5 mẹo sử dụng PowerPoint chuyên nghiệp

Phần mềm PowerPoint của hãng Microsoft đã rất phổ biến với người dùng Việt Nam. Đặc biệt với những người hay phải thuyết trình, giảng dạy bằng PowerPoint. Dưới đây xin giới thiệu các mẹo giúp bạn sử dụng chuyên nghiệp Microsoft PowerPoint 2003.

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 mẹo sử dụng PowerPoint chuyên nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 mẹo sử dụng PowerPoint chuyên nghiệp - 15/7/2007 17h:10 Phần mềm PowerPoint của hãng Microsoft đã rất phổ biến với người dùng Việt Nam. Đặc biệt với những người hay phải thuyết trình, giảng dạy bằng PowerPoint. Dưới đây xin giới thiệu các mẹo giúp bạn sử dụng chuyên nghiệp Microsoft PowerPoint 2003. 1. Sử dụng các mẫu PowerPoint sẵn có của Microsoft để tận dụng các thiết kế chuyên nghiệp (Microsoft PowerPoint templates) Các mẫu thiết kế sẵn này ngoài việc có các trang trí đồ họa chuyên nghiệp, nó còn đã được định nghĩa các font chữ, căn lề, số trang, ngày tháng,…. Cách chọn các template này như sau: Từ menu của Microsoft PowerPoint 2003 Chọn Format Chọn Slide Design… Bên phía tay phải của Microsoft PowerPoint 2003 sẽ xuất hiện các mẫu thiết kế sẵn và bạn có thể chọn bất kỳ mẫu nào hợp với nội dung trình bày của bạn. Phía dưới cùng của các template này có 2 ô vuông đặc biệt sau (xem hình). - Additional Design Templates: Đây là chức năng cho phép bạn thêm các template vào thư viện template sẵn có của PowerPoint. Các template này bạn có thể có từ nguồn download trên mạng internet hoặc copy từ máy tính khác - Design Templates on Microsoft Office Online: Chức năng này cho phép bạn tìm và lấy thêm các mẫu PowerPoint nữa trên website của Microsoft. Sau khi chọn được một template nào đó để dùng rồi, bạn vẫn có thể chỉnh sửa nó cho hoàn toàn thích hợp với yêu cầu của mình. Cách làm như sau: Từ menu của Microsoft PowerPoint 2003 Chọn View Chọn Master Chọn Slide Master. Lúc này PowerPoint sẽ hiện ra các thiết kế gốc của template. Từ đây bạn có thể chỉnh sửa mọi thứ trong template này và khi kết thúc, bạn ấn nút Close Master View trên thanh Slide Master View. Kết quả chỉnh sửa này sẽ được áp dụng cho tất cả các slide hiện có các cho các Slide tạo mới. 2. Sử dụng các hiệu ứng hoạt hình (Animation) Một bài thuyết trình tốt ngoài việc có các hình ảnh minh họa trực quan thì việc mô tả các quy trình bằng các chuyển động, âm thanh, kỹ xảo hình ảnh (được gọi chung là Animation) cũng có tác dụng tốt cho người xem. Để thiết lập một đối tượng trong Silde của bạn có thể chuyển động hoạt hình theo ý muốn. Bạn trỏ phải vào đối tượng đó Chọn Custom Animation Bên tay phải màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại để bạn có thể thêm các hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng này. Ấn nút Add Effect Chọn các hiệu ứng (Nhấp nháy, bay từ trái sang phải, rơi từ trên xuống dưới,…). 3. Lưu các font chữ sử dụng trong Slide của bạn đi theo file PowerPoint Việc này rất hữu ích khi Slide của bạn có soạn thảo bằng các font chữ không phổ biến (TCVN, VNI, font thư pháp,…), nó giúp bạn khi mang file PowerPoint này đến một máy tính khác trình diễn mà máy này không có các font đó Slide của bạn vẫn hiển thị được nội dung như mong muốn. Cách làm: Khi soạn thảo Slide xong, trên menu File của PowerPoint Chọn Save as. Tại hộp thoại Save as, chọn Tools (bên tay phải, phía trên cùng), Chọn Save Option… Hộp thoại mới mở ra và phía dưới cùng có lựa chọn Embed Truetype fonts. Sau khi lựa chọn ô này, bạn tiếp tục chọn một trong hai lựa chọn phía dưới: - Embeb characters in use only (best for reducing file size): Lựa chọn này giúp PowerPoint lưu các font cần để hiển thị Slide cho bạn, nhưng người dùng không soạn thảo, thay đổi các chữ có sử dụng các font đặc biệt này được. Ngược lại nó giúp kích cỡ file PowerPoint nhỏ gọn. - Embeb all characters (best for editing by others): Lựa chọn này giúp PowerPoint lưu các font cần để hiển thị Slide cho bạn và cho phép người dùng có thể soạn thảo, thay đổi các chữ có sử dụng các font chữ này. Ngược lại nó làm kích cỡ file PowerPoint lớn lên khá nhiều. 4. Chèn các đoạn video, ảnh,… vào Slide Nếu bạn muốn trình diễn một đoạn video trong bài thuyết trình của mình thì nên làm theo cách sau: Từ menu Insert của PowerPoint Chọn Movies and Sounds Chọn Movie from file Từ đây bạn có thể chọn file video nào bạn muốn chèn vào Slide. Cách chèn ảnh, âm thanh vào Slide tương tự như trên. 5. Sử dụng các phím tắt một cách hữu dụng - Chuyển đổi chữ hoa chữ thường nhanh: Bôi đen những ký tự cần chuyển đổi và nhấn đồng thời Shift+F3  - Tắt màn hình trình diễn tạm thời: Ấn phím B Màn hình đen: Ấn lại phím B Màn hình trở về bình thường. Tương tự ấn phím W Màn hình trắng: Ấn lại phím W Màn hình trở về bình thường.  - Ấn phím F5 để bắt đầu trình diễn Slide. Muốn trình diễn Slide hiện tại, ấn đồng thời Shift+F5.  - Để quay về Slide đầu tiên: Ấn 1 + Enter  - Để nhảy tới Slide nào đó: Ấn số slide cần nhảy tới + Enter Thủ thuật Powerpoint - 28/6/2007 9h:8 Bạn đang chuẩn bị một bài thuyết trình thật ấn tượng bằng Power Point và nếu như trong tài liệu trình diễn của bạn có chèn thêm một video clip hay Flash minh họa thì buổi thuyết trình của bạn chắc chắn sẽ thành công hơn và sẽ thuyết phục hơn cho người xem. Để làm việc này không khó, bạn chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn sau: 1. Chèn Video Clip hay Flash vào trong Power Point Bước 1: Bấm vào menu View -> Toolbars, chọn Control Toolbox, thanh công vụ Control Toolbox xuất hiện, bạn hãy bấm vào biểu tượng More Controls và chọn Windows Media Player (nếu muốn chèn videoclip) hay Shockwave Flash Object nếu muốn chèn Flash. Bước 2: Khi nhắp chọn một trong hai tuỳ chọn trên thì lúc này con trỏ chuột của bạn sẽ biến thành dấu cộng, bạn hãy di chuyển con chuột lên vị trí hiển thị thích hợp và sau đó kéo chuột tạo khung hiển thị trên Slide. Sau khi đã điều chỉnh kích thước và vị trí thích hợp của khung hiển thị theo ý muốn trên Slide, bạn nhắp chọn và nhấn chuột vào nó, trong menu ngữ cảnh vừa xuất hiện hãy chọn Properties và trong hộp thoại Properties này bạn hãy điền đường dẫn tương ứng đến file minh hoạ trong ổ cứng của bạn vào URL (Chèn video clip) hay Movie (chèn Flash), ngoài ra cũng trong hộp thoại này bạn cũng có thể điều chỉnh lại các thông số cho thích hợp về khung hiển thị trên Slide show của bạn. Sau đó bạn hãy đóng hộp thoại lại và nhấn F5 để xem kết quả thế nào. Lưu ý: Khi chạy chế độ slide show mà không hiển thị video clip (Flash) thì bạn cần kiểm tra lại đường dẫn đến file minh hoạ. 2. Lưu luôn cả phông chữ vào bài soạn PowerPoint Giả sử một ngày nào đó bạn đang chuẩn bị thuyết trình, nhưng trên máy tính lúc này lại không có đủ các phông chữ mà mình đã soạn thảo ở nhà. Đồng thời làm các câu chữ trong lúc bạn thuyết trình cứ hiện lên lung tung và mất đi ý nghĩa của nó, thì lúc này vấn đề này thực sự trở nên khá nghiêm trọng. Để tránh trường hợp đáng tiếc này có thể xảy ra, bạn hãy áp dụng qua thủ thuật này sau: Bước 1: Sau khi soạn thảo bài giảng xong, bạn nhấp vào File (trên thanh công cụ) > Save, trên thanh Toolbar chọn Tools -> Save Options. Bước 2: Hộp thoại Save Options xuất hiện, trong mục Font options for current document only bạn đánh dấu check vào tuỳ chọn Embed True Type fonts. Lúc này sẽ có hai lựa chọn dành cho bạn: + Embed characters in use only (best for reducing file size): Với tuỳ chọn này dành cho người quan tâm đến dung lượng của tập tin (vì dung lượng tăng thêm không đáng kể) nhưng lại không cho phép chỉnh sửa ở máy khác về sau. + Embed all characters (best for editing by others): Với tuỳ chọn này dành cho người không quan tâm đến dung lượng của tập tin. Nhưng nó rất thuận tiên cho việc chỉnh sửa lại ở máy khác sau này. Sau khi lựa chọn xong bạn bấm OK và lưu lại tập tin bình thường “Truy tìm” slide trong khi đang trình chiếu PowerPoint - 13/3/2007 11h:27 Đang giữa lúc thuyết trình, bỗng nhiên bạn cần mở một slide khác để minh họa hoặc trả lời câu hỏi của người nghe. Tất nhiên, bạn có thể dùng phím mũi tên, nhấp chuột để từng chút một di chuyển tới lui giữa các file như thường lệ. Hoặc quay lại cửa sổ làm việc của PowerPoint và làm người nghe mất tập trung khi “khoe” menu, thứ tự cũng như số lượng các slide. Tuy nhiên, cách làm trên rất thiếu chuyên nghiệp. Trừ trường hợp đã cẩn thận tạo đường dẫn trước, thủ thuật sau sẽ giúp bạn mở nhanh slide mà không để lộ nội dung của các slide khác. Đầu tiên, bạn nhấn phím chữ cái A hoặc di chuyển chuột ngang qua màn hình để mở menu của file trình chiếu rồi tìm đến Go to Slide. Danh sách liệt kê các slide trong file trình chiếu sẽ hiện ra. Phần việc còn lại của bạn là nhớ và chọn chính xác slide cần mở (xem hình). Tạo CD trình chiếu độc lập - 6/11/2006 8h:43 Có bao giờ bạn lâm vào tình trạng đã đến giờ thuyết trình nhưng máy tính nơi đó không thể nào chạy tập tin trình chiếu (PPT)? PowerPoint có một công cụ giúp bạn giải quyết những rắc rối kiểu này: Package for CD. Bạn đừng nghĩ rằng nó chỉ đơn giản là một chương trình chép tập tin PPT ra CD. Với chức năng này, bạn có thể tạo một CD-ROM cho phép tự động bật chương trình slide khi mới đưa đĩa vào, tự động gọi tập tin trình chiếu của bạn, cho dù tại máy tính bạn sử dụng có cài đặt PowerPoint hay không. Ngoài ra, nó cũng đảm nhiệm việc kèm theo các tập tin font chữ, các tập tin tham chiếu, video, âm thanh vào CD cho bạn và thiết lập mật mã truy xuất cũng như chỉnh sửa. Nói cách khác, đây là chức năng tạo CD trình chiếu độc lập. Bạn tạo một tập tin trình chiếu hoàn chỉnh và mở chức năng Package for CD... trong menu Files của PowerPoint. Cửa sổ Package for CD mở ra, yêu cầu bạn nhập vào tên của CD và một số tham số khác. Trong phần Options, bạn sẽ thấy các mục như: PowerPoint Viewer (trình chiếu mà không cần dùng PowerPoint), Linked Files (kèm theo các tập tin media và các tập tin tham chiếu), Embedded TrueType Fonts (đính kèm các tập tin fonts TrueType), Password (mật mã để mở hoặc để sửa file). Sau khi thiết lập các lựa chọn trong Options, bạn có hai chọn lựa: một là ghi ra 1 CD mới: Copy to CD (cần một CD trắng nằm sẵn trong ổ ghi), hai là chép ra một thư mục và để dùng trên máy hoặc cho những việc khác sau này: Copy to Folder. Trình diễn biểu đồ 3D trong PowerPoint - 16/9/2005 8h:56 Bạn thường sử dụng biểu đồ ( chart ) trong PowerPoint để trình diễn các thông số nhập liệu. Tuy nhiên, với một biểu đồ dạng 2D có thể làm cho Phần trình diễn của bạn kém phần hấp dẫn, phần nào ảnh hưởng tới phần thuyết trình. Để cho phần trình diễn thêm phần sinh động, bạn có thể sử dụng plug ins Wowchart để chèn nhanh các biểu đồ 3D nhằm tăng thêm phần sinh động. Plug ins này sau khi cài đặt sẽ nằm ngay trên thanh công cụ, bạn chỉ cần click và chọn hình hiển thị tương ứng khi trình diễn bằng cách nhấn phím Esc khi khung biểu đồ quay để có góc nhìn thích hợp. Ngoài ra, khi save , Wowchart sẽ được tích hợp sẵn luôn vào PowerPoint, không cần bạn phải mất công cài đặt lại trên máy tính trình diễn. Khi cần hiển thị biểu đồ 3D thì bạn chỉ cần click phải vào menu WowChart, chọn Animate để trình diễn. Để thay đổi thông số biểu đồ, bạn dùng thẻ Properties. Chương trình có thể nói là rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại của nó hoàn toàn tin tưởng. Ngoài PowerPoint, Wowchart còn tích hợp sẵn vào excel với tính năng tương tự. Bạn có thể download plug ins Wowchart tại địa chỉ www.wowchart.com. Dung lượng 2216KB, tương thích cho PowerPoint 2000 trở lên 06 thủ thuật với Microsoft Office - PowerPoint - 26/8/2005 16h:51 Microsoft PowerPoint   Giấu slide   Trong bản trình diễn Microsoft PowerPoint, đôi khi bạn muốn ẩn đi một slide nào đó – slide thông tin tham khảo hay giải thích thêm làm rõ nghĩa chẳng hạn – và chỉ truy cập đến slide này khi nào cần thiết. Slide được ẩn đi sẽ không được hiện lên trên màn hình trình diễn trừ khi bạn ra lệnh cho PowerPoint truy cập đến slide đó.   Để ẩn một slide trước tiên bạn hãy chuyển con trỏ chuột về slide bạn muốn giấu đi rồi vào Slide Show | Hide Slide.   Bạn hãy khi nhớ số thứ tự của slide bị ẩn đi đó để trong quá trình trình diễn bạn có thể dễ dàng truy cập đến slide ẩn đó bằng cách nhấn phím số thứ tự của slide ẩn và ấn Enter. Nếu bạn có nhiều slide ẩn và không nằm theo thứ tự nào cả thì bạn có thể dùng phím tắt H để chuyển đến slide ẩn tiếp theo. Để quay trở lại bài trình diễn, bạn hãy nhắp chuột phải vào màn hình trình diễn và chọn Go | Previous Viewed. (Lệnh này có thể khác ở những phiên bản PowerPoint khác nhau).   Hoặc bạn có thể tạo ra một nút bấm chuyển đổi slide trên màn hình trình diễn của bạn bằng cách vào Slide Show | Action Settings.   Căn chỉnh đối tượng     Trong PowerPoint, bạn hoàn toàn có thể tự động đặt vị trí hay căn chỉnh các đối tượng mà không cần phải sử dụng đến lưới (grid) hay hướng dẫn (guide). Để thực hiện tác vụ này bạn hãy thử các sau đây.   Trước tiên bạn hãy lựa chọn tất cả các đối tượng cần căn chỉnh vị trí (lưu ý khi lựa chọn nhiều đối tượng bạn hãy giữ phím Ctrl). Sau đó bạn chọn nút Draw – nút này nằm ở góc tận cùng bên tay trái cửa sổ PowerPoint, ngay trên nút Start của Windows – và chọn vào “Align or Distribute” sau đó chọn một mô hình căn chỉnh thích hợp với bạn trong số những mô hình mà PowerPoint đưa ra.   Mỗi slide mỗi màu nền khác nhau   Nếu bạn muốn bản trình diễn của mình thêm đa dạng phong phú bằng cách đặt màu nền cho mỗi slide hoặc một nhóm slide khác nhau. Để thực hiện tác vụ này bạn hãy thử cách sau đây.   Lựa chọn slide hay một nhóm slide bạn muốn đặt màu nền khác với những slide khác, chọn Format | Slide Background. Trong cửa sổ Slide Background, sau khi bạn đã lựa chọn màu nền thích hợp, hãy đánh dấu chọn vào ô “Omit background graphics from master” sau đó chọn Apply. Bạn đã được như ý muốn.   Di chuyển đối tượng chính xác hơn   Nếu bạn sử dụng chuột để di chuyển đối tượng trong một khoảng nhỏ thì nhiều khi không chính xác và đạt yêu cầu cho lắm. Bạn hãy dùng bàn phím thay thế. Trước tiên hãy lựa chọn đối tượng bạn muốn di chuyển và dùng các phím mũi tên lên-xuống-sang trái-sang phải để di chuyển đối tượng của bạn. Mỗi lần di chuyển như vậy đối tượng sẽ di chuyển   Trình diễn từng slide riêng biệt   Trong khi bạn soạn thảo và trình bày từng slide của mình, đôi khi bạn muốn xem trước xem slide đó hiện trên màn hình trình diễn như thế nào. Nhưng nếu dùng tính năng xem trước của PowerPoint bạn sẽ lại phải xem tất cả các slide và trên màn hình trình diễn toàn màn hình. Vậy hãy thử ấn và giữ thêm phím Ctrl mỗi khi bạn chọn View Show | Slide Show. Chỉ riêng slide bạn đang chỉnh sửa hiện ra trong một cửa sổ nhỏ và rất thuận tiện cho bạn đó. Để tắt màn hình đó bạn hãy click chuột phải và chọn End Show. Sử dụng video số trong Power Point - 23/6/2005 8h:31 Để tạo một bản trình diễn (slide) hấp dẫn, ngoài việc phải trình bày sao cho đẹp mắt, bạn cần phải kết hợp thêm các yếu tố khác không thể thiếu như âm thanh (audio) và video. Hướng tích hợp video số vào Slide Power Point (PP) sẽ giúp bạn tạo ra một bài trình diễn trực quan và sinh động hơn. Khi video số lần đầu tiên xuất hiện, độ phân giải trung bình của màn hình máy tính mới chỉ ở mức 640x480 pixel. Khi đó mức phân giải của video số là 320x240 là có thể chấp nhận đối với hầu hết người dùng. Tuy nhiên, các loại màn hình máy tính hiện nay có độ phân giải rất cao (thường là 1280x1024 hoặc có thể cao hơn) thì kích cỡ 320x240 đã không còn thích hợp nữa. Nếu bạn đang tạo ra các video để gắn vào PP, thì nên chọn độ phân giải ở mức cao nhất – có nghĩa phải vào khoảng 720x480. Liên quan tới video, thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu qua về công nghệ nén. Trong nhiều năm qua, chuẩn MPEG-2 vẫn được coi là công nghệ được sử dụng nhiều nhất cho các loại video “màn hình rộng”. Tuy nhiên, nếu sử dụng phần mềm Windows Media Video (MWV) của Microsoft hoặc RealVideo của RealNetworks sẽ cho chất lượng cao hơn mặc dù được phát ở cùng một tỉ lệ bit tương tự. Đối với máy tính để bàn, đã đến lúc tạm quên đi MPEG-2, nhưng nếu vậy thì sẽ sử dụng định dạng nào? Xét về chất lượng, WMP và RealVideo giống nhau, nhưng Windows đòi hỏi ít bộ nhớ hơn. Điều này có nghĩa là WMP sẽ chiếm nhiều lợi thế hơn khi phát lại video trên các PC có tốc độ xử lý không cao. Thêm vào đó, WMV cung cấp các lựa chọn phong phú hơn khi tích hợp video vào PP. Sau khi lựa chọn sau định dạng phát, bạn cần phải tối ưu hoá chất lượng của video trong PP. Độ phân giải được lựa chọn thường là 720x480; tuy nhiên, nếu bạn sử dụng kích cỡ này, máy tính có thể sẽ không hiển thị hết hình ảnh theo chiều dọc (không giống TV). Chính vì vậy, để kích cỡ màn hình của video ở mức 640x480 là thích hợp nhất. Tiếp đến, bạn cần phải chuyển đổi video từ định dạng “Interlaced” (trộn) sang định dạng “Progressive” (rời). TV sử dụng định dạng Interlaced để hiển thị hai chiều cho mỗi khung ảnh. Trong khi đó, máy tính lại sử dụng định dạng Progressive để hiện thị mỗi khung ảnh trong cùng một tổng thể từ cuối màn hình lên trên đỉnh màn hình. Nếu bạn sử dụng video Interlaced trên màn hình Progressive, bạn sẽ thấy các vệt cắt, đặt biệt đối với các màn hình đặt ở độ phân giải cao. Khi đó, bạn cần chỉnh lại theo định dạng Progressive để tránh lỗi này. Rất nhiều trình chỉnh sửa không tự động tách video khi tiến hành chuyển đổi từ định dạng Interlaced sang Progressive. Do vậy, bạn cũng cần phải tách video để tăng chất lượng của chúng. Đây cũng là điểm làm nên sự khác biệt giữa các công cụ chỉnh sửa cao cấp. Khi mã hoá (encode) các tệp WMV để tích hợp vào PP, tốc độ thích hợp sẽ vào khoảng 1,5Mbit/s. Tỉ lệ mã hoá này được xem là phù hợp với nhiều định dạng khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tăng thêm tỉ lệ này nếu cảm thấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn. Sau khi mã hoá video, nhất là các đoạn video dài, bạn cũng cần để ý tới một yếu tố tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng, đó là điểm đánh dấu (marker). Phần mềm chỉnh sửa Windows Media Encoder File Editor cho phép bạn có thể chèn thêm các“marker” vào những vị trí quan trọng trong tệp video. Trong suốt quá trình phát lại, công cụ này có thể giúp bạn chuyển tới các đoạn cần sửa chữa một cách rất tiện dụng. PP có ít nhất 3 lựa chọn để chèn video vào bản trình bày. Lựa chọn tối ưu nhất là lệnh Insert/Movies and Sound. Khi sử dụng các lệnh này, bạn sẽ được tiếp cận với một cửa sổ video mẫu, cho phép kích hoạt và ngừng quá trình phát lại video ngay trong môi trường PP. Một lựa chọn khác là sử dụng lệnh “Object”, phát video trong môi trường WMP. Bạn kích chuột phải vào màn hình Media Player, chọn Properties để tiếp cận với các nút điều chỉnh đối tượng. Kích vào Custom để chọn tệp và cá nhân hoá các thông số phát lại, bao gồm cả khả năng chèn một một đoạn chú thích. Lựa chọn Insert Object có nhiều tính năng phát video hơn như nút điều chỉnh âm lượng, thanh trượt… Trong quá trình phát lại video trong PP, bạn có thể kích chuột phải và Media Player để sử dụng các chức năng điều khiển màn hình. Thật không may là hai lựa chọn trên lại không thể tương tác với các tệp RealVideo và Quick Time. Đối với các định dạng này và một số định dạng file khác không tương thích với lựa chọn cửa sổ gắn kèm, hoặc có nhiều đoạn video cần phát trong cùng một màn hình, bạn cần phải chèn các nút Action Button từ thanh Menu của Slide Show. Khả năng này sẽ cho phép kích hoạt bất cứ một ứng dụng nào trong PP, gồm cả màn hình phát QuickTime và RealVideo. Nhấn vào Action Button để kích hoạt ứng dụng, cụ thể là phát tệp video đã được gắn kèm, giúp người trình bày có thể tiếp cận với các phím chức năng phát lại của nhiều giao diện khác nhau. Các tổ hợp phím hữu dụng trong PowerPoint - 2/6/2005 9h:37 Hầu hết các chương trình, phần mềm hay tiện ích đều hỗ trợ tác vụ phím tắt để giúp bạn có thể truy cập nhanh hơn ngoài việc dùng chuột thông thường. Đó là lý do tại sao mà trong các chương trình hay phần mềm đều cho bạn hệ thống hotkey truy cập nhanh. Chẳng hạn, trong PowerPoint, bạn có thể truy cập nhanh đến menu Edit > Find chỉ với tổ hợp phím Ctrl + F. Cách dùng phím tắt để truy cập thì thật là nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn ít dùng thì bạn cũng khó mà nhớ hết được, bạn có thể nhớ một số ít phím tắt thường dùng để quá trình làm việc của mình được nhanh chóng hơn.   Kỳ này, xin giới thiệu với bạn những tổ hợp phím nóng thông dụng và hữu ích trong PowerPoint. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm từ Office Assistant của PowerPoint để tìm thêm những tổ hợp phím hữu ích cho nhu cầu sử dụng của mình. Chèn một Slide Mới CTRL + M Di chuyển nhanh vùng soạn thảo (switch pane) F6 hay Shift + F6 Tạo mới một file trùng tiêu đề CTRL + D Trình chiếu Slide show F5 Promote a paragraph ALT + SHIFT + LEFT ARROW Demote a paragraph ALT + SHIFT + RIGHT ARROW Apply subscript formatting CTRL + EQUAL SIGN (=) Apply superscript formatting CTRL + PLUS SIGN (+) Mở hộp thoại Font CTRL + T Lặp lại lần soạn thảo trước đó F4 hoặc CTRL + Y Mở hộp thoại Find CTRL + F Truy cập Hướng dẫn (view Guides) CTRL + G Xóa một từ CTRL + BACKSPACE Chuyển chữ in hoa SHIFT + F3 Đánh dấu đậm CTRL + B Đánh dấu in nghiêng CTRL + I Chèn siêu liên kết CTRL + K Chọn tất cả CTRL + A Copy CTRL + C Paste CTRL + V Undo CTRL + Z Save CTRL + S Print CTRL + P Open CTRL + O Thủ thuật thuyết trình bằng Powerpoint - 10/12/2004 13h:11 Microsoft Powerpoint tích hợp trong bộ Office là một phần mềm thông dụng nhất hiện nay dùng cho việc thuyết trình tại các cuộc hội thảo, giảng dạy... Đối với sinh viên sắp tốt nghiệp thì đa số phải "đụng" tới Powerpoint ít nhất một vài lần cho việc thuyết trình luận văn tốt nghiệp. Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng Powerpoint sẽ giúp các bạn sinh viên soạn được một bài thuyết trình hấp dẫn, gây ấn tượng với hội đồng giám khảo, cùng một số mẹo hay để ứng phó với những tình huống bất ngờ trong khi trình chiếu Powerpoint. Chọn màu cho dương bản Việc chọn màu sắc dương bản rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Bạn nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm. Cách làm như sau: Mở chương trình Powerpoint, nhấn chuột phải vào dương bản và chọn Background. Hộp thoại Background mở ra, nhấn vào mũi tên sổ xuống, chọn Fill Effects. Hộp thoại Fill Effects mở ra, ở thẻ Gradient đánh dấu chọn One Color, rồi nhấn mũi tên sổ xuống bên cạnh, chọn More Color, hộp thoại Colors xuất hiện, bạn chọn tiếp thẻ Custom và chỉnh các thông số sau, Color model: RGB, Red: 0, Blue: 0, Green: 155, rồi nhấn OK để trở về hộp thoại Fill Effects. Tại hộp thoại này, bạn đánh dấu chọn vào mục From title ở dưới cùng, rồi chọn kiểu trung tâm sáng ngoại vi tối ở mục Variants bên cạnh, xong nhấn OK và Apply. Đó là màu cho dương bản thứ nhất. Với dương bản thứ hai, ba, bốn... bạn muốn cho màu giống dương bản một thì nhấn chuột phải vào dương bản một nằm ở cột dọc bên trái (thẻ Slides), chọn New Slide hay vào menu Insert > Duplicate Slide. Màu và kích cỡ cho Font chữ Chọn font chữ là một trong các font sau: Arial, Vni-Helve, Vni-Times, màu trắng, vàng, xanh lá cây, cam (nếu bạn chọn màu dương bản như trên), kích cỡ trong giới hạn từ 20-44 pt. Không nên chọn kích cỡ dưới 20 pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì có thể chọn cỡ thấp nhất là 20 pt). Tạo hiệu ứng cho dương bản, có nên hay không? Nhiều người cho rằng việc tạo hiệu ứng cho dương bản sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Nhưng phải nói thật rằng cách này chỉ nên áp dụng cho các buổi trình chiếu quảng cáo sản phẩm hay tiếp thị. Còn với buổi trình luận văn tốt nghiệp thời gian thường chỉ có 20 phút, trong thời gian này bạn chỉ có thể sử dụng tối đa 30-40 dương bản, mỗi dương bản trình bày khoảng 30-45 giây, vì vậy nếu bạn tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất thời gian vô ích. Do vậy chỉ nên sử dụng 2 đến 3 hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và 2 hiệu ứng cho chữ. Để tạo hiệu ứng cho chữ, nhấn chuột phải vào khung chứa chữ, chọn Custom Amination. Cửa sổ Add Effect xuất hiện ở bên phải, nhấp vào nút Add Effect để chọn hiệu ứng, ví dụ như Fly in (bay), Spin (quay tròn), Grow/Shrink (phóng to/thu nhỏ), Diamond (lấp lánh)... Kinh nghiệm cho thấy hiệu ứng Random Bars thường được sử dụng. Nếu bạn muốn áp dụng một kiểu hiệu ứng cho toàn bộ nội dung dương bản thì vào menu Slide Show->Amination Schemes. Cửa sổ Apply to selected Slides xuất hiện bên phải, bạn chỉ việc nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show->View Show xem thử. Để tạo hiệu ứng chuyển trang, bạn vào Slide Show->Transition. Cửa sổ Slide Transition xuất hiện ở bên phải, bạn nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show->View Show xem thử. Hiệu ứng Strips Right-Down thường được dùng nhất. Slide cảm ơn hội đồng giám khảo Đây là slide cuối cùng, không kém phần quan trọng. Bên cạnh lời cảm ơn, bạn có thể chèn hình ảnh các bông hoa, bạn có thể tải hình bông hoa miễn phí tại địa chỉ   (bạn vào trang web và tải những file zip tên loài hoa, ví dụ red_rose.zip). Một số phím tắt cần nhớ trong khi trình chiếu Đang trình bày ngon trớn thì một vị trong hội đồng giám khảo đột ngột bảo bạn cho xem lại một dương bản nào đó, hay kêu bạn chỉ cho họ những điểm quan trọng. Với tình huống này bạn có thể dùng phím tắt. " Ctrl - P: Lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch đít hay khoanh tròn những điểm quan trọng. " Nhấn phím E: xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn. " Nhấn phím Esc: Cất cây bút màu đi. " Ctrl - H: Che dấu chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình) " Nhấn phím = (dấu bằng): hiển thị hay che dấu chuột. " Nhấn phím B/W: Chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao, nhấn lại phím này

File đính kèm:

  • docThu Thuat soan bai giang dien tu.doc