Ở Bác, tấm lòng yêu đời cơhồnhưkhông có sức gì dập tắt nổi. Sáng tinh mơ đã
phải lên đường theo chân bọn lính, thếmà Bác vẫn tìm thấy một nguồn cảm hứng lớn khiến
cảnh bình minh trong một ngày bỗng có cái khí thếcủa cảnh bình minh chung cho một thời
đại”.
(Hoài Thanh)
Nhưng trùm lên tất cả, “tựdo” đã trở thành ý chí, nghịlực, ước ao và hi vọng đểHồ
Chí Minh vượt qua những tháng ngày đằng đẵng trong nhà ngục tăm tối, giành lại quyền
sống đích thực cho mình.
Muốn “tinh thần ởngoài lao” thì phải vượt được những bó buộc rất cụthể ởtrong tù,
phải có những cuộc “vượt ngục”, đến nỗi có lúc Bác quên cảnhà tù, coi nhà tù nhưkhông,
mình là người tựdo:
Còn lại trong tù khách tựdo
Hành động ngắm trăng chính là hành động “vượt ngục”. Với một tâm hồn biết
thưởng thức trăng trong một hoàn cảnh nhưthếthì nhà tù nào cũng bất lực.
(V
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư liệu văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: TƯ LIỆU VĂN HỌC
A. TƯ LIỆU VĂN HỌC
§1. NHẬT KÝ TRONG TÙ – Hồ Chí Minh
* Lời bình:
“Ở Bác, tấm lòng yêu đời cơ hồ như không có sức gì dập tắt nổi. Sáng tinh mơ đã
phải lên đường theo chân bọn lính, thế mà Bác vẫn tìm thấy một nguồn cảm hứng lớn khiến
cảnh bình minh trong một ngày bỗng có cái khí thế của cảnh bình minh chung cho một thời
đại”.
(Hoài Thanh)
Nhưng trùm lên tất cả, “tự do” đã trở thành ý chí, nghị lực, ước ao và hi vọng để Hồ
Chí Minh vượt qua những tháng ngày đằng đẵng trong nhà ngục tăm tối, giành lại quyền
sống đích thực cho mình.
… Muốn “tinh thần ở ngoài lao” thì phải vượt được những bó buộc rất cụ thể ở trong tù,
phải có những cuộc “vượt ngục”, đến nỗi có lúc Bác quên cả nhà tù, coi nhà tù như không,
mình là người tự do:
Còn lại trong tù khách tự do
… Hành động ngắm trăng chính là hành động “vượt ngục”. Với một tâm hồn biết
thưởng thức trăng trong một hoàn cảnh như thế thì nhà tù nào cũng bất lực.
(Vũ Quần Phương)
Căn cứ vào cách viết, trong bài Giải đi sớm có một sự hoà hợp kì diệu giữa bút
pháp tượng trưng với bút pháp hiện thực. Tiếng gà cầm canh, trăng sao trên rặng núi, người
tù bị giải giữa lúc đêm khuya, gió rét táp vào mặt Người rồi đến ánh sáng ban mai, hơi ấm
tràn lan khắp mặt đất; đó là sự thực. Nhưng cũng là những tượng trưng rất đẹp và rất hào
hùng. Cả tạo vật đang hoạt động dưới bước chân và trong tâm hồn của người chiến sĩ…
đường khổ ải của người tù là đường đấu tranh của người chiến sĩ và gió thu cũng chính là
những đợt thử thách gian lao; thế rồi cả một phương đông sáng rực, màu trắng biến thành
màu đỏ, cách mạng thắng lợi đang quét sạch những tàn dư của bóng tối ban đêm.Và trời
đất là cả một hơi ấm để đưa con người tới mục đích thắng lợi và tới cõi thơ.
(Theo Đặng Thai Mai)
§2. TÂY TIẾN – Quang Dũng
* Lời bình và tư liệu
“Mở đầu bài thơ là một nỗi nhớ da diết, trang trải cả một không gian, thời gian mênh
mang:
Sông Mã xa rồi… trong đêm hơi
Rồi cứ thế nỗi nhớ đồng đội ấy lan toả, thấm đượm nồng nàn trên từng câu thơ, khổ
thơ. Có thể nói toàn bộ bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ triền miên với bao
kỷ niệm chồng chất, ào ạt xô tới. Vì yêu vì nhớ mà những gì nhỏ bé đơn sơ nhất trong cuộc
sống đời lính thường ngày cũng hóa thành gần gũi, ấm lòng.
1
… Con người và cảnh vật rừng núi miền Tây Tổ quốc được Quang Dũng tái hiện ở
một khoảng cách xa lạ hư ảo với kích thước có phần phóng đại khác thường. Từng mảng
hình khối, đường nét, màu sắc chuyển đổi rất mau, bất ngờ trong một khung cảnh núi rừng
bao la, hùng vĩ như một bức tranh hoành tráng.
Trong Tây Tiến hiện lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ với đủ cả núi cao,
vực thẳm dốc đứng, thác gầm cùng cồn mây heo hút, dòng lũ hoa trôi với khói lên, sương
lấp, mưa xa khơi… Hình ảnh những người lính Tây Tiến qua nét vẽ Quang Dũng cũng thật
khác thường…
Có thể nói Tây Tiến – đó chính là tượng đài bằng thơ bất tử mà nhà thơ với cả tấm
chân tình đã dựng nên để tưởng niệm những người chiến sĩ vô danh đã hi sinh vì nước, cũng
là để tưởng niệm cả một thế hệ thanh niên ưu tú của dân tộc sau Cách mạng tháng Tám đã
hăm hở ra đi giữ nước và nhiều người đã không trở về !
(Theo Phong Lan)
Lời kể của Quang Dũng :
Đầu năm 1947, đã thành lập trung đoàn Tây Tiến đầu tiên, gồm các chiến sĩ tình
nguyện của khu III, khu IV và tự vệ thành Hà Nội trước thuộc trung đoàn Thủ đô… Nhiệm
vụ của chúng tôi là mở đường, qua đất Tây Bắc… Chúng tôi xuất phát từ Sơn Tây. Lúc đầu
rất đàng hoàng. Đi bằng ô tô… Sau chúng tôi chuyển sang hành quân bằng đôi chân, thực
sự nếm mùi Tây Tiến, mở rừng, ăn rừng, ngủ rừng. Những cái dốc thăm thẳm “`heo hút cồn
mây súng ngửi trời”, những chiều “ oai linh thác gầm thét”, những đêm “ Mường hịch cọp
trêu người”, rồi rải rác biên cương những nấm “ mồ viễn xứ” … tôi mô tả trong bài thơ Tây
Tiến là rất thực, có pha âm hưởng Nhớ rừng của Thế Lữ và vô tình sau này tôi mới nhận ra.
Trong bài thơ Tây Tiến, tôi còn viết “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”. Hồi ấy trong
đoàn chúng tôi rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu…
Tôi muốn gợi thêm một ý của bài thơ Tây Tiến để nói lên cái gian khổ, thiếu thốn
của miền Tây. Ngay cả khi nằm xuống, nhiều tử sĩ cũng không đủ manh chiếu liệm. Nói “áo
bào thay chiếu” là cách nói của người lính chúng tôi mượn cách nói ước lệ của thơ trước
đây để an ủi những đồng chí của mình đã ngã xuống.
Bài thơ Tây Tiến tôi làm khi về dự Đại hội toàn quân ở liên khu III, làng Phù Lưu
Chanh (tên một tổng của Hà Nam thời Pháp). Tôi làm bài thơ rất nhanh. Làm xong đọc
trước đại đội, được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt… Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của
mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả có chút lý luận gì về thơ cả. Dẫu sao bài thơ Tây Tiến có
cái hào khí một thời lãng mạn gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc.
( Vũ Văn Sĩ ghi – Văn nghệ Quân đội )
§3. BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG – Hoàng cầm
* Lời tự bạch “Tôi viết Bên kia sông Đuống”
Đêm nay, trên cái đất Thái Nguyên còn xa lạ này, tôi bồn chồn nhớ vợ con… Tôi
đang lan man nhớ nhà, nhớ cái làng Lạc Thổ cổ kính của tôi, cả cái xóm Đông Hồ với
những cô gái quết từng lớp điệp trắng ngà lên giấy làng Bưởi để in tranh gà lợn; nhớ nhiều
nữa, loáng thoáng mà ngậm ngùi… Thì được mời sang nghe báo cáo về chiến sự vùng
quê… Ở đâu, nơi nào địch bắt đi bao nhiêu phụ nữ, thanh niên. Nơi nào, dân bị tàn sát nhiều
ít, ngôi chùa nào bị đại bác phá sập, ngôi đình nào chúng lập sở chỉ huy… Tôi càng nghe,
bụng dạ càng cồn cào xao động. Có lúc hình như tôi bật khóc, có lúc ngồi nghe mà cứ run
run lên vì căm giận và thương cảm.
2
Lúc tôi về đến nhà, trời đã khuya lắm… Tôi cuống quít hấp tấp dưới ánh sáng chập
chờn lung lay của ngọn đèn dầu sở. Hình như bao nhiêu nỗi niềm ngổn ngang, xót xa, thổn
thức, bao nhiêu tiếng hát buồn lời ru con não ruột, những tiếc hận, thương nhớ cứ cuồn cuộn
tuôn trào ra…..Trong khoảnh khắc dào dạt ấy tôi không bố cục gì, không định ý, không cấu
tứ gì cả, đến từ ngữ cũng tự nhiên bật ra theo dòng chảy của cảm xúc.
Bài thơ, đúng là một bài thơ tự nhiên, không vào một “thi pháp” nào như tôi đã kể ở
trên, nên cũng thật sự là có vẻ lòng thòng, tự sự dây cà ra dây muống.
(Hoàng Cầm – Báo văn nghệ)
§4. ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Đình Thi
* Lời bình:
Ở bài Đất nước, chúng ta nên đi sâu hơn vào những mảng tâm trạng của tác giả.
Mảng đầu tiên là những gợi nhớ về Hà Nội, gợi nhớ bắt đầu từ thời tiết” Sáng mát trong
như sáng năm xưa”. Sáng năm xưa ấy là ở Hà Nội, chớm lạnh, đầy hương cốm mới, phố
phường như dài ra trong hơi gió heo may xao xác. Những chi tiết khởi gợi của gió đầu mùa
có cái gì rất nhớ nhung, rất xa vắng…
Mảng tâm trạng thứ hai: Tâm trạng trước hiện thực ở Việt Bắc. Giọng thơ vui, câu
thơ ngắn như tiếng reo, có cái phấn chấn hồ hởi, gợi lên một không gian rộng, mới mẻ nhiều
hoạt động… không khí thu trong biếc nên các âm thanh trở nên vang vọng ngân nga, tiếng
nói cười trở nên thiết tha khác lạ.
(Vũ Quần Phương)
Nguyễn Đình Thi với bài thơ Đất nước (trò chuyện với nhà thơ). Khi bài Đất
nước của Nguyễn Đình Thi ra đời, trong giới thơ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng Đất
nước được sáng tác không theo phương pháp cổ điển truyền thống, mà cũng không theo
phong cách thơ mới. Phải chăng nó phóng túng quá mà trở nên xa lạ… Nguyễn Đình Thi
không chịu bó mình trong khuôn phép cũ, anh muốn tìm một cách thể hiện mới, anh muốn
thơ phải gợi được nhiều cách cảm thụ khác nhau.
Nguyễn Đình Thi thai nghén Đất nước từ những năm đầu kháng chiến cùng với những
ca khúc Diệt phát xít, Người Hà Nội, nhưng hai ca khúc thì được sáng tác ngay, còn bài thơ
mãi đến năm 1955, hòa bình lập lại, mới ra đời.
… Nguyễn Đình Thi sôi nổi giải thích: Anh đã viết với một tình yêu say đắm cái vẻ
đẹp hùng vĩ và rất thơ mộng của đất trời Việt Nam. Không chỉ thế, anh còn viết với cả
những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ và cả một thời trai trẻ mê say nồng nhiệt. Anh nhớ lại
năm 13,14 tuổi, cậu thiếu niên học sinh Hà Nội Nguyễn Đình Thi đã nhiều lần nằm dưới
gốc cây bên Hồ Tây ngửa mặt ngắm trời xanh hàng buổi không chán với biết bao khát vọng
đẹp đẽ. Rồi những buổi mê mải chơi bên bờ sông Hồng, ngụp lặn giữa sông mát lạnh nặng
phù sa. Và những năm kháng chiến gian khổ, gắn bó với núi rừng Việt Bắc, và xa hơn nữa,
còn có cả sự gắn bó với một miền rừng núi biên giới Lào – Thái Lan, nơi anh sinh ra và
sống ở đó đến năm, sáu tuổi.
Với lời bình, “… kĩ thuật phối âm mới lạ, cái hay của Nguyễn Đình Thi là tổng hợp
được các tiết điệu khác nhau và phân phối các âm bằng trắc một cách sáng tạo”, anh Thi cho
đây là một nhận xét tinh.
(Theo Đào Khương)
3
§5. VIỆT BẮC – Tố Hữu
- Nhà thơ chào Việt Bắc trước khi về xuôi. Anh gọi Việt Bắc là mình, như một
người yêu, hay đúng hơn, như một người bạn đời đã cùng nhau gánh vác nhiều khó nhọc,
chia sẻ nhiều vui buồn, nhiều tình và nhất là nhiều nghĩa với nhau. Cái nghĩa ấy từ những
ngày còn gian khổ nhất của mười mấy năm trước khi lực lượng cách mạng mới nhóm lên
giữa rừng thiêng, những ngày chiến khu Việt Minh, “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng
vai”.Những người dân Việt Bắc cực khổ là những người trung thành nhất với cách mạng…
Giữa đời sống gian khổ, cái tình nghĩa cách mạng là ấm áp nhất, đẹp nhất. Cái nghĩa tình từ
thuở đầu cách mạng ấy càng sâu sắc hơn trong kháng chiến. Những người dân Việt Bắc
sống vẫn chật vật vô cùng giữa thiên nhiên lộng lẫy mà gay gắt. Nhà thơ nhìn thấm thía vào
cái anh dũng thầm lặng hàng ngày của quần chúng lao động.
Thương nhau chia củ sắn lùi
… Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Và nụ cười thương yêu của nhà thơ bỗng gặp hình ảnh cô em gái hái măng một mình
như làm sáng cả rừng núi.
… Khi Tố Hữu làm thơ về những phiên họp của Chính phủ, câu thơ trang trọng và
sang sảng, đầy ánh sáng của buổi trưa rực rỡ trong tâm hồn nhà thơ. Ánh sáng ấy dẫn đến
một đoạn kết, mà có lẽ là cái nút động của cả bài thơ khi nhìn về “mười lăm năm ấy”:
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi
… Quê hương cách mạng dựng nên Cộng Hòa
(Theo Nguyễn Đình Thi)
Mình đi mình có nhớ chăng
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
… Linh hồn của câu đọng ở ba chữ mình. Hai chữ mình trước ngôi thứ hai đã đành,
chữ mình sau cũng là ngôi thứ hai. Lạ nhất là đại từ mình ngôi thứ hai này. Trong ca dao
không gặp kiểu đại từ đổi ngôi như vậy. Câu thơ vốn có gốc rễ sâu xa trong ca dao của dân
tộc bỗng vụt lớn lên, mới mẻ, hiện đại. Nói nôm na ra là anh đi anh có nhớ anh không?...
Câu hỏi thật sâu nặng nghe mà giật mình. Ca dao chỉ đòi nhớ em thôi. Vậy mà Tố Hữu đã
thêm hương thêm sắc cho chữ tình. Và chủ đề sâu sắc của bài thơ lộ ra một cách kín đáo,
chứ không đợi đến những câu ướm hỏi dè chừng sau này.
(Theo Nguyễn Đức Quyền)
§6. KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU – Tố Hữu
Sinh thời Nguyễn Du từng tự hỏi không biết ba trăm năm sau có ai người tri kỉ vì
mình mà nhỏ nước mắt không. Từ đó đến nay chưa đến ba trăm năm. Nhưng những người
có thể gọi là tri kỉ của nhà thơ, những người hiểu rõ những đau xót, căm giận, ước mơ và cả
những băn khoăn bế tắc của Nguyễn Du, những người rất yêu quý cái tài và lại càng yêu
quý hơn nữa cái tình của Nguyễn Du, những người ấy có đến hàng triệu. Những người ấy
hôm nay không nhỏ nước mắt khóc Nguyễn Du mà rất phấn khởi kỉ niệm Nguyễn Du, lắng
nghe lại tiếng nói sâu sắc của Nguyễn Du, trong khi tiếng súng chống Mĩ cứu nước vẫn nổ
giòn suốt từ Nam chí Bắc.
… Giữa lúc cuộc chiến đấu chống Mĩ đang diễn ra ác liệt trên cả hai miền, Ban bí
thư Trung ương Đảng đã chỉ thị tổ chức trọng thể lễ kỉ niệm Nguyễn Du trong cả nước và
4
theo đề nghị của Hội đồng hòa bình thế giới, lần đầu tiên một danh nhân văn hóa Việt Nam
được kỉ niệm ở nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Trong một bài thơ viết vào
dịp ấy, Tố Hữu sau khi phê phán cái nhìn tối tăm không lối thoát của Nguyễn Du, đã hết lời
ca ngợi tấm lòng ưu ái của nhà thơ và đối với tiếng thơ Nguyễn Du đã có một sự đánh giá
cao, xưa nay chưa từng thấy:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
(Kính gởi cụ Nguyễn Du)
Tố Hữu đã nói lên tất cả tấm lòng yêu quý và biết ơn của chúng ta với nhà thơ cổ
điển lớn nhất trong văn học Việt Nam. Đúng là tiếng thơ ấy, yêu thương như tiếng ru của
mẹ, tha thiết như tiếng gọi của quê hương, nghìn năm sau sẽ còn vọng mãi.
(Hoài Thanh)
§7. VỢ NHẶT – Kim Lân
* Kiến thức cơ bản
Kim Lân đã kể chuyện Tràng là một anh nông dân nghèo lại là dân ngụ cư đã lấy vợ
trong một năm đói khủng khiếp nhất. Qua nghịch cảnh này nhà văn cho ta thấy được sự
khao khát hạnh phúc, khao khát mái ấm gia đình đã làm cho tình thương của người lao động
trở nên đáng quí, và có sức mạnh “mạnh hơn cái chết!”.
Ta có thể tìm hiểu chi tiết tiếng cười trong tác phẩm để chia đoạn và phân tích
những nét tổng quát nội dung của truyện.
Tiếng cười xuất hiện 23 lần và được thống kê như sau:
(1. Tràng vừa đi vừa tủm tỉm cười. 2. Trẻ con reo cười khi thấy Tràng. 3. Tràng
cười hềnh hệch. 4. Tràng cười nụ. 5. Tràng bật cười. 6. Một người hàng xóm cười rung rúc
khi nghĩ Tràng có vợ. 7. Vợ Tràng tủm tỉm cười. 8. Tràng bật cười với vợ. 9. Tràng ngửa cổ
cười khanh khách. 10. Hắn phì ra cười. 11. Quay lại nhìn thị cười cười. 12. Thị nhếch mép
cười nhạt nhẽo. 13. Tràng vu vơ nhổ nước bọt, tủm tỉm cười một mình. 14. Ả cười như nắc
nẻ. 15. Tràng vuốt mồ hôi cười. 16. Thị liếc mắt cười tít. 17. Người con gái tình tứ cười với
mẹ. 18. Tràng toét miệng cười. 19. Hắn cười. 20. Tràng tươi cười với mẹ. 21. Hắn xích lại
với vợ cười. 22. Hắn cười khì khì. 23. Người mẹ vẫn tươi cười đon đả).
Tràng cười 15 lần, vợ y 5 lần, người hàng xóm 1 lần, trẻ con cười 1 lần và bà mẹ 1
lần.
Như vậy tiếng cười chủ yếu xuất phát từ quan hệ trực tiếp của cặp vợ chồng mới lấy
nhau (chiếm 18/23 lần). Một lần người hàng xóm cười là để xác nhận sự lạ và tỏ thái độ mỉa
mai với vợ chồng Tràng, một lần nữa là mẹ Tràng cười gượng gạo để che giấu sự tủi cực và
nhục nhã khi “làm đám cưới” cho con bằng món “chè khoai ngon đáo để” (như lời bà xác
nhận) nhưng thực ra là “miếng cám đắng chát và nghẹn ứ ở cổ”. Một tiếng cười nữa là của
bọn trẻ reo hò khi Tràng ngật ngưỡng về, Tràng đáp lại chúng bằng nụ cười hềnh hệch vô
duyên. Ba tiếng cười đầu truyện (2 của Tràng và 1 của trẻ con) chỉ muốn nói trong quá khứ
Tràng tồn tại như một hình nhân ngớ ngẩn vô ý nghĩa đối với dân làng và đối với chính anh
ta.
5
Trong 14 trang của tác phẩm nếu phân ra hai phần bằng nhau thì số lượng trang
cũng đã phản ánh hai phần của truyện.
Bảy trang đầu (7) nói đến sự kiện Tràng “nhặt” được vợ trước sự ngạc nhiên của tất
cả mọi người và của chính anh ta.
Bảy trang sau (7) nói đến quan hệ giữa Tràng và người vợ mới, quan hệ giữa bà cụ
Tứ với người con dâu mới trong ngày đầu của cuộc sống “tao đoạn”đầy người chết đói.
Nụ cười đã giảm nhanh đột ngột từ bảy trang đầu (19 lần) sang bảy trang sau (4 lần)
Theo dõi sự vận động của tiếng cười này ta cũng thấy không khí bi ai, thắt thỏm
giữa hạnh phúc và cái chết nó không chỉ lởn vởn ở trong óc mà đe dọa rất cụ thể trong “bữa
cơm ngày đói”(thực ra là bữa cỗ cưới xin thịnh soạn nhất mà bà cụ Tứ có thể lo được cho
con trai!)
Tình yêu đã làm cho người ta quên hết hiện thực ghê gớm nên ở truyện có tiếng
cười. Lấy gì để nuôi sống tình yêu (theo một nghĩa đen trần trụi nhất của từ này) trong hoàn
cảnh “đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi không mà còn lại đèo bồng?” (tr.173) thì lại
làm cho người ta khó có thể cười được.
Tình yêu đã nở ra nụ cười (7 trang đầu) còn nước mắt nó trào vỡ ra từ cuộc sống
đắng cay, khốn khổ (7 trang sau). Đó là nguyên nhân để giải thích kết cấu câu chuyện mất
thăng bằng, một đầu là nụ cười và một đầu là tiếng khóc.
Chính kết cấu này mà phần đầu nó “lãng mạn” bởi quan hệ lứa đôi chi phối. Tràng
thường nhìn, hoặc đối thoại, hoặc say mê với duyên mới mà “tủm tỉm cười” như để nhấm
nháp hạnh phúc của mình.
(Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả đói
khát đang đe dọa, quên cả những ngày tháng trước mặt… chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và
một người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lẫm, chưa thấy ở người đàn ông nghèo khổ
ấy, nó ôm ấp, mơn man…) (tr. 170)
Còn phần sau tiếng cười ít hơn bởi nhân vật chính là bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ với nỗi
lòng nặng trĩu ưu tư và ngấn nước mắt đã làm cho hiện thực trở lại với thực tế hơn. Không
khí câu chuyện thật nặng nề ám ảnh (“tiếng ai hờ khóc”… và trong đêm hợp cẩn “tiếng hờ
khóc tỉ tê càng nghe rõ”mùi đống rấm…). Những lo toan của người mẹ đã mở ra một tương
lai thật ảm đạm.
Tuy xuất hiện rất ít trong bảy trang sau (4 lần) nhưng tiếng cười vẫn được cất lên.
Chính lòng nhân ái, cưu mang nhau, chính niềm tin vào những ước mơ rất bình dị của người
lao động đã làm cho câu chuyện hừng lên một chút ánh sáng của hi vọng “may mà qua được
cái thời tao đoạn này… yên bề… “rồi con cái… về sau…” hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ
cái…” (tr.175 và 177). Câu chuyện cũng đã hừng lên một chút ánh sáng của bình minh ở
câu kết thúc:
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới…”
§8. VỢ CHỒNG A PHỦ – Tô Hoài
* Lời bình và tư liệu
Ở Vợ chồng A Phủ nhà văn đã dụng công và thành công trong miêu tả, trong
dựng cảnh. Nói cách khác, ông đã thường dựng lên cho bạn đọc thấy được diễn biến tâm lí
cùng đời sống nội tâm của nhân vật qua hàng loạt chi tiết bên ngoài như một dáng ngồi, một
cách ăn mặc, một vài câu nói, một cái nhìn, một bước đi.. đến một tảng đá hay một ô cửa
6
sổ… khi miêu tả như thế, do đã được nhập vào với số phận của nhân vật, thuộc được hoàn
cảnh sống đầy biến động và đổi thay của nhân vật, nhà văn đã định ra được một cách tự
nhiên một mạch lời kể chuyện vừa phù hợp với tâm lý riêng của họ, vừa mang sự gãy gọn
của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay viết về một sự đổi đời kì diệu. Như nhiều truyện
ngắn có chung tư tưởng chủ đề này. Vợ chồng A Phủ cũng có cấu trúc chia đôi rất rõ:
1/ Những ngày ở Hồng Ngài: Mị và A Phủ là người – người xinh tươi, khỏe mạnh,
giỏi giang – mà phải sống kiếp nô lệ trâu ngựa khốn khổ ê chề.
2/ Những ngày ở Phiềng Sa: Mị và A Phủ là người sống tự do và đã biết bảo vệ lấy
tự do ấy. Tuy nhiên cái hay của truyện là ở chỗ: nhà văn đã chỉ trong chừng 400 chữ, mà
dựng lại được một chặng then chốt của toàn bộ sự chuyển hóa ấy, khiến cho bạn đọc dẫu
khó tính cũng phải nhận rằng: Việc Mị và A Phủ từ đêm đen nô lệ ra vùng ánh sáng tự do là
hoàn toàn hợp lý, hợp lẽ tự nhiên… Như vậy là chính lòng thương người và thương thân đã
chiến thắng nỗi sợ hãi, đã quyết định hành động tự giải thoát .
(Nguyễn Quốc Luân)
Lời nhà văn viết Truyện Tây Bắc: Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến
quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc… Cái kết quả lớn nhất và trước
nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ
cho tôi nhiều, không bao giờ quên.
Ý bao quát trong khi tôi viết Truyện Tây Bắc là: Nông dân các dân tộc ở Tây Bắc bao
năm gian khổ chống đế quốc và bọn chúa đất. Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc,
mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất
nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta dễ tưởng những cảnh những người ở đấy cứ muôn
thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng.
Họ đã thức tỉnh. Cán bộ của Đảng tới đâu thì các dân tộc đứng lên tới đấy, trước nhất là
những người trẻ tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời.
Một vấn đề khác, đó là những ý thơ trong văn xuôi. Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả
miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng
hơn lên.
(Tô Hoài)
§9. RỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành
* Lời bình và tư liệu
Chính cái khả năng đúc kết đã làm cho Nguyễn Trung Thành, trong phạm vi
ngắn gọn của một truyện ngắn, có thể dựng lại một quá trình cuộc sống trong những mảng
đậm nhất, gây xúc động nhiều nhất.
(Phong Lê)
Truyện ngắn đó của Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu, tôi đọc từ ngày nó
mới in ra lần đầu, khoảng cũng mười năm rồi. Về sau nghĩ lại, thấy hiện lên rõ nhất là hình
ảnh tay Tnú và những trang mở đầu cùng đoạn kết diễn tả cây xà nu. Cái cây và bàn tay, đó
là hai điểm tựa cho việc nhớ lại tất cả câu chuyện kể, là hai điểm sáng lớn thu hút các điểm
sáng nhỏ nhấp nháy trong óc tôi liên tưởng.
7
… “Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú”. Nhưng mười ngọn đuốc thịt da đó đã kịp
làm mồi châm lửa nổi dậy. Sau tiếng thét của Tnú, dân làng bộc phát giết sạch mười tên
giặc.
(Nhị Ca)
Trở lại Tây Nguyên, với Nguyên Ngọc, bao điều gợi nhớ. Mười bảy tuổi, vào
bộ đội, anh hăm hở lên Tây Nguyên đánh Pháp (ngày ấy, khu 5 Pháp mới chỉ chiếm được
Tây Nguyên) với tâm trạng vừa hăng hái yêu nước vừa có chút lãng mạn tiểu tư sản… Anh
không lường được hết cái khắc nghiệt của Tây Nguyên: Đồng bào sống còn hoang sơ, ta
chưa có một cơ sở nào. Giặc Pháp thì vừa xuyên tạc vừa treo giải ai bắt được bộ đội Kinh,
hoặc chặt đầu đem nộp thì được thưởng muối. Anh phải trốn biệt trong rừng, trên nương,
học tiếng dân tộc… Sáu tháng ròng rã, anh mới giác ngộ được một bà cụ… Anh thấy đồng
bào Tây Nguyên có đời sống tinh thần phong phú, họ rất yêu tự do, trọng danh dự.
(Theo Đào Khương)
* Lời nhà văn:
Hồi tháng 5 năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào, tôi cùng đi với anh Nguyễn
Thi… Cũng đi dọc Trường Sơn từ Bắc vào đến điểm chia tay mỗi người về chiến trường
của mình là khu rừng bát ngát phía Tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xà nu tít
tắp tận chân trời.
Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng,
man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi
mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn,
hàng triệu cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng…
Tại sao cái đêm giữa năm 1965 ấy, ngồi viết, rừng xà nu lại bỗng đột ngột đến với
tôi, chảy ngay ra dưới ngòi bút tôi?
Như vậy đấy, rừng xà nu chợt đến. Và lập tức tôi biết tôi đã tạo được không khí, đã
có không gian ba chiều rồi. Và cũng lập tức đã nhập được vào không khí và không gian ấy.
… Một truyện ngắn sở dĩ có thể ngắn được là vì sự “chuẩn bị” cho nó phải thật dài.
(Nguyên Ngọc)
§10. MÙA LẠC – Nguyễn Khải
1/ Bằng cảm hứng thế sự – đạo đức, Nguyễn Khải đã kể lại con đường đi của nữ
nhân vật chính. Từ một số phận đầy éo le đau khổ, Đào đã tìm thấy hạnh phúc mới trên
nông trường Điện Biên nhờ vào chính khát vọng và niềm tin yêu cuộc sống của chị. Nhưng
quan trọng hơn là chị đã sống trong môi trường tập thể có những con người biết chia sẻ ngọt
bùi; biết quan tâm và tạo điều kiện cho chị tìm được chỗ đứng chân chính để thay đổi cuộc
đời mình.
2/ Trong thời kỳ 1955-1964, nhiều tác phẩm đã bám rất sát các phong trào để phản
ánh kịp thời các chủ trương chính sách phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền
Bắc. Khác với những tác phẩm đó, “Mùa lạc” lại khai thác vấn đề lối sống, đạo đức, mối
quan hệ của con người và con người trong cuộc sống mới. Nguyễn Khải có đề cập tới hiện
thực và những chủ trương chính sách của một thời kỳ nhưng trung tâm sự chú ý của ông vẫn
là vấn đề số phận con người.
Nhân vật Đào là nhân vật có cá tính, có số phận được xây dựng khá thành công
trong “Mùa lạc”. Tác giả đã giới thiệu ngoại hình, đã cho ta thấy lai lịch và số phận cũng
8
như cho thấy sự chuyển biến trong tâm lí và trong tính cách của Đào từ khi lên nông trường
Điện Biên…
§11. ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm
* Lời bình:
Chương Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm là
suy nghĩ và xúc cảm về đất nước dân tộc của cả một thế hệ tuổi trẻ đang đánh Mĩ. Những
dòng thơ là dòng cuồn cuộn của tình cảm, cũng là tiếng nói đầy trách nhiệm của tuổi trẻ
trước các thế hệ cha ông đã kế tiếp nhau lấy xương máu mình đóng kè giữ lấy núi sông Tổ
quốc.
… Tổ quốc được khám phá, nhìn nhận lại trong chiều sâu lịch sử.
… Cảm xúc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không nhẹ nhàng dễ dãi; đó là cảm xúc
của lớp trẻ đã thấy nhiều, nghĩ nhiều và cả từng trải nhiều nữa để rồi không còn có thể vô tư
giản đơn…
Câu thơ Nguyễn Khoa Điềm thường không câu nệ vào thể thơ và khuôn khổ câu
chữ; anh viết phóng khoáng tự nhiên theo mạch tình cảm, mạch suy nghĩ… Ở những bài thơ
dài, người ta thấy anh dàn trải – đôi khi rắc rối – khi anh muốn nói cho thật thấu đáo. (Theo
Vũ Tuấn Anh)
§12. SÓNG – Xuân Quỳnh
* Lời bình
Xuân Quỳnh khi yêu, rất nồng nàn và rất thật. Trước nay có lẽ chưa có người con
gái làm thơ nào đã nói lên những lời yêu cháy bỏng, thật và dữ dội như chị – đó chính là nét
hiện đại của tâm hồn chị, tâm hồn người phụ nữ thế kỷ XX, dám yêu và dám thổ lộ tất
File đính kèm:
- vantap11-tulieuvanhoc.pdf