a ) Biết lấy thêm điểm và đặt tên cho điểm .
* Ví dụ 1 : ( Bài 14 - SGK Hình học lớp 8 - Trang 37 , xuất bản năm 2003 )
Cho hình vuông ABCD . E , F theo thứ tự là trung điểm của AB , BC
a) Chứng minh CE DF
b) Gọi M là giao điểm của CE và DF . Chứng minh AM = AB .
- Đối với câu a : GV có thể hướng dẫn học sinh chứng minh
trực tiếp mà không cần phải nhờ đến việc vẽ thêm hình phụ .
- Đối với câu b : Rõ ràng học sinh không dễ dàng chứng minh
được ngay AM = AB . Muốn vậy GV cần lưu ý học sinh
suy nghĩ đến tính tương tự của các điểm A , B , C , D và
E với F . Theo kết quả ở câu a , nếu có hai trung điểm của
hai cạnh của hình vuông thì ta có kết quả nào ?
Rõ dàng học sinh liên hệ đến việc lấy thêm trung điểm của CD để có sự liên hệ AK DF . Từ đó vì AE = CK = DK và AK // CE suy ra AK đi qua trung điểm của DM .
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẽ hình phụ thế nào cho cơ lợi - 02 - Xây dựng cho học sinh quy trình vẽ hình phụ theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vẽ hình phụ thế nào cho cơ lợi - 02
Xây dựng cho học sinh quy trình vẽ hình phụ
theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp .
a ) Biết lấy thêm điểm và đặt tên cho điểm .
* Ví dụ 1 : ( Bài 14 - SGK Hình học lớp 8 - Trang 37 , xuất bản năm 2003 )
Cho hình vuông ABCD . E , F theo thứ tự là trung điểm của AB , BC
a) Chứng minh CE DF
b) Gọi M là giao điểm của CE và DF . Chứng minh AM = AB .
- Đối với câu a : GV có thể hướng dẫn học sinh chứng minh
trực tiếp mà không cần phải nhờ đến việc vẽ thêm hình phụ .
- Đối với câu b : Rõ ràng học sinh không dễ dàng chứng minh
được ngay AM = AB . Muốn vậy GV cần lưu ý học sinh
suy nghĩ đến tính tương tự của các điểm A , B , C , D và
E với F . Theo kết quả ở câu a , nếu có hai trung điểm của
hai cạnh của hình vuông thì ta có kết quả nào ?
Rõ dàng học sinh liên hệ đến việc lấy thêm trung điểm của CD để có sự liên hệ AK DF . Từ đó vì AE = CK = DK và AK // CE suy ra AK đi qua trung điểm của DM .
- Có thể hướng dẫn học sinh theo sơ đồ sau :
AM = AB AM = AD Tam giác AMD cân tại A Chọn cách chứng minh .
* Điểm lưu ý học sinh chính là việc lấy thêm hình phụ là điểm K và nối hai điểm A với K .
b ) Nối hai điểm cho trước , vẽ đường thẳng , tia đi qua hai điểm cho trước .
* Ví dụ : Bài 11 - Trang 39 - SGK Hình học lớp 9
Nhà xuất bản Giáo dục - năm 1999 .
Cho đường tròn tâm O và một điểm M cố định không nằm trên đường tròn Qua M vẽ một cát tuyến cắt đường tròn ở A và B . Chứng minh rằng tích
MA . MB không phụ thuộc vào vị trí của cát tuyến qua M .
- Hướng dẫn : GV cho học sinh đọc kỹ đề , tìm cách vẽ hình . Hầu hết học sinh vẽ được hình trong trường hợp chỉ có một cát tuyến và mất phương hướng chứng minh
+ Điểm M có đặc điểm gì ? Vậy có mấy trường hợp về vị trí của điểm M đối với đường tròn tâm O .
+ Nói rằng tích MA . MB không đổi có nghĩa là gì ?
( Học sinh suy nghĩ và hiểu rằng : Giá trị của biểu thức bằng hằng số )
+ Giá trị của biểu thức liên quan đến số đo đoạn thẳng . Vậy hãy tìm các yếu tố không đổi liên quan có trong bài toán ?
( Học sinh suy nghĩ chỉ ra : bán kính của đường tròn nhưng thường không chỉ ra được độ dài tiếp tuyến kẻ từ M )
+ GV gợi ý để học sinh kẻ tiếp tuyến , bởi vì tiếp tuyến có thể coi là trường hợp đặc biệt của cát tuyến khi A’ và B’ trùng nhau .
+ Vậy tương tự như tích MA . MB ta đề xuất chứng minh gì ?
Chứng minh : MA . MB = MN2 . ( MN = k không đổi )
Trong trường hợp điểm M nằm trong đường tròn thì MA . MB = R2 - OM2
Đến đây học sinh tự chứng minh .
+ GV hướng dẫn học sinh việc chứng minh tích MA . MB không đổi còn được hiểu như là việc chứng minh các tích MA . MB bằng nhau . Đó chính là sự so sánh các giá trị của cùng một đại lượng , vì vậy phải có hai đối tượng để so sánh , nghĩ tới việc vẽ thêm cát tuyến thứ hai khác với cát tuyến ban đầu và chứng minh
MA . MA = MA’ . MB’ .
+ Hình phụ ở đây là việc nối hai điểm cho trước và đường thẳng đi qua hai điểm .
+ Khai thác :
- Phương pháp chứng minh một đại lượng không đổi :
. Đưa ra hai tình huống khác nhau , so sánh hai giá trị của đại lượng đó .
. Định lượng giá trị của đại lượng từ các yếu tố không đổi trong bài toán .
- Nghiên cứu bài toán đảo : Cho học sinh nghiên cứu bài toán đảo sẽ được thêm hai cách chứng minh 4 điểm cùng nằm trên một đường tròn .
+ Bài toán 1 : Cho góc xOy , trên cạch Ox lấy hai điểm A và B , trên cạnh Oy lấy hai điểm C và D sao cho OA . OB = OC . OD . Chứng minh 4 điểm A , B , C , D cùng nằm trên một đường tròn .
+ Bài toán 2 : Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O . Trên các tia
Ox , Ox’ , Oy , Oy’ lần lượt lấy các điểm A , B , C , D sao cho
OA . OB = OC . OD . Chứng minh 4 điểm A , B , C , D cùng nằm trên một đường tròn .
c ) Vẽ thêm hình để liên kết các yếu tố đã cho .
d ) Vẽ thêm hình để khai thác bài toán , “ Chuyển lạ về quen ”.
File đính kèm:
- SKKN Boi duong HSG Toan THCS 02.doc