A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: -Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; bảng phụ.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số em HS.
III.Bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 16 - Bài 16 - Tiết 79, 80: Ôn tập phần tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Bài16
Tiết 79,80 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN.
***************
A.. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: -Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; bảng phụ.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số em HS.
III.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập câu 1,2,3,4 SGK/206.
- Câu hỏi 1: Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập I có những nội dung lớn nào? Nngx nội dung nào là trọng tâm càn chú ý?
* Tập làm văn trong Ngữ văn 9 có hai nội dung chính được học ở các lớp trước nhưng được lặp lại và nâng cao cả vềø kiến thức và kỹ năng:
+ Văn bản thuyết minh:
Trọng tâm là luyện tập kết hợp với thuyết minh với các phương thức khác như thuyết minh kết hợp với lập luận giải thích; thuyết minh kết hợp với miêu tả.
+ Văn bản tự sự:
Trọng tâm là : * Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm; tự sự kết hợp với lập luận.
* Một số nội dung mới trong văn bẳn tự sự: Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
- Câu hỏi 2: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể?
* Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích đểå làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc những nội dung trừu tượng và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.
* Ví dụ: Thuyết minh về ngôi chùa cổ; người thuyết minh có khi phải sử dụng: những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hóa với hình thức như ngôi chùa tự kể chuyện về mình, để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh; giải thích kết cấu, những đặc điểm kiến trúc hoặc giải thích khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa; miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật chung quanh ngôi chùa.
- Câu hỏi 3: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
8 Sự khác nhau này làm cho người khác hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân, tư tưởng đạo lý, đặc điểm của đối tượng mang tính khoa học rõ ràng chính xác, thường dùng cách nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi hại, nhằm nêu ra cách đề phòng hoặc noi theo.
- Câu hỏi 4 SGK/206.
- Sách Ngữ văn 9, tập I nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự?
- Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm?
- Viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận?
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận?
- Câu hỏi 5 SGK/206.
- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
- Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự?
- Cho ví dụ về đoạn văn từ sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
- Câu hỏi 6: Tìm và nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nên trong hai đoạn văn đã tìm?
* HS tìm hai đoạn văn và cho nhận xét vai trò của mỗi loại người kể.
- Câu hỏi 7:Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
- Câu 8: Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
- Câu hỏi 9: Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó ( chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai)
HS kẻ bảng phần phụ lục.
- Câu hỏi 10: Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
- Câu hỏi 11: Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn không?Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?
- Câu hỏi 12: Những kiến thức kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc-hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ?
Nội dung ghi
I.Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
1. Thuyết minh:
- Thuyết minh kết hợp với miêu tả.
- Thuyết minh kết hợp vớilapj luận giải thích.
2. Tự sự:
- Tự sự kếp hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
- Tự sự kết hợp với nghị luận.
II. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
-Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả làm cho bài văn sinh động, sự vật được tái hiện cụ thể, nổi bật, gay ấn tượng tạo hấp dẫn cho người đọc.
- Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả không thể thiếu trong văn thuyết minh.
III. Điểm giống và khác nhau giữa miêu tả và thuyết minh:
* Giống nhau: cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng.
* Khác nhau:
+ Thuyết minh: Đối tượng của thuyết minh là các loại sự vật, đồ vật ……
= Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
= Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
= Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
= Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
= Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học.
=Thường theo một số yêu cầu giống.
=Đơn nghĩa.
+ Miêu tả: Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể.
< Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
< Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
< Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
< Ít dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
< Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
< Ít tính khuôn mẫu.
< Đa nghĩa.
IV. Văn tự sự:
Văn tự sự có hai nội dung:
- Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự và lập luận.
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn từ sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
- Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong văn bản tự sự. Vì miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, miêu tả những gì không quan sát được một cách trực tiếp.
- Miêu tả nội tâm làm cho nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng. Miêu tả bên trong và miêu tả bên ngoài có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy nội tâm của nhân vật và ngược lại từ việc miêu tả bên trong người đọc hình dung được hình thức bên ngoài của nhân vật.
- Nghị luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các cuộc đối thoại và độc thoại vì người nói nêu lý lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe một vấn đề nào đó, làm cho câu chuyện thật hơn, sinh động hơn.
- Ví dụ: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “ Hằng năm cứ vào cuối thu …… mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
( Lý Lan – Cổng trường mở ra)
Hay: Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường ……… Không thể được!làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù!.
( Làng – Kim Lân)
Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long ……… chớ bảo là ta không nói trước.
(Hoàng Lê Nhất thống chí – Ngô gia văn phái)
Lão không hiểu tôi ……… mỗi ngày một thêm đáng buồn.
( Lão Hạc – Nam Cao)
V. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: - Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Đôïc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Phía trước lời thoại có gạch đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời.
- Đối thoại và độc thoại làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật làm cho câu chuyện sinh động hơn.
- Ví dụ đoạn văn trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
VI. Nhận xét vai trò:
HS thực hiện và nhận xét vai trò của người kể chuyện.
VII. Điểm giống và khác nhau của văn tự sự:
1. Giống nhau:
- Có nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
- Cốt truyện: cùng tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia đến kết thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa.
2. Khác nhau:
- Lớp 6: tồn tại độc lập một phương thức riêng.
- Lớp 8: có sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật.
- Lớp 9: kết hợp cả lập luận, biểu cảm, miêu tả trong đó coa miêu tả nội tâm nhân vật, ngôi kể và việc chuyển đổi ngôi kể.
8 Như vậy văn tự sự ở lớp 9 vừa lặp lại vừa nâng cao cả kiến thức và kỹ năng của lớp dưới.
VIII. Yếu tố miêu tả, biểu cảm,, nghị luận trong văn bản tự sự:
Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì đó là những yếu tố hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
Trong thực tế ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.
IX. Điền vào ô trống:
1. Tự sự +Miêu tả+Nghị luận+ Biểu cảm+Thuyết minh.
2. Miêu tả +Tự sự +Biểu cảm +Thuyết minh.
3. Nghị luận + Miêu tả + Biểu cảm + Thuyết minh.
4. Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận.
5. Thuyết minh + Miêu tả + Nghị luận.
6. Điều hành: không kết hợp.
X. Bài văn phải có đủ ba phần:
- Bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài là bố cục mang tính “qui phạm” đối với HS khi viết bài tập làm văn. Nó giúp cho HS bước đầu làm quen với “tư duy cấu trúc” khi xây dựng văn bản, để sau này học cao lên có thể viết luận văn, luận án, viết sách …… Nói cách khác, muốn viết được một văn bản hoàn hảo, HS cần phải tiến hành đồng thời ba thao tác tư duy: tư duy khoa học, tư duy trừu tượng và tư duy cấu trúc.
XI. Tác dụng của phần tập làm văn trong kiểu văn bản tự sự:
* Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc và tìm hiểu văn bản của tác phẩm văn học.
* Ví dụ:
5 Khi học về đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyện Kiều:
+ Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hy sinh.
+ Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” với cuộc đối thoại tuyệt hay giữa Kiêu và Hoạn Thư.
5Trong truyện “Làng” của Kim Lân có hai cuộc đối thoại hết sức thú vị:
+ Mụ chủ nhà “trục xuất” gia đình “ông Hai”.
+ Mụ chủ nhà “mời” gia đình ông Hai ở lại.
XII. Tác dung của phần Tiếng Việt trong kiểu văn bản tự sự:
* Những kiến thức và ký năng về tác phẩm tự sự của phần đọc-hiểu văn bản và phần Tiếng việt tương ứng đã cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự. Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôi kể, sự việc, các yếu tố miêu tả, nghị luận …
* Ví dụ các tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi, Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa … có cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng tôi, về cách kết hợp tứ sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả ……
IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Trả bài tập làm văn số 3.
- Chuẩn bị Ôn tập thi học kì I từ bài 1 đến bài 16.
+ Phần văn:
* Phong cách Hồ Chí Minh.
* Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Tuyên bố với thế giới về quyền trẻ em.
* Chuyện người con gái Nam Xương.
* Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
* Hoàng Lê nhất thống chí.
* Truyện Kiều: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều.
* Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn.
* Đồng chí.
* Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
* Đoàn thuyền đánh cá.
* Bếp lửa.
* Ánh trăng.
* Làng; Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà; Cố hương.
+ Phần Tiếng Việt và tập làm văn:
* Các phương châm hội thoại; xưng hô trong hội thoại.
* Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
* Sự phát triển của từ vựng; thuật ngữ; trau dồi vốn từ.
* Tổng kết từ vựng.
* Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
* Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật: miêu tả.
* Văn tự sự có yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.
* Nghị luận trong văn bản tự sự
* Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY79,80.DOC