Đề tài Ứng dụng sơ đồ tư duy giúp người học tìm hiểu kiến thức chương 3 và 4 Giáo trình Thiên văn học

Đôi lúc ta đã quên những điều thật quan trọng và đã từng trăn trở tìm cách cải thiện trí nhơ, sự sáng tạo, khả năng tập trung, năng lực giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, trí thông minh và sự nhanh nhạy.Cũng đôi khi, ta đã từng ao ước mọi kiến thức có thể trở thành những bức tranh, những bản nhạc, công cụ thông minh.để dễ nhớ, hiểu nhanh và có thể vận dụng khi cần

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng sơ đồ tư duy giúp người học tìm hiểu kiến thức chương 3 và 4 Giáo trình Thiên văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP NGƯỜI HỌC TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHƯƠNG 3 & 4 GIÁO TRÌNH THIÊN VĂN HỌC. TH: THẠCH THỊ SA RƯƠNE Cần Thơ, Tháng 5 năm 2011 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP NGƯỜI HỌC TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHƯƠNG 3 & 4 GIÁO TRÌNH THIÊN VĂN HỌC. PHẦN A - MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Đôi lúc ta đã quên những điều thật quan trọng và đã từng trăn trở tìm cách cải thiện trí nhớ, sự sáng tạo, khả năng tập trung, năng lực giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, trí thông minh và sự nhanh nhạy,...Cũng đôi khi, ta đã từng ao ước mọi kiến thức có thể trở thành những bức tranh, những bản nhạc, công cụ thông minh,...để dễ nhớ, hiểu nhanh và có thể vận dụng khi cần. Khi khoa học ngày càng phát triển, lượng kiến thức không ngừng mở rộng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tích lũy được nhiều kiến thức, sắp xếp được kiến thức một cách hệ thống và truy xuất kiến thức được một cách dễ dàng ? Đối với người giáo viên, luôn phải cập nhật và sắp xếp thông tin một cách hệ thống để vận dụng thông tin một cách linh hoạt trong mọi tình huống, ngoài ra còn phải giúp học sinh tiếp thu và phát triển tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, việc sắp xếp công việc, học tập, sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội,...cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập. Những vấn đề trên luôn khiến chúng ta căng thẳng, đau đầu,..,stress...Để giải quyết những vấn đề này, phương pháp sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng ta hệ thống hóa kiến thức, xử lý thông tin và hình thành con đường phát triển kiến thức mới. Đồng thời, đây cũng là phương pháp giúp chúng ta sắp xếp mọi công việc, kể cả sinh hoạt thường ngày, giao tiếp xã hội, xử lí những vấn đề nan giải,... Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP NGƯỜI HỌC TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHƯƠNG 3 & 4 GIÁO TRÌNH THIÊN VĂN HỌC”. 2. Mục đích chọn đề tài. Với đề tài này tôi hy vọng nó là tài liệu hữu ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là giáo viên, sinh viên sắp ra trường và các em học sinh. Nó giúp họ hoàn thành tốt công việc học tập và giảng dạy. Mặt khác, có thể cung cấp tài liệu và ứng dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí ở các trường phổ thông. Giúp các em học sinh cách học tập tốt, cải thiện trí nhớ và mở rộng khả năng tư duy sáng tạo. 3. Phương pháp và phương tiện thực hiện. Phương pháp: Nghiên cứu lý thuyết về sơ đồ tư duy, phần mềm sơ đồ tư duy ConceptDraw MINDMAP 5, và kiến thức vật lý về thiên văn học. Phương tiện: Tài liệu tham khảo sơ đồ tư duy “the mind map book”, sách vật lý 12 nâng cao, sách thiên văn học, tài liệu internet,... Sử dụng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5, Ý kiến nhận được từ giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong bộ môn và các bạn. 4. Các bước thực hiện. Nhận đề tài, xác định nhiệm vụ cần đạt được của đề tài. Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè. Tổng hợp tài liệu, tiến hành viết đề tài và trao đổi với giáo viên hướng dẫn. Nộp đề tài cho giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến và chỉnh sửa. Hoàn chỉnh đề tài và nộp cho giáo viên hướng dẫn. PHẦN B - NỘI DUNG. CHƯƠNG 1-LÝ THUYẾT VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY. The Mind map book (Sơ Đồ Tư Duy). Tony & Barry Buzan. Cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều thứ phải nhớ và sắp xếp, nếu không có kế hoạch tốt thì chúng ta sẽ bị chìm đắm trong một kỉ nguyên bùng nổ thông tin. Có một thực tế là nếu biết cách dùng các công cụ một cách hợp lí, chúng ta có thể nâng cao được hiệu suất làm việc của mình. Các file folder, note, tray, shelves, ... chính là các công cụ như vậy để giúp tổ chức giấy tờ, công việc. Có rất nhiều công cụ với tính năng tương tự, nhưng nếu chúng ta không quan tâm đúng mức,có lẻ sẽ chẳng biết. 1.1. SƠ ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ? 1.1.1 Sơ đồ tư duy SĐTD được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập SĐTD là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các SĐTD không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác. Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được gọi là mind mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính ,từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh lại cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể “ mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. 1.1.2 Công dụng của sơ đồ tư duy Với SĐTD chúng ta sẽ dễ dàng: Cải thiện trí nhớ. Nảy sinh những ‎ý tưởng độc đáo. Soạn thảo các bài trình bày hoặc báo cáo. Thuyết phục và thương lượng với người khác. Hoạch định các mục tiêu cá nhân. Làm chủ cuộc sống của chính mình. 1.1.3 Mục đích của Sơ đồ Tư duy. Giới thiệu một khái niệm mới để phát triển ý tưởng - Tư duy Mở rộng. Giới thiệu một công cụ mới mang tính cách mạng, cho phép chúng ta tận dụng tốt nhất Tư duy Mở rộng trong tất cả mọi lĩnh vực cuộc sống - Sơ đồ Tư duy. Mang đến cho chúng ta sự tự do trí tuệ sâu sắc bằng cách chứng minh rằng ta có thể điều khiển bản chất cũng như sự phát triển của những quá trình tư duy và khả năng tư duy sáng tạo, xét về mặt lý thuyết nó là vô hạn. Mang đến sự trải nghiệm Tư duy Mở rộng thực tiễn, nhờ đó nâng cao một cách đáng kể chất lượng của nhiều kỹ năng trí tụê và trí thông minh của chúng ta. Mang đến cho chúng ta cảm giác phấn khích và khám phá khi thám hiểm vũ trụ mới mẻ này. 1.1.4 Đôi nét về tác giả. Tony Buzan, người phát minh kỹ thuật lập SĐTD, là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học tập, Chủ tịch Quỹ nghiên cứu về Não bộ (Brain Foundation), nhà sáng lập Tổ chức Brain Trust và các giải Vô địch Thế giới về Trí nhớ và Tư duy. Barry Buzan đã sử dụng SĐTD như một công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp của mình và tích cực cộng tác với người anh là Tony Buzan trong việc phát triển kỹ thuật lập SĐTD. 1.1.5 Ý nghĩa của phương pháp. SĐTD có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu truyện) thì nó còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh họa tận dụng cả hai khả năng này của bộ não. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng SĐTD, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để mô tả một chiều, SĐTD sẽ phơi bày cấu trúc một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra "dạng thức" của đối tượng, sự quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm liên quan (tạm gọi là "điểm chốt") và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. 1.1.6 Lịch sử của phương Pháp. Được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan ( như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Các ghi chép này sẽ nhanh hơn và dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Giữa thập niên 70 Peter Russell ( ) đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về SĐTD cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. 1.1.7 Cấu trúc của bộ não. Bộ não con người có ước chừng 1 ngàn tỷ nơ ron, mỗi nơ ron đều có khả năng thực hiện số lượng kết nối khổng lồ. 1.1.8 Tư duy tuần tự và tư duy cả 2 bên não. Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin tuần tự bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Hiện nay, chúng ta biết bộ não có tính đa chiều, được cấu tạo để đón nhận thông tin phi tuần tự. Não hoạt động theo cách thức này mọi lúc, đặc biệt là khi xem tranh, ảnh hoặc lí giải hình ảnh, môi trường xung quanh…Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc, hình ảnh then chốt sẽ đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động, “một bức ảnh hơn ngàn lời nói’’ vì nó huy động rất nhiều khả năng tư duy trên võ não, đặc biệt là sự tưởng tượng. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí nhớ, trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. 1.1.9 Tư duy mở rộng. Hãy thử tưởng tượng cấu trúc tư duy trong bộ não người là một cỗ máy liên kết rẽ nhánh – một siêu máy tính sinh học với nhiều dòng tư duy lan tỏa ra từ vô số các nút dữ liệu ( tế bào thần kinh). Đặc biệt, dung lượng của bộ não là vô cùng lớn nhờ vào hoạt động trao đổi chất, tái tạo tế bào. Dù đã lưu vào kí ức bao nhiêu dữ liệu thì khả năng mở rộng thành những cấu trúc và tổ hợp liên kết mới cho các ý tưởng là vô cùng tận. Tư duy mở rộng là những quá trình tư duy liên kết xuất phát từ vùng trung tâm của bộ não và lan tỏa ra đến các tế bào thần kinh giống như xuất phát từ thân cây và lan tỏa ra các nhánh cây, đường gân lá hay các mạch máu bắt nguồn từ trái tim. Các nhà khoa học - các bậc vĩ nhân chính là những người đã thật sự tận dụng năng lực tư duy bẩm sinh hơn người. 1.2. SƠ LƯỢC MỘT SƠ ĐỒ TƯ DUY - Hình ảnh trung tâm là vấn đề cần giải quyết, hoặc quan tâm. - Phân nhánh cấp I - Phân nhánh cấp II - Phân nhánh cấp III - Hoặc có thể có nhiều cấp, nếu vấn đề được mở rộng. Để tiến hành một SĐTD, chúng ta cần: một tờ giấy, một cây viết nên là viết màu, và một bộ não chịu hoạt động. Chúng ta nên dùng loại giấy có khổ to khi vẽ để trí não được tự do thoải mái phát triển trí tưởng tượng, bởi vì nếu giấy nhỏ thì ý tưởng sẽ bị bó hẹp trong một khuôn khổ. Và nếu thiếu thì có thể dán thêm giấy. SĐTD là cách thể hiện suy nghĩ của chúng ta. Bài tập để rèn luyện tư duy có thể được luyện tập hàng ngày. Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta sẽ lập được một SĐTD cho mỗi người. Khi nhìn vào SĐTD này, chúng ta sẽ nhận thấy tất cả những việc mình sẽ phải làm, những mối tương quan phải giải quyết và thực hiện để đạt được mục tiêu trung tâm mà ta đã đề ra. Phân nhánh cấp 1 phân nhánh cấp 2 1.3. CÔNG DỤNG CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY. Ghi chú. Khi thông tin được gợi ra, SĐTD giúp tổ chức thông tin theo một hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ. Được sử dụng để ghi chú tất cả các loại như sách vở, bài giảng, hội họp, phỏng vấn, và đàm thoại. Gợi nhớ ( Hồi tưởng). Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não, thì SĐTD cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra vào một hệ được tổ chức. Vì thế chẳng cần phải viết cả một câu. Nó như một phương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế có thể giữ lại các hồi tưởng rất nhanh gọn. Sáng tạo. Bất cứ khi nào chúng ta muốn khuyến khích sự sáng tạo, SĐTD sẽ giúp chúng ta giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện. Giải quyết vấn đề. Khi chúng ta gặp trở ngại với một vấn đề, SĐTD có thể giúp chúng ta nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau. Nó cũng giúp ta có được cái nhìn tổng quát là ta có thể nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ nào và sự quan trọng của nó. Lập kế hoạch. Khi cần lập kế hoạch, mind maps giúp chúng ta có được tất cả các thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức nó một cách thật đơn giản.Tất cả các loại kế hoạch từ việc viết một bức thư cho đến một kịch bản, một cuốn sách, hoặc lập kế hoạch cho một cuộc họp, một ngày nghỉ. Trình bày. Khi nói, ta luôn chuẩn bị tốt một mind map về một chủ đề và cách diễn đạt. Nó không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiến hợp lý, dễ hiểu mà còn giúp ta trình bày mà không cần phải nhìn vào biên bản có sẵn. Nếu bạn làm bất kỳ biểu mẫu nghiên cứu nào hoặc làm ghi chú, hãy thử dùng sơ đồ tư duy. Bạn sẽ thấy chúng hiệu quả đến ngạc nhiên! 1.4 CÁC DẠNG SƠ ĐỒ TƯ DUY. 1.4.1 Sơ đồ tư duy song hành ( hai giải pháp ). a) Nội dung. Loại sơ đồ được dùng trong trường hợp bạn đứng trước khó khăn cần phải lựa chọn, giúp cân bằng các yếu tố cạnh tranh, là giai đoạn đầu tiên trong việc tạo ra trật tự. Tuân thủ quy tắc của SĐTD, một hình ảnh đa chiều, màu sắc phong phú được đặt ở chính giữa SĐTD. Vì đây là quyết định đánh giá nên các ý chủ đạo là cặp song hành có/không, tốt hơn/tồi hơn, đắt hơn/rẻ hơn, mạnh hơn/yếu hơn, hiệu quả hơn/kém hiệu quả hơn... Đưa ra các từ khóa cho mỗi bên. Đánh số mỗi chi tiết và cho điểm. Cộng điểm cho mỗi bên. - Bên điểm cao sẽ thắng ð lựa chọn cuối cùng. b) Ý nghĩa. So sánh thông tin rõ ràng. Tận dụng toàn bộ kỹ năng của võ não đưa đến một quyết định toàn diện. Hình ảnh, màu sắc làm nổi bật điểm so sánh. Tạo điều kiện thuận lợi cho quyết định hình thành. 1.4.2 Sơ đồ tư duy phức tạp ( đa chủng loại ). a) Nội dung. Loại sơ đồ tư duy có thứ bậc phức tạp hơn và số lượng ý chủ đạo lớn hơn so với mô hình song hành đơn giản. Đây là phương pháp sắp xếp ý tưởng đa nhánh, đa chủng loại được chuyển tiếp từ sơ đồ tư duy song hành, thuận tiện cho việc miêu tả, phân tích, đánh giá,…thể hiện khả năng ghi chú và bổ sung vào ghi chú những ý tưởng của riêng mình. Đưa ra các từ khóa về: Mục tiêu. Hàng loạt ý tưởng. Miêu tả đầy đủ và thêm thứ bậc, tưởng tượng. Quyết định ( quy trình giống sơ đồ tư duy song hành ). b) Ý nghĩa. Tận dụng các khả năng của võ não, tạo điều kiện cho não tự đối thoại hình thành ý tưởng sâu sắc hơn. Phát triển các năng lực tư duy như phân lớp, phân loại,… Xem xét toàn diện các yếu tố cạnh tranh. Nâng cao khả năng thu thập các dữ liệu phức tạp, tăng cơ hội đưa ra những quyết định có hiểu biết và khôn ngoan hơn. Hoàn thành nhanh hơn các mục tiêu. Là hồ sơ lưu trữ thường xuyên và dễ sử dụng về tất cả những trải nghiệm quan trọng. Để vẽ sơ đồ tư duy chúng ta có thể làm bằng tay hoặc dùng phần mềm SĐTD vẽ tay SĐTD vẽ bằng phần mềm Lập sơ đồ tư duy ( hoặc bản đồ ý tưởng ) là việc bắt đầu từ một ý tưởng trung tâm và viết ra những ý khác liên quan tỏa ra từ trung tâm. Bằng cách tập trung vào những ý tưởng chủ chốt được viết bằng từ ngữ của bạn, sau đó tìm ra những ý tưởng liên quan và kết nối giữa những ý tưởng lại với nhau hình thành nên một sơ đồ tư duy. Tương tự, nếu bạn lập một sơ đồ kiến thức, nó sẽ giúp bạn hiểu và nhớ những thông tin mới và nắm kiến thức sâu hơn. Hãy sử dụng những đường thẳng, màu sắc, mũi tên, nhánh rẽ hoặc những cách khác để thể hiện kết nối giữa những ý tưởng được đưa ra trong bản đồ tư duy của bạn. Những mối quan hệ này sẽ quan trọng khi bạn đang tìm hiểu những thông tin mới hoặc xây dựng cấu trúc của một kế hoạch viết bài luận. Bằng cách cá nhân hoá bản đồ với những ký hiệu và thiết kế riêng của bạn, bạn sẽ xây dựng được những mối quan hệ trực quan và có ý nghĩa giữa những ý thưởng, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc gợi nhớ và hiểu. Ý tưởng của sơ đồ tư duy là suy nghĩ sáng tạo và liên kết bằng một cách thức phi tuyến tính. Có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa thông tin sau này nhưng ở bước đầu tiên, việc đưa mọi khả năng vào bản đồ là rất quan trọng. Đôi khi một trong những khả năng tưởng như là không thể ấy lại trở thành ý tưởng chủ chốt đưa bạn đến kiến thức đó. Vài sinh viên phát hiện rằng sử dụng những kí tự viết hoa sẽ thu hút họ chỉ chú ý vào những điểm chính. Chữ viết hoa cũng dễ đọc hơn trong một sơ đồ. Tuy nhiên, bạn có thể viết vài ghi chú, giải thích bằng chữ viết thường. Một số sinh viên làm thế để khi họ cần xem lại sơ đồ tư duy một thời gian sau, trong lúc số khác lại dùng để ghi lại những đánh giá, phê bình. Hầu hết sinh viên đều thấy tiện dụng khi lật ngang trang giấy và vẽ bản đồ tư duy của họ theo chiều ngang. Đặt ý tưởng hoặc chủ đề chính vào chính giữa trang giấy, ta sẽ có có không gian tối đa cho những ý khác tỏa ra từ trung tâm.Vài sơ đồ tư duy hữu dụng nhất thường được bổ sung trong một khoảng thời gian dài. Sau lần vẽ ban đầu, bạn có thể muốn làm nổi bật vài thứ, thêm thông tin hoặc thêm vài câu hỏi. Vì vậy, để trống nhiều chỗ trên bản đồ là một ý hay để sau đó bạn có thể thêm vào những ý tưởng mới. 1.5 CÁCH TẠO SƠ ĐỒ TƯ DUY. Sơ đồ tư duy hoạt động theo cơ chế liên tưởng của bộ não. Nếu não lười biếng không chịu suy nghĩ thì sơ đồ tư duy cũng không được hình thành. Chính vì thế trước khi bắt đầu vẽ chúng ta nên khởi động bộ não: Tình huống ð cảm tưởng ð sự kiện ð lựa chọn ð hành động. Sau đây là những bước tạo nên một bản đồ tư duy: Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu. Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn. Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa. Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng. Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa. Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh. Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của bạn – trong khắp bản đồ. Phát huy phong cách cá nhân riêng của bạn. Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong bản đồ của bạn. Làm cho bản đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của bản đồ. Tạo những khoảng rộng thích hợp để khi cần bổ sung thêm cho ý tưởng của bạn. 1.6 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY. 1.6.1. ĐỌC SÁCH. Kỹ thuật tạo sơ đồ tư duy cho một cuốn sách gồm 8 bước, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1. Chuẩn bị. Đọc lướt qua-tạo hình ảnh trung tâm của bản đồ tư duy. Ấn định thời gian và mục tiêu tương ứng. Vẽ bản đồ tư duy cho kiến thức đã biết về chủ đề. Xác định và vẽ bản đồ tư duy cho các mục tiêu. Giai đoạn 2. Ứng dụng. Đọc tổng quát-thêm các nhánh chính vào bản đồ tư duy. Đọc trước các chủ điểm-cấp thứ nhất, cấp thứ hai. Đọc chi tiết-điền chi tiết cho bản đồ tư duy. Đọc ôn lại-hoàn chỉnh bản đồ tư duy. Tóm lại, vẽ sơ đồ tư duy cho cuốn sách là một quy trình hai chiều, và mục đích không phải là đơn thuần sao lại ý tưởng của tác giả theo dạng sơ đồ tư duy. Vấn đề ở đây là, sắp xếp tích hợp ý tưởng ấy sao cho phù hợp với kiến thức, mức hiểu biết, cách giải thích và các mục tiêu cụ thể của bản thân mình. Do đó một sơ đồ tư duy lý tưởng bao gồm những nhận xét suy nghĩ và nhận thức sáng tạo của bản thân đã được khơi nguồn từ nội dung cuốn sách. Việc dùng các màu hay kí hiệu khác nhau giúp chúng ta dễ phân biệt đâu là ý tưởng của mình và đâu là ý của tác giả. 1.6.2. HỌC NHÓM. Ngoài sơ đồ tư duy cá nhân, học tập còn mang tính trải nghiệm chung. Trong đời sống hằng ngày, mỗi chúng ta tiếp thu vô số thông tin độc đáo. Do tính chất độc đáo này, mỗi người chúng ta đều có những tri thức và quan điểm mang dấu ấn của riêng mình. Vì thế, học nhóm là cách tốt nhất giúp chúng ta tự hoàn thiện mình và bổ xung những thiếu sót, khiếm khuyết của nhau nhờ kết hợp kiến thức sơ đồ tư duy của mình với người khác. Những tranh luận, góp ý cũng giúp chúng ta giảm căng thẳng và mệt mỏi,…và nội dung công việc vì được chia sẽ nên sẽ kết thúc nhanh hơn. Đây là cách tạo sơ đồ tư duy tập thể. SĐTD NHÓM CÁ NHÂN 2 CÁ NHÂN 1 a) Bảy bước chính của sơ đồ tư duy tập thể: Xác định đối tượng. Chủ đề được xác định rõ ràng và cô đọng, các mục tiêu được đặt ra và những thành viên trong nhóm được cung cấp thông tin liên quan đến suy nghĩ của họ. Động não cá nhân. Mỗi thành viên của nhóm phải dành một lượng thời gian nhất định ( tùy theo nội dung của chủ đề) để phát thảo nhanh sơ đồ tư duy cá nhân kết hợp tái lập và chỉnh sửa đề tìm ra ý chủ đạo của riêng mình. Thảo luận theo nhóm nhỏ. Bây giờ, chia nhóm thành những nhóm nhỏ hơn ( khoảng 3-5 người). Trong mỗi nhóm, các thành viên trao đổi ý và thêm ý của những thành viên khác vào sơ đồ tu duy của mình. Duy trì thái độ tích cực đón nhận ý kiến, bổ sung và hoàn chỉnh mỗi ý kiến. Tạo sơ đồ tư duy tổng hợp. Dùng một màn hình khổng lồ hoặc một tờ giấy cực lớn để ghi lại cấu trúc cơ bản. Cả nhóm, một thành viên sẽ ứng dụng tốt sơ đồ tư duy từ mỗi nhóm. Phải thống nhất màu sắc cũng như hình thức để đảm bảo ý tưởng cũng như trọng tâm rõ ràng. Những ý chủ đạo được chọn làm các nhánh chính, và tất cả ý đều được đưa vào sơ đồ tư duy và được cả nhóm đón nhận. Nghiền ngẫm ý tưởng. Giống như trong ứng dụng sơ đồ tư duy sáng tạo cá nhân, chúng ta cần để sơ đồ tư duy tập thể hình thành dần dần. Tái lập và chỉnh sửa lần hai. Sau quy trình nghiền ngẫm ý, nhóm cần lập lại các giai đoạn 2,3,4 để nắm vững kết quả của các ý tưởng vừa được xem xét kết hợp. Mỗi cá nhân phải tự phát thảo nhanh sơ đồ tư duy của tập thể, tái lập , chỉnh sửa và trao đổi ý theo từng nhóm nhỏ và cuối cùng tạo ra một sơ đồ tư duy tập thể thứ hai. Sau đó có thể so sánh với sơ đồ tư duy tập thể để chuẩn bị cho giai đoạn cuối cùng. Phân tích và quyết định. Ở giai đoạn này, nhóm đưa ra những quyết định quan trọng, nêu lên các mục tiêu, lên kế hoạch và hiệu chỉnh công việc. b) Ứng dụng. Liên kết sáng tạo. Kết hợp nhớ lại. Giải quyết vấn đề và phân tích theo nhóm. Quyết định theo nhóm. Quản lý dự án theo nhóm. Đào tạo và giáo dục theo nhóm. 1.6.3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. a) Nội dung. Đối với một bài nghiên cứu khoa học, tương tự như bất kì tác vụ học tập nào, bước đầu tiên là phải xác định khối lượng công việc dự trù xử lí trong một thời hạn nào đó. Các mục tiêu về thời gian/khối lượng công việc rồi tiến hành giai đoạn nghiên cứu. Trong giai đoạn nghiên cứu, chúng ta có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi chú tài liệu nguồn, trình bày kết quả nghiên cứu, sắp xếp/kết hợp ý tưởng ngay khi chúng vừa mới lóe lên và làm dàn ý cho bài nghiên cứu hoàn chỉnh. Quá trình thực hiện có sự kết hợp giữa sơ đồ cá nhân và sơ đồ tập thể thông qua đọc sách, thảo luận nhóm, phân tích đề tài,...Khi gặp chỗ bế tắc, chúng ta có thể khắc phục bằng cách tạo một sơ đồ tư duy khác. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần vẽ ảnh trung tâm thôi cũng giúp trí não chúng ta hoạt động trở lại và xoay quanh đề tài. Cuối cùng, xem lại sơ đồ tư duy và hoàn chỉnh đề tài, thêm những chỉ dẫn tham chiếu, chứng cớ và trích dẫn để hỗ trợ cho lập luận, sửa đổi hay mở rộng kết luận nếu cần. Cách này thường có kết cấu hợp lý hơn, trọng tâm cũng rõ ràng, sáng tạo và độc đáo. b) Ứng dụng. Loại bỏ sự căng thẳng, khó chịu phát sinh từ cách sắp xếp không hợp lý cũng như nỗi lo bị thất bại. Giải phóng các móc neo liên kết ý tưởng, giúp bạn tiếp nhận thông tin mới, nhờ đó nâng cao khả năng sáng tạo và tính độc đáo. Giảm đáng kể thời gian chuẩn bị, kết cấu và hoàn chỉnh tác vụ thuyết trình. Liên tục kiểm soát quy trình phân tích, sáng tạo. Mang lại một bài nghiên cứu có trọng tâm rõ ràng và bố cục hợp lý. 1.6.4. HỌC VỚI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ. a) Nội dung. Vai trò của người thầy. Có thể nói, dạy học là một trong những nghề quan trọng nhất của xã hội, vì người thầy chịu trách nhiệm về tri thức-nguồn tài nguyên quý giá nhất trong tất cả các nguồn tài nguyên. Nếu bộ não hoạt động đồng bộ và tạo dựng những kết cấu khổng lồ trên cơ sở tri thức sẵn có thì vai trò của người thầy lại càng quan trọng, vì khi cơ sở tri thức này sai lầm hoặc yếu kém thì người học càng học bao nhiêu, toàn thể kết cấu sẽ càng có nhiều khả năng sụp đổ bấy nhiêu. Thật đáng buồn là trong các trường hợp như thế, nỗ lực càng nhiều thì năng suất càng thấp. Vì vậy, mọi người thầy cần hiểu, bài học đầu tiên phải dạy cho học trò là hiểu biết trí tuệ, học cách học-thậm chí là trước khi học đọc, học viết và học số. Để đạt mục đích trên, bộ não cần một công cụ thích hợp. Đó là sơ đồ tư duy. Vai trò của sơ đồ tư duy trong giảng dạy. Bộ não người học cách sử dụng sơ đồ tư duy lần đầu tiên khi nào ? Khi bộ não được hình thành ! Như vậy, trẻ sơ sinh đã có sẵn một sơ đồ tư duy trong não từ khi mới lọt lòng và xuyên suốt cuộc đời. Từ mỗi tâm điểm của sơ đồ tư duy này tỏa ra các nhánh không ngừng tăng trưởng và những mạng lưới liên kết ý tưởng cuối cùng sẽ phát triển thành kho kiến thức người lớn. Người thầy cần bảo đảm các mạng lưới chằn chịt đó phải thường xuyên được nuôi dưỡng sao cho chúng không những tiếp tục phát triển suốt cuộc đời người học mà còn được đem ra sử dụng trong thực tế. Tạo sơ đồ tư duy trong bài giảng. Nghiên cứu sách, báo, tài liệu liên quan đến bài giảng. Thực hiện các bước vẽ sơ đồ tư duy cho đọc sách, học nhóm hay nghiên cứu khoa học. Thiết kế một bài giảng hoàn chỉnh theo nội dung sơ đồ tư duy đã vẽ. Khác với sơ đồ tư duy cho sách, khi lập sơ đồ tư duy trong bài giảng, ta phải lệ thuộc tiến độ

File đính kèm:

  • docUng dung so do tu duy trong day hoc.doc
Giáo án liên quan