Đề thi học kì I năm học 2008-2009 môn vật lý 10 thời gian : 60 phút

1. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?

 A. Xe đạp đang đi đều trên đoạn đường thẳng nằm ngang

 B. Một hòn đá được ném thẳng đứng lên cao.

 C. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng

 D. Một cái pittông chuyển động trong xi lanh.

2. Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?

 A.Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian

 B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi

 C. Vận tốc của chuyển động là một hàm bậc nhất của thời gian

 D. Gia tốc của chuyển động không đổi

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I năm học 2008-2009 môn vật lý 10 thời gian : 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN VẬT LÝ 10 Thời gian :60’ 1. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều? A. Xe đạp đang đi đều trên đoạn đường thẳng nằm ngang B. Một hòn đá được ném thẳng đứng lên cao. C. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng D. Một cái pittông chuyển động trong xi lanh. 2. Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A.Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi C. Vận tốc của chuyển động là một hàm bậc nhất của thời gian D. Gia tốc của chuyển động không đổi 3. Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 12 km/h bỗng hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều, sau 1 phút thì dừng lại. Gia tốc của xe bằng bao nhiêu? A. 0,055 m/s2 B. 0,5 m/s2 C. 200 m/s2 D. 2 m/s2 4. Trong đồ thị vận tốc ở hình 1, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng chậm dần đều? v C D A. Đoạn DE B B. Đoạn BC C. Đoạn CD D. Đoạn AB A E t 5. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Cho g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất bằng bao nhiêu? A. 3 s B. 2,1 s C. 4,5 s D. 9 s 6. Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng bao nhiêu? A. 1,23 m/s2 B. 0,11 m/s2 C. 0,4 m/s2 D. 16 m/s2 7. một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ. A, B cách nhau 36 km. nước chảy với vận tốc 4 km/h. Vận tốc tương đối của xà lan đối với nước là bao nhiêu? A.8 km B. 16 km C. 32 km D. 12 km 8. Phương trình chuyển động của một vật có dạng: x = 4 – 3t + 2t2 (x tính bằng mét (m) và t tính bằng giây (s)). Gia tốc của chuyển động là: A. 1 m/s2 B. 2 m/s2 C. 3 m/s2 D. 4 m/s2 9. Công thức liên hệ giữa tốc độ góc và chu kỳ trong chuyển động tròn đều là: A. B. C. D. 10. Khoảng thời gian để chất điểm chuyển động tròn đều đi hết 1 vòng trên quỹ đạo của nó gọi là: A. Chu kỳ B. Tần số C. Tốc độ góc D. Gia tốc hướng tâm 11. Trong chuyển động tròn đều gia tốc hướng tâm đặc trưng cho: A. sự thay đổi hướng của tốc độ dài C. sự thay đổi về độ lớn của tốc độ dài B. tốc độ góc không đổi D. vectơ gia tốc không đổi 12. Vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên gọi là: A. vận tốc tuyệt đối B. vận tốc kéo theo C. vận tốc tương đối D. vận tốc trung bình 13. Chuyển động thẳng trong đó có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian gọi là: A. chuyển động thẳng biến đổi đều B. chuyển động thẳng đều C chuyển động thẳng nhanh dần đều D. chuyển động thẳng chậm dần đều 14. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối? A. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với đường và gắn với ô tô). B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường. C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định : lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát ở các thời điểm khác nhau. 15. Đặc điểm nào sau đây không phải của chuyển động rơi tự do? A. Gia tốc của chuyển động có giá trị không đổi. B. Chuyển động có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. C. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là một đại lượng không đổi. D. Chuyển động có tốc độ tăng đều theo thời gian. 16. Ném một hòn sỏi từ dưới đất lên cao theo phương thẳng đứng. Xét một cách gần đúng, giai đoạn nào sau đây có thể coi như chuyển động rơi tựdo? A. Lúc đang rơi xuống. B. lúc bắt đầu ném. C. Lúc đang lên cao. D. Từ lúc tung lên cho đến lúc rơi xuống và chạm đất. 17. Chuyển động nào sau đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động quay của một điểm trên cánh quạt khi quạt đang chạy ổn định. B. Chuyển động của một con lắc đồng hồ. C. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi vừa mới khởi hành. D. Chuyển động của một mắt xích xe đạp. 18. Đặc điểm nào sau đây không phải của chuyển động tròn đều? A. Véc tơ vận tốc dài có độ lớn, phương, chiều không đổi. B. Quỹ đạo là đường tròn. C. Bán kính quỹ đạo luôn quay với tốc độ không đổi. D. Tốc độ góc tỉ lệ thuận với vận tốc dài. 19. Chọn câu sai trong các câu sau : A. Gia tốc của chuyển động tròn đều không những biểu thị sự tăng hay giảm về độ lớn của vận tốc mà còn biểu thị sự thay đổi về hướng của véc tơ vận tốc. B. Tại bất cứ điểm nào trên quỹ đạo, vec tơ gia tốc hướng tâm luôn cùng chiều với vec tơ vận tốc. C. Chu kỳ quay là một hằng số. D. Độ lớn của gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính. 20. Nếu xét trạng thái của vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là không đúng? A. Vật có thể có hình dạng khác nhau. B. Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động. C. Vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau. D. Vật có thể có vận tốc khác nhau. 21. Một chiếc xuồng chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước với bờ sông là 1,5 km/h. Hãy tính vận tốc của thuyền với bờ sông. A. v = 6,5 km/h – 1,5 km/h = 5 km/h. B. v = 6,5 km/h + 1,5 km/h = 8 km/h. C. 4 km/h. D. v = km/h. 22. Nếu nói “Mặt Trời quay quanh Trái Đất” thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc? A. Trái Đất. B. Mặt Trời. C. Mặt Trăng. D. Cả Mặt Trời và Trái Đất. 23. Việc chọn hệ quy chiếu sẽ không ảnh hưởng đến yếu tố nào của vật? A.khối lượng của vật B. việc xác định trạng thái của vật là chuyển động hay đứng yên C. quỹ đạo chuyển động của vật D. vận tốc của vật 24.Thả rơi một vật từ độ cao 5m. Nếu vật rơi với gia tốc 10m/s2 thì sau bao lâu vật chạm đất? A.1s B.1.5s C.2s D.2.5s 25.Hãy chỉ ra kết luận sai: A.Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động. B.Lực là đại lượng véc tơ C.Lực tác dụng lên vật gây gia tốc cho vật D.Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành 26.Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ: A.Nghiêng sang trái. B.Nghiêng sang phải C.Ngả người về phía sau D.Chúi người về phía trước 27.Một chiếc xe đang chuyển động thẳng đều lên dốc. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hợp lực tác dụng lên xe bằng không B. Lực tác dụng lên xe bằng không C.Lực ma sát cân bằng với trọng tác dụng lên xe D.Lực kéo xe lên dốc có độ lớn không đổi 28.Một vật đang chuyển động thẳng với gia tốc , nếu đột nhiên các lực tác dụng lên vật không còn nữa thì điều nào sau đây sai? A.Vật tiếp tục chuyển động với gia tốc B.Vật chuyển động theo quán tính C. Vật chuyển động thẳng đều D.Gia tốc của vật bằng không 29.Một vật có khối lượng 2kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 20N, hỏi ở độ cao nào so với tâm Trái Đất thì vật có trọng lượng 5N? Cho biết bán kính Trái Đất là R A.2R B.R C.3R D.4R 30.Treo một vật vào đầu dưới của lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5cm. Tìm trọng lượng của vật. Cho biết lò xo có độ cứng là 100N/m. A.5N B.500N C.0,05N D.20N 31.Chỉ ra kết luận sai : A.Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy. B.có thể tổng hợp2 lựcđồng quy bằng quy tắc hình bình hành C.Khi biểu diễn lực, lực tổng hợp và các lực thành phần phải có cùng tỉ lệ xích D. Lực tổng hợp và các lực thành phần luôn nằm trên cùng một mặt phẳng 32.Khi một vật chuyển động đều trên mặt nằm ngang,nhận xét nào sau đây là đúng? A.Lực tác dụng lên vật là các cặp lực cân bằng. B. Lực tác dụng lên vật là các cặp lực trực đối C.Không có lực tác dụng lên vật D. Lực tác dụng lên vật là các cặp ngẫu lực 33.Đặt một miếng gỗ lên một tấm bìa phẳng nằm ngang rồi quay từ từ thì thấy miếng gỗ quay theo. Lực nào tác dụng lên vật đóng vai trò lực hướng tâm? A.Lực ma sát nghỉ B. Lực ma sát trượt C. Lực ma sát lăn D.Phản lực của miếng bìa 34.Biểu thức nào sau đây là biểu thức mômen lực đối với một trục quay A.M=F.d B.M= C.F1d1=F2d2 D. 35.Đoạn thảng nào sau đây là cánh tay đòn của lực? A.Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt lực C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực D. Khoảng cách từ trục quay đến vật 36.Mômen quán tính của một vật không phụ thuộc vào: A.Tốc độ quay của vật B.Hình dạng và kích thước của vật C.Khối lượng của vật D.Vị trí của trục quay 37. Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc =2(rad/s).Nếu bỗng nhiên mômen lực tác dụng lên nó mất đi thì: A.Vật quay đều với tốc độ góc =2(rad/s) B.Vật quay chậm dần rồi dừng lại C.Vật đổi chiều quay D.Vật dừng lại ngay 38.Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi những yếu tố nào? A.Độ cao của trọng tâm và diện tích mặt chân đế B.Độ cao trọng tâm C.Diện tích mặt chân đế D.Độ cao của trọng tâm, diện tích mặt chân đế và khối lượng của vật 39.Một người gánh 2 thùng hàng , thùng A nặng 200N và thùng B nặng 300N được mắc vào 2 đầu của một chiếc đòn gánh dài 1m. Để đòn gánh thăng bằng trên vai người đó thì vai người dó phải đặt ở đâu? A.Cách thùng A 60cm B Cách thùng A 40cm C. Cách thùng A 50cm D.Đặt tại bất kì điểm nào trên đòn gánh 40.Hệ hai ngẫu lực có độ lớn mỗi lực là 15N. Biết d=30cm. Tình mômen ngãu lực A.M=4,5Nm B.M=450Nm C.M=9Nm D.M=2.25Nm

File đính kèm:

  • docde thi hoc ki 1.doc