Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 49: Địa lí địa phương - Bài 41: Địa lí tỉnh Lai Châu

1. Kiến thức:

- Bổ xung những kiến thức về vị trí địa lí lãnh thổ và điều kiện tự nhiên, có được những kiến thức về địa lí địa phương.

- Đánh giá ý nghĩa của vị trí với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

2. Kĩ năng:

- Tìm hiểu liên hệ thực tế địa phương

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về địa lí địa phương.

- Tập làm những báo cáo ngắn về tình hình địa lí địa phương.

3. Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu về địa lí địa phương của tỉnh Lai Châu

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 49: Địa lí địa phương - Bài 41: Địa lí tỉnh Lai Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 49 ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG BÀI 41: ĐỊA LÍ TỈNH LAI CHÂU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Bổ xung những kiến thức về vị trí địa lí lãnh thổ và điều kiện tự nhiên, có được những kiến thức về địa lí địa phương. - Đánh giá ý nghĩa của vị trí với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu liên hệ thực tế địa phương - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về địa lí địa phương. - Tập làm những báo cáo ngắn về tình hình địa lí địa phương. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu về địa lí địa phương của tỉnh Lai Châu II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên:- Bản đồ hành chính Việt Nam (H 3.1 sgk/11) - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh, tài liệu về tỉnh Lai Châu 2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh địa lí tỉnh Lai Châu III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định(1’): 2. Kiểm tra bài cũ(4’):Sự hiểu biết và tự tìm hiểu về địa lí địa phương của HS 3. Bài mới: a. Mở bài: Lai Châu là một tỉnh miền núi nằm ở vùng tây bắc tổ quốc, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Chúng ta được sinh ra, lớn lên và học tập tại tỉnh Lai Châu là một mảnh đất đã từng là khu tự trị Thái Mèo bây giờ ít nhiều vẫn còn có chút ảnh hưởng trong lòng người dân, vậy chúng ta tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương mình để cùng góp phần xây dựng bảo vệ quê hương ngày càng giàu đẹp. b. Nội dung: Hoạt động 1: Cá nhân/ cặp. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Dựa vào lược đồ H3.1 sgk/11 và sự hiểu biết của mình hãy: 1) Cho biết tỉnh Lai Châu được thành lập vào ngày tháng năm nào? 2) Xác định vị trí giới hạn tỉnh ) Lai Châu ?(Nằm ở đâu? Tiếp giáp những tỉnh nào? Quốc gia nào?) 3) Vị trí đó có thuậ lợi - khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội? - GV: vị trí xa xôi cách trở gây nhiều khó khăn cho quá trình hội nhập, phát triển kinh tế. 4) Lai Châu được chia làm mấy đơn vị hành chính? Đó là những đơn vị nào? I) Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính: 1) Vị trí lãnh thổ: - Phía Bắc giáp Lạng Sơn tỉnh Vân Nam Trung Quốc - Phía Đông giáp: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La - Phía Tây và Nam giáp: Điện Biên. - Có diện tích tự nhiên: 9.112 km2 * ý nghĩa: - Được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 70, Quốc lộ 32 và đường thuỷ sông Đà. Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. 2) Sự phân chia hành chính: - Lai Châu được tái lập với 5 huyện, 1 thị xã bây giờ là 7 huyện: Thị xã Lai Châu, Huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè. Hoạt động 2: Cá nhân nhóm - Nhóm 1: 1) Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, dựa vào sự hiểu biết em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình của tỉnh Lai Châu. - Nhóm 2: Với vị trí địa hình như vậy đã ảnh hưởng tới khí hậu Lai Châu như thế nào? - Nhóm3: 1) Hãy nhận xét đặc điểm sông ngòi (dòng chảy, độ dốc, chế độ chảy) ở Lai Châu ? Kể tên 1 số sông điển hình? - Nhóm 4: 1) Dựa bản đồ đất VN hãy xác định ở Lai Châu có những loại đất nào? Nhóm 5: 1) Dựa vào bản đồ tự nhiên VN, dựa vào sự hiểu biết hãy kể tên các khoáng sản có ở Lai Châu ? 2) Có nhận xét gì về trữ lượng của các khoáng sản ở Lai Châu ? II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; 1) Địa hình: - Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m 2) Khí hậu: - Lai Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 °C-23 °C chia làm hai mùa theo độ ẩm là mùa mưa và mùa khô, chia làm 4 mùa theo nhiệt độ: xuân, hè, thu, đông. 3) Thủy văn: - Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu củasông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùn châu thổ sông Hồng. 4) Thổ nhưỡng: - Chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. 5. Khoáng sản: - Khoáng sản ở Lai Châu có một số loại có giá trị cao như: Vàng, kim loại màu, đất hiếm IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ(4’): Tìm hiểu thêm về địa lý tự nhiên của tỉnh Lai Châu V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP(1’): Nghiên cứu , tìm hiểu tiếp bài 42. Dân số Lai Châu năm gần đây nhất? Mật độ dân số? Cơ cấu dân số (Giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp) Sự phân bố dân cư? VI. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docTiet 49 DIA LY TINH LAI CHAU.doc
Giáo án liên quan