọn đúng: B. I/ Đọc – Tìm hiểu chú thích. 1/Đọc: 2/Gỉai nghĩa từ: 3/Tác giả: -Đỗ Phủ ( 712 – 770 ) - Đỗ Phủ là nhà thơ nổi Tiếng đời Đường của Trung Quốc. Có thời gian ngắn làm quan nhưng sống trong cảnh nghèo đau khổ. -Tháng 8 năm 760 gió thu thổi phá nát mái nhà của ông được bè bạn giúp đỡ. - Thể thơ: Viết theo loại cổ thể. -Thể thơ có thể còn trước thể thơ Đường. Thể thơ này không đòi hỏi có niêm luật khắc khe như thơ Đường, số câu, số chữ, vần rất tự do theo sự biểu cảm của tác giả. II/ Đọc - Tìm hiểu văn bản 1/Bố cục: Bốn phần, theo từng đoạn cách quãng của bài thơ. Nội dung: Cảnh nhà bị gió thu phá. Cảnh trẻ con cướp tranh. Cảnh nhà trong đêm mưa bị tốc mái. Mơ ước của nhà thơ. -Đoạn :1,2,4 có 5 câu; đoạn 3 có 8 câu -> đây là hiện tượng hiếm trong thơ TQ vì thường có câu chẵn. Số chữ mỗi câu không đều, khổ thơ cuối các câu có số chữ hơn 7 -> đây là hiện tượng hiếm trong thơ TQ. Sau hai đoạn thơ gieo vần trắc để nói lên nỗi khổ cực, dằn vặc, đến khổ cuối tác giả dùng vần bằng ba câu liền. 1). Cảnh nhà bị gió thu phá: - Gió thu thổi, nhà đơn sơ, không chắc chắn, chủ nhà là người nghèo. - Mảnh tranh lợp nhà bị gió tốc đi. -Tranh bay … mương xa. -Cảnh nhà tan tác, tiêu điều. -Nỗi khổ của tác giả: nghèo, bị gió thổi tốc mái nhà. 2). Cảnh trẻ cướp giật tranh: -Cuộc sống nhân dân khốn khổ, nghèo đói, đáng thương. -Già yếu, đáng thương, mang nhiều nỗi ưu tư với đời, mặc dù mình cũng đang chịu khổ. -Tâm trạng xót xa vì cảnh nghèo của nhân dân. Nỗi đau về nhân tình thế thái. 3). Cảnh đêm trong nhà đã bị tốc mái: -Thời gian : giây lát, không còn gió, trời đen mù mịt, mưa suốt đêm. -Khổ vì mưa ướt, lạnh, con trẻ quậy pha.ù -Lo lắng vì loạn lạc. Tố cáo xã hội đương thời. 4). Ước mơ của tác giả -Nhà thơ có tấm lònh nhân đạo : quên nỗi đau của bản thân nghĩ đến người cùng cảnh. -Mơ ước mang màu sắc ảo tưởng nhưng đẹp vì lòng nhân đạo. *Ghi nhớ SGK/134 III/. Luyện tập 1. Đọc diễn cảm bài thơ. 4.4) Củng cố, luyện tập: Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất nỗi khổ của nhà thơ trong bài thơ trên? Xa quê một mình cô đơn. * B. Sống cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi già, con dại. C. Nhà nghèo, bệnh tật không có thuốc chữa. D. Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Học thuộc ghi nhớ. Học bài thơ. Hoàn chỉnh vở bài tập. Chuẩn bị bài kiểm tra văn 1 tiết. Đọc và tóm tắt các văn bản viết bằng văn xuôi: “ Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, …” – nắm được nội dung ý nghĩa, nghệ thuật. Học tuộc các bài ca dao, dân ca đã học. Nắm nội dung, nghệ thuật. Học thộc các bài thơ đã học. + Nắm thể thơ, nội dung, nghệ thuật các bài thơ. + Viết đoạn văn về tình quê hương. 5. Rút kinh nghiệm: Kiểm Tra Văn TRUỀN Tiết: 42 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Phạm vi kiểm tra: các tác phẩm truyện ngắn, thơ trữ tình dân gian và trung đại phạm vi từ bài 1 –10. NDKT: các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học. b. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi làm bài. c. Thái độ: - Có thái độ trung thực, cẩn thận khi làm bài. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa. Học sinh: chuẩn bị giấy, viết làm bài. 3. Phương pháp: Kiểm tra tự luận. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Không 4.3) Bài mới: Giáo viên ghi đề lên bảng 1. Bài thơ “ Sông núi nước Nam” tác giả là ai? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? ( 1đ ) 2. Hãy chép tiếp hai câu thơ sau đây và cho biết tác giả? ( 1,5đ ) “ Đầu giường ánh trăng rọi Ngở mặt đất phủ sương … 3. Nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. ( 1,5đ ) 4. Trong câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, vì sao khi dắt tay Thuỷ ra khỏi cổng trường, tâm trạng của Thành lại “ Kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật?” ( 2,5đ ) 5. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nội dung thể hiện tình cảm của em đối với quê hương. (3,5đ) 1/ Tác giả: Lý Thường Kiệt. (0,5đ) Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. (0,5đ) 2./ Lí Bạch. (0,5đ) “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”. (1đ) hương”: 3./ Nghệ thuật: Giọng thơ hóm hỉnh, phóng đại … (0,5đ) Nội dung: Tình bạn chân thành thắm thiết bất chấp mọi điều kiện vật chất … ( 1đ ) 4./ Thành thấy kinh ngạc là vì trong khi mọi việc đều diễn ra rất bình thường, cảnh vật vẫn rất đẹp, cuộc đời vẫn bình yên … vậy mà Thành và Thuỷ lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn, sắp phải chia tay nhau. (2,5đ) 5./ HS viết đúng yêu cầu đoạn văn. Diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả. (3,5đ) Sai hai lỗi chính tả trừ 0,25đ. 4.4) Củng cố, luyện tập: HS nộp bài, GV nhận xét việc làm bài. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: - Xem lại bài. Soạn bài: Từ đồng âm. + Đọc và trả lời câu hỏi SGK/ 135,136. Thế nào là từ đồng âm? Sử dụng từ đồng âm như thế nào cho hợp lí? Xem phần luyện tập. 5. Rút kinh nghiệm: Từ Đồng Âm Truền Tiết: 43 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng âm. Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. Tích hợp với văn bản. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng từ đồng âm. c. Thái độ: Giáo dục có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do dùng từ đồng âm. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.ï Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ (6đ). -Điền từ thích hợp vào những câu sau: (4đ) A. Khi vui muốn khóc buồn tênh lại … Xét mình công ít tội … Bát cơm vơi nước mắt … - Cách sử dụng từ trái nghĩa? (3đ). Đặt câu có dùng từ trái nghĩa? (4đ) Câu : “ Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con” Cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa? Ai – cò Làm – cho Đầy – cạn Không có từ trái nghĩa 4. 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu thêm một hiện tượng khác của từ tiếng Việt. Đó là hiện tượng từ đồng âm. Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm. @Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong mục I SGK. - Giải thích nghĩa các từ “Lồng” trong mỗi câu? Câu a: nhảy chồm lên, hét lên. ( Động từ) Câu b: dụng cụ làm bằng tre, nứa … dùng để nhốt chim, gà, vịt. ( Danh từ) - Nghĩa của từ “lồng” trong hai câu trên có liên quan gì với nhau không? -> Không có liên quan với nhau. - Nhận xét về các từ “Lồng”? -> Có âm giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không có quan hệ gì với nhau. - Từ “ Lồng” là từ đồng âm, từ “chân” trong các trường hợp sau có phải là từ đồng âm không? Vì sao? -Ngôi nhà dưới chân núi. -cái bàn này chân đã gãy. -Nam nhanh chân chạy trước tôi. => Không phải là từ đồng âm, vì nghĩa từ chân có liên quan nhau: bộ phận phía dưới, tiếp giáp mặt đất, dùng chống đỡ hay di chuyển. Vậy từ “chân” là từ gì? (Từ nhiều nghĩa). Thế nào là từ đồng âm? * GV Củng cố về nghĩa của từ đồng âm không quan hệ nhau, chỉ giống nhau về hình thức âm thanh. Còn từ nhiều nghĩa là từ mà nét nghĩa có quan hệ nhau. *Ghi nhớ : SGK/135. Hoạt động 2: sử dụng từ đồng âm - Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của các từ “Lồng” trong hai câu văn trên? =>Nhờ các từ đi kèm. - Nhờ đâu em có thể phân biệt nghĩa của các từ đồng âm? =>Nhờ ngữ cảnh. - Câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh từ “kho” có mấy nghĩa? =>Có thể hiểu hai nghĩa : kho trong “kho cá” ( ĐT); kho trong “kho hàng hóa” (DT). - Làm thế nào để hiểu từ “kho” chỉ có một nghĩa? =>Có thể thêm vài từ khác đi kèm. - vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp? => *HS đọc ghi nhớ SGK/136 Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập Chia nhóm và làm bài tập. Gọi đại diện trình bày, nhận xét sửa chữa. Nhóm1 : bài tập1. Nhóm2 : bài tập 2. Nhóm3 : bài tập 3. Nhom4 : bài tập 4. Nhóm 5,6 : tập viết đoạn. GV hướng dẫn HS làm bài. Chú ý viết đoạn văn. -Là từ có nghĩa trái ngược nhau, một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - HS điền đúng: cười nhiều đầy. - Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo hình tượng phản, gây ấn tượng mạnh, lời nói thêm sinh động. HS chọn đúng: C. I/ Thế nào là từ đồng âm? - Là từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. Ghi nhớ : SGK/135. II/ Sử dụng từ đồng âm. -Khi nói, cần diễn đạt rõ, đầy đủ, tránh nói nước đôi, bỏ từ xác định ngữ cảnh. *Chú ý : một từ ngoài hiện tượng nhiều nghĩa, còn có hiện tượng từ đồng âm. Có một số trường hợp dùng hiện tượng đồng âm để chơi chữ. @Ghi nhớ: (SGK/136) III/Luyện tập: BT1: Tìm từ đồng âm. Cao: núi cao, cao dán. Ba: ba mẹ, ba lớp tranh. Tranh: mái tranh, tranh ảnh, tranh giành. Sang : sông, sang trọng. Nhè: khóc nhè, nhè ra. Tuốt: đi tuốt, tuốt lúa. Môi: môi khô, môi giới. BT2: Tìm nghĩa khác nhau. Cái cổ Cứng cổ Cổ áo Cổ kính Cổ lổ sĩ BT3: Đặt câu. - Ba tôi bàn về chuyện cái bàn. BT4: Dùng từ đồng âm. - Con vạc ( cò ) ở đồng. - Vạc đồng -> vật bằng kim loại. => Sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh “ Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà”. BT5: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng âm. 4.4) Củng cố, luyện tập: Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm trong bài ca dao sau: Bà già đi chợ Cầu Đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. + Lợi 1: Ích lợi, thuận lợi. + Lợi 2: Nướu răng. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Học bài + Hoàn chỉnh bài tập. Soạn: “ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm” + Đọc bài văn SGK và trả lời câu hỏi. + Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn? + Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được hay không? + Tìm yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ? 5. Rút kinh nghiệm: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM Truền Tiết: 44 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng. b. Kĩ năng: Luyện kĩ năng vận dụng hai yếu tố đó. c. Thái độ: Giáo dục các em tình cảm trong sáng, đẹp, mang tính nhân văn. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Phát vấn, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài hoàn chỉnh tiết luyện nói. 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Văn biểu cảm thường có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai phương thức biểu đạt này giúp cho người viết thể hiện sự biểu cảm. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Gọi HS đọc câu hỏi SGK - Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá? Gọi bốn HS, mỗi HS xác định một đoạn thơ. GV ghi nhận ý của HS lên bảng, cho các em nhận xét bổ sung. Sau đó, GV chốt lại ý đúng. - Qua phân trích ví dụ, em có nhận xét gì về các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm? => Các yếu tố đã gợi ra sự việc, sự vật, đối tượng biểu cảm. GV: Với cách biểu cảm gián tiếp, các yếu tố tự sự, miêu tả giúp người đọc hiểu, biết được suy nghĩ, tình cảm của người viết. Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn văn của Duy Khán. Gọi HS đọc văn bản. - Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong mỗi đoạn văn? Đoạn nào chỉ có biểu cảm? Gọi 3 HS , mỗi em trả lời một đoạn. - Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả, thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? Vì sao? - Đoạn văn trình bày ý theo cách nào? ( Hồi tưởng). - Tình cảm đã chi phối tự sự, miêu tả như thế nào? GV: Quá khứ đi qua, hình ảnh bàn chân của bố in đậm trong tâm trí của tác giả. Cuộc đời bố vất vả. Vậy mà con còn thơ dại, không cảm nhận được sự vất vả đó, thờ ơ. Đến nay, nhìn lại bàn chân của bố, thấy bố thường bị đau nhức xót xa, thương bố, không làm sao cho bố hết đau. - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả? GV: Tự sự và miêu tả do tình cảm chi phối, tác dụng. Hình thành ghi nhớ. *Đọc ghi nhớ SGK/138 Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập GV chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian. Nhóm 1, 2 : BT1/ 138 SGK Nhóm 3, 4 : BT2/ 138 SGK *Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi. @Chú ý cách diễn đạt của HS. I/ Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm * Bài thơ :Bài ca nhà tranh bị gió thu phá -Đoạn 1 : Tự sự (hai câu đầu); miêu tả (ba câu sau) : có vai trò tạo bối cảnh chung. -Đoạn 2 : Tự sự kết hợp với biểu cảm : thể hiện tâm trạng uất ức vì già yếu. -Đoạn 3 : Tự sự + miêu tả và hai câu cuối biểu cảm : cam phận nghèo, nỗi khổ vì mưa, vì con, vì thời loạn. -Đoạn 4 : Thuần túy biểu cảm – tình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời. - Gợi ra đối tượng miêu tả nhằm gợi cảm xúc. -Qua các yếu tố miêu tả, tự sự tác giả bộc lộ được nỗi khổ của bản thân, gia đình, những người cùng cảnh nghèo. Khơi gởi người đọc sự cảm thông, thương xót, hiểu được tấm lòng nhân hậu của tác giả. * Đoạn văn của Duy Khán -Đoạn 1 : miêu tả bàn chân của bố. Kể chuyện bố ngâm chân vào nước muối. -Đoạn 2 : Kể bố đi sớm về khuya, làm đủ nghề. -Đoạn 3 : cảm nghĩ của tác giả. -Không bộc lộ được. Vì từ miêu tả hình ảnh bàn chân, việc bố phải ngâm chân, bố đi khắp nơi làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài. -Không phải miêu tả trực tiếp, kể lại sự việc trong quá khứ từ đó khiêu gợi cảm xúc cho người đọc. - Chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc, không có tác dụng miêu tả hay kể chuyện. - Phải có yếu tố tự sự và miêu tả. - Nhằm khêu gợi cảm xúc. * Ghi nhớ SGK/138. II/ Luyện tập: BT1: Viết bằng văn xuôi: Tháng tám gió thổi mạnh tốc mái nhà Đỗ Phủ. Trẻ con xóm nam cướp tranh, thân già không làm gì được thật ấm ức. Trong nhà ướt lạnh nên không ngủ được. Oâng ước có căn nhà rộng để mọi người cùng ở, riêng ông có chết rét cũng được. BT2: Viết thành bài văn biểu cảm. 4.4) Củng cố, luyện tập: Câu văn nào dưới đây có chứa yếu tố tự sự? Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai làm bật cái kẹp trông y như thể ba cô tiên nữ. * C. Vừa lúc đó một đoàn ba cô nàng cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa vừa nói chuyện, vừa ngửa mặt lên trời cười.

File đính kèm:

  • docTUAN 11.doc