Giáo án Ngữ văn 9 (học kỳ II)

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qu aviệc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Thiện.

II. Ổn TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1.Ổn định lớp:

 2.Kiểm tra bài cũ:

 3.Tiến trình hoạt động:

*Giới thiệu bài mới

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 (học kỳ II), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII) Tiết 91,92: Bàn về đọc sách Tiết 93: Khởi ngữ Tiết 94: Phép phân tích tổng hợp Tuần 20 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH Tiết 91,92: I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qu aviệc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Thiện. II. Ổn TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Tiến trình hoạt động: *Giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: - Cho học sinh đọc và tìm hiểu phần chú thích của SGK. - Giáo viên đọc mẫu văn bản(gọi học sinh đọc lại, chú ý hướng dẫn và rèn cách đọc văn bản nghị luận. - Bố cục chia ra làm 3 phần: + Từ đầu...thế giới mới:sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. + Từ “Lịch sử...lực lượng “: cái khó khăn , cái nguy hại dễ găp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. + Từ “Đọc sách...học vấn khác” : bàn về phương pháp đọc sách. * Hoạt động 2: - Cho học sinh đọc lại đoạn 1. ? Qua lời bàn của tác giả em thấy việc đọc sách có ý nghia gì? Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm nung nấu suốt mấy nghìn năm nay. Đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua. * Hoạt động 3. -Cho học sinh đọc lại đoạn 2. ? Theo em, đọc sách có dễ không? Tại sao? - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” => không kịp tiêu hóa, không kịp nghiền ngẫm. - Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí nhiều thời gian và sức lực vào những cuốn sách không thực có ích. ? Theo ý kiến tác giả, chúng ta cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị cho mình. - Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. - Đọc thêm các loại sách thường thức, loại sách gần gũi, kề cận với chuyên môn của mình. ? Đọc sách không đúng đưa đến kết quả ra sau? - Không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. * Hoạt động 4: - Cho học sinh đọc lại đoạn 3. ? Từ đó chúng ta cần có phương pháp đọc sách như thế nào để đạt hiệu quả cao? - Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, trầm ngâm, tích luỹ tưởng tượng. Nhất là đối với các quyển sách có giá trị. - Không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà đọc có kế hoạch và có hệ thống. - Đối với người nuôi chí lập nghiệp trong 1 môn học vấn thì đọc sách là 1 công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm, gian khổ. - Đọc sách ngoài để học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. ? Nguyên nhân cơ bản nào đã tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho VB “Bàn về đọc sách”? - Phân tích cụ thể bằng giọng trò chuyện tâm tình, thân ái để chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Cách viết giàu hình ảnh, dùng cách ví von cụ thể và thú vị. ? Cho học sinh nêu suy nghĩ sau khi tìm hiểu xong về bài “Bàn về đọc sách”? - Đọc có suy nghĩ, tìm hiểu nhất là sách có giá trị. - Không đọc tràn lan, đọc có kế hoạch, có hệ thống. - Rèn luyện tính cách -> học làm người. * Hoạt động 5: - Cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng phần Ghi nhớ và luyện tập SGK/7. I.Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Tác gia-û Tác phẩm: (SGK/4) 2. Bố cục: - “ Từ đầu .. thế giới mới” - “Lịch sử...lực lượng “. - “Đọc sách...học vấn khác” II. Tìm hiểu văn bản: 1.Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách: -Kho tàng quý báo của di sản tinh thần nhân loại. - Những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. - Làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới 2.Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách: -Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. - Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng. 3.Phương pháp đọc sách: Chọn cho tinh Đọc cho kỹ III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/7. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần I, II, làm bài tập. - Chuẩn bị bài : “ Khởi ngữ” @?@?@?@?&@?@?@?@? KHỞI NGỮ Tiết 93: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhận biết khởi ngữ để khỏi nhầm khởi ngữ với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”. Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. Sử dụng tốt khởi ngữ, nhận biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng việt cho phép dùng nó ở đầu câu (trước các chủ ngữ) II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Nêu các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay? Nêu suy nghĩ của em về phương pháp đọc sách. Tiến trình hoạt động : * Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: - Cho HS đọc các ví dụ trong SGK/7.8 ? Chú ý những hình ảnh in đậm trong các câu và phân biệt từ ngữ đó với chủ ngữ có mặt trong câu chứa nó? Ông không thích. Anh không ghiền. Ta. Cả làng Việc ấy g. Ông giáo ấy. ? Hãy đặt các từ ngữ sau vào thay thế các từ ngữ in đậm trong mỗi câu? Về phần ông ... Về phần anh... Đối với 1 bài thơ hay.... Về việc xây cái làng ấy... ? Như vậy, các từ ngữ in đậm có phải là từ ngữ nêu lên cái đề tài liên quan tới việc bàn trong các câu chứa chúng hay không? Đúng như vậy. ? Thế nào là khởi ngữ ? Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ ( có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) và nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó. ? Nêu dấu hiệu dùng để phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu? - Trước từ ngữ làm khởi ngữ có thể có sẵn hoặc có thể thêm các quan hệ từ ngữ: về, đối với... - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ. * Hoạt động 2:- Cho HS làm các bài tập SGK/8.9 Bài tập 1: Khởi ngữ trong các đoạn trích sau. a. Điều này b. Đối với chúng mình c. một mình d. làm khí tượng e. Đối với cháu -Bài tập 2: Viết các đoạn văn chuyển phần in đậm thành khởi ngữ a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm b. Anh hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được I. Đặc điểm và vai trò của khởi ngữ trong câu: a. Ông b. Anh c.1 bài thơ hay d. xây cái làng ấy e. Cháu f . Thuốc, rượu --> Đứng trước chủ ngữ của câu. --> Nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó. --> Khởi ngữ *Ghi nhớ SGK/ 8 II. Luyện tập: Làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7/8.9.10 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập vào vở. - Soạn bài phép phân tích và tông hợp. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 94: Tiết 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích , tổng hợp trong làm văn nghị luận . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm và vai trò của khỡi ngữ trong câu ? - Những dấu hiệu để phân biệtkhởiûngữ với chủ ngữ của câu ? - Cho ví dụ ? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : - Cho HS đọc và trả lời câu hỏi của văn bản “ Trang phục” . ? Trước khi nêu trang phục đẹp là thế nào , bài viết đã nêu những hiện tượng gì về trang phục ? Mặc quần áo chỉnh tề ... đi chân đất . Đi giày có bít tất ... phanh hết nút áo . Tronh hang sâu ... váy xoè , váy ngắn ... Đi tát nước, câu cá ... chải đầu bằng sáp thơm. Đi đám cưới ... lôi thôi. Dự đám tang ... quần áo loè loẹt, cười nói vang vang. ? Các hiện tượng trên đã nêu lên nguyên tắc nào trong ăn mặc của con người? Ăn cho mình, mặc cho người. Y phục xứng kỳ đức. ? Như vậy trong trang phục cần có những quy tắc ngầm nào cần tuân thủ? Quy luật ngầm của văn hóa. Đó là vấn đề ăn mặc chỉnh tề phù hợp với hoàn cảnh chung, riêng; phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình với cộâng đồng. ? để làm rõ vấn đề “trang phục”bài văn đã dùng phép lập luận nào? Phép phân tích * Hoạt động 2: ? Nhận xét câu “ăn mặc ra sao... toàn xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không ? Phải , vì nó thâu tóm được các ý trong từng ví dụ cụ thể . ? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? Có phù hợp thì mới đẹp. Phải phù hợp với văn hóa, môi trường , hiểu biết và phù hợp với đạo đức. ? Như vậy bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ? - Tổng hợp. ? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn? Cuối bài văn, cuối đoạn. Ở phần kết luận của 1 phần hoặc toàn bộ văn bản. * Hoạt động 3: ? Nhận xét vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào? Để làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng nào đó. ? Phép phân tích giúp hiển vấn đề cụ thể như thế nào? và phép tổng hợp giúp nâng cao vấn đề như thế nào? - Phân tích là để trình bày từng bộ phận của 1 vấn đề và phơi bày nội dung sâu kín bên trong của 1 sự vật, hiện tượng. - Tổng hợp là giúp rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Cho HS đọc lại phần ghi nhớ. * Hoạt động 4:luyện tập -cho HS làm bài tập 1.2.3.4SGK/13. I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp. - văn bản “ Trang phục” * Phép phân tích: - Ăn cho mình mặc cho người - Y phục xứng kỳ đức. -> đối chiếu * Phép tổng hợp: - Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. -> Đứng cuối (phần kết luận) *Ghi nhớ SGK/12 II. Luyện tập: làm bài tập 1.2.3.4SGK/13. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập vào vở. - Soạn bài “Phép quy nạp và diễn dịch”. Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp Tiết 96,97: Tiếng nói của văn nghệ Tiết 98: Các thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán Tuần 21 TIẾT 95: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP II .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs: - Rèn luyện thành thạo các kĩ năng : -Nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp - Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp II.CHUẨN BỊ Nghiên cứu và chuẩn bị kĩ nội dung luyện tập Nắm được kĩ năng phân tích và tổng hợp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Oån định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là phép phân tích ? - Thế nào là phép tổng hợp? 3. Bài mới: *Hoạt động1 Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2:Bài tập 1: GV:Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ra sao? -Tác giả đã chỉ ra những cái hay nào? Nêu rõ những luận cứ để làm rõ cái hay của thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu HS thảo luận , trả lời câu hỏi - ao xanh, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo, xen với màu vàng của lá cây - thuyền mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, mây lơ lững, ngõ trúc quanh co, cần buông, cá động. - vần hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa, chữ. GV:Bài tập b, tác giả đã sử dụng phép lạp luận nào? Phân tích các bước lập luận của tác giả. Phép lập luận phân tích:mấu chốt của sự thành đạt. Nêu quan niệm của sự thành đạt gồm: +Nguyên nhân khách quan:do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có tài trời ban… +Nguyên nhân chủ quan:con người GV có thể đưa ra một số ý kiến giả thiết để phân tích rõ 2 yếu tố khách quan và chủ quan Phân tích từng quan niệm đúng- sai: +trong học tập có điều kiện mãi chơi kết quả thấp +Tài năng không phát hiện,bồi dưỡng sẽ thui chột -Tác giả rút ra mấu chốt của sự thành đạt là gì? *Hoạt động 2: Bài tập 2: HS đọc bài tập làm bài trên phiếu học tập GV cho HS nhận xét bổ sung Xác định sai mục đích việc học, coi việc học là phụ -Không chủ động học tập mà chỉ đối phó với thầy cô, gia đình -Không hứng thú, chán học kết quả thấp -Bằng cấp mà không kiến thức, không thực chất *Hoạt động3:Bài tập 3 GV tổ chức cho HS,làm bài vào vở.Gọi một số em trình bày. Các em khác nhận xét bổ sung. -Sách vở đúc kết kinh nghiệm tri thức của nhân loại từ xưa đến nay. -Muốn tiến bộ phải đọc sách để tiếp thu tri thức kinh nghiệm mà người trước tích luỹ được -Đọc sách không cần đọc nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, nắm chắc -Đọc kiến thức chuyên môn phục vụ ngành nghề,đọc rộng hiểu vấn đề tốt hơn: 1.Bài tập 1: Đoạn a:Phép lập luận phân tích: -Cái hay thể hiện ở trình tự phân tích của đoạn văn:Hay cả hồn lẫn xác-hay cả bài -Hay ở các điệu xanh:. -Hay ở những cử động: -Hay ở các vần thơ: -Hay ở các chữ không non ép, kết hợp thoải mái, đúng chổ Đoạn b:Phép lập luận phân tích: “mấu chốt của sự thành đạt”. -Đoạn 1:Nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt: +Nguyên nhân khách quan +Nguyên nhân chủ quan: con người Đoạn 2:Phân tích từng quan niệm ,kết luận -Phân tích từng quan niệm đúng-sai; cơ hội gặp may;hoàn cảnh khó khăn,không cố gắng,không tận dụng sẽ qua +trong học tập:. +tài năng : Kết luận: Mấu chốt của sự thành đạt là bản thân mỗi người phải kiên trì phấn đấu,học tập không mệt mỏi, trau dồi đạo đức tốt đẹp. *Bài tập 2: Phân tích thực chất của lối học đối phó Bài tập 3:Phân tích các lí do buộc mọi người phải đọc sách 4Cũng cố ,dặn dò: Về nhà làm bài tập 4.Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ Tiết 96,97: Nguyễn Đình Thi I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: -Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nói dối với đời sống con người. -Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Oån định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Vì vậy nội dung tiếng nói và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ thường được Nguyễn Đình Thi gắn với đời sống phong phú sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất học ngày hôm nay sẽ giúp các em nhận thấy rõ điều này: “Tiếng nói của văn nghệ”. 4.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng *Hoạt động 1: I.Đọc- Tìm hiểu chung về văn bản -GV đọc mẫu.- HD HS đọc. - Cho HS đọc. -Gọi 1 em chú thích*. - Em hãy sơ lược vài nét về tác giả.ø GV yêu cầu HS giới thiệu về xuất xứ của tác phẩm -Tìm bố cục văn bản: 3 phần. … Từ “Tác phẩm ... xung quanh” à Nội dung tiếng nói của văn nghệ. … Từ “Nguyễn Du ... trang giấy” à Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đố với cuộc sống con người. … Từ “Nếu bảo văn nghệ ...cho xã hội”à Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội. *Hoạt động 2: Cho HS đọc đoạn 1. 1.Nội dung tiếng nói văn nghệ là gì? -Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình à đó chính là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó. -Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét của nghệ sĩ à mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng chúng ta đã rất quen thuộc. -Là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. 2.Nêu suy nghĩ và nhận xét? -Văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận con người, thế giới bên trong của con người. -Văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. *Hoạt động 3: cho HS đọc đoạn 2. 1.Tại sao tiếng nói của văn nghệ cần thiết cho con người? -Giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình. -Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, lời nói văn nghệ là sợi dây buộc họ với cuộc đời thường với tất cả sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. -Góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho đời cứ tươi à giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc. 2.Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao? (thảo luận) -Cuộc sống đơn điệu, khó khăn đầy sự đau khổ, buồn chán, thiếu sự rung cảm và ước mơ trong cuộc sống. 3.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng đến vậy? -Sức mạnh riêng của văn nghệ bằt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. -Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác ph63m văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, nìem vui nỗi buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng mà lắng sâu thấm hòa vào những cảm xúc, nỗi niềm. Từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. -Khi tác động bằng nội dung, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình à Văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. *Hoạt động 4: cho HS đọc đoạn 3. 1.Em hiểu như thế nào câu: “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”? … Văn nghệ là thứ tuyên truyền không tuyên truyền: -Tác phẩm văn nghệ bao giờ cũng có ý nghĩa, tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó à hướng con người đến một lẽ sống một cách nghĩ đúng đắn, nhân đạo. -Tác phẩm không phải là một cuộc diễn thuyết là sự minh họa cho tư tưởng chính trị. Nó không tuyên truyền, răn dạy một cách lộ liễu, khô khan. … Nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả: -Văn nghệ tuyên truyền đó là sự sống con người, là môi trạng thái cảm xúc tình cảm phong phú của con người trong cuộc sống sinh động. -Nó lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta thông qua con đường tình cảm giúp chúng ta được sống với cuộc đời phong phú, với chính mình à Tự nhận thức và tự hoàn thiện mình. Với con đường này, tiếng nói của văn nghệ đi vào chúng ta một cách tự nhiên nhất, sâu sắc và thấm thía nhất. 2.Nhận xét về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi? -Bố cục chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên. -Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định, thuyết phục tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. -Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt giàu nhiệt hứng. *Cho HS đọc phần ghi nhớ. *Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập theo SGK. I.Đọc và tìm hiểu chú thích: 1.Đọc văn bản; 2. Chú thích. a.Tác giả:Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê Hà Nội. Là nhà văn, nhà thơ,nhà viết kịch, soạn nhạc,viết lí luận văn học b. tác phẩm: (SGK) 3.Thể loại: Nghị luận 4.Bố cục: 3phần II.Tìm hiểu văn bản: 1.Nội dung tiếng nói của văn nghệ: -Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. -Nội dung của một tác phẩm muốn nói một điều gì mới mẻ, muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. 2.Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người ä: -Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. -Những tác phẩm văn nghệ luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. -Lời gửi của văn nghệ là sự sống. -Văn nghệ của tiếng nói là tình cảm. 3.Sức mạnh kì diệu của văn nghệ. -Văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người. -Mở rộng khả năng của tâm hồn... giải phóng... xây dựng con người. Làm cho con người tự xây dựng được. III.Tổng kết: Ghi nhớ 19/ SGK. IV.Luyện tập: 5.Củng cố-dặn dò: -Học thuộc lòng phần 1, ghi nhớ. -Làm bài luyện tập. -Chuẩn bị bài “Phần biệt lập”. Tiết 98: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: SGK II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Oån định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ. -Nêu những dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu? 3.Giới thiệu bài mới: Trong một câu, các bộ phậ có vai trò (chức năng) không đồng đều như nhau. Có những bộ phận trực tiếp diễn đạt sự việc của câu. Nhưng cũng có các bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc, chúng chỉ được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Những bộ phận này được gọi là phần biệt lập. 4.Tiến trình hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng *Hoạt động 1: Phần tình thái -Cho HS đọc các ví dụ a, b, c/ SGK trang 19. 1.Những từ ngữ “Chắc, có lẽ, thật may mắn” là nhận định của người nói đối với sự việc hay là bản thân chúng diễn đạt sự việc? -Nhận định của người nói đối với dự việc. -Chúng không tham gia vào diễn đạt sự việc. *GV giảng thêm: … Chắc: Việc được nói đến có phần đáng tin cậy nhiều hơn. … Có lẽ: việc được nói đến chưa thật đáng tin cậy, có thể không phải là như vậy. … Thật may mắn: Đánh giá việc được nói đến là một dịp thuận lợi. 2.Nếu không có những từ ngữ đó thì sự việc của câu có khác không? … không có gì thay đổi. 3.Thế nào là phần tình thái? *Hoạt động 2: Phần cảm thán. -Cho HS đọc và tìm hiểu các ví dụ a, b/ SGK trang 20. 1.Các từ ngữ “Ồ, trời ơi” có dùng để chỉ đồ vật hay sự việc gì không? -Không. 2.Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao ngườ

File đính kèm:

  • docGiao an Van Lop 7.doc