Giáo án môn phụ tuần 14 lớp 2

Đạo đức

GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP

I. Mục tiêu:

 - Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

 - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

 - Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi học sinh.

 - Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

II. Chuẩn bị:

 + GV, HS : Vở bài tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ tuần 14 lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Đạo đức GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP I. Mục tiêu: - Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi học sinh. - Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. Chuẩn bị: + GV, HS : Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài Quan tâm, giúp đỡ bạn. - Nhận xét,đánh giá. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu: Trực tiếp + ghi đề. 2.Vào bài: v Hoạt động 1: Tiểu phẩm bạn Hùng thật đáng khen - GV mời một số HS đóng vai tiểu phẩm - GV nêu kịch bản -Tổ chức HS thảo luận theo câu hỏi: - Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình - Hãy đón xem vì sao bạn Hùng làm như vậy? * kết luận : Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp v Hoạt động 2: bày tỏ thái độ + Tranh1: Cảnh lớp học, 1bạn đang vẽ lên tường Mấy bạn khác đứng xung quanh vỗ tay... + Tranh 2: 2 bạn HS đang trực nhật lớp. + Tranh 3: Cảnh sân trường có mấy bạn HS ăn quà vứt giấy ra sân. + Tranh 4: Các bạn tổng vệ sinh sân trường. + Tranh 5: HS đang tưới cây... + Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không? Vì sao? + Nếu là các bạn trong tranh em sẽ làm gì? - Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp - Trong những việc đó, việc gì em đã làm được? Việc gì em chưa làm được? Vì sao? * Kết kuận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế; không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định. v Hoạt động 3: bày tỏ ý kiến.(PHT) + Đánh dấu + Vào trước ý kiến mà em đồng ý. a)Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khỏe của HS. b)Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn. c) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS. d) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp thể hiện sự yêu trường, yêu lớp. đ) Vệ sinh trường lớp chỉ là nhiệm vụ của bác lao công. * Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS thực hiện tốt việc giữ gìn trường lớp. - 2 HS trả lời câu hỏi - Nêu những việc đã làm thể hiện sự quan tâm giúp bạn. - Vì sao chúng ta cần quan tâm giúp đỡ bạn. - Các nhân vật : Bạn Hùng, cô giáo Mai, một số bạn trong lớp, người dẫn chuyện. - HS thể hiện qua đóng vai - HS thảo luận cặp đôi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm 4 quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. + HS bày tỏ ý kiến của mình. + HS làm vào phiếu học tập theo nhóm 4. - Một số nhóm trình bày ý kiến và giải thích lý do. - HS nhắc lại - Đồng ý - Đồng ý - Đồng ý - Đồng ý - Không đồng ý - Lắng nghe ______________________________ TỰ NHIÊN XÃ HỘI Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. - Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc. - Nêu được một số lý do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi. thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc… II. Đồ dùng dạy học + GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 30, 31; Một vài vỏ hộp thuốc tây. + HS : SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: * Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở . + Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc. + Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì? - Nhận xét đánh giá. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp + ghi đề. 2. Vào bài: vHoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc. - Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống. - GV ghi bảng. + Trong những thứ các em đã kể thì thứ nào được cất trong nhà? - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 30 và tìm ra các lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc. * Hình 1:Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao? * Hình 2: Trên bàn có những thứ gì? - Nếu em bé lấy được lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng là kẹo thì điều gì có thể xảy ra. * Hình 3: Nơi góc nhà đang ở để những thứ gì? - Nếu để lộn dầu hỏa, thuốc trừ sâu với mắm, dầu ăn...thì điều gì sẽ xảy ra với những người trong gia đình? GV kết luận vHoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc. - Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần phải làm gì? * GV kết luận. vHoạt động 3: Đóng vai - GV nêu nhiệm vụ. Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc. - GV kết luận 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm BT - 2 HS trả lời - HS làm việc cá nhân. - Nối tiếp nhau nêu. - HS thảo luận theo nhóm 4 quan sát hình 1, 2, 3 SGK trang 30 và trả lời các câu hỏi . - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung. - HS làm việc theo nhóm 4. Quan sát hình 4, 5, 6 trang 31 và trả lời câu hỏi “Chỉ và nói mọi người đang làm gì. Nêu tác dụng của việc làm đó. - Đại diện nhóm trình bày kếtquả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm 4 - Nhóm 1, 2, 3 tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc. - Nhóm 4, 5, 6 tập cách ứng xử khi một người thân trong gia đình bị ngộ độc. - HS đóng vai - Các nhóm khác bổ sung và tìm cách xử lý. ______________________________ THỦ CÔNG Gấp, cắt, dán hình tròn I. Mục tiêu - Biết cách gấp, cắt hình tròn. - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô. - Có thể gấp, cắt; dán được thêm hình tròn có kích thước khác. II. Đồ dùng + GV: SGK, Kéo, giấy, hồ dán + HS : SGK, Kéo, giấy, hồ dán III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gấp, cắt, dán hình tròn ta cần thực hiện qua những bước nào? - Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài: b.Thực hành trên giấy nháp. - YC nhắc lại các thao tác gấp, cắt, dán. - YC các nhóm thi gấp cắt hình theo nhóm 4 - HD cách trình bày sản phẩm. c. Đánh giá sản phẩm. - YC sản phẩm cắt đẹp, tròn, trình bày đẹp, khoa học. - Nhận xét - đánh giá. 4. Củng cố – dặn dò: - Nêu lại cách gấp, cắt, dán hình tròn? - Chuẩn bị giấy thủ công bài sau học gấp cắt, dán biển báo giao thông. - Nhận xét tiết học. - Hát - Ta thực hiện qua 3 bước: Bước 1gấp hình, bước 2 cắt hình tròn, bước 3 dán hình tròn. - Nhắc lại. - Thực hành 3 bước: + Bước 1: Gấp hình. + Bước 2: Cắt hình. + Bước 3: Dán hình. - Các nhóm thực hành gấp, cắt, dán hình tròn. - Trình bày sản phẩm thành chùm bông hoa, chùm bóng bay. - Các nhóm tình bày sản phẩm. - Nhận xét - bình chọn. -2 HS nêu.

File đính kèm:

  • docTuan 14 lop 2.doc