Tuần: 10 - Tiết: 10 - Kiểm tra 45 phút học kỳ I môn vật lí lớp 7

b) Mục đích:

- Đối với học sinh:

+ Nhận biết được mắt nhìn thấy vật khi nào.

 + Nhận biết được các loại chùm sáng, lấy được ví dụ về nguồn sáng.

 + Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng, lấy được ví dụ ứng dụng của định luật này.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 10 - Tiết: 10 - Kiểm tra 45 phút học kỳ I môn vật lí lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 10 KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ LỚP 7 1. Mục đích của đề kiểm tra : a) Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 8 theo PPCT Mục đích: - Đối với học sinh: + Nhận biết được mắt nhìn thấy vật khi nào. + Nhận biết được các loại chùm sáng, lấy được ví dụ về nguồn sáng. + Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng, lấy được ví dụ ứng dụng của định luật này. + Hiểu được hiện tượng nhật thực là gì, nguyệt thực là gì, ở đâu có nhật thực toàn phần, ở đâu có nhật thực một phần. + Nắm vững định luật phản xạ của ánh sáng để vẽ tia tới, tia phản xạ, xác định góc tới, góc phản xạ. + Nắm được đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, từ đó vẽ ảnh của vật qua gương. + Vận dụng định luật phản xạ của ánh sáng để vẽ ảnh của vật qua gương phẳng. + Nhận biết đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, ứng dụng của gương cầu lồi. + Nhận biết đặc điểm của ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm, ứng dụng của gương cầu lõm. - Đối với giáo viên: Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học. 2. Hình thức kiểm tra : Kết hợp TNKQ và TL (30% TNKQ và 70% TL) - Số câu TGKQ : 6 câu ( Thời gian : 15 phút ) - Số câu TL : 5 câu ( Thời gian : 30 phút ) 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra : a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình: Nội dung Tổng số tiết LT Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (1, 2) VD (3, 4) LT ( 1, 2) VD (3, 4) Sự truyền thẳng ánh sáng 3 3 2,1 0,9 26,25 11,25 Phản xạ ánh sáng 3 2 1,4 1,6 17,5 20 Gương cầu 2 2 1,4 0,6 17,5 7,5 Tổng 8 7 4,9 3,1 61,25 38,75 b) Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ: Nội dung Trọng số Số lượng câu Điểm số T.số TN TL Sự truyền thẳng ánh sáng 26,25 3 2 1 2,5 Phản xạ ánh sáng 17,5 3 2 1 2,0 Gương cầu 17,5 2,5 2 0,5* 2,0 Sự truyền thẳng ánh sáng 11,25 1 1 1,0 Phản xạ ánh sáng 20 1 1 2,0 Gương cầu 7,5 0,5 0,5* 0,5 Tổng 100 11 6 5 10 Thiết lập bảng ma trận như sau: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Sự truyền thẳng ánh sáng - Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. - Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,... Số câu hỏi 2(C1,2) 1(C7) 1(C8) 4(3,5) Số điểm 1,0 1,5 1,0 2. Phản xạ ánh sáng - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. Số câu hỏi 2(C3,4) 1(C9) 1(C10) 4(4,0) Số điểm 1,0 1,0 2,0 3. Gương cầu - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi. - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. - Vận dụng kiến thức về gương cầu lồi để hạn chế tai nạn giao thông. Số câu hỏi 2(C5,6) 0,5*(C11) 0,5*(C11) 3(2,5) Số điểm 1,0 1,0 0,5 TS câu hỏi 6 2,5* 2,5 10(11) TS điểm 3,0 3,5 3,5 4. Nội dung đề: A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng ở các câu sau : Câu 1 : Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng. B. mắt hướng ra phía cánh đồng. C. cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng. D. cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta. Câu 2 : Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà A. các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. B. các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. C. các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng. D. các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau. Câu 3: Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với A. tia tới và đường vuông góc với tia tới. B. tia tới và pháp tuyến với gương. C. đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới. D. tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. Câu 4: Cho hình vẽ biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến là A. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN, góc tới i, góc phản xạ i’. B. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN, góc phản xạ i, góc tới i’. C. Tia tới SI, tia phản xạ IN, pháp tuyến IR, góc tới i, góc phản xạ i’. D. Tia tới IN, tia phản xạ IR, pháp tuyến IS, góc tới i, góc phản xạ i’. N I R S i' i I Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật. D. ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật. Câu 6: Khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Câu kết luận đúng là A. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn nhỏ hơn vật. B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo bằng vật. C. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo luôn lớn hơn vật. D. Ảnh nhìn thấy trong gương hứng được trên màn. B. TỰ LUẬN: 7 điểm) Câu 7: 1,5 điểm a) Lấy ví dụ về nguồn sáng trong tự nhiên và nguồn sáng do con người tạo ra ( mỗi loại cho 1 ví dụ ) b) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? Lấy một ví dụ về ứng dụng của định luật này trong thực tế ? Câu 8: 1 điểm Nhật thực là gì? Khi xảy ra nhật thực, vùng nào trên Trái Đất có hiện tượng nhật thực toàn phần, vùng nào có nhật thực một phần? Câu 9: 1 điểm Nêu những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? Câu 10: 2 điểm A B a) Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước gương phẳng ? S b) Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, hãy vẽ ảnh của điểm sáng S đặt trước gương phẳng ? Câu 11: 1,5 điểm a) Hứng mặt phản xạ của gương cầu lõm về phía ánh sáng Mặt Trời ta thu được chùm tia phản xạ là chùm hội tụ hay phân kì ? Vì sao ? b) Chỗ đường gấp khúc thường hay xảy ra tai nạn khi các phương tiện giao thông qua lại, em có giải pháp gì để hạn chế tai nạn giao thông trên đoạn đường này ? 5. Đáp án và biểu điểm : A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B D A A C B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7: 1,5 điểm a) Nguồn sáng trong tự nhiên như : Mặt Trời (0,25đ) Nguồn sáng do con người tạo ra như : Bóng đèn điện đang sáng (0,25đ) b) - Định luật truyền thẳng của ánh sáng : (0,5đ) Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Ví dụ về ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng trong thực tế : Ngắm đường thẳng, ngắm bắn súng, ... (0,5đ) Câu 8: 1 điểm - Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên đường thẳng, trong đó Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất. (0,5đ) - Khi xảy ra nhật thực : + những người ở trên Trái Đất thuộc vùng bóng tối của Mặt Trăng sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, vùng này có nhật thực toàn phần. (0,25đ) + những người ở trên Trái Đất thuộc vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, vùng này có nhật thực một phần. (0,25đ) Câu 9: 1 điểm Những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là: A - Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. - Ảnh có kích thước bằng vật. - Khoảng cách từ gương đến ảnh và vật bằng nhau. Câu 10: 2 điểm B A a) Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước gương phẳng: 1đ B’ A’ Cách vẽ: - Lấy A’ đối xứng với A qua gương. - Lấy B’ đối xứng với B qua gương. - Nối A’ với B’ ta có A’B’ là ảnh của vật AB qua gương phẳng. N R S b) Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, vẽ ảnh của điểm sáng S trước gương phẳng: 1đ I S’ K - Cách vẽ: + Vẽ tia SI vuông góc với mặt gương cho tia phản xạ IS + Vẽ tia SK cho tia phản xạ KR + Hai tia phản xạ IS và KR kéo dài cắt nhau tại S’. S’ là ảnh của điểm sáng S qua gương phẳng. Câu 11: 1,5 điểm a) Hứng mặt phản xạ của gương cầu lõm về phía ánh sáng Mặt Trời ta thu được chùm tia phản xạ là chùm hội tụ, vì Mặt Trời ở rất xa Trái Đất nên chùm tia sáng truyền từ Mặt Trời đến mặt phản xạ của gương cầu lõm là chùm tia song song, vì vậy chùm tia phản xạ là chùm hội tụ. (1đ) b) Giải pháp của em là đặt một gương cầu lồi cã kÝch th­íc ®ñ lín ở chỗ mép đường gấp khúc, mặt phản xạ của gương hướng về hai đoạn đường để người lái xe và người đi bộ ở cả hai đoạn đường đều nhìn bao quát được và họ tránh được nhau. (0,5đ) 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài học ở chương II: “Âm Học” RÚT KINH NGHIỆM Tổ trưởng kí duyệt Hoàng Vĩnh Hoàn

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc